« Home « Kết quả tìm kiếm

nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên - phải bắt đầu từ những nội dung đặc thù của ngành sư phạm


Tóm tắt Xem thử

- NÂNG CAO CHấT LƯợNG ĐàO TạO GIáO VIÊN - PHảI BắT ĐầU Từ NHữNG NộI DUNG ĐặC THù CủA NGàNH SƯ PHạM Nguyễn Thị Tịnh Thy (Đại học sư phạm Huế).
- Những năm gần đây, ngành giáo dục đã tốn không biết bao nhiêu công sức, tiền của để cải cách giáo dục: thay đổi chương trình, thay sách giáo khoa, mua sắm trang thiết bị mới và quan trọng nhất là thay đổi phương pháp giảng dạy của tất cả các cấp, các bậc học.
- Tuy nhiên , những nỗ lực ấy, nói như viện sĩ Phạm Minh Hạc trên báo Giáo dục và Thời đại số tháng 9/2002 thì đây chỉ là: "điều chỉnh, chấn chỉnh, đổi mới là sữa chữa chỗ sai, bổ sung chỗ thiếu trên cái khung có sẵn." Bởi vậy mà chất lượng giáo dục vẫn là những thành tích ảo.
- Lúc này, ngành giáo dục lại đang nhức nhối với đòi hỏi "sàng lọc giáo viên.
- Như vậy những cải cách, đổi mới trên chắc chắn là không đúng hướng, không triệt để và hiệu quả.
- Theo chúng tôi, ngoài những biện pháp cải cách đã áp dụng lâu nay, cần hướng trọng tâm đổi mới vào người thầy bởi "chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy "thật"."(1).
- Không phải ngành giáo dục không chú tâm "đổi mới" người thầy.
- Bằng chứng là chỉ số phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tăng thêm, số giáo viên được nâng cao trình độ cũng ngày mỗi nhiều, giáo viên luôn được bồi dưỡng kiến thức trong hè.
- và từ bậc tiểu học, trung học, đại học cho đến sau đại học đều đã tiếp thu và áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Theo chúng tôi, phần gốc cần cải cách là nên bắt đầu từ phương pháp đào tạo ở các trường đại học - nơi đào tạo ra những người thầy.
- Và, cần nhấn mạnh rằng không phải chỉ đổi mới phương pháp dạy - học của giảng viên và sinh viên là đủ, mà cần thêm vào chương trình những tiết học đạo đức nghề nghiệp (tương tự như y đức đối với nghề y) và thay đổi chương trình kiến tập, thực tập sư phạm cho sinh viên.
- Cụ thể như sau: Về những tiết học đạo đức nghề nghiệp: ở bậc đại học, sinh viên sư phạm được học các học phần giáo dục học và phương pháp dạy học chuyên ngành.
- ở môn Giáo dục học có dành hẳn một học phần có tên gọi là " Nhà trường trung học và người giáo viên phổ thông trung học" nhấn mạnh vị trí, chức năng dạy học và giáo dục của người thầy.
- Phải có "đạo" và bản thân mỗi sinh viên sư phạm phải có ý thức "trọng đạo".
- Nếu không như thế thì dù có ưu đãi bằng cách miễn học phí, tăng học bổng và cả tăng lương và trợ cấp đi nữa cũng không thể tăng thêm lòng yêu nghề, ý thức chung thủy với nghề ở sinh viên.
- Bằng chứng là dù đã được hưởng ưu đãi nhưng rất nhiều sinh viên sư phạm vẫn dễ dàng bỏ nghề ngay sau khi vừa nhận xong chứng chỉ nghề (bằng tốt nghiệp đại học sư phạm), chưa kịp sống với nghề đã vội bội bạc nghề.
- Nếu chúng ta giáo dục cho sinh viên sư phạm về thiên chức, về sự mô phạm, về đạo làm thầy với tất cả sự thiêng liêng cao cả của nó thì có thể sinh viên sẽ không dễ bỏ nghề, sẽ chung lưng đấu cật với nghề trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Những bài học đạo đức nghề nghiệp này có lẽ nên được bổ sung vào môn Giáo dục học.
- Và, để bài học này có hiệu quả thì mỗi giảng viên ở trường Đại học sư phạm phải là một tấm gương mô phạm, thiên chức, bởi sinh viên cũng cần học "đạo" ở ngay chính giảng viên - thầy của những người thầy.
- Để những bài học đạo đức không trở nên là lý thuyết suông, cần phải để sinh viên tự dấy lên lòng yêu nghề qua tiếp xúc thực tế ở trường phổ thông.
- Với vấn đề này, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số thay đổi trong chương trình kiến tập, thực tập sư phạm.
- bởi theo chúng tôi, thay đổi hình thức kiến tâp, thực tập sư phạm chính là cải cách, đổi mới phương pháp giảng dạy thực sự ở trường sư phạm.
- Lâu nay, ở bậc đại học cũng đã áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy như tăng cường tính tự chủ trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
- nhưng nếu chỉ dừng lại đó thì trường sư phạm vẫn chỉ mới đổi mới việc học chứ chưa đổi mới việc hành, chưa thực sự "lột xác", khác biệt so với các trường đại học khác mà cụ thể nhất là trường Đại học khoa học.
- Chỉ khi nào đổi mới ngay nội dung mang tính đặc thù của ngành, tức là chương trình kiến tập, thực tập, chúng ta mới đổi mới một cách đồng bộ và đúng nghĩa.
- Về việc đổi mới chương trình kiến tập, thực tập sư phạm.
- Lâu nay, các trường đại học sư phạm đều áp dụng khung chương trình từ 9 - 10 tuần cho cả hai đợt thực tập trong toàn khoá học.
- Từ khung thời gian đó, cách chia thời gian cho mỗi đơt của các trường cũng không thống nhất, có trường phân đợt I là 2 -3 tuần, đợt II là 7 -8 tuần.
- Chúng ta thử lấy ví vụ là 2 tuần thực tập đợt I (trước đây gọi là kiến tập) cho sinh viên năm 3 và 7 tuần thực tập đợt II cho năm 4 (vì đây là chương trình được áp dụng khá phổ biên và lâu dài ở các ttrường và khoa sư phạm) để xem sự bất cập của khung chương trình này.
- Trong 2 tuần kiến tập, sinh viên chỉ dự giờ 5 tiết chuyên môn và 2 tiết chủ nhiệm.
- Trong 7 tuần thực tập, 2 tuần đầu và cuối dành cho việc làm quen với trường phổ thông và tổng kết thực tập, 5 tuần giữa dành cho việc dự giờ (của giáo viên và của bạn), dạy từ 8 - 10 tiết và làm công tác chủ nhiệm.
- Theo các giáo viên phổ thông, một trong những nhược điểm của sinh viên thực tập là thiếu kiến thức thực tế về trường phổ thông, thiếu tự tin, chưa có khả năng độc lập giải quyết các tình huống nảy sinh trong công tác chủ nhiệm.
- Về chuyên môn, nhiều sinh viên không làm quen kịp với chương trình phổ thông, thậm chí là lạ lẫm với một số bài, kiểu bài bởi sách giáo khoa đổi mới so với chương trình mà trước đó vài năm sinh viên đã được học ở bậc phổ thông.
- Ví như môn Văn chẳng hạn, nhiều tác phẩm lạ đến mức lúc nhận chương trình dạy thực tập sinh viên mới biết đến, và lúc đó mới quáng quàng vừa đọc, vừa tìm tài liệu tham khảo để soạn bài.
- Nói như vậy để thấy sinh viên vẫn còn xa lạ với trường phổ thông.
- Để khắc phục những nhược điểm đó, nhằm đào tạo cho xã hội những giáo viên đạt chất lượng cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp, thiết nghĩ chương trình kiến tập, thực tập cần được thay đổi.
- Chừng ấy tiết kiến tập chỉ mới "xóa mù" cho sinh viên về trường phổ thông mà thôi, không đủ để họ hiểu biết một cách đầy đủ về việc dạy học cũng như mọi hoạt động giáo dục của trường.
- Và cứ như thế đến năm thứ 4, sinh viên lại bằng sự hiểu biết nghèo nàn về trường phổ thông như vậy ( chưa kể là những hiểu biết đó đã nhạt nhòa phần nào) để đi thực tập.
- Bỡ ngỡ, lúng túng, nhút nhát, chất lượng không cao là điều dĩ nhiên.
- Theo thiển ý của chúng tôi, sinh viên sư phạm cần phải gắn bó với trường phổ thông mật thiết và liên tục như sinh viên y khoa gắn bó với bệnh viện vậy.
- Sinh viên y khoa học 6 năm, ngay từ học kỳ 2 của năm thứ 2 đã bắt đầu đến bệnh viện và từ năm 3 trở đi thì phải đến đều đặn mỗi ngày một buổi, buổi còn lại học lý thuyết tại trường.
- Sinh viên sư phạm chỉ vẻn vẹn có 9 -10 tuần về phổ thông trong 4 năm học.
- Vậy mà chỉ 9 -10 tuần để tìm hiểu và thực tập trên một đối tượng phong phú, phức tạp như thế thì quả là bất cập.
- Theo chúng tôi, phải để sinh viên sư phạm kiến tập trong suốt năm thứ 3 hoặc chí ít là một học kỳ .Tất nhiên là không phải suốt tuần mà có thể 3- 4 buổi/1 tuần tùy vào số trường phổ thông với số lớp hiện có và số sinh viên của trường sư phạm.
- Cũng cần phải đưa sinh viên về các trường phổ thông trung học hệ bán công, dân lập vừa để tránh sự quá tải cho các trường công vừa để sinh viên hiểu biết một cách đầy đủ và đầy thực tế về hệ thống giáo dục hiện nay.
- Hơn nữa, học sinh các trường ngoài công lập cũng sẽ là đối tượng dạy học của các thầy cô giáo trẻ khi ra trường.Trong quá trình kiến tập, hãy để sinh viên "kiến" không chỉ các tiết dạy học chuyên môn, chủ nhiệm (quan sát quá trình chủ nhiệm với các vấn đề, biện pháp, kết quả ...về tất cả những gì diễn ra trong và ngoài lớp học có liên quan đến học sinh chứ không phải chỉ đến dự giờ chủ nhiệm như lâu nay) mà còn phải "kiến" cả giờ họp tổ chuyên môn, họp phụ huynh học sinh, họp hội đồng nhà trường (theo sự đồng ý của nhà trường tùy nội dung cuộc họp).
- Làm thế để sinh viên có thể hiểu biết một cách tường tận cơ cấu và hoạt động, phần hồn lẫn phần xác của trường phổ thông.
- Về thực tập: Trên cơ sở những hiểu biết khá tường tận về đối tượng, phương pháp làm việc qua quá trình kiến tập, nên để sinh viên năm 4 hoàn thành kỳ thực tập của mình trong 7 - 8 tuần.
- Hy vọng qua sự "cọ xát" của cả một quá trình kiến tập khá dài, sinh viên thực tập sẽ giảm thiểu những tiết dạy với chất lượng trung bình làm ảnh hưởng đến học sinh và nhà trường, sẽ vững chải hơn trong vai trò của một giáo sinh thực thụ khi dạy học lẫn chủ nhiệm học sinh.
- Cũng cần để sinh viên thực tập tham dự các buổi họp phụ huynh (nếu có), họp tổ chuyên môn, họp hội đồng nhà trường với tư cách là chủ (lâm thời) chứ không phải là khách của trường.
- Sinh viên y khoa ngay từ năm thứ 3 đã có thể dự các cuộc họp giao ban, hội chẩn của bệnh viện.
- Sinh viên sư phạm cũng cần và phải thực tập tất cả những nội dung nào liên quan đến trường phổ thông.
- Các trường phổ thông đã tỏ ra quá dễ dãi trong đánh giá, và sự dễ dãi thái quá như thế cũng đồng nghĩa với sự vô trách nhiệm.
- Cào bằng thành tích như vậy là bất công với các sinh viên giỏi thực sự.
- Để khắc phục tình trạng này, trong khi chưa thể đòi hỏi ở các trường phổ thông sự công tâm cũng như sự đều tay trong đánh giá, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp kìm hãm sự "lạm phát" xuất sắc như: khống chế phần trăm sinh viên thực tập xuất sắc, giỏi cho các trường hướng dẫn (cách mà ĐHSP Huế đang áp dụng).
- hoặc lấy trung bình điểm tập giảng 2 tiết tại trường sư phạm nhân hệ số 1, trung bình điểm giảng 8 -10 tiết tại trường Phổ thông nhân hệ số 2, cọng lại chia 3 (cách mà ĐHSP Thái Nguyên đang áp dụng)....vv.
- Kiến tập tốt sẽ là nền tảng cho thực tập tốt, thực tập tốt chắc chắn sẽ cho xã hội những người thầy đạt chất lượng - sự khởi đầu cho một nền giáo dục đạt chất lượng.
- Sẽ không còn tình trạng giáo viên trẻ đứng trước cuộc họp phụ huynh "kính thưa quý vị phụ huynh " rồi không biết xưng hô ra sao mới phải nhẽ nên cứ lắp bắp "con...cháu.
- Sẽ không còn phải "sàng lọc giáo viên.
- biện pháp nặng nề như một nỗi nhục của ngành giáo dục.
- Những bài học về đạo đức nghề nghiệp và phương pháp kiến tập, thực tập sư phạm mà chúng tôi mạo muội đề xuất trên đây không ngoài mục đích củng cố lương tri nghề giáo, gắn chặt hơn lý thuyết với thực hành, tri thức với thực tiễn trong quy luật chung của giáo dục và đào tạo và trong đặc trưng riêng của nghề "trồng người".
- Đây mới chỉ là đề xuất của cá nhân nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường đại học sư phạm.
- Tạp chí Tia sáng số tháng 11/ 2002, tr.10 ĐCLH: Nguyễn Thị Tịnh Thy Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Huế ĐT: 054