« Home « Kết quả tìm kiếm

NẠN NHÂN CHẤT DA CAM/DIOXIN Ở VIỆT NAM VÀ NỖI LO VỀ THẾ HỆ TƯƠNG LAI


Tóm tắt Xem thử

- Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin và nỗi lo về thế hệ tương lai NẠN NHÂN CHẤT DA CAM/DIOXIN Ở VIỆT NAM.
- VÀ NỖI LO VỀ THẾ HỆ TƯƠNG LAI.
- Giới thiệu Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, vấn đề chất da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền, Hội chữ thập đỏ, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
- Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) đã có những hoạt động khoa học hữu ích và thiết thực về nạn nhân chất da cam/dioxin.
- Trong thời gian từ nhóm cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CGFED đã khảo sát 206 gia đình có nạn nhân chất độc da cam tại 16 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Nạn nhân chất độc da cam - Những điều mong muốn.
- xuất bản các tờ rơi, sách, tạp chí (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp) về nạn nhân chất độc da cam/dioxin..
- Từ những tư liệu về nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) mà tác giả là thành viên nhóm nghiên cứu, và tham khảo tài liệu khác có liên quan, bài viết này đề cập đến một vài tổn thương tâm lý, tinh thần của nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
- thế hệ thứ ba là nạn nhân chất độc da cam/diôxin và nỗi lo sinh con nối dõi tông đường.
- Chất độc da cam và sự huỷ diệt môi trường sống con người Theo công trình nghiên cứu được công bố trên tập san khoa học uy tín thế giới Nature, tổng số hóa chất mà quân đội Mỹ đã phun rải xuống Việt Nam trong thời gian 1962-1971 là 76,9 triệu lít, trong đó chất da cam (thường được gọi là chất độc mầu da cam vì trên mỗi thùng đựng 55 ga-lông có sơn một vạch mầu da cam) chiếm 64% (49,3 triệu lít).
- Ngoài chất độc mầu da cam, năm loại khác cũng được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là các loại chất độc mang ký hiệu trắng, xanh da trời, hồng, đỏ tía và xanh lá cây (xem hình)..
- Mục tiêu quân sự của việc rải các loại chất độc này là khai hoang các vùng rừng rậm để biến các vùng trên là nơi "trắng", không bảo vệ cho quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Nghiên cứu của nhóm này cho thấy vùng đất quanh thành phố Đà Nẵng hiện nay nhiễm lượng dioxin gấp 365 lần tiêu chuẩn quốc tế cho phép.(Geoffrey C, Joshua K, và cs 2010) Ðau xót hơn, loại chất độc này đã làm cho hơn hai triệu người dân Việt Nam bị nhiễm độc, hơn năm vạn trẻ em sinh ra bị dị dạng, quái thai và tạo ra những biến đổi nội tại gây tác hại về mặt di truyền nhiều thế hệ.
- Sau nhiều năm theo dõi, đánh giá về nạn nhân chất độc da cam, ở Ðà Nẵng, cho thấy: ảnh hưởng của chất độc hóa học dioxin đối với con cái của các nạn nhân phơi nhiễm sống là rất nghiêm trọng.
- Chính phủ Việt Nam ước tính, Mỹ đã rải chất độc hóa học này xuống diện tích 12 nghìn dặm vuông, chiếm 10% tổng diện tích đất nước.
- (Washington Monthly, January/February 2010) Hậu quả của chất độc da cam/dioxin đã gây nên những hậu quả khôn lường đối với người Việt Nam.
- Hiện nay, cả nước ta có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin, trong đó có khoảng ba triệu người là nạn nhân của chất độc da cam, hơn 150 nghìn nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con và cháu).
- Các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam là những người có cuộc sống vất vả nhất trong số những người nghèo khổ, do bệnh tật kéo dài, sức khỏe kém, không thể tham gia lao động như người bình thường để có việc làm và thu nhập.
- Tài liệu nghiên cứu hơn 200 gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) cho thấy con cái của họ bị dị tật sau khi sinh (xem bảng).
- Bảng: Phân loại số trẻ em nạn nhân chất độc da cam/dioxin bị dị tật sau khi sinh Loại dị tật.
- (Nguồn: tác giả thống kê từ Tài liệu nghiên cứu của CGFED) Có thể kể ra hàng ngàn trường hợp về những nỗi khổ đau của các gia đình có con tật nguyền là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
- Với gia đình anh Phương, nỗi đau không dừng lại ở đó.
- Không chỉ nạn nhân ở Việt Nam, mà ngay cả con em các cựu binh Mỹ cũng chịu hậu quả này “Năm 2007, Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã thông báo là 1.200 con em cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã mắc bệnh nứt đốt sống- một dị tật bẩm sinh có liên quan mật thiết tới một thành phần chính của chất độc da cam” (ND .
- Nạn nhân chất độc da cam và những tổn thương tâm lý, tinh thần.
- Nỗi tủi hổ và nước mắt màu da cam sau chiến tranh Theo tài liệu của GS, TS Nguyễn Trọng Nhân, do tác hại của dioxin, tỷ lệ các dị tật bẩm sinh như không có não, sứt môi hở hàm ếch cũng như nhiều bệnh rối loạn phát triển khác ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước khác, ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc hơn ba mươi năm nay.
- Trong các con của nạn nhân chất độc da cam, tỷ lệ bị dị tật nhiều gấp bốn lần, trong các cháu của nạn nhân thì tỷ lệ đó nhiều gấp ba lần so với con cháu các gia đình không bị nhiễm độc.
- Các dị tật bẩm sinh được phát hiện ở thế hệ con các nạn nhân với tỷ lệ 2,95% so với 0,74% ở con những người không bị nhiễm độc.
- ở thế hệ cháu các nạn nhân với tỷ lệ 2,69% so với 0,82% ở các cháu những người không bị nhiễm độc..
- Với những gia đình có người là nạn nhân chất độc da cam, sự vất vả, tốn kém về kinh tế, thời gian, và nỗi lo lắng luôn đè nặng lên cuộc sống gia đình của họ.
- Có thể kể ra rất nhiều trường hợp về nỗi đau “nước mắt màu da cam sau chiến tranh”.
- Đa số gia đình có nạn nhân chất độc da cam/dioxin khó khăn về kinh tế.
- Một phụ nữ cao tuổi ở huyện ngoại thành Hà Nội, đau lòng khi nhớ về người con trai duy nhất đã mất vì nhiễm chất độc da cam/dioxin “Ở Hà Nội, người ta bảo rằng cái chết của nó là do chiến tranh, họ nói đó là chất độc da cam.
- Mọi người trong huyện đều khóc thương cho nó… Khi chết nó mới 47 tuổi, nếu còn sống đến bây giờ thì cũng 55 tuổi rồi… Đôi khi tôi nghĩ đến những gia đình khác có nhiều con cái, nhiều con trai, còn tôi chỉ có mỗi thằng con trai thế mà nó lại đi trước tôi… Nghĩ đến điều đó thôi là tôi không ngủ được… Càng nghĩ tôi lại càng thấy đau lòng” (Phạm Hương Thảo và cs, 2006) Theo quan ni ệm về nam tính, nam giới thường cứng rắn, ít bộc lộ sự mềm yếu của mình, và người ta hiếm khi thấy đàn ông khóc.
- Nhìn con cháu mình trong tình trạng như tật nguyền, đau đớn hàng ngày, mọi người trong gia đình không thể lúc nào cũng kìm được những giọt nước mắt.
- Anh Nguyễn Xuân Thời, sinh1955, khi vào chiến trường đã hành quân qua Gia Lai, Kon Tum, dọc đường mòn Hồ Chí Minh, những vùng bị rải chất độc da cam.
- Năm 1977, anh lập gia đình với chị Nguyễn Ánh Tuyết và sinh 8 người con, trong đó 3 cháu tật nguyền .
- Đề cập đến những nỗi đau khổ của nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, Gs.
- Herrmann, giám đốc Chương trình SUNY Brockport Việt Nam, gọi sự chậm trễ giải quyết vấn đề nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam là “Một sự tàn bạo vẫn tiếp tục gây ra nỗi đau không tả xiết”.
- Một người mẹ nói rằng “Chúng tôi tiếp tục khóc bằng nước mắt màu da cam kể từ ngày chiến tranh” (Kenneth J, 2006)..
- Ông Dịu nói trong đau đớn Tôi có thể nói tôi không biết tới tương lai, và cũng không biết tới hạnh phúc”.(Chicago Tribune, 12/2009) Bên cạnh nỗi dằn vặt về tâm linh, về đạo đức trong khi chính họ là nạn nhân của những kẻ thực hiện cuộc chiến tranh huỷ diệt, thì những người chồng, người vợ, người làm cha mẹ có con tật nguyền do di chứng chất độc da cam/dioxin lại còn có nỗi lo mai sau họ khuất núi, ai là người chăm sóc con cái của họ?.
- Một người mẹ có con là nạn nhân chất độc da cam lo lắng “Tôi rất thương xót con tôi.
- Như nỗi lo lắng về tương lai của những đứa cháu tật nguyền bởi di chứng chất độc da cam/dioxin, của hai người ông, hai cựu chiến binh: “Bây giờ mình còn sức khoẻ thì mình cũng chăm các cháu, mai sau đến bố mẹ cháu và mình chết đi rồi thì không biết các cháu như thế nào”(Nam, 60 tuổi, Thạch Thất, Hà Tây).
- Hai vợ chồng chị Võ Thị Hồng sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, nơi bị giặc Mĩ rải chất độc da cam.
- Gia đình sống dựa vào nghề nông, kinh tế rất khó khăn.
- Những nỗi lo đó, khiến cho người làm cha mẹ có con là nạn nhân chất độc da cam/dioxin nếu mà chết cũng khó có thể nhắm mắt được.
- Thế hệ thứ ba là nạn nhân chất độc da cam và nỗi lo sinh con nối dõi..
- Nhưng người cha và các thành viên khác trong gia đình yêu cầu được thấy mặt con.
- Trong nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED.
- bằng việc sử dụng các phương pháp kể chuyện đường đời, lịch sử đường sinh sản- có một số gia đình nạn nhân chất độc da cam thuộc thế hệ thứ ba.
- Lê Cao Đài, 1999) có đề cập ảnh hưởng của chất độc da cam đến thế hệ thứ ba, nhưng chưa có nghiên cứu chi tiết và chưa có số liệu cụ thể, nhất là chưa đề cập đến những khía cạnh về đời sống tâm lý, tinh thần và tình cảm của những nạn nhân này.
- Số liệu thống kê ở tỉnh Thái Bình cho thấy: toàn tỉnh có 27.934 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó có 17.662 người thuộc thế hệ thứ nhất (trực tiếp bị nhiễm trong chiến trường miền Nam), 8.047 người thuộc thế hệ thứ hai (thế hệ con) và 533 người thuộc thế hệ thứ ba, thế hệ cháu.
- Người phụ nữ ở một làng quê vùng đồng bằng sông Hồng đã cao tuổi, một tay chăm nuôi chồng, con và cháu đều bị ảnh hưởng của chất độc da cam.
- Do còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng coi trọng con trai, nên gia đình nào sinh con gái, thường có xu hướng sinh thêm con.
- Cho dù, đứa con đầu không được mạnh khoẻ hoặc đã có dấu hiệu tật nguyền di chứng của chất độc da cam/diôxin.
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những thành viên của gia đình này, dường như đang ở trong tình thế lưỡng nan: vừa muốn sinh thêm con, vừa lại lo sợ con mình bị ảnh hưởng của chất độc da cam..
- Trường hợp người phụ nữ sau đây là bà nội của một cháu gái bị liệt do ảnh hưởng chất độc da cam, và vẫn muốn con dâu sinh thêm cháu với hy vọng có thể gặp may có được đứa cháu bình thường, khoẻ mạnh: “Gia đình cũng không muốn sinh cháu thứ 3 đâu nhưng mà nhìn chung vợ chồng nhà nó nghĩ rằng cái con này (cháu nội bị liệt do ảnh hưởng chất độc da cam) thì nó cũng không giải quyết vấn đề gì là cái thứ nhất, cái thứ hai là cái thằng kia nó cứ lếch lác như thế thế là mới quyết tâm đẻ thêm đứa nữa xem nó thế nào”(Nữ, 55 tuổi, Đông Anh – Hà nội) Hay như suy nghĩ của một phụ nữ đó sinh đứa con đầu bị tật nguyền, nay quyết định sinh con thứ hai: “Hai vợ chồng nhà em đúng là cũng phân vân..
- Cũng có những đứa nó bị, cũng có những đứa nó không, sợ ảnh hưởng chất độc da cam đấy, cũng hỏi để muốn đi lắm nhưng vì một là điều kiện cũng không có, hai là thủ tục cũng không biết như thế nào, bọn em cũng không đi.
- Sinh con trong tâm trạng vừa hy vọng vừa lo lắng, hoài nghi không biết con mình đẻ ra có bình thường hay lại bị ảnh hưởng của di chứng chất độc da cam/dioxin.
- Ngay cả với những gia đình có đứa con nhỏ đang bình thường, thì họ cũng sống trong nỗi lo phập phồng chờ đợi: liệu mai này con mình có bị di chứng của chất độc da cam hay không? Bởi vì, có không ít trường hợp lúc sinh ra hoàn toàn mạnh khoẻ, nhanh nhẹn nhưng khi lớn lên độ tuổi vị thành niên thì mới phát bệnh, những triệu chứng của chất độc da cam/dioxin mới bộc lộ.
- Có thể thấy điều này ở một gia đình có con là nạn nhân chất da cam quê Ý Yên, Nam Định về chuyện kết hôn của con gái.
- (Phạm Hương Thảo và cs, 2006) Với những gia đình đã có con bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, thì nỗi thương con, lo cho tương lai của con, là vô bờ bến.Và tất nhiên không thể kể hết những vất vả của người mẹ, người bà, người cha khi chăm sóc đứa con tật nguyền bởi di chứng chất độc da cam.
- Dẫu vậy, dường như các gia đình có thế hệ thứ ba có thành viên là nạn nhân của chất da cam/dioxin họ vẫn hy vọng, cho dù đó là sự hy vọng quá đỗi mỏng manh: biết đâu đứa con sau của mình sẽ không bị ảnh hưởng của chất độc da cam.
- Điều này - niềm hy vọng mong manh đó – có thể thấy qua ý kiến của người bà trong những gia đình nói trên, họ nói về nỗi lo lắng khi chờ đợi con dâu sinh đứa cháu nội thứ hai:.
- Năm anh chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ và nhiễm độc da cam.
- Trong các trường hợp nghiên cứu của CGFED, thế hệ thứ ba là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin có những trẻ em là cháu nội, là cháu ngoại của những người thuộc thế hệ thứ nhất bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
- Có nghĩa là, dù con trai hay con gái cũng đều có thể bị di chứng của chất da cam/dioxin từ cha mẹ và có thể truyền sang thế hệ tiếp theo.
- Cũng cần lưu ý rằng, trong thực tế, với những gia đình nạn nhân chất độc da cam, thì có không ít gia đình cả ba, bốn con đều bị tật nguyền.
- song cũng có gia đình thì di chứng của chất độc da cam hình như lại “né tránh” một hai đứa con, chứ không phải tất cả những đứa con của họ đều bị ảnh hưởng chất độc da cam.
- Tôi hỏi sao đứa con của con gái không việc gì thì các chị bảo nó gene nhà khác nên không ảnh hưởng gì” (Nữ, 53 tuổi Thạch Thất, Hà Tây) Hy vọng mỏng manh đó, sẽ càng tăng thêm rủi ro nếu theo đuổi sinh con trai, vì cơ may có được con trai với các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin càng thấp.
- Rất nhiều gia đình mà chúng tôi gặp đã trải qua quãng đời nặng nề, đã mang những gánh nặng mặc cảm tội lỗi và lo lắng mà chất độc da cam đã làm cho họ ốm yếu, làm cho con cái họ và thế hệ thứ 3, thứ 4 cũng có thể bị ảnh hưởng..
- Di chứng chất độc da cam/dioxin truyền qua các thế hệ sau thông qua chức năng sinh sản của các gia đình.
- Nghiên cứu cho thấy chất độc da cam/dioxin có những ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản của phụ nữ (Indai Sajor và Lê Thị Nhâm Tuyết, 2000.
- Ở Việt Nam đã có một vài nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đối với sinh sản.
- Nghiên cứu khác gần đây (Hoàng Đình Cầu, 2003) về tai biến thai sản khi so sánh hai nhóm cựu chiến binh có và không nhiễm chất da cam/dioxin, cho thấy sự khác biệt rất cao về những dị tật, tai biến và tử vong trẻ em.
- Thứ hai, di chứng chất độc da cam đối với thế hệ sau qua đường sữa mẹ.
- Bàn luận Khó mà nói đủ và nói hết được những tổn thương tâm lý, tinh thần cũng như thể chất hoặc tốn kém về thời gian, sức lực và kinh tế của những gia đình có người thân là nạn nhân chất da cam/dioxin.
- Là người những người may mắn không bị ảnh hưởng của chất da cam/dioxin, nhiều lắm thì chúng ta cũng chỉ có thể hiểu được ở một mức độ nào đó, với sự cảm thông, chia sẻ về những mất mát vô biên mà họ đang hàng ngày, hàng giờ phải gánh chịu.
- Nhưng chúng ta không thể nào hiểu hết được những vất vả, lo toan, sự tổn thương tâm lý, tinh thần mà họ với nghị lực như những người anh hùng đã và đang chứng kiến người thân ruột thịt đang bị hành hạ bởi các loại hình bệnh tật do chất da cam/dioxin gây nên..
- Biết đến khi nào những giọt “nước mắt màu da cam” mới ngưng rơi? Đến khi nào người làm cha mẹ có thể yên lòng nhắm mắt khi không còn nỗi lo lắng về đứa con tật nguyền do chất da cam? Những câu hỏi ấy, cho đến nay vẫn chưa có lời đáp.
- Hàng triệu nạn nhân chất da cam/dioxin do Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam đã và đang bị tước quyền con người.
- Hàng triệu cặp vợ chồng đã và đang bị tước quyền sinh sản, vì sứckhoẻ sinh sản của họ bị chất da cam tước đoạt.
- Với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, các nhà khoa học có thể nghiên cứu và đưa ra những chứng cứ khoa học - tự nhiên và xã hội, nhân văn- về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin với cuộc sống con người, môi trường.
- Tuỳ theo năng lực và điều kiện, chúng ta có thể giúp đỡ nạn nhân chất da cam/dioxin theo những cách khác nhau.
- Bên cạnh đó, cần giúp họ và phải làm cho họ hiểu rõ hơn tác hại của chất độc màu da cam và những điều không nên làm, nếu không sẽ còn nhiều cảnh rất thương tâm.
- Chỉ vì họ quan niệm rằng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình của con cái mình.
- Như trường hợp người cha sau đây lo cho hạnh phúc của đứa con trai bị ảnh hưởng chất da cam “Bây giờ câu chuyện nó tung toé ra mà con gái nó biết anh này bị nhiễm chất độc da cam lấy thì sẽ không có hạnh phúc, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chúng nó cho nên tôi muốn thoát ra, đưa vợ chồng con cái ra ngoài Bắc” (Nam giới, 72 tuổi, cán bộ nghỉ hưu, Tp.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc 35 năm, nhưng với rất nhiều cựu binh và người thân trong gia đình của họ, cuộc chiến với bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, bệnh liệt rung Parkinson hay những căn bệnh khác có liên quan tới chất làm rụng lá mà Mỹ sử dụng từ hơn 40 năm trước trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, chỉ mới bắt đầu.
- Trong khi chính phủ Mỹ còn chậm trễ nhận trách nhiệm với những nạn nhân chất da cam/dioxin ở Việt Nam, thì nhiều nhà khoa học, người dân Mỹ lại đã, đang hành động trong cuộc đấu tranh vì công lý cho nạn nhân chất da cam/dioxin..
- Như bà Merle Ratner, người phụ nữ Mỹ đã tham gia vào phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam từ năm 13 tuổi, đến nay sáng lập “Cuộc vận động cứu trợ và trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam” và là bạn đồng hành tích cực của Hội nạn nhân da cam Việt Nam.
- Năm 2005, ngay sau khi chánh án Weinstein chối bỏ vụ kiện của nạn nhân Việt Nam, bà đã nói “Những người sống sót từ cuộc chiến tranh hoá học do Chính phủ Mỹ gây nên, đã chờ đợi công lý quá lâu, hơn 30 năm trời” và “Nếu hệ thống pháp lý không thể đem lại công bằng thì nhân dân Mỹ sẽ làm chuyện đó”..
- Bộ Y tế (2002): Báo cáo Tóm tắt Hội nghị khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin lên sức khoẻ con người và môi trường.
- Lê Cao Đài (1999): Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – Tình hình và hậu quả.
- Quế Đình Nguyên - Hoài Thu: Chất độc da cam, nỗi đau và nghị lực, báo Nhân Dân .
- Hoàng Bá Thịnh (2006): Về những gia đình có thế hệ thứ ba là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
- Lê Thị Nhâm Tuyết (2006): Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam - Những điều mong muốn.
- Phạm Hương Thảo, Annika Johansson, Trần Minh Hằng (2006): Hậu quả xã hội của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam “Dưới đám mây u ám của sự không hiểu hiết”.
- Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED): Tư liệu nghiên cứu về nạn nhân chất độc da cam, 2003-2006.
- Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) (2004): Stories of Agent Orange Victims in Vietnam.
- Nguyễn Văn Tuấn (2004): Chất độc da cam dioxin và hậu quả.
- Hồng Không biết Tía (đỏ + da cam) Trắng Xanh da trời Da cam.
- Hội thảo với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ 11 quốc gia là các nhà khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, đại diện các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong nước và quốc tế cùng các nhà hoạt động xã hội, đại diện Hội chữ thập đỏ, Hội nạn nhân chất độc da cam, H à Nội