« Home « Kết quả tìm kiếm

Một vài gợi ý về cách chuyển dịch ý nghĩa


Tóm tắt Xem thử

- Vũ Thị Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Một vài gợi ý về cách chuyển dịch ý nghĩa.
- của thời quá khứ kép tiếng Pháp sang tiếng Việt.
- Nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn trong việc sử dụng cũng như chuyển dịch ý nghĩa thời quá khứ kép tiếng Pháp sang tiếng Việt, tác giả bài báo đề xuất cách dịch ba nhóm nghĩa chính của thời này.
- Trong mỗi nhóm ý nghĩa này, tùy vào ngữ cảnh, thời quá khứ kép lại có các sắc thái nghĩa khác nhau.
- Vì vậy phải dùng các từ khác nhau của tiếng Việt để chuyển dịch.
- Bài báo nhấn mạnh đến vai trò của ngữ cảnh trong việc chuyển tải các ý nghĩa khác nhau của thời quá khứ kép tiếng Pháp do vậy việc sử dụng và chuyển dịch các ý nghĩa này phải dựa vào ngữ cảnh.
- Tiếng Pháp và tiếng Việt là hai ngôn ngữ có các đặc thù riêng, cách biểu thị các phạm trù ngữ pháp, đặc biệt là cách biểu thị ý nghĩa về thời thể rất khác nhau.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, động từ không mang các ý nghĩa về thời thể.
- Các ý nghĩa này thông thường được chuyển tải qua cảnh huống (situation), qua các từ chỉ thời gian có mặt trực tiếp trong câu như “hôm nay”, “ngày mai”, “lát nữa”, “năm sau”, v.v.
- Các trạng từ “đã”, “đang”, ”sẽ “ không chỉ thời mà mang ý nghĩa về thể.
- Về các từ này, có thể xem chi tiết trong bài viết của Cao Xuân Hạo [1]..
- Tiếng Pháp là loại ngôn ngữ biến hình: mỗi dạng thức của động từ có thể chuyển tải nhiều ý nghĩa về thời thể khác nhau tùy thuộc vào cảnh huống (situation), và cảnh ngữ (contexte).
- Mặt khác, khi diễn tả các hoạt động xảy ra trong quá khứ, người Pháp sử dụng nhiều dạng thức động từ khác nhau với các đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp rất khác nhau.
- Một trong những thời quá khứ có tần số sử dụng cao và đồng thời cũng gây nhiều khó khăn do tính đa nghĩa của nó, đó là thời quá khứ kép (passé composé), viết tắt là QKK.
- Nhằm góp phần tháo gỡ phần nào khó khăn nêu trên trong việc sử dụng thời QKK, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý về cách chuyển dịch ý nghĩa của thời này trong ngữ cảnh sang tiếng Việt.
- Sau khi khảo sát và phân tích các ý nghĩa của QKK trong các cảnh ngữ khác nhau, chúng tôi thấy có thể chia chúng thành ba nhóm chính, trong mỗi nhóm lại có thể chia thành ba nhóm nhỏ mang sắc thái nghĩa khác nhau mà khi chuyển dịch sang tiếng Việt cần phải chú ý đến các đặc thù riêng của tiếng Việt để sử dụng các từ ngữ phù hợp có khả năng chuyển tải các sắc thái nghĩa đó.
- Chúng tôi xin trích dịch một số đoạn văn trong các truyện ngắn của các nhà văn Pháp như A.
- Nhóm I Đây là nhóm mà sự tình, khi được dùng ở thời QKK, biểu thị các hoạt động - sự kiện xảy ra trong quá khứ.
- Đối với nhóm này, chúng tôi nhận thấy khi chuyển dịch sang tiếng Việt, không nhất thiết phải dùng các từ như “đã” hoặc “rồi” vì đối với người Việt, khi kể về các sự việc xảy ra trong quá khứ, bản thân khung câu chuyện kể đã cho phép định vị các sự kiện - hoạt động trong quá khứ, nhất là khi trong cảnh ngữ đã có các từ chỉ thời gian xác định rõ thời điểm diễn ra sự tình.
- Vả lại, “đã”, “rồi” không phải là các chỉ tố chỉ thời quá khứ trong tiếng Việt [1].
- Có ba sắc thái nghĩa trong nhóm này..
- Nhóm 1.1 Đặc điểm của nhóm này là hành động xảy ra được đóng khung trong câu chuyện kể, không có từ chỉ thời gian hiện hữu trong cảnh ngữ.
- Khi dịch sang tiếng Việt, không cần có bất cứ từ chỉ thời gian nào của tiếng Việt thêm vào.
- Ví dụ 1.
- Je l’ai vu, vot’ Renaud.
- anh ấy chạy trên đường, tôi gọi nhưng anh ấy không hề ngoái đầu lại) Ví dụ 2.
- Et j’ai vu un petit bonhomme tout à fait extraordinaire qui me considérait gravement.
- Nhóm 1.2 Đây là nhóm mà đi kèm các sự tình ở thời QKK thường có thêm các từ chỉ rõ thời điểm diễn ra hành động hoặc sự kiện.
- Khi dịch sang tiếng Việt, bản thân các từ chỉ thời gian đã cho phép định vị hành động diễn ra trong quá khứ nên cũng không cần thêm bất cứ một phụ từ nào để chỉ rõ hành động diễn ra trong quá khứ.
- Ví dụ 3.
- Nó xảy ra năm 1945, tại một làng ở nước Pháp mà chúng tôi gọi là làng Chardeuil mặc dù đó không phải là tên thật của làng đó nhưng vì những lí do hiển nhiên chúng tôi không thể nêu ra được)..
- Ví dụ 4..
- Trong trường hợp đó, chúng tôi buộc phải khai báo số tiền đó)..
- Ví dụ 5..
- Vous ne savez pas? Elle est morte le mois dernier, d’une maladie de cœur, je crois et depuis ce jour-là, je n’ai plus revu le mari (A.
- Nhóm 1.3 Khác với hai nhóm trên, sự tình ở thời QKK trong nhóm này chỉ các hành động diễn ra theo một trật tự logique chỉ nguyên nhân - hậu quả.
- Khi dịch thời QKK thuộc nhóm này, tiếng Việt bắt buộc phải dùng “đã “ để chỉ hành động tác nhân gây nên hậu quả nào đó ở hiện tại.
- Ví dụ 6..
- Ví dụ 7..
- Ví dụ 8..
- Elle bondit chez le maire qui ne savait rien - J’ai peur, monsieur le Maire… J’ai grande peur… Renaud, avec son air dur, est un homme jaloux, sensible… Il a vu 2 couverts… Il n’a pas dû comprendre que c’était lui que j’attendais… (A.
- Ví dụ 9..
- Tu as un drôle d’air, dit-elle - J’ai dormi sur le pont, je n’ai jamais dormi comme ça.
- Nhóm II Đây là nhóm mang ý nghĩa một kinh nghiệm, một trạng thái, một thuộc tính hoặc một quan hệ nào đó mà chủ thể đã trải nghiệm trong quá khứ nên khi chuyển sang tiếng Việt, tùy theo sắc thái của từng nhóm nhỏ mà dùng các từ tiếng Việt phù hợp để chuyển tải các sắc thái nghĩa đó..
- Nhóm 2.1 Các sự tình trong nhóm này biểu thị một thuộc tính, một trải nghiệm nào đó của chủ thể trong quá khứ.
- sự trải nghiệm đó có thể không còn tồn tại ở thời điểm phát ngôn nên theo chúng tôi khi chuyển dịch sang tiếng Việt, nên dùng từ “vốn” đặt trước sự tình.
- Ví dụ 10..
- Oui - J’ai dit “a été” car il y a eu rupture … (Radioscope) A.
- Tôi nói “vốn là” bởi vì có sự đoạn tuyệt giữa hai người) Ví dụ 11..
- Nhóm 2.2 Là nhóm mà sự tình ở thời QKK biểu thị một kinh nghiệm mà chủ thể đã trải qua nên thông thường phải dùng nhóm “đã từng”, hoặc “từng” ở trước sự tình.
- Ví dụ 12..
- Ví dụ 13..
- Thời QKK trong nhóm này mang ý nghĩa một sự việc, một sự kiện mà chủ thể đã trải nghiệm qua.
- Vì vậy, để biểu thị sắc thái nghĩa này của thời QKK, theo chúng tôi nên dùng nhóm từ “đoạt được” hoặc “đạt được”..
- Ví dụ 14.
- Ví dụ 15..
- Nhóm III Nhóm ba là nhóm mà các sự tình không xuất hiện một cách ngẫu nhiên như nhóm I.
- Nói một cách khác các sự tình biểu thị bằng động từ chia ở thời QKK trong nhóm này là những sự tình có tiền giả định.
- Việc định vị chúng trong thời gian làm chúng mang ý nghĩa hoàn thành.
- Như vậy, ở nhóm này, ý nghĩa về thể nổi trội hơn ý nghĩa về thời.
- Tuy nhiên, các sắc thái nghĩa thể biểu thị bằng dạng thức QKK trong nhóm này cũng rất đa dạng.
- Chúng tôi chia ý nghĩa của chúng thành ba nhóm nhỏ sau.
- Các sự tình trong nhóm này là các sự tình có sự hiển diện độc lập trong ngữ cảnh dưới dạng một việc phải làm hoặc một mục đích phải đạt được.
- Khi được định vị ở khung thời gian quá khứ, chúng mang ý nghĩa một việc phải làm đã làm xong.
- Để dịch ý nghĩa này, theo chúng tôi, bắt buộc phải dùng “đã” hoặc nhóm “đã … xong”.
- Ví dụ 16..
- Monsieur, j’ai rédigé la lettre que vous aviez demandée.
- Ông ký chứ ạ?) Ví dụ 17..
- Et sur les indications du petit prince, j’ai dessiné cette planète-là.
- Nhóm 3.2 Các sự tình thuộc nhóm này cũng là các sự tình có sự tồn tại độc lập dưới hình thức việc phải làm.
- Được hiện thực hoá, tức là được định vị ở khung thời gian quá khứ, sự tình ở thời QKK trong nhóm này nhấn mạnh trạng thái hoàn thành ở thời điểm phát ngôn (ký hiệu là T0).
- Do vậy, để chuyển tải ý nghĩa hoàn thành này, tiếng Việt phải sử dụng nhóm từ “xong rồi” hoặc “rồi”.
- Ví dụ 18.
- Ví dụ 19..
- Nhóm này mang ý nghĩa tiêu biểu của cả nhóm lớn.
- Sự tương phản thường biểu thị ở bình diện chủ quan của người tham gia giao tiếp.
- Sự tình ở thời QKK trong nhóm này mang ý nghĩa một việc hoàn thành trọn vẹn (parfait).
- Để dịch ý nghĩa này, theo chúng tôi phải dùng cả cụm từ “đã.
- Ví dụ 20..
- Mình đã giữ chỗ rồi) Ví dụ 21..
- Chúng tôi đã giao nó cho sở quản lý súc vật vô chủ rồi)..
- Như chúng tôi đã nói, trên đây chỉ là các gợi ý có tính chất tham khảo cách hiểu và dịch ý nghĩa của thời QKK sang tiếng Việt trong các cảnh ngữ và cảnh huống khác nhau.
- Ta thấy rõ là không phải bất cứ sự tình nào được định vị ở thời QKK cũng có thể dịch sang tiếng Việt bằng từ “đã” hoặc từ “rồi”, nhất là khi trong cảnh ngữ đã có từ chỉ thời gian xác định rõ thời điểm xảy ra hành động..
- Bản thân thời QKK tiếng Pháp cũng không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về thời, tức là một sự tình được định vị trong quá khứ.
- Nó còn mang cả ý nghĩa về thể và thái (nhóm III), việc xác định ý nghĩa cụ thể của thời này phải dựa vào ngữ cảnh và cảnh huống, nhất là khi sắc thái nghĩa không thật rõ ràng.
- Qua các gợi ý về cách dịch ý nghĩa của thời QKK, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu các phương thức biểu đạt ý nghĩa quá khứ của hai thứ tiếng và trong một chừng mực nào đó vào công việc dịch thuật các văn bản từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại..
- [1] Cao Xuân Hạo, Về ý nghĩa “thì “ và “thể “ tiếng Việt , Tạp chí Ngôn ngữ