« Home « Kết quả tìm kiếm

MỨC ĐỘ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO NHU CẦU DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- MỨC ĐỘ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO NHU CẦU DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Nhu cầu, du lịch, mức sẵn lòng chi trả, Thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân TP.
- Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp willingness to pay để đánh giá mức sẵn lòng chi trả, đồng thời phương pháp hồi qui tobit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch.
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp 610 người dân ở TP.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu du lịch của người dân thành phố rất đa dạng về hình thức tổ chức du lịch và loại hình du lịch, mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch là khá cao.
- Nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân thành phố là giới tính, tình trạng hôn nhân, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng và số lần đi du lịch trước đó..
- Ngày nay, du lịch đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống cộng đồng..
- Khi mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các dịch vụ vui chơi giải trí cũng ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu du lịch.
- đời sống người dân thành phố từng bước được nâng lên (UBND TP.
- Từ đó, nhu cầu của người dân đối với các hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt là hoạt động du lịch ngày càng tăng.
- Với mong muốn cung cấp một bức tranh chi tiết về nhu cầu du lịch và mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân TP.
- Cần Thơ, làm cơ sở cho các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch xây dựng chiến lược đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố, tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp phân tích.
- Phương pháp willingness to pay (WTP) được sử dụng để ước tính mức sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân TP.
- Sự sẵn sàng chi trả bình quân cho nhu cầu du lịch được xác định theo công thức sau:.
- WTP : mức WTP trung bình của người dân sẵn sàng chi trả.
- k: chỉ số của các mức WTP k = (1-m) m: các mức WTP người dân sẵn sàng chi trả nk: số mẫu được điều tra tương ứng với mức WTPk.
- Riêng đối với đối tượng không có nhu cầu đi du lịch (không sẵn lòng chi trả) được qui ước như WTP = 0..
- 2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả.
- Tác giả đề xuất mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân TP.
- tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu nhập và số lần đi du lịch trong năm trước đó.
- Đặt y i * là chi tiêu cho nhu cầu du lịch của người dân.
- Trong đó, có nhiều quan sát trong mẫu nghiên cứu có chi tiêu cho du lịch bằng 0 (những quan sát không có nhu cầu đi du lịch trong năm 2012), do đó, biến y i sẽ bị chặn..
- Trong mô hình, biến phụ thuộc (CHITIEUDULICH) là mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân, các biến độc lập bao gồm TUOITAC, GIOITINH, HONNHAN,.
- Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
- TUOITAC Tuổi của đáp viên tính đến thời điểm nghiên cứu (nãm).
- đáp viên tính đến thời điểm nghiên cứu.
- nghiên cứu.
- THUNHAP Thu nhập/tháng của đáp viên tại thời điểm nghiên cứu (triệu đồng/tháng.
- DULICHTRUOC Số lần đi du lịch của đáp viên trong nãm trước (lần).
- u i cho những quan sát có chi tiêu cho du lịch là dương y i.
- 0 cho những quan sát không có chi tiêu cho du lịch.
- 2.3 Dữ liệu nghiên cứu.
- Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thông qua phỏng vấn trực tiếp 610 người dân đang sinh sống ở TP.
- 3.1 Hành vi du lịch của đối tượng nghiên cứu Nội dung của nghiên cứu về hành vi du lịch được thể hiện qua các tiêu chí: nguồn tìm hiểu thông tin du lịch, mục đích đi du lịch, thời gian đi du lịch, hình thức đi du lịch, địa điểm đi du lịch, loại hình du lịch ưu thích,… các kết quả khảo sát thể hiện chi tiết dưới đây:.
- Nguồn tìm hiểu thông tin du lịch: Nguồn thông tin từ Internet và bạn bè/đồng nghiệp là hai nguồn thông tin rất phổ biến được người dân rất quan tâm.
- khi tìm hiểu thông tin về hoạt động du lịch.
- Từ kết quả khảo sát, người dân chủ yếu tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet (chiếm 35,3.
- Ngoài ra, nguồn thông tin từ báo chí, tạp chí cũng được người dân quan tâm (chiếm 19.
- Tuy nhiên, rất ít đáp viên tìm hiểu thông tin du lịch qua sách hướng dẫn du lịch (chiếm 5,1%)..
- Bảng 3: Nguồn tìm hiểu thông tin du lịch Nguồn thông tin Tần.
- Sách hướng dẫn du lịch 21 5.
- Hình thức đặt tour: Hình thức đặt tour du lịch của người dân phổ biến là: đặt tour thông qua Internet, thông qua điện thoại và tự tìm đến công ty du lịch.
- Hình thức được người dân lựa chọn nhiều nhất là tự tìm đến công ty du lịch (79,1.
- Theo kết quả khảo sát, khi đến đặt tour tại công ty du lịch thì ngoài việc nắm rõ được lịch trình, trao đổi với công ty về phương thức thanh toán… thì người dân còn được công ty tư vấn những thủ tục cần thiết khi đi du lịch cũng như một số điều lưu ý để chuẩn bị cho chuyến đi, nên hầu hết đối người dân lựa chọn hình thức này..
- Hình 1: Các hình thức đặt tour của người dân Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2012.
- Mục đích đi du lịch: Hầu hết người dân TP..
- Cần Thơ đi du lịch nhằm mục đích vui chơi, giải trí, thư giãn.
- tham quan tìm hiểu và đi công tác kết hợp với đi du lịch là chủ yếu.
- 40,1%, đi công tác kết hợp với đi du lịch 7,5%, ngoài ra người dân còn đi du lịch với mục đích thăm người thân và học tập nhiên cứu..
- Thông qua internet Thông qua điện thoại Tự tìm đến công ty du lịch.
- Hình thức đi du lịch: Hình thức đi du lịch của đối tượng nghiên cứu có thể chia thành 2 nhóm, đó là du lịch tự tổ chức và du lịch thông qua công ty du lịch.
- Nhóm đối tượng thích đi du lịch theo hình thức tự tổ chức chiếm 68,4%, với hình thức du lịch gia đình tự tổ chức chiếm tỷ lệ cao nhất 29%.
- hình thức đi du lịch theo đoàn tự tổ chức chiếm 23,8%.
- và hình thức du lịch cá nhân tự tổ chức chiếm 15,6%.
- Bên cạnh đó, hình thức đi du lịch gia đình thông qua công ty du lịch cũng được nhiều đối tượng ưa thích (chiếm 8,73%)..
- Hình 2: Địa điểm đi du lịch trong nước Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2012.
- Hình 3: Địa điểm đi du lịch nước ngoài Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2012.
- Loại hình du lịch: Ngày nay các loại hình du lịch của ngành “công nghiệp không khói” rất đa dạng.
- Du khách có thể tham gia vào một hoặc nhiều loại hình du lịch trong cùng một chuyến đi..
- Trong đó, du lịch biển rất được ưa chuộng với 55,2% các đối tượng có nhu cầu, đứng thứ hai là.
- loại hình du lịch tham quan, chiếm 47,9%, tiếp đến là du lịch sinh thái, du lịch núi với 31,1% và 28,5%.
- Ngoài ra, người dân còn quan tâm đến các loại hình du lịch ẩm thực, lễ hội, văn hóa, mua sắm, nghỉ dưỡng, làng nghề, tuần trăng mật,….
- Hình 4: Các loại hình du lịch được ưu thích Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2012.
- Hầu hết người dân có nhu cầu du lịch yêu thích hình thức khuyến mãi giảm giá tour du lịch (63,7.
- kế đến là hình thức tặng kèm các dịch vụ tại nơi nghỉ (30,7%) vì đây là những hình thức thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh đi du lịch và giảm chi.
- phí đi du lịch.
- 3.2 Mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch Ứng dụng phương pháp WTP, kết quả phân tích cho thấy mức sẵn lòng chi trả của những đối tượng có nhu cầu đi du lịch là 7,61 triệu đồng.
- Điều đó có nghĩa là, trung bình mỗi đối tượng có nhu cầu đi du lịch trong năm 2012 sẽ chi cho hoạt động du lịch của mình là 7,61 triệu đồng/người/năm.
- đó, kết quả tính toán còn cho thấy người dân TP..
- Cần Thơ sẵn lòng chi cho nhu cầu du lịch trung bình là 5,29 triệu đồng/người/năm.
- Mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế ảm đạm nhưng mức sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân TP.
- Giảm giá tour du lịch Tặng kèm các dịch vụ tại.
- Bảng 4: Mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch trong năm.
- Mức độ sẵn lòng chi trả WTP.
- Mức WTP của những đối tượng có nhu cầu đi du lịch 1 50 7,61.
- Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2012 3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch.
- 0,00 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất cao (1,0%)..
- Theo kết quả phân tích cho thấy, mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân thành phố chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố với mức ý nghĩa từ 1% đến 5%.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch là giới tính, tình trạng hôn nhân, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng và số lần đi du lịch trước đó.
- Trong đó, chỉ có nhân tố giới tính tỷ lệ nghịch với mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch, tức là nữ giới có mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch cao hơn nam giới.
- Như vậy, nghiên cứu cho thấy, nếu trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu nhập và số lần du lịch trước đó của đáp viên càng tăng thì mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch sẽ càng cao..
- Kết quả nghiên cứu đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả và tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đây..
- Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu du lịch của người dân TP.
- Nghiên cứu đã cho thấy mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân là khá lớn.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng các nhân tố liên quan đến tình.
- trạng hôn nhân, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng và số lần đi du lịch trước đó của người dân có sự ảnh hưởng thuận chiều đối với mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch, ngược lại yếu tố giới tính lại có sự ảnh hưởng nghịch chiều.
- Cụ thể, kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng, nếu qui mô gia đình càng lớn thì mức sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch càng cao.
- Trên thực tế, các đơn vị lữ hành thường chú trọng nhiều hơn đối với phân khúc khách hàng tổ chức và khách lẻ, chưa chú ý khai thác phân khúc thị trường du lịch theo qui mô hộ gia đình.
- Đây là cơ sở để các đơn vị lữ hành thiết kế những tour du lịch, các chương trình chiêu thị nhằm khai thác tốt hơn nhu cầu của đối tượng này..
- Bên cạnh đó, kết quả phân tích về yếu tố trình độ và thu nhập của khách du lịch cũng là điểm lưu ý hết sức quan trọng.
- Nhìn chung, các đối tượng là thành phần trí thức thường có công việc và thu nhập ổn định, chính vì vậy họ sẽ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho nhu cầu về dịch vụ vui chơi giải trí nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng.
- Vì thế, những tour du lịch có những dịch vụ đặc trưng phù hợp với thị hiếu và khả năng chi trả của từng đối tượng, từ “bình dân” đến “cao cấp” nên được đơn vị lữ hành thiết kế và tiếp thị đến từng đối tượng.
- Bên cạnh đó, số lần đi du lịch trong quá khứ cũng là yếu tố mà các đơn vị lữ hành cần lưu ý.
- Kết quả phân tích đã chứng minh sự ảnh hưởng tích cực của yếu tố này với mức sẵn lòng chi trả của du khách, từ đó cho thấy rằng các đơn vị lữ hành cần làm tốt hơn công tác quản trị quan hệ khách hàng.
- Tóm lại, kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng để các đơn vị lữ hành xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân thành phố ngày càng tốt hơn, đặc biệt là trong hoạt động thiết kế tour nhằm cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng..
- Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch trong dịp tết của người dân TP.
- Nguyễn Quốc Nghi (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty du lịch của người dân TP