« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những đóng góp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên từ thời kỳ đổi mới đến nay


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai.
- đóng góp, Liên hiệp các hội.
- khoa học và kỹ thuật, vùng Tây Nguyên.
- Bài viết phản ánh kết quả nghiên cứu về tổ chức, nhân sự và điều kiện làm việc, thực trạng nguồn nhân lực, sự đóng góp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 5 tỉnh Tây Nguyên qua chức năng, nhiệm vụ.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phản ánh đúng thực trạng và những bất cập của các Liên hiệp hội ở Tây Nguyên, vừa tạo cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng cũng như xác định các nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục, góp phần hoạch định chính sách và nâng cao nhận thức về các liên hiệp hội ở Tây Nguyên, và có tác dụng tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sự đoàn kết giữa các liên hiệp hội, giúp thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên..
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những đóng góp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên từ thời kỳ đổi mới đến nay.
- Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc tập hợp, đoàn kết đội ngũ.
- Bên cạnh những thành tựu và đóng góp quan trọng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới như: Chưa tập hợp được đông đảo đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ, nhất là tri thức trẻ và tri thức trong doanh nghiệp.
- việc phối hợp giữa Liên hiệp hội với các Hội thành viên chưa tốt, chưa tập hợp được trí tuệ của các chuyên gia đầu nghành ở các đơn vị, nhất là ở lĩnh vực tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
- việc thực hiện chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16 tháng 04 năm 2010 của bộ chính trị về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt dộng của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Thông tri, Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy của 5 tỉnh Tây nguyên về việc thực hiện Chỉ thị 42 chưa đạt hiệu quả cao..
- Những tồn tại của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên do nhiều nguyên nhân: thiếu cán bộ chuyên trách có tâm huyết, có năng lực từ đó chưa đủ sức tham mưu cho cơ quan Đảng và chính quyền cấp tỉnh về các lĩnh vực hoạt động của các Hội khoa học kỹ thuật.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên nói chung còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động.
- nhận thức của các ngành, các cấp về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật chưa đầy đủ, nhất là về quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và đội ngũ tri thức nên việc tham mưu của các cơ quan chức năng và sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các Sở, Ban, Ngành để Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế.
- còn thiếu những cơ chế, biện pháp phối hợp giữa cơ quan hữu quan và chính quyền các cấp của các tỉnh Tây Nguyên đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật nên chưa phát huy được thế mạnh của đội ngũ tri thức Khoa học – Công nghệ trong thời kỳ đổi mới..
- Việc thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những đóng góp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên từ thời kỳ đổi mới đến nay” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình hoạt động cũng như trong.
- việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các Liên hiệp Hội trong Vùng.
- Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thì vai trò của các Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cả nước nói chung và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên nói riêng là cực kỳ quan trọng trong việc góp phần phát triển KT-XH.
- Nghiên cứu hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên..
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên và các hoạt động của các đơn vị này từ khi thành lập đến nay..
- Quy mô, địa bàn: Thành lập đoàn khảo sát thực tế tại Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh Tây Nguyên.
- Nghe báo cáo tình hình hoạt động và những kết quả đạt được của Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh Tây Nguyên.
- Tổ chức phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học tại Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh Tây Nguyên..
- Mục đích, yêu cầu: Tìm hiểu thực trạng kết quả hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh Tây Nguyên.
- Lập mẫu phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn và tiến hành điều tra về sự hình thành của Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh Tây Nguyên, tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT từ khi thành lập cho đến nay.
- (Tổ chức hội thảo 1 ngày, với sự tham gia khoảng 70 người, bao gồm các thành viên tham gia nhiệm vụ, Liên hiệp các Hội KH&KT của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, các đại diện của các Sở khoa học và Công nghệ thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên.
- 3.1 Thực trạng hoạt động của Liên hiệp Hội các tỉnh Tây Nguyên.
- 3.1.1 Thực trạng tổ chức-nhân sự-điều kiện làm việc của Liên hiệp Hội 5 tỉnh Tây Nguyên.
- Thực trạng tổ chức, nhân sự và điều kiện làm việc của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 5 tỉnh Tây Nguyên được thể hiện qua Bảng 1..
- TT Liên hiệp Hội Số biên chế, hợp đồng Số lượng phòng, ban, đơn vị trực thuộc/ Số Hội thành viên.
- Nguồn báo cáo Hiện trạng và chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của các Liên hiệp Hội các tỉnh Liên hiệp các Hội KH&KT 5 tỉnh Tây Nguyên.
- Thực trạng của Liên hiệp Hội các tỉnh Tây Nguyên hiện nay còn nhiều mặt hạn chế: Về trụ sở làm việc, mới chỉ có Liên hiệp Hội Đăk Lăk và Kon Tum được giao riêng còn các Liên hiệp Hội các tỉnh khác được bố trí chung với Sở KH&CN;.
- số lượng cán bộ làm việc tại các cơ quan Liên hiệp Hội hiện nay chưa thống nhất, chưa đáp ứng nhu cầu công việc được giao.
- Về các Hội thành viên: Liên hiệp Hội Lâm Đồng đã thu hút được số lượng Hội thành viên nhiều hơn so với các tỉnh khác (18 Hội thành viên với hơn 13.000 hội viên) và đã có các trung tâm trực thuộc, ngoài ra Liên hiệp Hội Lâm Đồng là Liên hiệp Hội duy nhất có tổ chức Hội KH&KT cấp huyện (huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Bảo Lộc)..
- Kết quả đóng góp qua thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên được thể hiện qua Bảng 2..
- Sau khi được thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ và đã đạt được nhiều kết quả trên tất cả các mặt:.
- khoa học và phát triển công nghệ.
- Những đóng góp tiêu biểu của Liên hiệp hội các tỉnh Tây Nguyên góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh.
- Ngoài ra, Liên hiệp Hội các tỉnh đã điều hòa, phối hợp hoạt động của các Hội thành viên, các hoạt động không chỉ dừng ở mức độ phát động phong trào, mà đã hướng mạnh về cơ sở, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả so với trước đây khi chưa có Liên hiệp Hội thì các Hội thành viên hoạt động đơn lẻ, hiệu quả thấp..
- Bảng 2: Kết quả đóng góp qua thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của LHH các tỉnh Tây Nguyên LHH Về hoạt động chính trị - xã.
- Liên hiệp Hội tỉnh Đăk Lăk.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam giai đoạn .
- Website hoạt động từ tháng 5/2008..
- Năm 2008, Liên hiệp Hội đã thực hiện đề tài “Xây dựng website Liên hiệp Hội”..
- Liên hiệp Hội tỉnh Đăk Nông.
- LHH Về hoạt động chính trị - xã hội.
- Phát hành Tập san Liên hiệp Hội 4 số/năm..
- Liên hiệp Hội tỉnh Gia Lai.
- Website hoạt động từ tháng 6/2014..
- Thực hiện đề tài: "Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những đóng góp của Liên hiệp các Hội KH&KT các tỉnh Tây Nguyên từ thời kỳ đổi mới đến nay".
- Liên hiệp Hội tỉnh Kon Tum.
- Liên hiệp Hội tỉnh Lâm Đồng.
- Nguồn báo cáo Đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Liên hiệp Hội các tỉnh 3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu về đánh.
- giá thực trạng của Liên hiệp các Hội KH&KT các tỉnh vùng Tây Nguyên.
- Có nhiều Hội thành viên và hội viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác nhau;.
- Số lượng biên chế làm việc tại cơ quan Liên hiệp Hội còn ít so với nhiệm vụ được giao, chuyên viên chưa chủ động sáng tạo trong công việc, làm việc còn thụ động;.
- Sự liên kết, phối hợp hoạt động giữa các Hội thành viên thiếu chặt chẽ mà nguyên nhân là do cơ chế, chính sách, tài chính đối với hoạt động của Liên hiệp Hội còn bất cập, chưa phù hợp, chưa phát huy tốt vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lực lượng trí thức KHCN Lâm Đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng;.
- Do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật chưa tư vấn, phản biện tốt để các tỉnh trong Vùng có chính sách thu hút nhân lực KH&CN tốt, hiện.
- Cơ quan Liên hiệp Hội vừa thiếu nhân lực, cơ sở vật chất nhiều hạn chế (Không đủ diện tích làm việc, thiếu kinh phí để huy động sự tham gia của đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia, các nhà khoa học và chủ động tổ chức các hoạt động nghề nghiệp như sinh hoạt học thuật, đào tạo,…);.
- Công tác tham mưu đề xuất của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên vẫn còn nhiều hạn chế, xây dựng tổ chức Hội chưa được chú trọng, duy trì sinh hoạt của một số tổ chức Hội chưa thường xuyên..
- 3.4 Nguyên nhân khó khăn, hạn chế trong hoạt động của Liên hiệp Hội các tỉnh Tây Nguyên.
- Các Bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa có Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW và một số văn bản khác liên quan đến Liên hiệp Hội..
- LHH chưa được xem là tổ chức chính trị- xã hội nên các chế độ, chính sách đối với Liên hiệp Hội còn hạn chế..
- Các Liên hiệp Hội địa phương chưa chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động sát với nhiệm vụ được giao..
- Đa số các Hội thành viên của LHH chưa được UBND các tỉnh hỗ trợ kinh phí để hoạt động..
- 3.5 Giải pháp khắc phục hạn chế, khó khăn trong hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên.
- Đề nghị với các Bộ, ngành Trung ương, địa phương có Hướng dẫn để thực hiện Chỉ thị số 42- CT/TW ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
- Quyết định số 14/2014/QĐ- TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số văn bản khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Liên hiệp Hội..
- Cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Liên hiệp Hội và các Hội thành viên hoạt động tốt hơn (Luật về Hội).
- đối với Liên hiệp Hội để đúng với tinh thần Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị..
- Bằng những hoạt động cụ thể Liên hiệp Hội cần làm thay đổi cách nhìn nhận tích cực và ủng hộ từ phía các Sở, ngành địa phương.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giữa Liên hiệp Hội và các Hội thành viên;.
- củng cố, kiện toàn và thống nhất cơ cấu tổ chức bộ máy của Liên hiệp Hội tỉnh và các Hội thành viên;.
- tăng cường mối liên kết, phối hợp giữa Liên hiệp Hội và các Hội thành viên theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động nghề nghiệp và dịch vụ xã hội, nhận thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên và các tổ chức thành viên, đặc biệt là các hội viên trẻ.
- Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, địa phương công nhận Liên hiệp Hội là một tổ chức chính trị- xã hội như bao tổ chức chính trị- xã hội khác đứng chân trên địa bàn..
- Đề xuất với UBND các tỉnh giao cho Liên hiệp Hội nhiệm vụ tư vấn, phản biện độc lập các đề tài, dự án.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên hiệp Hội cần tìm ra biện pháp tổ chức thích hợp để tập hợp được các chuyên gia đầu ngành, tập huấn kỹ năng, bảo đảm yêu cầu về nội dung, tiến độ bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực của kết quả thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội của mình..
- Liên hiệp Hội cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để phối hợp với các Sở, ngành liên quan để thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ được giao..
- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh cấp kinh phí cho hoạt động của Liên hiệp Hội như các tổ chức chính trị- xã hội khác..
- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm, hỗ trợ cho mỗi Hội thành viên của Liên hiệp Hội 30 triệu đồng/năm để hoạt động (Bao gồm:.
- đề nghị cho Liên hiệp Hội thành lập Quỹ Sáng tạo KH&CN để chủ động giải quyết những nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN do UBND tỉnh giao..
- như các tổ chức chính trị- xã hội khác trên địa bàn cho Liên hiệp Hội địa phương để hoạt động tốt hơn..
- Đề nghị với các Bộ, ngành Trung ương địa phương cần có sự thống nhất trong bộ máy hoạt động của cả hệ thống Liên hiệp Hội (Hiện tại mỗi Liên hiệp Hội có cơ cấu tổ chức bộ máy khác nhau về: biên chế, phòng, ban.
- Phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan đề xuất nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc tại Liên hiệp Hội và các Hội thành viên..
- Chức năng, Nhiệm vụ theo điều lệ của các Liên hiệp Hội các tỉnh Tây Nguyên cơ bản là giống nhau, bao gồm 7 nhóm nhiệm vụ chính.
- Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì mỗi Liên hiệp Hội được giao thêm những nhiệm vụ khi tỉnh có yêu cầu..
- Các Liên hiệp Hội hoạt động mạnh trong các hoạt động chính trị- xã hội, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền phổ biến kiến thức, tư vấn phản biện và giám định xã hội, tổ chức hội thi và cuộc thi, công tác khác..
- Tuy nhiên, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn những tồn tại, yếu kém: Chưa tập hợp được đông đảo trí thức KHCN, trí thức trẻ, trí thức ở khu vực ngoài nhà nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
- Chỉ thị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
- Điều lệ Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Nhiệm kỳ V năm .
- Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Đăk Lăk, 2013..
- Liên hiệp Hội tỉnh Đăk Lăk, 2013.
- Báo cáo Đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội tỉnh Đăk Lăk..
- Liên hiệp Hội tỉnh Đăk Nông, 2013.
- Báo cáo Đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội tỉnh Đăk Nông..
- Liên hiệp Hội tỉnh Gia Lai, 2013.
- Liên hiệp Hội tỉnh Gia Lai, 2013-2014.
- Liên hiệp Hội tỉnh Kon Tum, 2013.
- Báo cáo Đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội tỉnh Kon Tum..
- Liên hiệp Hội tỉnh Lâm Đồng, 2013.
- Báo cáo Đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội tỉnh Lâm Đồng.