« Home « Kết quả tìm kiếm

Mức độ quan tâm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế Asean


Tóm tắt Xem thử

- MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Lê Phan Xuân Ngọc * và Lê Trần Thiên Ý.
- Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ quan tâm về di chuyển lao động (DCLĐ) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ ở các lĩnh vực thuộc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN, từ đó đề ra biện pháp phù hợp để nâng cao sự quan tâm của họ về vấn đề này.
- Nghiên cứu sử dụng lần lượt các phương pháp thống kê mô tả, bảng câu hỏi các giai đoạn của sự quan tâm từ mô hình CBAM (Concerns-Based Adoption Model), phân tích bảng chéo và kiểm định Chi bình phương để phân tích mẫu 680 quan sát..
- thứ hai, nhìn chung, sinh viên có quan tâm, dù chưa thực sự nhiều, và mong muốn có thêm thông tin về vấn đề.
- thứ ba, sinh viên có năng lực cá nhân hoặc thái độ càng tích cực về DCLĐ quốc tế thì càng có mức độ quan tâm cao hơn.
- Từ những kết quả này, các giải pháp tập trung vào việc nâng cao hoạt động truyền thông về DCLĐ trong AEC cũng như nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho sinh viên cần được xem xét và thực hiện..
- Mức độ quan tâm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế Asean.
- Đã có một số cuộc khảo sát đánh giá mức độ quan tâm về AEC của nhà quản lý doanh nghiệp được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (2013), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2014.
- “Nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam” chưa biết đến và hầu như không quan tâm đến AEC (Giản Tư Trung và ctv., 2015)..
- Trong khi đó, từ phía người lao động tiềm năng, dù có trên 70% sinh viên tại một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh biết đến AEC, đa số họ lại không hề có sự quan tâm về việc di chuyển lao động (DCLĐ) nội khối (Trương Ngô Quỳnh Trân và Phạm Thị Thu Thảo, 2016)..
- Vậy sinh viên Trường ĐHCT, lực lượng có tiềm năng tham gia và chịu ảnh hưởng từ DCLĐ trong AEC, có quan tâm tới vấn đề này không?.
- Nếu có thì mức độ quan tâm như thế nào? Để làm rõ câu hỏi này, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu sẽ đánh giá được mức độ quan tâm về DCLĐ trong AEC của sinh viên trường ĐHCT và từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp nâng cao sự quan tâm của họ về hoạt động này..
- Quan tâm là hoạt động tinh thần mang tính động cơ, liên quan đến sự chú ý, tò mò về một đối tượng nào đó gây nên sự kích thích về cảm xúc và suy nghĩ (Hall et al., 1977).
- Có thể nói, quan tâm chính là bước đầu tiên để hình thành nhận thức, quá trình phản ánh biện chứng thế giới khách quan vào bộ não con người (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009), và đối với những người chưa từng sử dụng qua một đổi mới hay đối tượng có diễn ra quá trình thay đổi (innovation non-user), mức độ quan tâm và nhận thức của họ đều nằm ở những bậc thấp và không mấy khác biệt nhau.
- Cụ thể, do hoạt động DCLĐ trong AEC chưa được hoàn thiện, nghiên cứu chỉ tìm hiểu và đề cập đến sự quan tâm, thay vì nhận thức, của đáp viên về vấn đề này..
- Mối quan tâm mang tính chủ quan của mỗi cá nhân, tùy thuộc vào nền tảng cá nhân (giới tính, dân tộc, môi trường sống.
- Ngoài ra, mối quan tâm của một cá nhân đến một hành vi hay một đối tượng nhất định còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố động cơ trong Lý thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) như “thái độ”, “chuẩn mực xã hội”.
- Mối quan tâm là tương đối, thay đổi theo thời gian tạo thành nhiều giai đoạn.
- Cụ thể, cùng một đối tượng, cá nhân sẽ trải qua một số mối quan tâm nhất định một cách mạnh mẽ, sau đó giảm dần và nảy sinh những mối quan tâm khác.
- Bảng câu hỏi các giai đọan của sự quan tâm (SoCQ) từ mô hình CBAM (Concerns-Based Adoption Model) là một trong những phương pháp được sử dụng để xác định giai đoạn và mức độ hay mối quan tâm của cá nhân hay nhóm cá nhân về những đổi mới trong giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác như nghề điều dưỡng, việc tập thể dục.
- SoCQ gồm 35 câu trên thang đo từ 0 đến 7 đã được chuẩn hóa bởi nhóm nghiên cứu, với cứ 5 câu hỏi trong bảng SoCQ sẽ đại diện cho 1 trong 7 giai đoạn của sự quan tâm..
- Sau khi thu số liệu, tổng số điểm thô theo các mức độ quan tâm tương ứng sẽ được tính toán cho trung bình cả mẫu và quy về điểm phần trăm để đánh giá (SEDL et al., 2006)..
- nhằm đề xuất giải pháp nâng cao sự quan tâm của sinh viên về DCLĐ trong AEC, nghiên cứu còn tìm hiểu mối quan hệ tương quan giữa các biến (không đi sâu vào chứng minh mối quan hệ nhân quả) trong mô hình lý thuyết các mối liên hệ của sự.
- quan tâm (Hình 1).
- Mô hình này được thiết kế dựa vào khái niệm của sự quan tâm và lý thuyết TPB, gồm các nhân tố có khả năng tác động, đồng thời, bổ sung các hành vi chuẩn bị như biến có khả năng chịu tác động của sự quan tâm..
- Hình 1: Mô hình lý thuyết các mối liên hệ của sự quan tâm Nguồn: Mô hình đề xuất.
- Nghiên cứu sử dụng thang đo thứ bậc và thang đo Likert 5 mức độ để đặt câu hỏi đo lường các nhân tố có khả năng tác động và chịu tác động trong mối quan hệ tương quan với mức độ quan tâm.
- Bên cạnh đó, sử dụng SoCQ, thuộc mô hình CBAM, nhưng chỉ vận dụng 20 câu hỏi từ giai đoạn 0 đến 3 trong để đánh giá mức độ (hay giai đoạn) của sự quan tâm.
- 1 Tự đánh giá mức độ quan tâm hiện tại Không quan tâm Có quan tâm Rất quan tâm 2 Mong muốn làm việc ở nước ngoài Không Sẽ cân nhắc Có.
- Tìm kiếm thông tin Chuẩn bị kế hoạch Sự quan tâm.
- Kỹ năng mềm Đánh giá độ khó-dễ Mức độ kiên định với chuyên.
- thiểu 392 quan sát, theo công thức: 𝑛 , trong đó, tổng thể (N) là 20.710 sinh viên và sai số (e) là 5%..
- Bảng 2: Thống kê số lượng sinh viên và đáp viên thuộc đối tượng khảo sát phân theo Khoa/Viện.
- (ngành) Sinh viên Khóa 39.
- Bên cạnh câu hỏi tự đánh giá chung, nghiên cứu sử dụng Bảng câu hỏi Các giai đoạn của sự quan tâm (SoCQ) để đo lường mức độ quan tâm về DCLĐ trong AEC.
- ĐHCT về cách tuyên truyền phù hợp cho sinh viên về AEC..
- “Tự do di chuyển trong AEC” chỉ mới giúp khâu Giấy phép lao động 222 35.
- Kết quả khảo sát cho thấy, đài truyền hình, đài phát thanh, sách, báo, các ấn phẩm khác và website tin tức là những nguồn phổ biến nhất mà sinh viên thu nhận được thông tin về AEC.
- Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 4.3 Mức độ quan tâm.
- Thống kê các phiếu khảo sát cho thấy đa số các câu nhằm đánh giá mức độ quan tâm theo SoCQ và đánh giá chủ quan đều nhận được mức đồng tình trung bình đến khá đồng tình (mode là 3 hoặc 4)..
- Trong đó, đáng chú ý là hai câu 10 và 13 nhận được sự đồng ý cao hơn hẳn, thể hiện mối quan tâm liên quan đến lợi ích cá nhân, cụ thể như thay đổi con đường sự nghiệp nếu tham gia DCLĐ trong AEC và lý do họ nên DCLĐ quốc tế trong AEC thay vì các cơ hội khác tương tự.
- Riêng đối với nhận định thứ 2 “Hiện tại, tôi không quan tâm đến việc DCLĐ trong AEC”, trực tiếp liên quan vấn đề nghiên cứu, đa số đáp viên đều trả lời “Phần nào không đúng với tôi” (mode là 2) cho thấy việc.
- họ thật sự “có quan tâm” đến sự kiện này, phù hợp với câu trả lời tổng quát sau đó (Bảng 5)..
- Sau khi tính tổng điểm thô và điểm phần trăm trung bình cho cả mẫu theo từng mức độ theo bảng quy đổi của SoCQ, mức độ quan tâm ở giai đoạn 0 là cao nhất (Hình 2).
- Và, với vị trí tương đối cao của cả ba mức độ 0, 1, 2 trong biểu đồ, nhóm sinh viên được khảo sát, dù không quan tâm đáng kể về DCLĐ trong AEC, họ thể hiện sự hứng thú tìm hiểu thêm về vấn đề, chủ yếu là những thông tin chung, cơ bản và có mối liên quan mật thiết đến bản thân họ thay vì những tác động của vấn đề đến các bên có liên quan..
- Hình 2: Điểm phần trăm trung bình các giai đoạn của sự quan tâm của mẫu Nguỗn: Số liệu khảo sát, 2017.
- (0) Không quan tâm.
- Giai đoạn/Mức độ.
- Bảng 5: Trung bình và mode của các nhận định nhằm đánh giá mức độ quan tâm.
- SoCQ – Giai đoạn 0: Không quan tâm.
- Tôi đang quan tâm đến các cơ hội DCLĐ quốc tế khác ngoài AEC 2,96 3.
- Hiện tại, tôi không quan tâm đến việc DCLĐ trong AEC 2,42 2.
- Tôi đang bận tâm đến những vấn đề khác thay vì DCLĐ trong AEC 3,00 3 4.
- Tôi dành rất ít thời gian suy nghĩ về việc DCLĐ trong AEC 3,08 3 5.
- Hiện tại, những ưu tiên khác ngăn cản sự chú ý của tôi đến DCLĐ trong AEC 3,27 3 SoCQ – Giai đoạn 1: Thông tin.
- Tôi có kiến thức hạn chế về DCLĐ trong AEC 3,28 3.
- Tôi muốn tìm hiểu thêm về tính khả thi của việc DCLĐ trong AEC 3,74 4 8.
- trong AEC 3,79 4.
- Tôi muốn biết yêu cầu trong thời gian sắp tới của việc DCLĐ trong AEC 3,57 4 10.
- Tôi muốn biết tại sao DCLĐ trong AEC lại tốt hơn các cơ hội việc làm khác 3,76 5 SoCQ – Giai đoạn 2: Cá nhân.
- Tôi muốn biết tác động của việc DCLĐ trong AEC đến địa vị xã hội của mình 3,54 3 12.
- Tôi muốn biết đâu là những cơ quan thẩm quyền trong việc DCLĐ trong AEC 3,60 4 13.
- gia DCLĐ trong AEC 3,94 5.
- DCLĐ trong AEC 3,67 4.
- Tôi muốn biết vai trò của mình sẽ thay đổi như thế nào nếu DCLĐ trong AEC 3,68 4 SoCQ – Giai đoạn 3: Quản lý.
- Tôi lo ngại rằng mình không đủ thời gian để chuẩn bị cho DCLĐ trong AEC 3,13 3 17.
- Tôi lo ngại về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia DCLĐ trong AEC 3,51 3 18.
- Tôi lo ngại về việc không thể đáp ứng các yêu cầu của việc DCLĐ trong AEC 3,57 4 19.
- đến DCLĐ trong AEC 3,05 3.
- Những việc cần làm để DCLĐ trong AEC thì tốn nhiều thời gian của tôi 3,12 3 Tự đánh giá chung.
- Nhìn chung, hiện tại, bạn có quan tâm của mình đến DCLĐ trong AEC không? 2,94 3 Ghi chú: 1 = Hoàn toàn không đúng với tôi.
- 4.4 Mối quan hệ giữa các biến với mức độ quan tâm.
- Tất cả các biến được xếp vào nhóm các nhân tố tác động trong nghiên cứu đều có liên hệ với mức độ quan tâm về DCLĐ trong AEC với khoảng tin cậy 95%.
- Nhìn chung, khi một trong các biến này tăng theo chiều hướng tốt hơn thì mức độ quan tâm của đáp viên cũng tăng lên (Bảng 6)..
- dao động trên 0,3 điểm giữa mức độ quan tâm với từng hành vi chuẩn bị cho DCLĐ trong AEC, bao gồm tìm kiếm thông tin về AEC và chuẩn bị kế hoạch tương lai trong AEC.
- Điều này cho thấy khi đáp viên quan tâm đến một khía cạnh dù nhỏ trong AEC, là DCLĐ, họ cũng sẽ có xu hướng thực hiện các hành vi tìm hiểu và chuẩn bị sớm hơn cho tương lai trong bối cảnh AEC.
- Kết quả này là phù hợp với mô hình TPB với mức độ quan tâm chính thay thế cho vị trí của “Dự định hành vi”..
- Bảng 6: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các biến với Mức độ quan tâm.
- 8 Mức độ kiên định với chuyên ngành .
- Bên cạnh đó, qua kết quả phân tích, các nguồn tham khảo và thực tiễn tại Trường ĐHCT, nghiên cứu tập trung đề xuất các giải pháp mới nhằm nâng cao kỹ năng mềm, sự tự tin của sinh viên cũng như những giải pháp liên quan đến việc truyền thông cho sinh viên về hội nhập nói chung và DCLĐ trong AEC nói riêng, giúp họ có thêm thông tin và thái độ tích cực hơn về các vấn đề đó (Bảng 7)..
- Bảng 7: Tóm tắt các đề xuất nhằm nâng cao mức độ quan tâm của sinh viên về DCLĐ trong AEC TT Nội dung chính Giải pháp đề xuất.
- về AEC, mà dưới góc độ của giảng viên, họ còn có thể đưa các nội dung này vào bải giảng hoặc các bài tập trên lớp, giúp cải thiện sự quan tâm của sinh viên..
- (2) Về truyền thông qua Internet, Trường ĐHCT cần khuyến khích các đơn vị tiếp tục sử dụng kết hợp và thường xuyên các hình thức khác nhau (website chính thức, email sinh viên và mạng xã hội) bằng cách như: hỗ trợ tân sinh viên hình.
- khuyến khích những sinh viên có sử dụng mạng xã hội theo dõi các fanpage của những đơn vị họ quan tâm ở chế độ.
- (3) Về nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, các Khoa nên cân nhắc việc bổ sung số học phần và số tín chỉ của các học phần chuyên ngành, các tiết thực hành, kiến tập, thực tập cho sinh viên..
- liên hệ doanh nghiệp để sinh viên đến tham quan, kiến tập.
- thực thi nghiêm ngặt quy trình đánh giá trình độ tiếng Anh đầu ra làm mục tiêu phấn đấu cho sinh viên.
- Về mô hình và phương pháp nghiên cứu, không có nhiều nghiên cứu kinh tế thiết kế được một mô hình hoàn chỉnh về nhân tố tác động và chịu tác động bởi sự quan tâm của một cá nhân hay nhóm đối với một hiện tượng hay sự kiện xã hội.
- Về phạm vi nghiên cứu, do giới hạn về thời gian và tài chính, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mức độ quan tâm về DCLĐ trong AEC từ phía sinh viên thuộc những lĩnh vực MRAs tại Trường ĐHCT, mà không khảo sát ở phạm vi rộng hơn hay bao gồm những đối tượng khác có hiểu biết sâu hơn về vấn đề.
- Từ những hạn chế trên, việc nghiên cứu “Các nhân tố tác động và chịu tác động của sự quan tâm đến các hiện tượng xã hội” được đề xuất, từ đó xây dựng cơ sở củng cố cho mô hình trong đề tài này..
- Những nghiên cứu tương tự với nội dung về hội nhập quốc tế nói chung, hay nghiên cứu chi tiết về cách thực hiện DCLĐ trong AEC cũng có thể được cân nhắc thực hiện.
- Ngoài ra, việc tái nghiên cứu lại vấn đề này ở phạm vi rộng hơn khi AEC đã hoàn thiện cũng sẽ rất có ý nghĩa, bởi việc sinh viên hoặc người lao động có sẵn sàng tham gia vào hoạt động DCLĐ trong AEC hay không sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công của Cộng đồng ASEAN..
- Qua điều tra sinh viên thuộc đối tượng khảo sát, trên 85%.
- Kết quả phân tích từ SoCQ cho thấy phần đông sinh viên có quan tâm, dù chưa thực sự nhiều, và mong muốn có thêm thông tin về về DCLĐ trong AEC..
- Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ quan tâm với các yếu tố có liên quan, chỉ ra rằng sinh viên có điểm tích lũy và rèn luyện càng cao, hay càng có.
- thái độ tích cực về DCLĐ quốc tế nói chung và vấn đề được hỏi nói riêng, càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến DCLĐ trong AEC, và những đáp viên có mức độ quan tâm cao, càng có tâm lý chuẩn bị hoặc mong muốn tham gia nhiều hơn..
- Sự thỏa mãn, quan tâm và trung thành đối với cá của người tiêu dùng ở các thị trường phía Nam.
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015.
- Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016,