« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TỎI TỈNH NINH THUẬN


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TỎI TỈNH NINH THUẬN Nguyễn Phú Son 1 và Nguyễn Thị Thu An 2.
- Tỏi, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần Keywords:.
- Nghiên cứu khảo sát 70 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, bao gồm 7 nhà cung cấp cây giống, 7 nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, 20 hộ trồng, 6 thương lái trong tỉnh, 15 chủ vựa và nhà buôn sỉ trong và ngoài tỉnh, 14 nhà bán lẻ trong và ngoài tỉnh và 1 siêu thị ở ngoài tỉnh.
- Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 2 kênh phân phối chính: 70% lượng tỏi được bán cho những người buôn sỉ và chủ vựa trong tỉnh và 20% bán cho những thương lái trong tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm nghẽn lớn nhất của chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận là khả năng tiếp cận thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi còn hạn chế.
- Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để làm gia tăng lợi nhuận của chuỗi giá trị tỏi.
- Kết quả nghiên cứu đưa ra 4 nhóm giải pháp chính để nâng cấp chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận, bao gồm: mở rộng diện tích trồng tỏi.
- nâng cao năng lực sản xuất và thị trường cho các hộ sản xuất tỏi.
- Mức sinh lợi này tương đối cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm tỏi từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ trở nên rất cần thiết, nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, và do vậy sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận cho tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tỏi, đặc biệt là người nông dân trồng tỏi của tỉnh..
- Mục tiêu chung: Phân tích chuỗi giá trị tỏi nhằm đưa ra giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm tỏi của tỉnh Ninh Thuận..
- Lập bản đồ chuỗi giá trị và phân tích kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm tỏi..
- Phân tích SWOT sản phẩm tỏi..
- Đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tỏi và các hoạt động cần thiết để thực hiện chiến lược..
- Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của Eschborn GTZ, “Thị trường cho người nghèo - công cụ phân tích chuỗi giá trị” của M4P, “Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng” của Micheal Porter..
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp có liên quan đến ngành hàng, phỏng vấn chuyên gia (Key Informant Panel - KIP), phỏng vấn trực tiếp 70 quan sát là các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm tỏi..
- Phân tích chuỗi giá trị bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi..
- Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích giá trị gia tăng (Value Added - VA), giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là lợi nhuận (Net Value Added - NVA)..
- Người trồng ở đây có tập quán tự để giống lại để sản xuất.
- Chi phí sản xuất tính trên 1 kg tỏi tươi khoảng gần 23 ngàn đồng.
- Như vậy, người trồng có thể kiếm được mức lợi nhuận gần gấp đôi chi phí sản xuất.
- 4.2 Sơ đồ chuỗi giá trị tỏi.
- Sơ đồ chuỗi và kênh phân phối: Hình 1 cho thấy, chuỗi giá trị tỏi tỉnh Ninh Thuận có 2 kênh phân phối chính:.
- Sản xuất.
- ngoài tỉnh.
- Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị tỏi ở Ninh Thuận Ghi chú:.
- Ngoài ra, các hộ trồng tỏi còn được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap..
- Người trồng tỏi còn được tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại và các Quỹ tín dụng Nhân dân đặt trong tỉnh, góp phần nâng cao năng lực vốn cho các hộ trồng trong quá trình sản xuất..
- 4.3.1 Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của người trồng tỏi.
- Chi phí sản xuất của người trồng tỏi được phân thành 2 nhóm sau:.
- Chi phí trung gian (CPTG): Đây là những chi phí dùng để mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất.
- Bảng 1: Chi phí sản xuất 1 kg tỏi.
- Chi phí tăng thêm (CPTT): là những chi phí thêm vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người trồng tỏi.
- Trong tổng CPTG, ba khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm lần lượt là chi phí phân bón, giống và thuốc BVTV..
- 4.3.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần.
- Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi chi phí trung gian.
- Giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là lợi nhuận của mỗi tác nhân được tính bằng cách lấy GTGT trừ đi các chi phí tăng thêm.
- Như đã được phân tích ở mục 4.2, có 2 kênh phân phối chính trong chuỗi giá trị tỏi ở Ninh Thuận.
- Kết quả phân tích ở Bảng 1 cho thấy hai tác nhân người trồng tỏi và buôn sỉ tỏi trong tỉnh là hai tác nhân tạo ra nhiều nhất giá trị gia tăng cho sản phẩm tỏi (chiếm 83% trong tổng số GTGT trên 1 kg tỏi).
- Tuy nhiên, nếu người trồng tỏi hoặc những người buôn sỉ tỏi tại Ninh Thuận tăng cường thêm khâu xúc tiến thương mại để có thể tiếp cận trực tiếp với những người buôn sỉ hoặc buôn lẻ ngoài tỉnh sẽ có khả năng gia tăng lợi nhuận được phân phối trong chuỗi giá trị.
- Kết quả phân tích ở Bảng 2 cũng cho thấy hiệu quả sản xuất của người trồng ở đây tương đối cao, do tỷ suất lợi nhuận lên đến 1,07 lần.
- Chi phí trung gian .
- Giá trị gia tăng .
- giá trị gia tăng .
- Chi phí tăng thêm .
- Giá trị gia tăng thuần .
- giá trị gia tăng thuần .
- Chính vì vậy, có rất nhiều tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng cho người trồng tỏi, cũng như cho những thương lái trong tỉnh, nếu như họ gia tăng nỗ lực tìm kiếm và kết nối thị trường với người mua ngoài tỉnh.
- Như đã được thảo luận trong mục trên, đây chính là khâu còn nhiều hạn chế đối với người sản xuất và các tác nhân trung gian ở Ninh Thuận trong việc tiếp cận thị trường..
- Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg tỏi khô Tóm lại, qua phân tích kinh tế chuỗi của 2 kênh phân phối chính cho thấy, phần lớn GTGT được tạo ra từ tác nhân người sản xuất.
- Điều này phù hợp với lý thuyết đối với các chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp – chu kỳ kinh doanh dài và GTGT chủ yếu được tạo ra từ sự thay đổi vật lý của cây trồng, vật nuôi có kích thước và trọng lượng ban đầu thấp.
- Tuy nhiên, tiềm năng tạo thêm GTGT cho sản phẩm từ người sản xuất vẫn còn rất lớn, từ những hoạt động quảng bá, xúc tiến sản.
- phẩm để tiếp cận đến các tác nhân phía sau trong chuỗi giá trị, cụ thể là những tác nhân trung gian ở ngoài tỉnh.
- Cũng từ kết quả phân tích kinh tế chuỗi cho thấy, sự phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân chưa thật sự hợp lý, do tỷ trọng lợi nhuận được phân phối cho người sản xuất chỉ có từ 62-64%..
- 4.4 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tỏi 4.4.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi và tầm nhìn chiến lược.
- Quan điểm nâng cấp chuỗi giá trị tỏi:.
- Chuỗi giá trị được nâng cấp dựa trên 3 cơ sở: (i) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh mở rộng diện tích trồng tỏi lên 1.000 ha, với sản lượng là 25 nghìn tấn vào năm 2015.
- Tầm nhìn chiến lược: Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tỏi hướng đến việc tạo thêm GTGT cho sản phẩm thông qua chiến lược cải thiện hệ thống phân phối bằng việc tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến sản phẩm và tiếp cận thị trường..
- 4.4.2 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị được xây dựng trên cơ sở: (i) Phân tích kinh tế chuỗi, (ii) Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành, (iii) Phân tích SWOT..
- Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng tỏi của Ninh Thuận: giống với những sản phẩm khác, đặc biệt là những sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tỏi của Ninh Thuận cũng chịu chi phối bởi những áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh như:.
- Do vậy, hiện tại và trong tương lai sản phẩm tỏi phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước rất lớn..
- Chính vì vậy, hai vấn đề cần lưu ý trong việc đưa ra các giải pháp nâng cấp chuỗi là: 1) tổ chức sản xuất dựa trên khả năng dự báo chính xác mùa vụ và nhu cầu thị trường của các đối thủ trong ngành, 2) liên kết trong sản xuất đi cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất để tối thiểu hóa chi phí sản xuất và 3) tăng cường các hoạt động tiếp cận thị trường để tạo thêm GTGT cho sản phẩm, do vậy sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong tỉnh tham gia trong chuỗi..
- Để khắc phục tình trạng này, việc thành lập các tổ chức nông dân để liên kết với nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm là cần thiết.
- Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tận dụng sự hỗ trợ của các chương trình dự án nên xây dựng hệ thống thông tin thị trường để tăng cường việc cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm cho người trồng.
- Ngoài ra, việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và nối kết thị trường cũng trở nên rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm theo hướng tạo thị trường trở nên hoàn hảo hơn..
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:.
- theo nguyên lý kinh tế, một ngành hàng càng có nhiều sản phẩm thay thế sẽ chứa đựng càng nhiều nguy cơ bị cạnh tranh kể cả trong hiện tại và tương lai, vì vậy làm giảm lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị.
- Do vậy, có thể nói tỏi là sản phẩm có nhiều nguy cơ bị cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế do có rất nhiều sản phẩm có cùng tính chất cốt lõi giống như tỏi..
- Tóm lại, tỏi của Ninh Thuận chịu áp lực cạnh tranh cao từ những sản phẩm thay thế, từ quyền lực thị trường của người mua và từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Đồng thời, việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cũng trở nên hết sức cần thiết để nâng cấp chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận..
- Để đưa ra những giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn nhóm chuyên gia, bao gồm 4 người là lãnh đạo của Phòng Nông nghiệp của 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước và của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận– là những người am tường thông tin liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh tỏi của Ninh Thuận..
- Bảng 4: Phân tích SWOT sản phẩm tỏi tỉnh Ninh Thuận.
- S 1 : Nông dân có kinh nghiệm sản xuất..
- S 5 : Sản phẩm để được lâu..
- W 1 : Thiếu vốn sản xuất..
- W 2 : Kỹ thuật sản xuất và tồn trữ tỏi làm giống hạn chế..
- W 6 : Thiếu nước sản xuất..
- W 8 : Liên kết trong sản xuất &.
- T 2 : Sản phẩm mang tính thời vụ (dư mùa mưa và thiếu vào mùa khô)..
- Qua phân tích kinh tế chuỗi giá trị hiện tại, phân tích lợi thế cạnh tranh và phân tích SWOT, có 4 nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi được đề xuất:.
- Việc mở rộng qui mô diện tích trồng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng thời tận dụng được lợi ích của kinh tế qui mô sẽ góp phần làm giảm được chi phí sản xuất và tiêu thụ, cũng như tăng cường được khả năng liên kết thị trường..
- Giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần làm nâng cao năng lực vốn cho các tác nhân trong chuỗi và do vậy sẽ góp phần làm giảm chi phí tăng thêm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, 2) Xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tỏi Ninh Thuận.
- Thực hiện được giải pháp này sẽ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm tỏi của Ninh Thuận, và do vậy sẽ góp phần nâng cao thu thập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi, 3) Nâng cao năng lực sản xuất tỏi và phòng trừ sâu bệnh.
- Thực hiện được giải pháp này sẽ giúp cho người sản xuất nâng cao được hiệu quả sản xuất và đặc biệt sẽ tạo điều kiện liên kết với các Doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ, góp phần ổn.
- Giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần làm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, và do vậy sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất và 6) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường.
- Đồng thời chỉ có 5% sản lượng tỏi của Ninh Thuận được phân phối qua siêu thị, con số này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của sản phẩm này.
- Giải pháp phòng thủ: Sản phẩm tỏi như là sản phẩm chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ những sản phẩm thay thế và từ những người mua, cộng với kỹ thuật sản xuất và chế biến còn nhiều hạn chế sẽ là những nguy cơ lớn cho ngành hàng này của Ninh Thuận..
- Chiến lược này cũng cần được sự hỗ trợ của các hoạt động xúc tiến sản phẩm đi cùng..
- 4.4.3 Kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị tỏi.
- Nâng cao năng lực vốn cho các tác nhân trong chuỗi, cần thực hiện huấn luyện và hướng dẫn cho các hộ sản xuất lập phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn..
- Xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tỏi Ninh Thuận cần nghiên cứu xây dựng nhãn hiệu sản phẩm..
- Nâng cao năng lực kỹ thuật sản xuất tỏi và phòng trừ sâu bệnh, cần tập huấn kỹ thuật sản xuất tỏi (thương phẩm &.
- Phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc, cần thực hiện các hoạt động như: Huấn luyện quản lý chuỗi giá trị cho cán bộ chuyên ngành và cán bộ địa phương.
- Thành lập Hiệp hội tỏi và Xây dựng mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm tỏi..
- Phát triển ngành chế biến tỏi, cần thực hiện các hoạt động như: Nghiên cứu sản phẩm giá trị gia tăng và Đầu tư phát triển sản phẩm giá trị gia tăng..
- Chuỗi giá trị tỏi tỉnh Ninh Thuận có 2 kênh thị trường chính.
- Còn nhiều tiềm năng để tạo ra GTGT cho sản phẩm tỏi của Ninh Thuận thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến sản phẩm và tiếp cận thị trường.
- Sản phẩm tỏi của Ninh Thuận bị chi phối bởi 3 áp lực cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trong ngành, quyền lực thị trường của người mua và sản phẩm thay thế.
- Từ những điểm mạnh, cơ hội, điểm yếu, thách thức của ngành hàng tỏi, nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị tỏi của tỉnh Ninh Thuận, theo hướng có lợi cho các tác nhân tham gia ngành hàng, đặc biệt là người trồng tỏi..
- Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị..
- Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa đối với việc làm và tăng thu nhập của người nghèo ở ĐBSCL.