« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHỀ NUÔI CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS, CUVIER 1816) Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- TỔNG QUAN NUÔI CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS, CUVIER 1816) Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ.
- Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao (giá bán tại chợ 100.000 đ/kg, năm 2008) và đang được nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đặc biệt là hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về kỹ thuật và kinh tế trong nuôi cá kèo.
- Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 72 hộ nuôi cá kèo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu từ tháng 12/2006 đến tháng 3 năm 2007.
- Kết quả cho thấy, nguồn giống cá kèo lệ thuộc vào tự nhiên, được nông dân mua và thả nuôi với 2 nhóm mật độ thấp (trung bình 16,2 con/m 2 ) và cao (95,7 con/m 2.
- Năng suất cá nuôi đạt bình quân 0,8 tấn/ha ở các hộ nuôi cá với mật độ thấp và 6,4 tấn/ha ở các hộ nuôi cá với mật độ cao.
- Chi phí và lợi nhuận tương ứng là 16 triệu và 17,1 triệu đồng/ha ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ thấp.
- Cá kèo là đối tượng nuôi tiềm năng và có thể nuôi luân canh với tôm sú ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Tuy nhiên, một thách thức lớn là sinh sản nhân tạo cá kèo để chủ động nguồn giống cho phát triển nghề nuôi cũng như góp phần bảo vệ nguồn lợi cá kèo tự nhiên trong tương lai..
- Cá kèo (P.
- Cá kèo là loài rộng muối, có cơ quan hô hấp phụ và là loài ăn tạp, sống ở các bãi bùn, chịu đựng được các điều kiện môi trường khắc nghiệt (Ishimatsu et al., 2007)..
- Nhiều năm trước đây, cá kèo là loài có giá trị kinh tế thấp ở các nước Châu Á (Takita et al., 1999).
- Ở Việt Nam, cá kèo là loài có giá trị kinh tế cao trong vài năm gần đây (100.000 đồng/kg, năm 2008) và có tiềm năng phát triển vùng nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Nghề nuôi cá kèo đang phát triển nhanh và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng nội địa là chủ yếu.
- Tuy nhiên, một trở ngại lớn đó là sản xuất giống cá kèo chưa thành công.
- Nguồn giống cá kèo được khai thác từ tự nhiên và cung cấp cho người nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Điều này dẫn đến gia tăng cường lực khai thác cá kèo giống, đặc biệt hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu (Trương Hoàng Minh et al., 2010).
- Hiện tại, các thông tin về kỹ thuật và kinh tế trong nuôi cá kèo còn hạn chế.
- Theo ước tính của Sở Thủy sản Sóc Trăng và Bạc Liêu (cũ), có khoảng 50-60 hộ nuôi cá kèo ở tỉnh Sóc Trăng và 170-180 hộ nuôi ở tỉnh Bạc Liêu trong năm 2006..
- Không có số liệu thống kê chính thức về số hộ nuôi cá kèo ở cả 2 tỉnh do nghề nuôi cá kèo phát triển tự phát..
- Tổng số 72 hộ nuôi cá kèo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đã được phỏng vấn ngẫu nhiên từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2007.
- N: tổng số hộ nuôi cá kèo.
- Nghề nuôi cá kèo đã phát triển ở các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu từ năm 2001- 2002.
- Diện tích nuôi cá kèo tăng đáng kể từ 352 ha (năm 2006) đến 787 ha (năm 2007) ở hai tỉnh nghiên cứu (Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, 2007 và 2008).
- Nghiên cứu này cho thấy có 2 nhóm mật độ thả nuôi cá kèo là nuôi cá ở mật độ thấp và mật độ cao (Hình 1a &.
- Tỷ lệ số hộ nuôi cá ở mật độ cao chiếm 53% và mật độ thấp là 47%/tổng số hộ điều tra ở địa bàn nghiên cứu.
- Trước năm 2002, thu nhập của 2 nhóm hộ nuôi cá kèo này chủ yếu từ nuôi tôm sú (cả vụ mùa khô và mùa mưa).
- Tuy nhiên, những năm gần đây, cá kèo đã được thả nuôi trong mùa mưa với 2 nhóm mật độ là 15-20 con/m 2 và 95-100 con/m 2 .
- Nuôi cá kèo phát triển mạnh từ năm 2004 và số hộ nuôi cá kèo tăng nhanh vào năm 2005 và 2006..
- Nhìn chung, diện tích và qui mô nuôi cá kèo phát triển nhanh ở khu vực ven biển ĐBSCL.
- Trong khi đó, nguồn cá kèo giống chủ yếu thu gom từ tự nhiên không thể đáp ứng nhu cầu cho nghề nuôi hiện nay.
- Dựa vào mật độ thả nuôi và cường lực khai thác cá kèo giống thì nhu cầu con giống hàng năm cần khoảng 400-500 triệu con giống để đáp ứng được 1.000 ha nuôi cá kèo thương phẩm ở ĐBSCL (Truong et al., 2010).
- Đây là vấn đề quan trọng đặt ra cho việc quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi giống cá kèo.
- Chính vì vậy, kỹ thuật sản xuất giống cá kèo cần được nghiên cứu và phát triển ở ĐBSCL để cung cấp số lượng lớn con giống cho sự phát triển nghề nuôi cá kèo thương phẩm..
- Ở hai Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm sú đã và đang chuyển sang mô hình nuôi cá kèo ở mật độ thấp và mật độ cao vào mùa mưa..
- Gần 50% số hộ nuôi chuyên tôm đã chuyển sang hình thức nuôi cá kèo với mật độ cao và có trên 50% số hộ chuyển qua hình thức nuôi cá kèo ở mật độ thấp (Hình 2 và Hình 3).
- Ngoài ra, một số hộ nuôi cá ở mật độ thấp kết hợp với tôm sú và cua hoặc nuôi luân canh cá kèo và cua hoặc cá kèo và Artemia.
- Nguyên nhân làm cho nghề nuôi cá kèo phát triển mạnh là do rủi ro thấp, đầu tư thấp và lợi nhuận cao hơn so với nuôi tôm sú.
- Điều này chứng tỏ cá kèo là đối tượng nuôi nước lợ mới, đầy tiềm năng cho phát sự phát triển đa dạng đối tượng nuôi ở vùng ven biển ĐBSCL.
- Ngày nay, số hộ nuôi cá kèo ngày càng tăng làm cho nhu cầu con giống cũng tăng cao..
- Hình 1a: Phân nhóm mật độ cá kèo nuôi ở địa bàn nghiên cứu.
- Hình 1b: Mật độ cá kèo nuôi trong hai nhóm mật độ thấp và cao.
- Hình 2: Sự thay đổi sinh kế của nhóm hộ nuôi cá kèo mật độ cao.
- Hình 3: Sự thay đổi sinh kế của nhóm hộ nuôi cá kèo mật độ thấp.
- Trong các mô hình nuôi cá kèo, có hai hình thức nuôi chủ yếu là nuôi đơn và nuôi luân canh cá kèo (mùa mưa) với tôm sú (mùa khô).
- Một số lý do của việc chuyển đổi sang phát triển mô hình nuôi cá kèo được trình bày trong bảng 1..
- Mật độ thấp Mật độ cao.
- Mật độ (con/m2).
- Luân canh tôm sú-cá kèo Cá kèo chuyên Tôm sú chuyên.
- Luân canh tôm sú-cá kèo Cá kèo.
- Bảng 1: Lý do cơ bản của nông dân nuôi tôm sú trước đây chuyển sang nuôi cá kèo.
- Khía cạnh Cá kèo Tôm sú.
- Mùa vụ thả nuôi cá kèo thích hợp là vào mùa mưa vì có nguồn cá kèo giống tự nhiên phong phú, độ mặn thấp dao động 14-18‰ vào tháng 5 và 5-8‰ vào tháng 8.
- (2009) khẳng định rằng cá kèo là loài rộng muối, có thể sống từ 0 - 50‰..
- Mật độ nuôi cá kèo trong nghiên cứu này cao hơn so với mật độ nuôi cá lác B.
- Tuy cá kèo được thả nuôi với mật độ cao, nhưng hệ thống sục khí không được áp dụng trong suốt quá trình nuôi cá.
- (1998), cá kèo có thể hô hấp tự nhiên trong nước và ngoài không khí.
- Khi môi trường nước thiếu oxy, cá kèo quạt nước qua mang từng đợt, nhưng gia tăng tần suất trao đổi khí qua mô và giảm tần suất trao đổi khí ngoài mô (Martin và Bridges, 1999).
- Điều này có thể lý giải tại sao các hộ nuôi, kể cả nuôi cá kèo ở mật độ cao không sử dụng máy quạt nước trong suốt vụ nuôi..
- Mức nước trong 20 ngày đầu sau khi thả cá kèo giống từ 25–35 cm ở cả 2 nhóm mật độ nuôi.
- Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học và phân bố của cá kèo.
- Điều này chứng minh rằng cá kèo là loài có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi.
- Sau 2 tháng nuôi, việc thay nước cho ao nuôi cá được thực hiện 2 lần/tháng bằng cách bơm (đối với nhóm nuôi cá ở mật độ cao) và theo thủy triều ở nhóm nuôi cá với mật độ thấp..
- Cá được cho ăn bằng thức ăn viên 2 lần/ngày ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ cao và 1 lần/2 ngày ở hộ nuôi cá với mật độ thấp (tùy khả năng tài chính của nông hộ)..
- Thức ăn viên hiệu Dollars được sử dụng ở 75% số hộ nuôi cá với mật độ cao.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn bình quân ở 2 nhóm hộ nuôi cá với mật độ cao và mật độ thấp lần lượt là 1,7 và 1,4.
- Mặc dù nhu cầu về dinh dưỡng cho cá kèo chưa được nghiên cứu, nhưng theo Yang et al.
- (2004) thì cá kèo ăn thực vật và thức ăn chính là các loài tảo khuê ở bề mặt đáy của thủy vực..
- Nghiên cứu gần đây cho thấy, cá kèo là loài ăn thực vật và thức ăn chính là tảo sống đáy, với 93% trong khẩu phần ăn của cá trong mùa khô (Bucholtz et al., 2009).
- Hiện tại, thức ăn công nghiệp cho loài cá này chưa được nghiên cứu, điều này làm hạn chế nghề nuôi cá kèo thâm canh ở ĐBSCL..
- Việc thu hoạch được thực hiện bằng cách bơm cạn nước ao và kéo cá ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ cao.
- hoặc theo thủy triều ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ thấp..
- Kích cỡ cá thu hoạch của nhóm hộ nuôi cá với mật độ cao và mật độ thấp lần lượt là 22-25 con/kg và 21-22 con/kg.
- Năng suất cá nuôi ở mật độ cao đạt (6,4±1 tấn/ha/vụ) cao hơn so với hộ nuôi cá ở mật độ thấp (0,77±0,3 tấn/ha/vụ) (Bảng 2).
- Năng suất cá kèo nuôi trong nghiên cứu này cao hơn so với năng suất nuôi cá lác B.
- Điều này chứng minh rằng: cá kèo là đối tượng nuôi có tiềm năng lớn về năng suất và có thể phát triển trong tương lai ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Chi phí sản xuất của hộ nuôi cá với mật độ cao thì cao hơn nhiều so với hộ nuôi cá ở mật độ thấp, trong đó chi phí thức ăn và con giống chiếm lần lượt là 57,8±3,3%.
- và 32,2±2,8% ở hộ nuôi cá với mật độ cao, và 51,6±5,9% và 28,3±2,6% ở hộ nuôi cá với mật độ thấp (Bảng 3).
- Lợi nhuận bình quân của hộ nuôi cá với mật độ cao thì cao hơn gấp 10 lần so với nhóm hộ nuôi cá ở mật độ thấp (Bảng 4).
- Có sự khác biệt đáng kể về chi phí, lợi nhuận và giá cá bán tại ao giữa hộ nuôi cá ở mật độ cao và mật độ thấp (P<0,05).
- Tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi cá ở mật độ cao thì cao hơn so với hộ nuôi cá ở mật độ thấp..
- Bảng 2: Một số thông số kỹ thuật trong nuôi cá kèo ở mật độ cao và thấp (TB ± std.) Thông số Mật độ cao (n=38) Mật độ thấp (n=34).
- Mật độ (con/m a b Kích cỡ cá giống (cm .
- 0,05) Bảng 3: Tỷ lệ các chí phí và lợi nhuận giữa nhóm hộ nuôi cá ở mật độ cao và thấp.
- Các chi phí Mật độ cao (n=38.
- Mật độ thấp (n=34).
- Bảng 4: Phân tích chi phí và lợi nhuận của 2 nhóm hộ nuôi cá kèo (Trung bình ± std) Hạng mục Mật độ cao (n=38) Mật độ thấp (n=34) Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ a 16 ± 5,1 b Giá bán tại ao (‘000 đồng/kg a b Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ a b Tỷ suất lợi nhuận (B/C .
- Giá cá kèo bán tại ao của hộ nuôi cá ở mật độ cao (56.100 đồng/kg) cao hơn so với hộ nuôi cá ở mật độ thấp (42.900 đồng/kg).
- Lý do là các hộ nuôi cá ở mật độ cao.
- thể thu hoạch bất kỳ thời điểm nào thị trường có nhu cầu cá kèo cao, đặc biệt là trong thời gian nước kém, khan hiếm nguồn cá thương phẩm từ tự nhiên.
- Đối với các hộ nuôi cá với mật độ thấp, cá kèo được thu hoạch theo thủy triều.
- Thời gian này thường trùng với thời điểm cá kèo thương phẩm được khai thác ngoài tự nhiên, nên giá bán không cao.
- Như vậy, thời gian thu hoạch cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gia tăng lợi nhuận cao ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ cao..
- Giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường đối với cá kèo làm gia tăng áp lực khai thác cá kèo giống, tăng nguy cơ suy giảm nguồn lợi cá kèo ở ĐBSCL trong tương lai.
- Cá kèo là đối tượng tiềm năng, dễ nuôi và có thể phát triển cả hình thức nuôi cá ở mật độ cao và mật độ thấp trong mùa mưa luân canh với tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL..
- Mô hình nuôi cá kèo ở mật độ cao cần vốn đầu tư cao, năng suất và lợi nhuận thu được cao hơn đáng kể so với nuôi cá ở mật độ thấp.
- Tuy nhiên, qui trình kỹ thuật nuôi cá kèo cần được nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi..
- Nhằm quản lý nguồn lợi và phát triển nghề nuôi cá kèo ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, một số giải pháp được đề xuất là: (1) nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá kèo để cung cấp nguồn giống ổn định cho vùng nuôi.
- và (2) nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng đối với cá kèo và sản xuất thức ăn phù hợp cho sự sinh trưởng của cá kèo nuôi cần được thực hiện..
- Sự phân bố và cường lực khai thác cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu