« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG VÀ DỊCH VỤ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG XÃĐẠI HỢP, HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG VÀ DỊCH VỤ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG XÃ ĐẠI HỢP, HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
- Tóm tắt: Rừng ngập mặn (RNM) là một phần cấu thành của hệ sinh thái ven biển Việt Nam.
- Đại Hợp là một xã nằm ở ven biển huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã thực hiện tái trồng RNM từ năm 1998.
- Đến nay, xã có gần 1000 ha diện tích rừng trưởng thành và đã đem lại giá trị nhiều mặt cho xã hội và cộng đồng dân cư trong vùng.
- Để đánh giá chức năng và dịch vụ của RNM trồng tại vùng nghiên cứu, nhóm tác giả đã kết hợp giữa đánh giá định tính (phỏng vấn những người nắm thông tin chính, thảo luận nhóm, thăm thực địa) và phương pháp đánh giá định lượng (điều tra phỏng vấn tại hộ gia đình, đánh giá dữ liệu định lượng) kết hợp với phân tích tác động, đánh giá không những dựa trên những giá trị thực tế mà còn dựa trên những giả định (nếu không có sự tác động của hoạt động trồng rừng thì có kết quả nào được ghi nhận hay không).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng ngập mặn có ba ưu điểm: Một là, rừng ngập mặn có khả năng bảo vệ đê biển, cộng đồng dân cư ven biển và tài sản nằm bên ngoài đê, ví dụ như thuyền bè và đầm tôm.
- Hai là, rừng ngập mặn mang đến những lợi ích kinh tế trực tiếp, đặc biệt đối với những hộ gia đình nghèo trong xã là những người thường sống dựa vào rừng ngập mặn.
- Ba là, có thể khẳng định tương tự đối với chức năng tích lũy carbon của rừng ngập mặn..
- Từ khóa: Rừng ngập mặn, chức năng và dịch vụ, bảo vệ đê biển, dịch vụ hệ sinh thái, tích lũy carbon.
- Rừng ngập mặn là một phần cấu thành của hệ sinh thái ven biển Việt Nam.
- Ở miền Bắc Việt Nam, khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng trước đây đã từng là một hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng lớn.
- Đến những năm 1960, rừng ngập mặn bị phá đi để phục vụ cho những hoạt động phát triển kinh tế.
- Với những phát kiến của những nhà quản lý và khoa học, được sự hậu thuẫn của Chính quyền các cấp và sự tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như của Chính phủ, hoạt động trồng và phục hồi RNM đã bắt đầu được thực hiện ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1997 với mục tiêu ban đầu là bảo vệ đê biển.
- Ngày nay, hầu khắp các vùng ven biển.
- 2 Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội;.
- 3 Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi;.
- Những diện tích rừng đó đã đem lại giá trị nhiều mặt cho xã hội và cộng đồng dân cư trong vùng.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá giá trị tiềm tàng mà những cánh RNM trồng ở đây đem lại qua phân tích và đánh giá các chức năng và dịch vụ của rừng..
- 2.Vị trí nghiên cứu.
- Đại Hợp là một xã có hơn 11.500 nhân khẩu nằm ở ven biển huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
- Từ năm 1998, với sự hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ (CTĐ) Nhật Bản, Hội CTĐ Việt Nam, thông qua CTĐ thành phố Hải Phòng và xã Đại Hợp đã tiến hành trồng rừng ngập mặn trên bãi triều và tiếp tục trồng dặm và phát triển diện tích trồng rừng đến năm 2005.
- Tổng đầu tư trồng rừng là 835 ha (350 ha Trang (Kadellia cande - K.
- Thông qua tái sinh tự nhiên và hoạt động trồng bổ sung có hạn chế của ngành lâm nghiệp (từ năm 2007 đến năm 2013 trên dải đất hướng ra biển), rừng ngập mặn của xã hiện nay có khoảng 700 ha;.
- Đa số rừng trồng hiện nay đã trưởng thành, cao tới trên 4 m đối với Trang (K.
- obovata) và trên 11 m đối với Bần (S.
- Bản đồ vùng nghiên cứu (IFRC).
- Phương pháp nghiên cứu.
- Công tác đánh giá sử dụng phương pháp tiếp cận kết hợp giữa phương pháp đánh giá định tính (phỏng vấn những người nắm thông tin chính, thảo luận nhóm, thăm thực địa) và phương pháp đánh giá định lượng (điều tra phỏng vấn tại hộ gia đình, đánh giá dữ liệu định lượng).
- Điều tra phỏng vấn tại hộ gia đình đã được thực hiện đối với 30 người trả lời phỏng vấn cho từng năm của năm 2011 và 2013..
- Phân tích tác động, đánh giá không những dựa trên những giá trị thực tế mà còn dựa trên những giả định (nếu không có sự tác động của hoạt động trồng rừng thì có kết quả nào được ghi nhận hay không).
- Đối với đánh giá về lợi ích bảo vệ bờ biển (những rủi ro ngăn ngừa được), dựa trên xác suất xảy ra bão mỗi năm, phân tích những thiệt hại của những trận bão điển hình xảy ra và có tác động trực tiếp đến vùng nghiên cứu.
- Phân tích lợi ích sinh thái tập trung vào chức năng của rừng ngập mặn như vai trò tích lũy carbon (Nguyễn Cúc, 2007) được ngoại suy ra để xác định giá trị carbon từ RNM trồng trong vùng..
- Ngoài ra, chi phí lợi ích cũng được xem xét và phân tích trong quá trình tính toán.
- Những lợi ích tiềm năng của rừng ngập mặn (IFRC, 2011).
- Phân loại Lợi ích của rừng ngập mặn.
- Lợi ích bảo vệ • Giảm chi phí sửa chữa và bảo trì đê (Quỹ bảo trợ Canada cho Giáo dục kinh tế 2007);.
- Lợi ích kinh tế trực tiếp.
- Thu nhập của người trực tiếp tham gia trồng và bảo vệ rừng.
- Tăng thu nhập từ thu bắt các sản vật từ rừng ngập mặn (tôm.
- Tăng thu nhập từ thu lượm gỗ (củi đun) (Bann 1998) Lợi ích sinh thái • Giá trị cac-bon (Nguyễn Thị Kim Cúc 2007).
- Chi phí cơ hội • Giảm thu nhập do hoạt động trồng rừng ngập mặn thay thế các hoạt động kinh tế đang thực hiện trong vùng.
- Kết quả và thảo luận 4.1.Chức năng bảo vệ bờ biển.
- Rừng ngập mặn đã chứng minh được tác dụng bảo vệ đê của các xã ven biển, tăng cường sự bảo vệ cộng đồng ven biển bao gồm cả.
- những tài sản ở khu vực giữa rừng ngập mặn..
- Cùng với các biện pháp công trình, trồng rừng ngập mặn được xem là một phương thức có hiệu quả trong bảo vệ các xã ven biển không chỉ bởi chi phí thấp hơn mà còn bởi nó mang lại.
- nhiều lợi ích mà các công cụ khác không thể mang lại được (lợi ích kinh tế trực tiếp, lợi ích sinh thái, lợi ích bảo vệ đối với các tài sản nằm ngoài đê biển)..
- Một phép so sánh để xác định tác động bảo vệ của RNM đã được xây dựng trên cơ sở đánh giá thiệt hại do hai cơn bão cùng cấp 9 đã đổ vào Đại Hợp vào năm 1987 và năm 2005 trong điều kiện có và không có RNM bảo vệ.
- Vào năm 1987, cơn bão đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới một dải đê biển dài 3 km và cần phải sửa chữa với mức chi phí là 6 tỷ đồng (giá trị hiện tại là 300.000 USD).
- Trong khi đó, cũng con đê chưa kiên cố hóa này đã được bảo vệ an toàn bởi dải RNM trong cơn bão năm 2005 với mức thủy triều tương đương với cơn bão 1987..
- Hiện nay một cánh rừng ngập mặn rộng hơn 1 km bao bọc phía ngoài với chiều cao trung bình 10m và mật độ trung bình trên 10.000 cây/ha Đây được xem như một tác động tích cực của chương trình trồng RNM.
- Một so sánh khác là cơn bão số 8, cấp 11 đã trực tiếp đổ vào vùng ven biển bắc bộ ngày 28 tháng 10 năm 2012.
- Đê biển xã Đại Hợp, nơi trực tiếp đối diện với biển, không có những thiệt hại trưc tiếp nào (báo cáo tình hình thiệt hại do bão số 8 ngày gây ra trên địa bàn xã Đại Hợp của xã)..
- Lợi ích bảo vệ chính là những giả thiết về mức độ tổn thất do bão gây ra nếu không có RNM.
- Giả sử tần suất giữa những cơn bão lớn tại xã Đại Hợp là 10 năm thì lợi ích bảo vệ đến đê biển qua khảo sát vào khoảng 676.800 USD..
- Tuy nhiên, bức tranh này thay đổi đáng kể khi tính đến những tổn thất ngăn ngừa được đối với các đầm tôm, đất nông nghiệp, tài sản và công trình công cộng khác trong phép tính này: Tổng số tổn thất tránh được được xác định là lên đến.
- Rừng ngập mặn với nâng cấp đê.
- Rừng ngập mặn vì thế đã thể hiện là một công cụ cực kỳ hiệu quả, đặc biệt có thể nói là một mũi tên trúng ba đích.
- Khi so sánh chi phí và lợi ích của rừng ngập mặn với những chi phí và lợi ích của việc thường xuyên nâng cấp hệ thống đê biển quốc gia.
- PTNT, chi phí cho hoạt động nâng cấp này vào khoảng 16 tỷ đồng (800.000 USD) cho một km đê.
- Những chi phí này được chi cho bê tông hóa và nâng cao chiều cao của đê lên đến 1 m – mực nước biển dâng dự báo trong tương lai..
- Ngoài ra, chi phí thường niên cho hoạt động duy tu bảo dưỡng đê cũng là rất lớn.
- Giả sử chỉ có 25% số chi phí này là dành cho bê tông hóa thì con số sẽ l à 200.000 USD..
- Dựa trên những cuộc thảo luận diễn ra trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tại địa phương với nhiều ban ngành, có thể giả định một cách hợp lý rằng mỗi km chiều dài của đê biển với dải rừng RNM rộng 1 km sẽ có chức năng bảo vệ tương tự đối với đê và các tài sản nằm phía trong đê.
- Với chi phí 84.300 USD, chúng ta sẽ có khoảng 100 ha RNM với dải rộng 1 km phía trước đê, chi phí này chỉ bằng một nửa số chi phí dự kiến dành cho bê tông hóa (IFRC, 2011)..
- Như vậy, việc kết hợp giữa nâng cấp đê và trồng RNM được cho là một giải pháp an toàn và bền vững cho cộng đồng ven biển nhằm ứng phó với rủi ro thiên tai, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu..
- Ngoài việc giảm được thiệt hại đến đê, xã Đại Hợp cũng báo cáo rằng một số tàu thuyền bị phá hủy trong năm 1987, trong khi đó không bị thiệt hại nào trong năm 2005, vì được đậu ở giữa rừng ngập mặn và đê.
- 4.2.Sinh kế từ rừng ngập mặn trồng.
- Tác động trong cải thiện sinh kế là không thể chối cãi – với thu nhập từ việc thu lượm thủy.
- hải sản tăng lên tới 780% so với thời điểm trước khi trồng lại rừng (năm 1997), đặc biệt với những hộ nghèo trong xã được hưởng lợi từ hoạt động trồng rừng ngập mặn.
- 60% người trả lời phỏng vấn ở các xã trồng rừng ngập mặn đã khẳng định tác động tích cực của RNM đến thu nhập của họ..
- Đối với rừng ngập mặn, thu nhập từ việc thu lượm tôm, cua, và các loài thủy hải sản khác trên mỗi ha đã tăng từ 209% đến 789% so với thu nhập trên bãi triều.
- Thu nhập tăng, sinh kế được cải thiện ít nhất có thể thấy được ở những người đã trồng rừng ngập mặn ngay từ ban đầu.
- trong số 60 người trả lời phỏng vấn trong 02 đợt điều tra đều khẳng định tác động tích cực của chương trình trồng RNM đến thu nhập của họ (trong khi đó có 38% nói rằng chương trình không có tác động gì và 1% nói rằng chương trình có một tác động tiêu cực).
- Ngoài năng suất từ thu lượm thủy hải sản tăng lên, rừng ngập mặn cũng tạo điều kiện cho hoạt động nuôi ong lấy mật – trong một xã thu nhập từ mật ong đã mang lại khoảng 10.000 USD/năm..
- Đối với những lợi ích kinh tế trực tiếp, điều tra tại hộ dân và th ảo luận với chính quyền xã cho thấy rằng thu nhập bình quân tại xã từ hoạt động khai thác hải sản thủ công tại vùng RNM là 10USD/người/ngày x 200 người/ngày x 20 ngày/tháng x 12 tháng/năm.
- Như vậy, với tổng diện tích 700 ha RNM của xã đem lại lợi ích khoảng 480.000 USD/năm (14,4 triệu đồng/ha RNM/năm)..
- Sự khác nhau về thu nhập này có thể khẳng định là do hoạt động trồng rừng mang lại (738 triệu đồng hay 36.900 USD mỗi năm).
- Như vậy, kết quả nghiên cứu này có thể khẳng định vai trò của RNM với sinh kế của cộng đồng dân cư trong vùng..
- 4.3.Dịch vụ hệ sinh thái từ rừng ngập mặn trồng.
- Giá trị carbon được tính bằng cách cộng lượng carbon được dự trữ trong cây và lượng carbon dự trữ trong đất, sau đó trừ đi lượng khí thải CO2 của rừng thông qua sự hô hấp của đất..
- tính đến độ sâu 100cm và xét cả lượng Carbon trong đất và trong thực vật ngập mặn cả trên và dưới đất, lượng CO2 trong bãi lầy trống là 115 tấn CO2/ha trong khi con số là từ 180 đến 621 tấn CO2/ha với RNM trồng từ 1 đến 10 năm tuổi.
- Như vây, với độ tuổi của RNM trồng trong vùng từ 10 đến 17 tuổi, mỗi ha rừng trồng tại địa phương hấp thụ được tối thiểu là 621 tấn CO2.
- Giả sử rằng giá của một tấn CO2 khí thải là 20 USD – giá trị thực hiện nay thay đổi trong khoảng đó – giá trị quy đổi của mỗi ha rừng trồng 10 năm tuổi thấp nhất là 12.420 USD và trên toàn diện tích RNM của xã Đại Hơp là 8,7 triệu USD.
- Ngoài ra, trung bình mỗi ha RNM trồng hấp thụ được 37,7 tấn CO2/năm và tuổi thọ trung bình của RNM trồng là 30 năm, thì tính đến năm 2025, RNM ở đây sẽ hấp thụ được 343.070 tấn CO2, tương đương 6,9 triệu USD..
- Điều này đồng nghĩa với giá trị tổng giá trị là15,6 triệu USD cho toàn bộ lượng CO2 hấp thụ của RNM trồng tại Đại Hợp đến năm 2025..
- Như vậy, giá trị tác động về lợi ích bảo vệ lớn hơn nhiều so với những lợi ích kinh tế trực tiếp..
- Qua đánh giá tại khu vực xã Đại Hợp, ta nhận thấy rừng ngập mặn có khả năng bảo vệ đê biển và nhiều tài sản nằm bên ngoài đê, ví dụ như thuyền bè và đầm tôm.
- Hai là, rừng ngập mặn mang đến những lợi ích kinh tế trực tiếp, đặc biệt đối với những hộ gia đình nghèo trong xã là những người thường sống xa rừng ngập mặn.
- Ba là, chúng ta có thể khẳng định tương tự đối với những lợi ích về sinh thái qua chức năng hấp thụ carbon của rừng ngập mặn..
- Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn tới những người đã tham gia phỏng vấn vì sự cởi mở chân thành, Hội CTĐ Việt Nam, tp.
- Hải Phòng, xã Đại Hợp và Hiệp hội Trăng lưới liềm đỏ và Chữ thập đỏ Quốc tế tại Việt Nam đã cung cấp những tài liệu quan trọng cho quá trình khảo sát đánh giá.
- Cuối cùng, chúng tôi xin được cảm ơn những cộng sự giúp phỏng vấn các hộ dân trong vùng nghiên cứu..
- Báo cáo đánh giá hiệu quả giảm thiểu rủi ro thảm hoạ ở Việt Nam của RNM trồng.
- UBND xã Đại Hợp, 2013.
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013