« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu nhu cầu gạo an toàn của người dân tại thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- An toàn thực phẩm, mức sẵn lòng chi trả (WTP), phương pháp DBDC CVM, sản phẩm sạch hoặc hữu cơ.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích nhận thức và xác định nhu cầu của người dân thành phố Cần Thơ đối với sản phẩm gạo an toàn thông qua mức sẵn lòng chi trả được ước lượng bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên giới hạn kép (DBDC CVM).
- Kết quả cho thấy đa số đáp viên nhận thức được lợi ích của nông nghiệp hữu cơ và những tồn tại các vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay.
- Đáp viên sẵn lòng chi trả cho gạo an toàn khoảng 22.500 đồng/kg, cao hơn 75% so với mức giá thường được đưa ra ban đầu (13.000 đồng/kg).
- Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những đáp viên có nghề nghiệp là kinh doanh tự do, có trình độ học vấn hoặc thu thập càng cao thì khả năng chi trả cho gạo an toàn nhiều hơn..
- Mục đích của nông nghiệp sạch từ khâu canh tác đến quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp hoàn thiện cung cấp cho người tiêu dùng đều phải duy trì sự an toàn cho hệ thống nông nghiệp và sức khỏe của con người.
- Tại Việt Nam, nông nghiệp sạch và hữu cơ đang được nhà sản xuất và người tiêu dùng quan tâm trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng tăng.
- Ngày nay, việc xuất hiện nhiều loại gạo bẩn, gạo giả, dùng công nghệ tẩy trắng gạo ngày càng tinh vi thì nhu cầu lựa chọn gạo ngon, gạo sạch, gạo an toàn để đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình là một nhu cầu chính đáng.
- Tuy nhiên, sản xuất gạo an toàn vẫn còn nhiều hạn chế và thị phần tiêu thụ chưa phát triển nhiều.
- Ngoài ra, hiện nay tuy có một số nghiên cứu về gạo an toàn nhưng việc tìm hiểu sâu về đánh giá và ước lượng nhu cầu sử dụng gạo an toàn không nhiều.
- Vì vậy, bức tranh rõ nét về nhu cầu sử dụng gạo an toàn của người dân tại thành phố Cần Thơ sẽ được trình bày trong nghiên cứu này.
- Đây là thông tin hữu ích để làm cơ sở cho các nhà làm chính sách có những giải pháp và chính sách thích hợp cho việc phát triển thị trường gạo an toàn trong tương lai..
- Bản câu hỏi được xây dựng để tìm hiểu nhận thức, thái độ về cung và cầu nông nghiệp sạch và hữu cơ, thân thiện với môi trường, và mức sẵn lòng chi trả của đáp viên đối với gạo an toàn.
- (2) Đánh giá nhận thức của đáp viên trong vấn đề về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức mà đáp viên có được về tình hình gạo trên thị trường hiện nay như thế nào.
- (3) Giả định có nhãn hiệu “Gạo an toàn”.
- (4) Thông tin cá nhân của đáp viên.
- Kịch bản của “Gạo an toàn” được giả định như sau:.
- “Với mức độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như hiện nay thì vấn đề an toàn thực phẩm được quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn thực phẩm sử dụng cho bữa ăn hàng ngày.
- Để đảm bảo được việc an toàn thực phẩm, nhãn hiệu.
- “Gạo an toàn” được ra đời để góp phần giải quyết cho người tiêu dùng sự an tâm.
- Hình thức canh tác nông nghiệp tạo ra “Gạo an toàn” với quy trình hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học và các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,… gây tác động lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe người tiêu dùng..
- “Gạo an toàn” sẽ góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm cho con người khi sử dụng loại thức ăn chính này.
- “Gạo an toàn” với giả định được viện lúa ĐBSCL phối hợp với Ủy ban tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp.
- Nhãn hiệu “Gạo an toàn” đáp ứng các tiêu chí:.
- Tiếp theo, sự xuất hiện “Gạo an toàn” trên thị trường được giả định và nghiên cứu sử dụng câu hỏi theo cấu trúc của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên giới hạn kép (DBDC CVM_ double-bounded dichotomous choice contingent valuation method) để ước tính mức sẵn lòng chi trả của đáp viên.
- Để dễ cho việc so sách giữa giá gạo thường và “Gạo an toàn”, nghiên cứu giả định đáp viên đang mua gạo thường với giá 13.000 đồng/kg (Mức giá này được tham khảo từ phỏng vấn một số người tiêu dùng và.
- một số nghiên cứu trước) và hỏi liệu họ sẵn lòng trả cao hơn với số tiền được trình bày ở Bảng 1 để mua loại gạo được trồng theo cách thức “an toàn” hay không.
- Còn nếu đáp viên không đồng ý với mức giá Bid 1 thì họ được hỏi tiếp mức giá Bid 2 thấp hơn Bid 1.
- “doubleb” trong phần mềm Stata để ước lượng mức sẵn lòng trả WTP đối với gạo an toàn với giả định cơ bản là WTP có thể được mô hình hóa bằng hàm.
- Bảng 2 thể hiện khái quát một số thông tin về đặc điểm của đáp viên.
- Tỷ lệ đáp viên là nữ giới chiếm đa số hơn 60%.
- trong bài viết này có thể được giải thích là hầu hết nữ giới luôn đảm nhận việc trực tiếp lựa chọn và chế biến thực phẩm cho gia đình mỗi ngày thì sẽ cân nhắc chọn những thực phẩm an toàn nhất chăm lo cho sức khỏe cả nhà, mặc dù nam giới là trụ cột gia đình nhưng ít phải thực hiện những việc này..
- Đặc điểm của đáp viên.
- Tuổi đáp viên (Tuổi .
- Kiến thức về NNHC của đáp viên Yếu tố Số lượng (người) Tỷ trọng.
- 50 đáp viên hiểu rõ (40.
- và 44 đáp viên hiểu ít (35,2%)..
- Để đo lường kiến thức của đáp viên cũng như cung cấp thêm thông tin về loại gạo an toàn.
- đưa ra bốn nhận định kiến thức về gạo an toàn và các lợi ích của gạo an toàn mang lại cho người tiêu dùng.
- Bảng 4 trình bày kiến thức của đáp viên đối với gạo an toàn..
- Bảng 4 cho thấy kiến thức của đáp viên về gạo an toàn đa số không biết và chỉ biết ít.
- Do gạo an toàn dựa trên nền tảng của NNHC nên nếu đáp viên biết kiến thức về NNHC sẽ quen thuộc ngay nhận định đầu tiên “Gạo an toàn là loại gạo được canh tác, sản xuất mà không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nào trong quá trình canh tác đến khâu chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong bửa ăn hằng ngày”, có 27 đáp viên biết rõ (21,6.
- 82 đáp viên biết ít (65,6.
- và 16 đáp viên không biết gì (12,8%)..
- “Quy trình sản xuất gạo an toàn là khép kín: chọn giống, gieo, đất, tưới nước, bón phân.
- Kiến thức của đáp viên về gạo an toàn.
- Gạo an toàn là loại gạo được canh tác, sản xuất mà không sử.
- dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nào trong quá trình canh tác đến khâu chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong bữa ăn hằng ngày..
- Quy trình sản xuất gạo an toàn là khép kín: chọn giống, gieo,.
- Gạo an toàn luôn giàu dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe người.
- Do trong sản phẩm không có chứa các chất gây hại cho sức khỏe nên cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ các chất có trong gạo an toàn..
- Gạo an toàn còn có tác dụng tốt đối với những người mắc bệnh.
- Gạo an toàn có nhiều chất xơ, độ đường huyết trong gạo cũng thấp hơn so với gạo trắng bình thường.
- Vì vậy, gạo an toàn rất tốt cho đường tiêu hóa cũng như việc giảm cân..
- Gạo an toàn là loại gạo có thuộc tính mới, lạ lẫm so với người tiêu dùng nên hầu như kiến thức về gạo an toàn cũng mới mẻ, do đó phát biểu “Gạo an toàn luôn giàu dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe người sử dụng sản phẩm.
- Do trong sản phẩm không có chứa các chất gây hại cho sức khỏe, vì thế cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ các chất có trong gạo an toàn”.
- có số đáp viên không biết về đặc điểm này của gạo an toàn khá cao 56 (chiếm 44,8.
- một số đáp viên biết ít về loại gạo này có 45 người (chiếm 36.
- Tiếp theo là phát biểu “Gạo an toàn còn có.
- Vì vậy, gạo an toàn rất tốt cho đường tiêu hóa cũng như việc giảm cân” cũng có 45 người biết ít (chiếm 36%) nhưng số người không biết lại ở mức cao 68 người (chiếm 54,4%)..
- Nhìn chung, kiến thức của người dân về gạo an toàn còn rất hạn chế, vì vậy cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn về gạo an toàn, cũng như lợi ích và tầm quan trọng của gạo này để người dân hiểu biết sâu hơn, từ đó nhu cầu về gạo tăng và NNHC thân thiện với môi trường sẽ được phát triển tốt hơn..
- tiếu, ống hút gạo nhưng nếu được làm từ gạo kém chất lượng không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng..
- Cuối cùng là nhận định “Có nhiều thực phẩm được chế biến từ gạo như: bún, hủ tiếu, ống hút gạo nhưng nếu được làm từ gạo kém chất lượng không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”, đa phần đáp viên biết ít có 62 đáp viên (49,6.
- biết nhiều 52 đáp viên (41,6.
- Nhìn chung, người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ có kiến thức và hiểu biết khá rộng về các hiện tượng tiêu cực liên quan đến gạo nên họ có thể rất quan tâm đến an toàn thực phẩm khi lựa chọn gạo trong bữa ăn hàng ngày..
- Sau khi phỏng vấn tìm hiểu kiến thức của đáp viên về gạo an toàn và những vấn đề liên quan đến gạo, nghiên cứu đưa ra tình huống giả định nếu có.
- sự xuất hiện của gạo với thương hiệu “Gạo an toàn”.
- Bảng 6 tóm tắt các kết quả tỷ lệ sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng cho “Gạo an toàn” với Y 1 là sự sẵn lòng trả cho mức giá Bid 1 và Y 2 là sự sẵn lòng trả cho mức giá Bid 2 .
- gần 61% đáp viên sẵn lòng trả..
- Tỷ lệ sẵn lòng trả của đáp viên cho “Gạo an toàn”.
- Bảng 7 cho thấy tỷ lệ đáp viên cho sự sẵn lòng trả giảm khi mức giá tăng lên.
- Nếu đáp viên chấp nhận mức giá Bid 1 thì có khoảng 13,6% đáp viên không chấp nhận mức giá Bid 2 .
- Số đáp viên không đồng ý mức giá Bid 1 cũng không đồng ý mức giá Bid 2 chiếm 25,6%.
- Khoảng 14,4% đáp viên không đồng ý mức giá Bid 1 nhưng đồng ý mức giá Bid 2 thấp hơn so với Bid 1 .
- Sự sẵn lòng trả của đáp viên cho các mức giá của gạo an toàn BID1.
- Nếu đáp viên không sẵn lòng trả cho cả hai mức giá Bid 1 và Bid 2 thì họ được hỏi thêm lý do không sẵn lòng trả cho “Gạo an toàn” và kết quả được trình.
- Số lượng đáp viên chọn lý do “Tôi thấy giá sản phẩm cao” là 19, chiếm 59,4%, có lẽ vì giá gạo đang dùng của đáp viên thường khá thấp hơn giá đưa ra cho “Gạo an toàn”..
- Lý do không sẵn lòng trả cho gạo an toàn.
- “Gạo an toàn” cũng là loại gạo mới nên có lẽ độ tin cậy của người tiêu dùng chưa cao.
- Do chưa tiếp cận được nhiều thông tin về loại gạo an toàn nên có 12,5% đáp viên chọn lý do “Tôi cảm thấy loại gạo này không cần thiết” và 18,8% đáp viên chọn “Tôi không có nhu cầu sử dụng”..
- Bảng 9 trình bày kết quả ước lượng của mô hình DBDC CVM để tính khả năng chi trả của đáp viên đối với “Gạo an toàn”.
- lượng với biến độc lập là mức giá Bid 1 và Bid 2 , trong khi mô hình 2 được phân tích bao gồm các biến quan trọng khác được xem là có khả năng ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho “Gạo an toàn” như độ tuổi (Tuoi), giới tính (Gioitinh), số thành viên trong gia đinh (STV), trình độ học vấn (TDHV), đáp viên có nghề nghiệp là kinh doanh tự do (KDTD), thu nhập trung bình hàng tháng của đáp viên (Thunhap), và số điểm kiến thức của đáp viên (Kienthuc) là tổng số điểm kiến thức của đáp viên về gạo án toàn và các vấn đề tiêu cực về gạo trên thị trường hiện nay được tính từ các phát biểu ở Bảng 4 và Bảng 5.
- Kết quả ước lượng của mô hình tính mức sẵn lòng trả của đáp viên bằng phương pháp DBDC CVM.
- Kết quả cho thấy các hệ số của biến giới tính (Gioitinh) mang dấu âm với mức ý nghĩa 5%, tức là khả năng chi trả của đáp viên nữ cho “Gạo an toàn”.
- cao hơn đáp viên nam.
- Hệ số của biến về trình độ học vấn, kinh doanh tự do, và thu nhập mang dấu dương với mức ý nghĩa thống kê từ 5% trở lên, nghĩa là những đáp viên có nghề nghiệp là kinh doanh tự do, có trình độ học vấn hoặc thu thập càng cao thì khả năng chi trả của họ cho “Gạo an toàn” cũng.
- Điều này có thể giải thích là những đáp viên có trình độ và thu nhập cao thì họ nhận thức nhiều hơn về lợi ích của “Gạo an toàn” đối với sức khỏe của họ và môi trường xung quanh nên họ cũng sẵn sàng chấp nhận và chi trả nhiều hơn cho “Gạo an toàn” được để xuất.
- Kết quả phân tích cho thấy đáp viên sẵn sàng chi trả khoảng 22.500 đồng cho 1 kg “Gạo an toàn”, cao hơn khoảng 9.500 đồng, tương đương 75% so với mức giá được đưa ra ban.
- Điều này chứng tỏ gạo an toàn đề xuất trong nghiên cứu được chấp nhận đúng như kỳ vọng của bài viết..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp DBDC CVM để tìm hiểu nhận thức cũng như nhu cầu của người dân thành phố Cần Thơ đối với sản phẩm “Gạo an toàn”.
- Kết quả cho thấy đa số đáp viên nhận thức được lợi ích của NNHC và tồn tại các vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay.
- Mức sẵn lòng chi trả trung bình của đáp viên cho “Gạo an toàn” được ước lượng khoảng 22.500 đồng/kg, cao hơn 75% so với mức giá thường được đưa ra ban đầu (13.000 đồng/kg).
- Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những đáp viên có nghề nghiệp là kinh doanh tự do, có trình độ học vấn hoặc thu thập càng cao thì khả năng có khả năng chi trả cho gạo an toàn nhiều hơn.
- Các cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của NNHC nói chung và vài trò gạo an toàn nói riêng, thông qua các kênh thông tin đại chúng hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền tại nhiều địa phương.
- Để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng cần có những công ty sản xuất gạo an toàn theo đúng quy trình từ khâu canh tác đến sản xuất đảm bảo chất lượng đúng và đủ như đã nêu ra, không ngừng nâng cao cải tiến loại gạo an toàn để tạo được lòng tin lâu dài cho sản phẩm ngày càng phổ biến với người tiêu dùng.
- Sản phẩm phải được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến người tiêu dùng thông qua bao bì, nhãn hiệu một cách minh bạch đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm sao cho xứng đáng với giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng.
- Để “Gạo an toàn” được đề xuất có thể tiêu thụ tốt trên thị trường thì sản phẩm nên bán ở mức giá tối đa cao hơn mức giá gạo thường khoảng 75%;.
- đồng thời công ty sản xuất “Gạo an toàn” nên chú trọng vào nhóm khách hàng mục tiêu là những gia đình có trình độ học vấn và thu nhập cao, hoặc có ngành nghề kinh doanh tự do.
- chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát chất lượng, các sản phẩm an toàn nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và củng cố niềm tin từ họ.
- Tuy nhiên, do số quan sát của bài viết còn khá nhỏ so với tổng số dân thành phố Cần Thơ nên cần có một nghiên cứu sâu và chi tiết với số quan sát nhiều hơn để thể hiện rõ nét nhu cầu của người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ đối với “Gạo an toàn”