« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố.
- Abstract: Khái quát về vấn đề đô thị hóa.
- ứng dụng GIS trong nghiên cứu biến động đất do quá trình đô thị hóa.
- Đánh giá và phân tích mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiêp và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của khu vực ven đô thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Lựa chọn một số hộ dân đại diện trong thành phố để điều tra và thu thập các thông tin liên quan bổ sung cho các vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng các chức năng của công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất ở tp.
- Xây dựng các ma trận biến động sử dụng đất, từ đó phân tích đánh giá xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp của tp.
- Keywords: Đô thị hóa.
- Sản xuất nông nghiệp.
- Nghệ An.
- Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã và đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước làm cho bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên mọi miền tổ quốc, nhất là các khu vực ngoại ô của các thành phố lớn..
- Có thể nói đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, và là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế đất nước.
- Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa càng cao thì diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp.
- Vì vậy, quá trình đô thị hóa đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần giải quyết..
- Trong những năm gần đây, vì nhường đất cho đô thị hóa mà diện tích đất nông nghiệp của TP.
- Quá trình đô thị hóa tạo nhiều cơ hội việc làm mới, phát triển nhiều loại hình dịch vụ nhờ đó nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, đồng thời nó là sức bật cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
- Tuy nhiên, đô thị hóa đã gây ra không ít khó khăn và áp lực lớn cho việc giải quyết các mâu thuẫn trên địa bàn như: việc làm của những hộ nông dân bị mất đất.
- việc thay đổi suy nghĩ và cách làm kinh tế mới.
- Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của tin học đã trở thành một trong những công cụ phổ biến rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý nhà nước về sử dụng đất.
- Điều đó giúp chúng ta có nhiều công cụ và phương pháp khác nhau có thể sử dụng để đánh giá, phân tích và dự báo xu hướng biến động sử dụng đất..
- Trong luận văn này chúng tôi sử dụng công cụ GIS để đánh giá sự biến động sử dụng đất của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thay đổi mục đích sử dụng của các loại đất khác nhau và xu hướng mất đất nông nghiệp theo thời gian..
- Để đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp cũng như xu hướng mất đất nông nghiệp theo thời gian ở khu vực ven đô TP.
- Vinh, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”..
- Đối tượng, nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu với hai mục tiêu chính:.
- Đánh giá ảnh hướng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..
- Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế xã hội khu vực ven đô thành phố Vinh ,tỉnh Nghệ An..
- Đề xuất các bất cập do quá trình đô thị hóa gây ra như vấn đề giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị mất đất sản xuất..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn:.
- Đối tượng nghiên cứu là các khu vực đất sản xuất nông nghiệp ở ven đô TP.
- Vinh đang chịu tác động của quá trình đô thị hóa..
- Nội dung nghiên cứu của luận văn:.
- Đánh giá và phân tích mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiêp và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu..
- Lựa chọn một số hộ dân đại diện trong thành phố để điều tra và thu thập các thông tin liên quan bổ sung cho các vấn đề nghiên cứu..
- Sử dụng các chức năng của công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 đến 2005..
- Xây dựng các ma trận biến động sử dụng đất, từ đó phân tích đánh giá xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp..
- Phương pháp nghiên cứu:.
- Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau..
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Thông tin thứ cấp: sử dụng thông tin có sẵn từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TP.
- Các phương pháp thành lập bản đồ biến động sử dụng đất.
- Tiền đề cơ bản để sử dụng dữ liệu viễn thám nghiên cứu biến động là những thay đổi lớp phủ trên bề mặt đất phải đưa đến sự thay đổi về giá trị bức xạ và những sự thay đổi về bức xạ do sự thay đổi lớp phủ phải lớn hơn so với những thay đổi về bức xạ gây ra bởi các yếu tố khác..
- Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu biến động rất quan trọng.
- Trước tiên, chúng ta phải xác định được phương pháp phân loại ảnh được sử dụng.
- nghiên cứu có cần biết chính xác thông tin về nguồn gốc của sự biến động hay không.
- Từ đó có sự lựa chọn phương pháp thích hợp.
- Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều cho thấy rằng, các kết quả về biến động đều phải được thể hiện trên bản đồ biến động và các bảng tổng hợp.
- Các phương pháp nghiên cứu biến động khác nhau sẽ cho những bản đồ biến động khác nhau.
- Có nhiều phương pháp nghiên cứu biến động thường được sử dụng..
- Bản đồ biến động sử dụng đất thành phố Vinh thuộc nhóm bản đồ tổng hợp.
- Do vậy, cần tham khảo rất nhiều các bản đồ chuyên đề khác nhau của vùng nghiên cứu như: bản đồ địa hình, bản đồ giải thửa, bản đồ hành chính, giao thông… Các bản đồ này phần lớn được biểu diễn theo cùng một tỷ lệ (tỷ lệ được tiến hành chồng lớp và thể hiện các nội dung lên một bản đồ biến động tổng hợp..
- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm để thành lập các bản đồ biến động đất giai đoạn .
- Sử dụng các chức năng trong phần mềm Mapinfo 8.5 và Arcview 3.2 để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất, xây dựng ma trận biến động và phân tích biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu..
- Lựa chọn những yếu tố quan trọng, đặc trưng cho sự biến động đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu trên các bản đồ.
- Sau đó thể hiện chúng lên bản đồ biến động sử dụng đất..
- Sau khi có được bản đồ biến động sử dụng đất học viên tiến hành xếp nhóm để thể hiện trên bản đồ biến động sử dụng đất gồm có 5 nhóm đối tượng đất cụ thể như sau:.
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm..
- Đất đô thị (phi nông nghiệp) bao gồm có: đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa..
- Đất chưa sử dụng: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi chưa sử dụng, đất núi chưa sử dụng..
- Kết quả của các bản đồ biến động sử dụng đất cho thấy được những khu vực có sự biến động về đất đai.
- Các khu vực đất đô thị mở rộng ra cũng chính là các khu vực đất nông nghiệp bị thu hẹp lại..
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa.
- Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên cứu.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: các đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu… có ảnh hưởng đến sự biến động các khu vực đất nông nghiệp..
- Khảo sát các hoạt động kinh tế - xã hội: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, loại hình dịch vụ, việc làm… Đặc biệt là các hình thức sản xuất kinh doanh đối với những hộ bị mất đất nông nghiệp..
- Đặc biệt để đánh giá cụ thể và chi tiết hơn về những tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của người dân nói chung.
- Học viên đã lựa chọn một số hộ thuộc các khu vực có nhiều biến động đất nông nghiệp.
- Những khu vực được lựa chọn này phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, mang tính đại diện cho từng đối tượng, đại diện cho từng vùng địa lý nghiên cứu..
- Kết quả bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn từ cho thấy diện tích đất nông nghiệp giảm ha) so với tổng diện tích tự nhiên của thành phố Vinh.
- Trong đó đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác có sự biến động lớn (lần lượt là: 23,81 % và 39,59.
- Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu bị mất đi thay thế vào đó là các loại đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất ở, đất sản xuất kinh doanh.
- trình đô thị hóa.
- Kết quả bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn còn cho thấy xu hướng mất đất nông nghiệp chủ yếu tại các xã ven đô ở phía Đông và Đông bắc của thành phố..
- Trong khi đó theo kết quả phân tích và tính toán cho thấy giai đoạn diện tích đất nông nghiệp giảm ha) so với tổng diện tích tự nhiên của thành phố.
- Như vậy, giai đoạn tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh hơn điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp, phục vụ quá trình đô thị hóa của thành phố..
- Đô thị hóa đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thành phố: cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm, còn ngành nông nghiệp thì giảm qua các năm.
- Từ năm cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng là 4,59.
- Đô thị hóa, dân số thành thị tăng lên rất nhanh từ 71,25 % năm 2008 lên 75,26 % năm 2010, dân số nông thôn chỉ tăng không đáng kể.
- Đô thị hóa đã làm tăng thu nhập của người dân và đời sống của họ được cải thiện.
- Thu nhập bình quân đầu người của toàn thành phố Vinh năm 2000 là 7 triệu đồng/năm, năm 2005 là 14,4 triệu đồng/người đến năm 2010 đã là 38,1 triệu đồng/người.
- Thu nhập của nhóm hộ 3 chủ yếu là thu từ lao động làm thuê và sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Thu nhập của nhóm hộ 1 chủ yếu thu từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nhóm 2 chủ yếu từ đi làm thuê và sản xuất nông nghiệp..
- Quá trình đô thị hóa dẫn đến thay đổi cuộc sống của người dân vì vậy cần tăng cường đào tạo ngành nghề phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ ở địa phương..
- Mạnh dạn chuyển đổi các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, tích cực khôi phục các làng nghề truyền thống để nâng cao thu nhập cho người dân..
- Mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
- Người lao động cần cố gắng học hỏi, tiếp thu cái mới để nâng cao trình độ chuyên môn, phong cách làm việc công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lực trong tiến trình đô thị hóa của thành phố Vinh..
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Thực trạng và giải pháp (2002), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hiên (1998), Đô thị hóa và các chính sách phát triển đô thị trong CNH – HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Trung Dũng Công tác dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh - Kết quả và tồn tại", Tạp chí Lao động xã hội số 261 tháng 4/2005..
- Mạc Đường (2002), Dân tộc học – đô thị và vấn đề đô thị hóa, Nhà xuất bản trẻ..
- Hoàng Văn Hoa (2005), Tác động của quá trình đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Duy Quý (1998), Đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước khác, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Trần Thị Băng Tâm, (2006), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Nông nghiệp..
- Nguyễn Khắc Thời và nnk, (2008), Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và công nghệ GIS để xác định biến động đất đai trong tiến trình đô thị hóa khu vực ngoại thành Hà nội, Báo cáo đề tài cấp Bộ 2006-2008..
- Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, (2004), NXB Bản đồ.
- và Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ- BTNMT ngày của Bộ Tài nguyên và Môi trường..
- Vinh (2010), báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố năm 2010..
- Vinh (2010), báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 TP.
- Vinh (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP