« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT VÀI NÉT VỀ CUỘC CHIẾN CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, DIOXIN MỸ GÂY RA Ở VIỆT NAM (1961-1971)


Tóm tắt Xem thử

- MỘT VÀI NÉT VỀ CUỘC CHIẾN CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, DIOXIN.
- MỸ GÂY RA Ở VIỆT NAM .
- Th.S Hoàng Thị Hồng Nga Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV Chiến dịch rải chất diệt cỏ của Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam (chiến dịch Ranch Hand) diễn ra trong 3.735 ngày, kéo dài hơn 10 năm, từ ngày đến .
- Việt Nam đã phải hứng chịu một khối lượng dioxin khổng lồ trong một thời gian dài, liên tục, người dân không có điều kiện phòng tránh, bắt buộc phải tiếp xúc thường xuyền với dioxin nên hậu quả của dioxin đối với sức khỏe con người nặng nề hơn gấp nhiều lần so với tổn thương của các cựu chiến binh Mỹ và các đồng minh từng tham chiến ở Việt Nam.
- Trong phạm vi bài nghiên cứu này, đứng trên góc độ lịch sử, tác giả mong muốn làm rõ hơn cho về diễn biến của cuộc chiến chất độc hóa học, dioxin mà Mỹ gây ra ở Nam Việt Nam để thấy rõ hơn trách nhiệm của Mỹ trong việc gây ra các hậu quả nặng nề về sức khỏe, cũng như về tâm lý đối với người dân Việt Nam sau cuộc chiến..
- Diễn biến của cuộc chiến chất độc hóa học, dioxin của Mỹ ở Việt Nam.
- Tạp chất này đã để lại nhiều di họa tức thời và lâu dài đối với thiên nhiên và người dân Việt Nam mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa đánh giá hết được.
- Tuy được gọi là “màu da cam” nhưng chất này không màu và thực ra tên gọi này là một mã danh trong chiến dịch sử dụng chất khai quang của Mỹ ở Việt Nam.
- Và đây là chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất, chiếm phần lớn trong tổng lượng hóa chất được Mỹ sử dụng ở Việt Nam..
- Theo Tiến sĩ Lê Kế Sơn- Phó ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa học Mỹ sử dụng ở Việt Nam (ban chỉ đạo 33) nên thay cách gọi này bằng cách gọi “chất độc hóa học/dioxin”.
- Năm 1954 sau khi thực dân Pháp thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh Đông Dương, hiệp định Giơ nevơ được ký kết đã công nhận nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
- Thực tế, ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết Mỹ đã chính thức xâm lược Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Kenơđi coi “Việt Nam là phòng tuyến cuối cùng chống cộng sản ở Đông Nam Á và nếu Mỹ rút lui đi thì sự sụp đổ sẽ diễn ra ở cả khu vực Đông Nam Á”.
- Một số nội dung chủ yếu trong chính sách đối với Việt Nam là: “chốt chặt biên giới”, chống miền Bắc thâm nhập, tăng cường mở rộng cải tiến thiết bị để chống chiến tranh du kích, lập “ấp chiến lược hòng dồn hơn 10 triệu người dân Việt Nam vào các trại tập trung.
- G.Kenơđi và các quan chức trong chính phủ của ông ta đã chọn ra một giải pháp cho tất cả những vướng mắc trên của Mỹ “một giải pháp cho Việt Nam”, đó là khai quang mọi thứ.
- Trước tiên bom napan được lựa chọn để làm thông thoáng địa hình Nam Việt Nam.
- Đã có một số làng mạc của Nam Việt Nam trở thành “vành đai trắng” vì bom napan.
- Chính sách cho Việt Nam của Mỹ là vẫn bế tắc.
- Ngày 11 tháng 5 năm 1961, trong phiên họp Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ, Kenơdi đã tuyên bố “Để ngăn chặn cộng sản xâm lược Việt Nam, quyết định dùng chất diệt cỏ và các kỹ thuật tân kỳ khác để kiểm soát đường bộ và đường thủy dọc biên giới Việt Nam”.
- Điều thứ hai là, nếu họ không chết vì đói thì việc rải chất độc hóa học sẽ buộc nông dân phải rời khỏi chỗ của họ tới những vùng mà Mỹ có thể kiểm soát được, tức là vào các “ấp chiến lược”, các trại tập trung của Mỹ ngụy, Và chất độc hóa học được Mỹ quyết định rải xuống đồng ruộng, làng mạc ở Nam Việt Nam..
- Năm 1961, Mỹ bắt đầu vận chuyển một khối lượng lớn tới Việt Nam và tiến hành thử nghiệm.
- Những thành công này khiến Mỹ hồ hởi đưa chất diệt cỏ vào Nam Việt Nam, bắt đầu thi hành một tội ác diệt chủng tàn bạo đối với người dân Việt Nam.
- Ông ta dốc toàn lực cho cuộc chiến tranh với hy vọng về một chiến thắng nhanh chóng và vẻ vang ở Việt Nam.
- Năm 1965, một chiến dịch trụi lá rất lớn, mã hiệu là kế hoạch rừng Sherwood được tiến hành nhằm bắt dân chúng phải di tản, chuyển tới những vùng do chính quyền Nam Việt Nam kiểm soát “làm cho họ không ủng hộ được Việt cộng”! Kế hoạch này đánh vào rừng Bời Lời là một trong những chiến khu an toàn nhất của mặt trận dân tộc giải phóng Nam Việt Nam.
- Đây có thể coi là cuộc dồn dân bằng chất độc hóa học quy mô chất trong chiến dịch Ranch Hand.
- Trong hai năm này, gần 30 triệu lít thuốc diệt cỏ đã được sử dụng ở Nam Việt Nam.
- Thời gian này nhân dân khắp nơi trên thế giới lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam.
- Riêng năm 1967, số lượng chất diệt cỏ rải xuống Việt Nam đạt con số kỷ lục 19,3 triệu lít cao nhất trong các năm tiến hành chiến dịch Ranch Hand Operation.
- Tạp chí Khoa học 18/8/1967 đã đưa tin : “Bộ Quốc phòng HK đã nói việc sử dụng thuốc diệt cỏ ở Việt Nam đang được tăng cường”.
- Năm 1967 tuần chống chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ 15÷22/10) diên ra sôi sục khắp 47 bang trên toàn nước Mỹ.
- Từ năm 1968, số lượng hóa chất được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có chiều hướng giảm, tuy vẫn còn rất cao.
- Bằng mọi cách phải bình định vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam Việt Nam và phun thuốc diệt cỏ xuống các khu rừng, đồng ruộng và làng mạc để “giành dân”, để “hủy diệt”, vẫn là một cách được mỹ chú trọng.
- Dù Ních xơn đã tuyên bố khi dừng chân tại nhiều nước: Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam…trong chuyến công du 12 ngày vòng quanh thế giới, rằng sẽ đàm phán với các nước Cộng sản trên “ tinh thần tôn trọng lẫn nhau”, và rằng “các quốc gia có các chế độ chính trị khác nhau có thể sống chung trong hòa bình”.
- Nhưng trong năm1969, gần 18 triệu lít chất diệt cỏ được rải xuống Việt Nam.
- Nền kinh tế Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng do phải cung cấp cho chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, thêm vào đó là là sự thất thế về mặt quân sự ở Việt Nam khiến Mỹ phải lùi một bước trong cuộc chiến.
- Thế nhưng ở Việt Nam nó vẫn được quân đội Mỹ tiếp tục phun rải xuống rừng rậm, đồng ruộng và làng mạc.
- Năm 1971 Mỹ buộc phải chấm dứt việc sử dụng chất diệt cỏ tại Nam Việt Nam.
- Cùng lúc đó, Mỹ tiến hành chiến dịch Pacer Ivy, thu gom lại thuốc diệt cỏ đang được lưu giữ tại hàng chục kho chứa tại Nam Việt Nam.
- Hoa Kỳ thông báo ngừng sử dụng chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam vào năm 1971.
- Nhưng sau đó, họ vẫn cung cấp thuốc diệt cỏ cho quân đội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp tục sử dụng đến năm 1975.
- Trong 10 năm, từ năm chúng ta đã không thể biết chính xác là đã có bao nhiêu chất diệt cỏ, bao nhiêu lượng Dioxin được rải xuống Nam Việt Nam.
- Giới không quân Mỹ ước tính rằng có khoảng 100kg chất độc hóa học, dioxin được rải trong chiến dịch Ranch Hand.
- Theo số liệu của Bộ quốc phòng Mỹ, đã có 72 triệu lít hóa chất và 167kg dioxin được rải xuống Việt Nam.
- Theo Fokin, một cán bộ khoa học của viện khoa học hàn lâm Xô Viêt, số lượng dioxin rải ở Việt Nam không phải là 170 kg mà Mỹ đưa ra mà là 500kg.
- Vậy có bao nhiêu lượng chất diệt cỏ được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam? Bao nhiêu lượng dioxin bị rải xuống Nam việt Nam? Những câu hỏi này cần phải tiếp tục được nghiên cứu.
- Kết thúc cuộc chiến chất diệt cỏ, 1/3 diện tích Nam Việt Nam bị ô nhiễm bởi chất độc hóa học.
- Như ở Đà Nẵng, ở cự ly 10km không bị rải lần nào, ở cự ly 30km bị rải 8 lần, nhưng lại bị nhiểm độc dioxin nặng do đây nằm gần kề hai căn cứ không quân có chứa các kho chứa hóa chất độc lớn nhất của Mỹ ở Nam Việt Nam.
- Như vậy thật khó có thể xác định chính xác được phạm vi bị rải thuốc diệt cỏ, diện tích và mức độ ô nhiễm dioxin ở Nam Việt Nam.
- [Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn, Chất độc da cam/Dioxin và hệ quả, NXB Trẻ, Hà Nội, 2004, tr.41] Cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là một cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử sử dụng chất độc vào mục đích quân sự trên thế giới.
- Những hóa chất trong chiến tranh thế giới thứ nhất được sử dụng ở quy mô nhỏ hơn và được dùng chủ yếu cho bộ binh, độc tính của chúng cũng nhỏ hơn các hóa chất dùng ở Việt Nam.
- Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành bãi thí nghiệm vũ khí, là nơi thí điểm các chiến lược quân sự toàn cầu và kết quả cuả cuộc thí nghiệm khổng lồ và vô nhân đạo này không như Mỹ mong đợi.
- Phải dùng đến chất khai quang để hủy diệt Việt Nam (cả Lào và Campuchia) là một sự bế tắc trong chiến lược của Mỹ.
- Trong một vài thời điểm, Mỹ coi đây là một cách cứu nguy duy nhất, là cơ hội chiến thắng cho Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
- Thời Ních xơn với bao khó khăn về tình hình chính trị trong nước, tài sản bị thu hẹp, chiến lược Việt Nam của ông ta đang trên đà thất bại, Ông ta coi những hóa chất độc hại đó là một hy vọng của một kết cục ít đau đớn, nhưng hy vọng đó chỉ là một ảo vọng.
- Nhữmg hậu quả mà cuộc chiến chất độc hóa học, dioxin của Mỹ gây ra ở Việt Nam.
- Chất độc hóa học, dioxin mà Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Nam Việt Nam đã gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, thiệt hại tới tính mạng của người dân Việt Nam.
- Việc Mỹ rải chất độc hóa học vào cả ruộng đồng và làng mạc của Nam Việt Nam đã khiến cho “hàng vạn người bị nhiễm độc với những mức độ khác nhau.
- Cố GS Tôn Thất Tùng là nhà khoa học đầu tiên ở Việt Nam nêu lên vấn đề tác hại lâu dài của chất dioxin đối với sức khỏe của nhân dân.
- Năm 1970, một phái đoàn khoa học của Việt Nam đứng đầu là giáo sư bác sĩ Tôn thất Tùng tham dự hội nghị Orsay- Paris đã tố cáo chất độc hóa học, dioxin đã gây ra ung thư, đột biến gen dẫn tới dị tật bấm sinh và các tai biến sinh sản..
- Sau đó, các nghiên cứu của UB 10-80 về tình trạng bệnh tật của người dân Việt Nam do nhiễm dioxin cho thấy nhiều điểm khác biệt là: tần suất một số hiện tượng bệnh lý phát hiện được cao hơn một cách bất thường, một số biểu hiện bệnh lý rất hiếm gặp trong ngành y tế như biểu hiện của sự lão hóa sớm hệ thống miễn dịch, bỉêu hiện ngoài da của một số tổn thương nội tạng….
- Công trình nghiên cứu các bệnh liên quan đến chất độc hóa học, dioxin ở cựu chiến binh Việt Nam được thực hiện trong vòng 10 năm đã tiến hành nghiên cứu trên 47.893 cựu chiến binh tuổi từ 47-65 hiện đang sống ở 8 tỉnh/thành phố Việt Nam đã từng chiến đấu ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1962-1975 đã cho thấy 9/11 bệnh được Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ công nhận là có liên quan chắc chắn hoặc có bằng chứng liên quan tới chất độc hóa học, dioxin trừ bệnh rối loạn porphyrin và bệnh gai sống chẻ đôi) ở cựu chiến binh Việt Nam có tiền sử phơi nhiễm.
- Theo các điều tra hiện nay, số nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học, dioxin trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng số người bị nhiễm độc..
- Những cựu chiến binh Việt Nam kể lại rằng sau khi bị Mỹ rải chất độc hóa học, cả khu rừng Tây Nguyên xơ xác lá, hàng ngàn cây săng lẻ chết khô hết.
- Trong hồi ký của Cố Giáo sư Lê Cao Đài, viện trưởng Viện quân y 211 đã nêu rõ tác hại to lớn của chất độc hóa học, dioxin tới người lính Việt Nam khi ông tham gia công tác ở Tây Nguyên những năm xảy ra cuộc chiến hóa chất.
- Từ những năm đầu cuộc chiến tranh hóa học, nhà bác học Bửu Hội và người thầy thuốc danh tiếng Việt Nam Tôn Thất Tùng đã lưu ý tới việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học ở Việt Nam và trên cơ sở những xét nghiệm lâm sàng, lần đầu tiên đề xuất khả năng sinh con dị dạng thông qua người bố tiếp xúc với chất độc hóa học, dioxin.
- Tỷ lệ thai chết lưu tăng lên hai lần, tỷ lệ chửa trứng và biến chứng của nó là Chorioepithelioma tăng lên một cách đáng lo ngại, lên đến 4,6% só với 0,06 và 0,01% ở Bắc Việt Nam và 0,5 ở các nước Đông Nam Á.
- Sau chiến tranh vẫn còn nhiều hài nhi sinh ra là quái thai, dị dạng như song thai dính vào nhau, một thân hai đầu, một đầu hai mặt, một mặt có tới hai mồm…Hiện nay, nhiều mẫu quái thai còn được lưu giữ trong các bình formol tại các bệnh viện Việt Nam như bệnh viện phụ sản Biên Hòa, bệnh viện phụ sản Từ Dũ….
- Đến nay ước tính tại Việt Nam có hơn 170.000 trẻ em thế hệ thứ hai và thứ ba dị tật bẩm sinh do bố mẹ, hoặc ông bà có tiếp xúc với chất độc hóa học, dioxin.
- Đây thực sự là con số rùng rợn về di họa lâu dài của chất độc hóa học, dioxin ở các thế hệ người dân Việt Nam.
- Chất độc hóa học, dioxin do quân đội Mỹ rải hiện nay đang phân tán khắp các vùng ở miền Nam Việt Nam với mức độ không đều nhau..
- Không chỉ những người tham gia chiến đấu mới bị nhiễm chất độc hóa học, dioxin mà sự nhiễm độc không giới hạn.
- Rất nhiều dân thường của Việt Nam cả già trẻ lẫn gái trai đã bị nhiễm độc.
- Tờ The Wall Street Journal cho biết, có khoảng 9% trong số 2,3 triệu quân nhân Mỹ tham gia cuộc chiến ở Việt Nam (tức khoảng 200.000 người) bị nhiễm dioxin.
- Như vậy ở Việt Nam có hơn 16 triệu người sinh sống, chiến đấu và công tác ở những vùng bị rải chất độc hóa học.
- Nếu tỉ lệ nhiễm là 9% thì số người dân Việt Nam bị nhiễm là 1,4 triệu người.
- Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đưa ra con số là 3 triệu người.
- Theo các nhà khoa học Colombia thì có ít nhất 2,1 triệu người và nhiều nhất là 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc hóa học, dioxin, tức là có tiếp xúc với dioxin.
- Thiên nhiên Việt Nam bị tàn phá nặng nề, Việc mất đi hàng triệu ha diện tích rừng nguyên sinh dọc dãy Trường Sơn và rừng đước ven biển Nam Việt Nam đã làm đảo lộn hệ sinh thái.
- Như vậy dioxin tác động hai lần sức khỏe của người dân Việt Nam..
- Sự so sánh của Westing ở đây mới chỉ là hậu quả tức thời của chất độc hóa học, Đất nước và nhân dân Việt Nam đã phải hứng chịu những hậu quả to lớn, lâu dài của chất độc hóa học, dioxin mà đến nay chưa đánh giá hết được..
- Chất độc hóa học mà Mỹ gieo rắc xuống miền Nam Việt Nam đã cướp đi quyền sống, là một trong những quyền cơ bản đầu tiên của con người được Hiến pháp Mỹ năm 1776 thừa nhận.
- Mỹ rải chất độc xuống Việt Nam đồng nghĩa họ đã gieo rắc nghèo đói, bệnh tật, chết chóc và một cuộc sống tinh thần bị đau khổ, hoảng loạn cho hàng triệu người không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Autralia, Triều Tiên và ở chính nước Mỹ..
- Nhìn lại những năm tháng Mỹ điên cuồng phun hàng triệu chất độc lên đất nước Việt Nam mà vẫn rêu rao rằng đây chỉ đơn thuần là chất diệt cỏ là những chi tiết ghê sợ về “tình trạng thiếu hiểu biết một cách chính thức những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của chất diệt cỏ trên môi trường và sức khỏe” được chính không quân Mỹ công bố trong cuốn “Chiến Dịch Ranch Hand” do họ biên soạn.
- Năm 1967, giám đốc cơ quan nghiên cứu kỹ thuật quốc phòng trong Bộ Quốc Phòng John S.Roster Jr tuyên bố với Hội những người Mỹ vì tiến bộ khoa học rằng các nhà khoa học nổi tiếng đã coi là việc sử dụng các chất diệt cỏ ở Việt Nam không gây ra nguy hiểm gì cho môi sinh cả.
- Năm 1968, Foster nói rằng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ vẫn còn tin rằng chất diệt cỏ không gây ảnh hưởng xấu kéo dài lên dân chúng Nam Việt Nam hoặc quyền lợi của họ.
- và cho đến nay Mỹ vẫn chưa chịu thừa nhận trách nhiệm của mình về hậu quả do chất độc hóa học, dioxin mà Mỹ rải xuống Việt Nam trong một thập kỷ và đang tiếp tục gây tai họa cho nhiều người dân nước này.
- Đây thực sự là một điều ghê sợ nữa về thái độ của Mỹ với thực trạng dioxin ở Việt Nam mà chính Mỹ là kẻ gieo mầm cho “mùa gặt cái chết”.
- Việt Nam đã có những cố gắng rất to lớn trong việc khắc phục hậu quả của chất độc hóa học/dioxin.
- Việt Nam đã tiến hành công tác nghiên cứu khoa học về tác hại của dioxin, đồng thời đẩy mạnh công tác phục hồi tự nhiên, thanh khiết môi trường, chăm sóc và giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học, dioxin.
- Các quốc gia trên thế giới đã xem đây là những cố gắng tuyệt vời của Việt Nam.
- Tuy những cố gắng của Việt Nam so với hậu quả to lớn của chất độc hóa học, dioxin vẫn còn rất nhỏ bé nhưng nhìn vào điều kiện kinh tế khó khăn của Việt Nam thì nó đúng là “những nỗ lực tuyệt vời”.
- Tuy nhiên, việc khắc phục hậu quả của dioxin ở Việt Nam là vô cùng khó khăn và còn nhiều hạn chế.
- Vì tác hại của chất độc hóa học, dioxin rất nặng nề và việc khắc phục đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, tiền của trong khi Việt Nam hiện nay mới ở ngưỡng thoát nghèo, cần sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước rất đáng hoan nghênh.
- Song vẫn đang còn hạn chế, vì vậy, Việt Nam cần sự giúp sức nhiều hơn cho công việc tốn kém và lâu dài này./..
- George C.Herring, Người dịch: Phạm Ngọc Thạh, Cuộc chiên dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam NXB Công an Nhân dân, 2004, tr,285.
- Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam (UB10-80), Hội thảo quốc tế về chất diệt cỏ và làm trụi lá trong chiến tranh tác động lâu dài lên con ngươi và thiên nhiên, tập 2, Hà Nội, 1983, tr.8 � Charles, E.Heller, Chemical warfare in World War I, Combat studies Institute U.S, Army Command and General Staff Collef Fort Leavenworth, Kansas September, 1984, tr.1-2.
- Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả chất hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam (UB10-80), Các bệnh do hóa chất chiến tranh (Dioxin), Kỷ yếu công trình, Q4, tr.13.
- Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam (UB10-80), Hội thảo quốc tế về chất diệt cỏ và làm trụi lá trong chiến tranh tác động lâu dài lên con ngươi và thiên nhiên, tập 2, Hà Nội, 1983, tr.31.
- VAVA, Kỷ yếu hội nghị quốc tế Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, Hà Nội, ngày tr.65 � Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam (UB10-80), Hội thảo quốc tế về chất diệt cỏ và làm trụi lá trong chiến tranh tác động lâu dài lên con ngươi và thiên nhiên, tập 2, Hà Nội, 1983, tr.7 � Bộ Khoa học và Công nghệ, Hoạt động khoa học, số năm thứ 49.