« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định 22/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ


Tóm tắt Xem thử

- Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan..
- Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 (sau đây gọi chung là Luật sở hữu trí tuệ) về quyền tác giả, quyền liên quan..
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan..
- Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan..
- Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả.
- Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải.
- Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan..
- Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan..
- a) Xây dựng, ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan..
- c) Quản lý, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về sở hữu nhà nước.
- đ) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan..
- g) Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan..
- h) Lập và quản lý Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan..
- i) Xuất bản và phát hành Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan..
- l) Quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan..
- m) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan..
- n) Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan..
- a) Tổ chức các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương.
- thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan..
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định..
- Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu.
- Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
- chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.
- Tác phẩm điện ảnh được sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.
- Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:.
- Quyền tác giả đối với chương trình máy tính.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ..
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình..
- Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian..
- Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
- Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử..
- Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn..
- Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại..
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản.
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:.
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo.
- Chủ sở hữu quyền tác giả.
- Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:.
- Việc hưởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41 và điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:.
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định..
- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần túy đưa tin..
- Chủ sở hữu chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác..
- Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật..
- Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2.
- Điều 13 và Điều 17 của Luật sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng)..
- Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ,.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả, Tờ khai đăng ký quyền liên quan, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu), 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng..
- Thời hạn cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại Điều 52 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.
- 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan được đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi trả lại cho tổ chức, cá nhân được cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc.
- Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật sở hữu trí tuệ..
- a) Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật sở hữu trí tuệ về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan..
- Phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật..
- Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ..
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại.
- diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng.
- Trường hợp không liên lạc trực tiếp được với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng..
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán..
- Việc thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật..
- Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ phải trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan..
- Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể thỏa thuận, thống nhất, ủy quyền đàm phán, thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định của pháp luật.
- Thông tin quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan..
- Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan..
- Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:.
- Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức, cá nhân khác để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nghĩa vụ liên hệ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc bên được ủy quyền để thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan..
- Tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc trọng tài..
- a) Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;