« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC CHO KHU BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC CHO KHU BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM.
- Để có thể bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học (ĐDSH), xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH nhằm phục vụ công tác quan trắc và báo cáo ĐDSH có một vai trò hết sức quan trọng.
- Vì vậy, nghiên cứu này là một nỗ lực để tổng kết đánh giá những kinh nghiệm và tài liệu hướng dẫn của các tổ chức trên thế giới trong xây dựng khung phân tích chỉ thị và tiêu chí lựa chọn chỉ thị ĐDSH, và trên cơ sở đó, đề xuất phương pháp luận xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học, phục vụ công tác quan trắc đa dạng sinh học cho các khu bảo tồn tại Việt Nam..
- Xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH nhằm phục vụ công tác quan trắc và báo cáo ĐDSH đã được đặc biệt quan tâm trong hai thập kỷ gần đây.
- Nhằm hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng chỉ thị ĐDSH của quốc gia, Công ước ĐDSH đã xây dựng tài liệu Hướng dẫn xây dựng chỉ thị ĐDSH cấp quốc gia (CBD, 2007).
- Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước cũng đã đề xuất một bộ chỉ thị để quan trắc các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar Convention, 2005a, 2005b).
- Các nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng chỉ thị có các cách tiếp cận khác nhau: từ trên xuống: lấy mục tiêu quản lý làm định hướng để xác định bộ chỉ thị, nhằm trả lời câu hỏi của các nhà hoạch định chính sách.
- Hướng dẫn của Công ước ĐDSH, của Trung tâm Quan trắc Môi trường Toàn cầu đã đề ra được các bước thực hiện khá rõ ràng để xác định chỉ thị ĐDSH.
- Tuy nhiên, những hướng dẫn này đều chủ yếu nhằm xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH cấp quốc gia, mà chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH cho khu bảo tồn.
- Từ những hướng dẫn của quốc tế, trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả đề xuất áp dụng tiếp cận tổng hợp (hài hòa giữa tiếp cận trên – xuống, dưới – lên) và đề xuất phương pháp tiếp cận xây dựng chỉ thị có sự tham gia của các bên và bối cảnh thực tiễn để xác định các bộ chỉ thị phù hợp..
- KHUNG PHÂN TÍCH CHỈ THỊ.
- Ba thuộc tính (cụ thể, đo lường và nhạy cảm thời gian) cũng áp dụng đối với các chỉ thị cần thiết để đo lường và đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu quản lý..
- Dựa vào các câu hỏi được đặt ra, một thành tố có thể liên quan để nhiều nhóm chỉ thị khác nhau.
- Sự phân biệt giữa các chỉ thị động lực và áp lực, cũng như giữa hiện trạng và tác động, không rõ ràng và khó phân biệt.
- Ví dụ, ĐDSH có thể xem là chỉ thị “hiện trạng” của hệ sinh thái và chỉ thị “tác động” của chính sách tới ĐDSH..
- Các hạng mục chỉ thị được xác định như sau:.
- Khung Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng là cơ sở để xây dựng các chỉ thị khác nhau.
- CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHỈ THỊ.
- Vì thế, việc xác định các chỉ thị ĐDSH rất quan trọng trên cơ sở các tiêu chí nhất định..
- (2012), đã đề xuất 13 tiêu chuẩn định tính để xác định các chỉ thị ĐDSH thích hợp..
- và 3 tiêu chí lựa chọn bộ chỉ thị: có tính đại diện, số lượng nhỏ, hợp nhất và linh hoạt..
- Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của các nghiên cứu và tổng kết của CBD, các tác giả đề xuất các tiêu chí xác định chỉ thị ĐDSH ở Việt Nam: (i) Phù hợp với chính sách và/hoặc mục tiêu quản.
- Tiêu chí lựa chọn chỉ thị.
- Chỉ thị có thể chuyển tải thông điệp rõ ràng và cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của các chính sách.
- Thể hiện mức độ đại diện của chỉ thị trong các thành phần của Khung PSRV.
- Thông tin về mối quan hệ nguyên nhân-kết quả có thể xác định và định lượng được, nhằm liên kết giữa các chỉ thị áp lực, hiện trạng và đáp ứng.
- Có cơ sở khoa học và thông tin có độ tin cậy, phù hợp với phương pháp đo đạc của chỉ thị.
- Chỉ thị phải nhạy bén mới có thể chỉ ra các xu hướng, cho phép phân biệt được sự khác biệt giữa những thay đổi do con người và những thay đổi tự nhiên.
- Mức độ biến động của chỉ thị khi có sự thay đổi do con người và tự nhiên.
- chỉ thị.
- thuật: có tồn tại phương pháp đáng tin cậy để đo đạc chỉ thị.
- Với bộ chỉ thị.
- 1 Tính đại diện Tập hợp chỉ thị mang lại một cái nhìn bao quát về các áp lực, trạng thái ĐDSH, các đáp ứng, cách sử dụng và năng lực.
- 2 Số lượng nhỏ Tổng số chỉ thị càng nhỏ, khả năng tiếp cận của chúng với những nhà hoạch định chính sách và công chúng càng lớn và chi phí càng thấp.
- Chỉ thị nên được thiết kế nhằm thể hiện sự hợp nhất ở nhiều phạm vi cho nhiều mục đích khác nhau.
- Sự hợp nhất của các chỉ thị ở cấp độ của những hình thức HST (những lĩnh vực thuộc chủ đề nào đó) hoặc cấp độ quốc gia hay quốc tế đòi hỏi sử dụng những tập hợp chỉ thị có sự liên kết chặt chẽ (xem tiêu chí 8) và những mốc thích hợp.
- Điều này cũng được áp dụng cho ảnh hưởng, giải pháp, cách sử dụng và khả năng thực hiện chỉ thị.
- Sau khi cho điểm các chỉ thị, lựa chọn từ 5 đến 10 chỉ thị có số điểm cao nhất trong mỗi nhóm chỉ thị.
- Sử dụng mô hình khái niệm để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ thị.
- Các chỉ thị có mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình chỉ thị sẽ được lựa chọn.
- Các chỉ thị không thuộc mô hình chỉ thị sẽ bị loại bỏ.
- Với cách thực hiện như vậy, bộ chỉ thị sẽ đạt được tiêu chí: (i) Tính đại diện.
- QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ.
- Trên cơ sở hướng dẫn của CBD (2003), WCMC và Đối tác Chỉ thị ĐDSH về xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH cấp quốc gia và các nghiên cứu khác về chỉ thị (Sharon và nnk., 2009.
- Ngoài ra, cần xác định các thông tin về năng lực quản lý khu bảo tồn, bao gồm cả năng lực tài chính, kỹ thuật và nhân lực, giúp cho việc đánh giá khả năng thực hiện quan trắc các chỉ thị ĐDSH.
- Quy trình xây dựng chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học 2.
- sử dụng chỉ thị 2.
- Xác định các chỉ thị tiềm năng 1.
- chỉ thị 3.
- Sàng lọc, xác định BỘ CHỈ THỊ.
- Thiết kế chỉ thị.
- Các chỉ thị đại diện cho các thành phần của PSR là chỉ thị tiềm năng có thể tham gia vào giai đoạn sàng lọc chỉ thị..
- Mục tiêu quản lý sẽ định hướng cho toàn bộ việc thiết kế chỉ thị.
- Chỉ thị ĐDSH của khu bảo tồn phải phù hợp với những mục tiêu về quản lý ĐDSH của đất nước, thông thường được xác định trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia liên quan đến ĐDSH, ví dụ, Chiến lược Phát triển bền vững, Chiến lược Bảo vệ môi trường, hay Chiến lược ĐDSH… Ngoài mục tiêu quốc gia, cần xác định mục tiêu quản lý KBT.
- Xác định các câu hỏi cốt lõi và việc sử dụng chỉ thị.
- Tìm ra những câu hỏi hay những vấn đề mà chỉ thị có thể trả lời được.
- Các chỉ thị có thể trả lời cho các câu hỏi đó là những chỉ thị tiềm năng có thể được xem xét, lựa chọn..
- Mô hình khái niệm giúp đánh giá sự phù hợp của các chỉ thị tiềm năng trả lời cho những câu hỏi cốt lõi và tính khoa học của chỉ thị.
- Vấn đề và mối quan hệ giữa các vấn đề được vẽ bằng sơ đồ sơ bộ (Sơ đồ 4.2), để thảo luận trong nhóm xây dựng chỉ thị và với những người sử dụng chỉ thị..
- Một mô hình ý tưởng cũng có thể hướng dẫn cách thức tổ chức giải thích vấn đề và ý nghĩa của các chỉ thị..
- Mô hình khái niệm chỉ thị đa dạng sinh học sử dụng cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy Bước 2.5.
- Xác định các chỉ thị tiềm năng.
- Trên cơ sở các câu hỏi đặt ra, sẽ xác định được các câu trả lời, dựa trên mô hình PSRV và các chỉ thị tiềm năng.
- Để trả lời một câu hỏi, có thể sẽ có nhiều chỉ thị được đề xuất, phù hợp với lôgic vận động của hệ sinh thái.
- Tuy nhiên, không phải chỉ thị tiềm năng nào cũng là chỉ thị được lựa chọn để thực hiện quan trắc, mà dựa vào các chỉ thị tiềm năng này, có thể đánh giá và lựa chọn ra đâu là chỉ thị quan trọng để thực hiện chương trình quan trắc..
- Bên cạnh đó, các chỉ thị đại diện cho các thành phần P-S-R-(V) cũng được tham gia vào bộ chỉ thị tiềm năng.
- Trong thực tế, có nhiều chỉ thị được xác định thông qua các dữ liệu cập nhật về khu bảo tồn trùng với các chỉ thị trả lời câu hỏi đề cập ở trên.
- trường hợp chính sách quản lý không rõ ràng, hoặc thiếu sự quan tâm đến một vài vấn đề quan trọng liên quan đến ĐDSH, nên có thể có sự sai lệch giữa các chỉ thị xác định từ hai hướng này..
- Bộ chỉ thị không nên quá nhiều chỉ thị.
- Đối với bộ chỉ thị ĐDSH quốc gia, có thể lên tới 50 đến 100 chỉ thị trọng tâm và 10 đến 15 chỉ thị tổng hợp (CBD, 2007).
- Đối với bộ chỉ thị ĐDSH cho khu bảo tồn, số lượng phải nhỏ hơn nhiều và tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để có thể có dữ liệu đánh giá cho 15 chỉ thị đó, số lượng các thông số cần được quan trắc có thể nhiều hơn.
- Ví dụ, chỉ thị về “xu hướng biến động của các loài bị đe dọa” yêu cầu phải quan trắc các loài bị đe dọa tại khu vực nghiên cứu, và như vậy, mỗi loài có thể coi là một thông số quan trắc..
- Sàng lọc, lựa chọn chỉ thị đa dạng sinh học.
- Căn cứ vào thông tin cơ bản về khu bảo tồn và bối cảnh chính sách, quản lý ĐDSH của khu bảo tồn, một nhóm nhà khoa học và nhà quản lý được thành lập để cho điểm từng chỉ thị theo các tiêu chí được xác định tại Bảng 3.1..
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để tính điểm đối với mỗi loại chỉ thị với thang điểm được đề xuất là 0-5.
- Trên cơ sở tổng số điểm thu được, sẽ sàng lọc lựa chọn các chỉ thị ưu tiên (Bảng 3.1) từ cao xuống thấp.
- Số lượng chỉ thị nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn lực để quan trắc các chỉ thị..
- Căn cứ vào điểm số của các chỉ thị, sử dụng các tiêu chí sàng lọc đối với bộ chỉ thị (Bảng 3.1) để lựa chọn các chỉ thị ưu tiên.
- Cần quan tâm việc mối liên hệ tác động giữa các chỉ thị trong các nhóm P-S-R-V..
- Thử nghiệm quan trắc và hiệu chỉnh bộ chỉ thị Bước 3.1.
- Thiết lập kỹ thuật của chỉ thị.
- Trên cơ sở các chỉ thị được lựa chọn, cần xác định các thông số quan trắc chỉ thị, phương pháp quan trắc, thời gian và tần suất quan trắc..
- Trên cơ sở quan trắc thử nghiệm, giúp xác định lại những chỉ thị nào bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.
- Một chỉ thị có thể rất phù hợp về mặt chính sách, nhưng thiếu tính khả thi sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách..
- Đánh giá kết quả thử nghiệm và hiệu chỉnh bộ chỉ thị.
- Sử dụng phương pháp SWOT (S – điểm mạnh, W – điểm yếu, O – cơ hội, T – thách thức) để đánh giá các chỉ thị đã được thực hiện quan trắc.
- Luôn quan tâm tới các tiêu chí của bộ chỉ thị khi sàng lọc lần cuối các chỉ thị trong bộ chỉ thị.
- Các chỉ thị cốt lõi thường là các chỉ bắt buộc phải thực hiện quan trắc, mới đạt được mục tiêu quản lý ở các cấp.
- Ngoài ra, còn có các chỉ thị ưu tiên lựa chọn, tùy thuộc vào năng lực tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực thực hiện.
- Tùy theo yêu cầu đặc biệt của các khu bảo tồn, có thể sử dụng các chỉ thị này..
- Truyền đạt và giải thích các chỉ thị.
- Trong phần này, các phiếu thông tin về chỉ thị cũng cần phải được thiết kế để cung cấp cho người sử dụng hiểu mục đích, ý nghĩa, phương pháp quan trắc cho từng chỉ thị..
- Việc xây dựng bộ chỉ thị là một công đoạn hết sức quan trọng trong việc thiết lập một chương trình quan trắc đa dạng sinh học hiệu quả.
- Chính vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã dành nguồn lực thích đáng cho việc nghiên cứu và lựa chọn bộ chỉ thị đa dạng sinh học ở cấp toàn cầu, quốc gia, khu vực, hay cho các khu bảo tồn hoặc hệ sinh thái.
- Việc lựa chọn được bộ chỉ thị thích hợp giúp cho các nhà quản lý theo dõi được xu hướng biến đổi, nguyên nhân của sự biến đổi đa dạng sinh học và xác định được các giải pháp quản lý thích hợp.
- Chính vì vậy, hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho các khu bảo tồn xác định được các chỉ thị đa dạng sinh học ưu tiên, phù hợp với nguồn lực thực tế.
- Việc quan trắc các chỉ thị được lựa chọn cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập báo cáo hiện trạng khu bảo tồn và báo cáo đa dạng sinh học quốc gia..
- Quy trình xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho khu bảo tồn đã được kiểm nghiệm thành công đối với Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
- Bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho khu bảo tồn sẽ được xác định một cách thuận lợi hơn nếu đã có bộ chỉ thị đa dạng sinh học quốc gia, tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa tồn tại bộ chỉ thị đa dạng sinh học quốc gia này.