« Home « Kết quả tìm kiếm

Mỹ HọC TIếP NHậN Và DạY - HọC VăN


Tóm tắt Xem thử

- MỸ HỌC TIẾP NHẬN VÀ DẠY - HỌC VĂN.
- Ngày nay, trong xu thế liên thông giữa các ngành khoa học, việc vận dụng kiến thức liên ngành như mỹ học tiếp nhận để góp phần đổi mới phương pháp dạy- học môn Văn trong nhà trường là rất cần thiết.
- Muốn vậy, chủ thể tiếp nhận mỹ học tiếp nhận phải biết “gạn đục khơi trong” chọn lọc có phê phán và vận dụng một cách đầy sáng tạo mới đạt hiệu quả cao..
- Từ khóa: Tiếp nhận, mỹ học tiếp nhận có chọn lọc, vận dụng mỹ học tiếp nhận có sáng tạo..
- 1 TIẾP NHẬN MỸ HỌC TIẾP NHẬN CÓ CHỌN LỌC VÀ PHÊ PHÁN.
- Nếu như trước kia, đội ngũ những người dạy văn chỉ biết bó hẹp ở việc vận dụng kiến thức các liên ngành như ngôn ngữ học, lý luận văn học, tâm lý học, giáo dục học và tìm phương pháp từ trong những kinh nghiệm của thực tế giảng dạy thì ngày nay họ đã tìm và đổi mới phương pháp dạy - học văn chương bằng cách mở rộng việc vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác như lý thuyết cấu trúc, lý thuyết hệ thống, thi pháp học, tâm phân học và mỹ học tiếp nhận.
- Hiện nay, lý thuyết mỹ học tiếp nhận văn học đã được đưa vào các giáo trình lý luận văn học ở bậc đại học và vận dụng vào việc dạy- học văn.
- Song muốn vận dụng tốt lý thuyết mỹ học tiếp nhận vào việc dạy- học văn thì trước hết cũng cần phải biết một vài nét cơ bản của mỹ học tiếp nhận để định ra phương pháp sao cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy - học văn..
- Trước đây, lý luận văn học khi đi vào luận giải bản chất của văn học chỉ tập trung nghiên cứu quá trình sáng tác của nhà văn và tác phẩm.
- văn học sử khi đi vào lý giải quy luật phát triển của văn học cũng chỉ mô tả sự ra đời và phát triển của các thể loại, thể loại gắn với tên tuổi và tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ.
- Như vậy, lý luận văn học và văn.
- “Chỗ trống” đó là người đọc- người tiếp nhận văn học.
- học tiếp nhận ra đời với lý thuyết tiếp nhận văn học đã góp phần lấp “chỗ trống “ ấy..
- Những người đề xướng lý thuyết tiếp nhận văn học đã nêu lên tinh thần : “Vì một văn học sử của độc giả”( Harald Weinrich (Đức) viết năm 1967) Trường đại học tổng hợp Konstanz của Cộng hòa liên bang Đức trở thành “cái nôi” của mỹ học tiếp nhận với tên tuổi của Hans Robert Jauss, Wolfrang Isser, Manfrend Fuhrmann, Wolfrang Preisenden.
- Năm 1958, trong một cuốn sách giáo khoa, Robert Escarpit đã chia văn học ra làm ba bộ phận : sản xuất, truyền bá và tiêu thụ văn học.
- Jauss thì cho rằng khoa học văn học từ trước đến nay chỉ nghiên cứu các sự kiện thuộc về khâu sản xuất văn học mà chưa chú trọng đến khâu tiếp nhận văn học của độc giả.
- Từ đó, ông nêu ra quan niệm về tác phẩm văn học : Tác phẩm văn học = văn học + sự tiếp nhận của công chúng độc giả.
- Jauss và cả trường phái Konstanz đã tạo lập được một định thức biểu thị sự hoàn tất quá trình sáng tạo của nhà văn, nhà thơ từ sáng tác đến tiếp nhận.
- Tác phẩm văn chương ra đời từ trong lòng nhà văn và nó lại “sống”, lại tồn tại trong lòng người đọc - người tiếp nhận thuộc nhiều thế hệ qua nhiều biến thiên lịch sử nên mỹ học tiếp nhận đã luận giải được quy luật tồn tại - quy luật sống còn của tác phẩm văn chương.
- Nhưng khi quá đề cao vai trò của người tiếp nhận, mỹ học tiếp nhận đã rơi vào biểu hiện thấy.
- “ngọn “ mà không thấy “gốc”, xem tác phẩm văn chương như là một sản phẩm tự nhiên mà người đọc- người tiếp nhận muốn hiểu thế nào tùy ý.
- Mỹ học tiếp nhận là sự bổ sung cho mỹ học sáng tạo, là “thước đo” kết quả của mỹ học sáng tạo và gắn liền với mỹ học sáng tạo.
- Nếu tách mỹ học tiếp nhận ra khỏi mối quan hệ với mỹ học sáng tạo thì chỉ thấy được sự vận hành của nó chứ không thấy được sự sinh thành của nó.
- Có đặt mỹ học tiếp nhận trong mối quan hệ khăng khít với mỹ học sáng tạo thì mới thấy được “vòng đời” của một tác phẩm văn chương: từ tác giả đến tác phẩm, từ tác phẩm đến người tiếp nhận, từ người tiếp nhận trở về với tác giả.( Hình 1).
- Từ người tiếp nhận trở lại với tác giả bằng việc ca ngợi, đề cao hay phê phán tác phẩm..
- Do chủ thể tiếp nhận thuộc các giai tầng xã hội khác nhau ở mỗi thời đại khác nhau nên thị hiếu thẩm mỹ và trình độ tiếp nhận hay “tầm đón nhận” cũng khác nhau.
- Chính vì thế mà giá trị nội tại của tác phẩm càng trở nên phong phú, đa dạng trong lòng người tiếp nhận.
- Tác phẩm văn chương còn là công cụ giao tiếp, hội tụ các mối giao cảm của nhà văn, nhà thơ với người đọc- người tiếp nhận.
- Cái đích cuối cùng mà nhà văn nào trong quá trình sáng tác cũng mong đạt được đó là có nhiều người đọc tác phẩm của họ và thẩm định được giá trị tác phẩm mà họ đã “mang nặng đẻ đau”.
- Tác phẩm chân chính của một nhà văn không chỉ là kết quả của sự dày công sáng tạo nghệ thuật mà còn chứa đựng nhu cầu khát vọng, những điều cần nói và những điều chưa nói.
- Tác phẩm văn chương là “bức ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
- Nhưng khi tác phẩm rời khỏi nhà văn, nhà thơ để đến với công chúng thì trong công chúng độc giả ấy, mỗi người sẽ tiếp nhận tác phẩm theo.
- Người tiếp nhận Tác giả.
- Tác phẩm.
- Từ đây, tác phẩm thực sự có một “đời sống” riêng.
- Tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Tác phẩm chỉ là một, nhưng người đọc- người tiếp nhận lại có hàng ngàn, hàng vạn, có khi có tới hàng triệu (nếu như đó là tác phẩm bất hủ) ở khắp nơi..
- Vì vậy, ý nghĩa khách quan của hình tượng trong tác phẩm sẽ “sinh sôi nảy nở “ trong sự tiếp nhận của từng người đọc.
- Tiếp nhận văn học hoàn toàn không đồng nhất với sự khai thác những khía cạnh nào đó của tác phẩm từ góc độ của một chuyên ngành.
- Tiếp nhận văn học là sự thưởng thức, sự cảm thụ, sự chiếm lĩnh toàn vẹn một hay nhiều tác phẩm văn chương bằng trái tim, bằng khoái cảm thẩm mỹ.
- Nếu như nhà văn là chủ thể sáng tạo thì người đọc là chủ thể tiếp nhận.
- Tác phẩm văn chương - sản phẩm của chủ thể sáng tạo trở thành đối tượng thưởng thức- cảm thụ của chủ thể tiếp nhận.
- Sự tiếp nhận khác nhau của mỗi chủ thể tiếp nhận về một tác phẩm là một thực tế đã diễn ra trong tiến trình phát triển của lịch sử văn chương các nước trên thế giới.
- Nên từ đó, mới có hiện tượng “ Họ đã làm chết đi những người đang sống và làm sống lại những kẻ đã chết” (Vinhi) khi đánh giá, phê bình văn học.
- Trong nền văn học đương đại Việt Nam, cũng đã từng nảy sinh những cuộc tranh luận về chủ đề của một tác phẩm như cuộc tranh luận về kịch bản chèo “Mỵ Châu- Trọng Thủy” của Song Bân trên tập san “Nghiên cứu văn học“ hay cuộc tranh luận về bài thơ “Thề non nước “của Tản Đà trên tạp chí “Văn học.
- Sở dĩ có những cuộc tranh luận ấy là bởi mỗi người tiếp nhận một cách.
- Mỹ học tiếp nhận với lý thuyết tiếp nhận văn học đã luận giải khá sâu sắc nguyên nhân tạo nên sự tiếp nhận khác nhau là từ chủ tiếp nhận rất đa dạng.
- Tuy vậy, khi nói tới chủ thể tiếp nhận cũng cần phải xem xét những động cơ tiếp nhận, những yêu cầu tiếp nhận văn học khác nhau ở từng chủ thể tiếp nhận khác nhau.
- Có người tiếp nhận văn học để giải trí, có người tiếp nhận văn học bằng những rung cảm- khoái cảm thẩm mỹ để làm giảm nỗi đau tinh thần, có người tiếp nhận văn học để phê bình, có người tiếp nhận văn học để dạy và cũng có người tiếp nhận văn học để học.
- Những sắc thái khác nhau trong tiếp nhận văn học không chỉ bắt nguồn từ sự khác nhau của từng cá nhân chủ thể tiếp nhận mà còn có cơ sở từ đặc trưng của đối tượng tiếp nhận là tác phẩm văn chương.
- Tác phẩm văn chương là một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ.
- mà nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo.
- Điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa tiếp nhận văn học với tiếp nhận các khái niệm, các thuật ngữ, các định lý, định luật, định đề của khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
- Các khái niệm, định lý, định luật, định đề có tính đơn nghĩa, đơn trị nên mọi người tiếp nhận đều có sự tiếp nhận giống nhau.
- Có thể mượn các khái niệm “cái được biểu đạt” và “cái biểu đạt” của F.D Xốtxuya để định danh cho nội dung và nghệ thuật, ta sẽ có “cái được biểu đạt” là nội dung, còn “cái biểu đạt” là nghệ thuật của tác phẩm.
- nội dung- ý nghĩa của tác phẩm- lại tồn tại ở dạng tiềm ẩn được “mã hóa” bằng nghệ thuật- bằng “cái biểu đạt” mà “cái biểu đạt” theo cách nói của F.D Xốtxuya lại rất “tùy tiện”.
- Nên việc tiếp nhận các khái niệm, thuật ngữ, định lý,định luật, định đề của khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật chỉ như là một sự lĩnh hội, một sự tiếp thụ bằng ghi nhớ máy móc, còn tiếp nhận văn học lại là sự cảm nhận, sự “nắm bắt” cái hồn, cái “thần” của tác phẩm bằng những rung cảm, khoái cảm thẩm mỹ của người tiếp nhận để “giải mã” tác phẩm là sự khám phá nhằm tìm ra “cái được biểu đạt” tiềm ẩn trong một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ.
- Vì thế, tiếp nhận văn học không đơn thuần là một hoạt động nhận thức mà nó còn là một sự sáng tạo bằng khám phá, phát hiện về những giá trị trường tồn của tác phẩm văn chương.
- Gọi là “đồng tác giả” hay là “đồng sáng tạo” nhưng không thể đồng nhất sự sáng tạo của nhà văn với sự sáng tạo của người tiếp nhận văn học.
- Đây là hai dạng sáng tạo khác nhau.
- Nhà văn sáng tạo trong việc “mã hóa” nội dung - ý nghĩa của tác phẩm bằng một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ với ngôn ngữ nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật và kết cấu nghệ thuật.
- Còn người tiếp nhận lại sáng tạo trong việc “giải mã” hệ thống ký hiệu thẩm mỹ bằng sự khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp và ý nghĩa đích thực của tác phẩm..
- 2 VẬN DỤNG MỸ HỌC TIẾP NHẬN CÓ SÁNG TẠO VÀO VIỆC DẠY- HỌC VĂN.
- Việc dạy- học văn hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của tiếp nhận văn học.
- Nó tạo nên những chu trình tiếp nhận văn học gồm các vòng tròn giao tiếp với nhau thành một chuỗi..
- Tiếp nhận văn học trong nhà trường khác với tiếp nhận văn học ngoài xã hội.
- Ngoài xã hội, đối tượng của tiếp nhận văn học là tất cả các tác phẩm văn học được lưu hành không có tính định hướng.
- Trong nhà trường, đối tượng của tiếp nhận văn học là một số tác phẩm tiêu biểu đặc sắc được chọn lọc, tinh tuyển, có tính định hướng cao.
- Ngoài xã hội, chủ thể tiếp nhận gồm nhiều người thuộc nhiều giới, nhiều thế hệ rất phong phú, đa dạng..
- Trong nhà trường, chủ thể tiếp nhận là thầy và trò, khá thuần nhất.
- Ngoài xã hội, việc tiếp nhận diễn ra một cách trực tiếp từ tác phẩm đến người đọc.
- Trong nhà trường, việc tiếp nhận diễn ra qua ba khâu: khâu đầu tiên thuộc về người soạn sách tiếp nhận văn học trong việc lựa chọn, tinh tuyển tác phẩm, khâu thứ hai thuộc về người dạy văn tiếp nhận để dạy, khâu thứ ba thuộc về học sinh, sinh viên tiếp nhận văn học để học.
- Ba khâu này là quá trình tiếp nhận văn học trong nhà trường.
- Mặc dù cùng tiếp nhận văn học, nhưng chủ thể tiếp nhận văn học ở từng khâu lại có phần khác nhau về trình độ, mức độ, về động cơ và mục đích tiếp nhận.
- Chủ thể tiếp nhận ở khâu thứ nhất có trình độ thẩm định giá trị văn chương ở mức độ khá cao mới tinh tuyển được tác phẩm đặc sắc.
- Chủ thể tiếp nhận ở khâu thứ hai phải có phương pháp tiếp nhận tốt và phương pháp truyền thụ sắc sảo thì mới dạy được.
- Vì vậy, đối với người giáo viên dạy văn phải có vốn tri thức giỏi và không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp để hiểu và vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học vào việc nâng cao chất lượng dạy - học.
- Người thầy dạy văn phải hiểu biết - khám phá - sáng tạo để gợi ra nhiều cách cho sự tiếp nhận đáng khích lệ của học sinh, sinh viên..
- Không thể dùng hàng trăm câu hỏi hay hàng chục tấm hình trong một tiết dạy - học văn để phát huy tính tích cực tiếp nhận văn học của học sinh.
- Nếu dùng hàng chục hay hàng trăm câu hỏi trong một tiết dạy văn dù câu hỏi hay đến bao nhiêu sẽ làm cho tác phẩm bị cắt xẻ, phá nát chỉnh thể tác phẩm.
- Các môn học khác, thầy dạy chỉ cần gợi hiểu, riêng môn văn, bên cạnh việc gợi hiểu , thầy dạy còn phải gợi cảm để cho học sinh cảm nhận, tiếp nhận cái hay - cái đẹp của văn chương.
- Như vậy, tiếp nhận văn học không đồng nghĩa hoàn toàn với sự thu nhận, sự nắm bắt, sự dung nạp thường mà nó là sự tiếp nhận bằng cả những rung cảm, khoái cảm thẩm mỹ để thưởng thức một cách chủ động và tự giác nhất của chủ thể tiếp nhận..
- Mỹ học tiếp nhận đã khám phá ra hai quy luật: Quy luật tiếp nhận không đồng đều về một tác phẩm do tầm đón nhận khác nhau của người đọc.
- Tiếp nhận văn học diễn ra như là một HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM THỤ VÀ TRÍ TUỆ để.
- “chiếm lĩnh” chỉnh thể tác phẩm trong tính toàn vẹn của nó.
- Nên việc tiếp nhận văn học không thể bỏ qua MỐI QUAN HỆ giữa các yếu tố với chỉnh thể tác phẩm.
- Tác phẩm văn học luôn có sự QUY TỤ CỦA NHIỀU MỐI QUAN HỆ (quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với chủ thể tiếp nhận, cái riêng và cái chung.
- Cái hay, cái đẹp của chỉnh thể tác phẩm văn chương được tạo nên bằng cái hay, cái đẹp của những yếu tố trong tác phẩm.
- Tuy số từ “MỘT” không được tạo dựng bằng phép “thôi- xao”, nên không phải là “nhãn tự”- điểm sáng thẩm mỹ hay từ “đắc địa”, nhưng nó lại gợi được sự khám phá, sự phát hiện cho người tiếp nhận: số từ “một” như cái đinh “đóng” vào câu thơ, như cái neo để neo chặt chiếc “thuyền” chở đầy tình yêu và nỗi nhớ trên bến bờ của sự thủy chung..
- Một câu thơ của Hoàng Cầm cũng đem đến cho người đọc một sự tiếp nhận đầy sáng tạo:.
- Ngay việc nhà văn Nam Cao để cho nhân vật nhà văn Hoàng NÓI NHIỀU cũng tiềm ẩn chất uymua.
- Tiếp nhận nhiều tác phẩm của Nam Cao, không thể bỏ qua các yếu tố nghệ thuật lắng đọng chất uymua rất sâu kín và thâm thúy này..
- Mỹ học tiếp nhận cần phải được tiếp nhận và vận dụng một cách sáng tạo trong nghiên cứu cũng như dạy-học văn chương..
- Hans Robert Jauss, Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học.
- Tạp chí văn học nước ngoài số 1- 2002.
- Song đề của mỹ học tiếp nhận.
- Tạp chí văn học số 4- 1978.
- Đọc và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.2002..
- Nghiên cứu văn học- lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục Hà Nội.
- Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận