« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU NUÔI THÂM CANH CÁ KÈO ?PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS BLOCH, 1801) TRONG BỂ VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU NUÔI THÂM CANH CÁ KÈO.
- PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS BLOCH, 1801) TRONG BỂ VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU.
- Nghiên cứu về nuôi thâm canh cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch, 1801) trong bể xi măng 4m 2 với ba mật độ khác nhau gồm 50, 150 và 250 con/m 2 , được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trong hệ thống tuần hoàn.
- Sau 3,5 tháng nuôi, các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, oxy, pH, N-NO 2 - và NH 4 -NH 3 ) trong bể nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá kèo.
- Kết quả biểu thị rằng tỷ lệ sống và trọng lượng cá trung bình giảm theo sự tăng mật độ nuôi, dao động trong khoảng và 13,3-17,6 g/con, theo thứ tự, và khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức.
- Tuy nhiên, năng suất cá tăng theo sự tăng mật độ nuôi dao động từ 0,67 đến 2,33 kg/m 2 , trong đó năng suất ở mật độ 250 con/m 2 cao gấp 3,5 và 2,2 lần so với mật độ 50 và 150 con/m 2 .
- Từ kết quả năng suất có thể đề nghị rằng nuôi cá kèo trong bể với mật độ lên đến 250 con/m 2 có thể được ứng dụng để nghiên cứu về sinh học, dinh dưỡng hay nuôi vỗ thành thục loài cá này..
- Từ khóa: Mật độ nuôi, cá kèo, tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất.
- Cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) là đối tượng có thịt thơm ngon được nhiều người tiêu dùng ưa thích và có giá trị kinh tế cao.
- Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ, mặn và thường phân bố ở bãi bồi và các vùng rừng đước, sú vẹt ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Trương Hoàng Minh, 2009)..
- Cá kèo là một trong những đối tượng có nhiều tiềm năng trong mô hình nuôi luân canh với tôm sú hoặc ruộng muối cho hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Theo kết quả điều tra các hộ nuôi thâm canh cá kèo của Nguyễn Tấn Nhơn (2008) và Trương Hoàng Minh (2009), cá kèo là đối tượng dễ nuôi, ít rủi ro và chi phí đầu tư thấp.
- Nuôi cá kèo luân canh trong ao nuôi tôm sú với mật độ từ 30 đến 150 con/m 2 thu lợi nhuận khá cao và ổn định, tuy nhiên, tỷ lệ sống (tỷ lệ cá bắt được) rất khác nhau giữa các hộ nuôi và thường thấp, dao động trong khoảng 15-31% dẫn đến năng suất thấp.
- Thực tế, cá kèo nuôi trong ao đất có một hạn chế là việc thu hoạch toàn bộ lượng cá nuôi trong một lần là không thể thực hiện được, thường phải tiến hành thu nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau khi cá đạt kích thước thương phẩm (Nguyễn Tấn Nhơn, 2008.
- Trương Hoàng Minh 2009), do cá kèo có tập tính sống chui rúc trong hang bùn (Rainboth, 1996).
- Ngoài ra, nghiên cứu nuôi vỗ cá kèo bố mẹ được bố trí trong ao đất khi thu mẫu cá đã gặp nhiều khó khăn như số lượng cá bắt được từ các ao thí nghiệm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tốn nhiều thời gian và không xác định được tỷ lệ thành thục (Hứa Thái Nhân, 2004).
- Xuất phát từ vấn đề này, nghiên cứu nuôi thâm canh cá kèo trong bể với các mật độ khác nhau nhằm tìm ra mật độ nuôi tối ưu về năng suất và đánh giá khả năng thích nghi của loài cá này trong điều kiện nuôi nhốt là rất cần thiết.
- Thí nghiệm nuôi cá kèo được thực hiện trong hệ thống lọc tuần hoàn với ba mật độ nuôi khác nhau gồm 50, 150 và 250 con/m 2 và được bố trí ngẫu nhiên trong các bể nuôi.
- Trong đó, 9 bể nuôi và 3 bể lọc.
- điều kiện nuôi trong bể.
- 2.3 Thức ăn.
- Lượng thức ăn từ 5-7%.
- Sự tăng trưởng của cá kèo được xác định 2 lần/tháng, bằng cách thu ngẫu nhiên 30 con cá mỗi bể, cân trọng lượng và đo chiều dài từng cá thể.
- Tỷ lệ sống được tính khi kết thúc thí nghiệm.
- Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá được tính theo các công thức sau:.
- Tỷ lệ sống.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR.
- Tổng lượng thức ăn/tăng trọng của cá Năng suất (kg/m 2.
- 3.1 Các yếu tố môi trường trong bể nuôi.
- Một số yếu tố thủy lý trong môi trường bể nuôi cá kèo được trình bày ở bảng 1..
- Trong đó, hàm lượng oxy hoà tan ở các bể nuôi có mật độ 150 và 250 con/m 2 thì thấp hơn so với bể có mật độ 50 con/m 2 và có giá trị trung bình lần lượt là 2,2.
- Tuy nhiên, cá kèo có tập tính sống chui rút ở các bãi bùn nước lợ, rừng ngập mặn và cửa sông (Rainboth, 1996), do đó hàm lượng oxy thấp vào buổi sáng có thể không ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.
- Nói chung, các thông số thủy lý trong bể nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá kèo..
- Ở mật độ 150 và 250 con/m 2 , nồng độ TAN có khuynh hướng tăng theo thời gian nuôi, đạt cao nhất là 1,83 và 2,25 ppm, trong khi ở mật độ 50 con/m 2 sự biến động này không đáng kể và cao nhất là 0,38 ppm (Hình 1), điều này có thể do quá trình phân huỷ thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của cá tích tụ trong bể ngày càng tăng..
- Bảng 1: Các yếu tố thủy lý trong bể nuôi Mật độ.
- Theo Tucker (1998) hàm lượng ammonia an toàn trong nước khi NH 4 + <1,5 ppm và NH 3 <0,1 ppm, và nồng độ gây độc của NH 3 khác nhau giữa các loài và giai đoạn phát triển của cá.
- Theo 2 tác giả trên thì nồng độ NH 3 và NH 4 + trong các bể nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá kèo..
- 50 con/m² 150 con/m² 250 con/m².
- Hình 1: Sự biến động hàm lượng NH 4 + /NH 3 (ppm) trong bể nuôi.
- Nhìn chung, mật độ nuôi càng cao thì hàm lượng NO 2 trong bể nuôi càng cao, tăng cao nhất là 0,15.
- 0,38 và 0,41 ppm đối với mật độ nuôi 50, 150 và 250 con/m 2 , theo thứ tự.
- Kết quả này biểu thị hàm lượng NO 2 ở mật độ 50 con/m 2 dao động ở mức thấp và nằm trong khoảng thích hợp.
- hoặc NH 4 bị hạn chế, điều này dẫn đến hàm lượng NO 2 cao trong bể nuôi ở mật độ cao hơn.
- Hàm lượng NO 2 ở mật độ 150 và 250 con/m 2 qua các lần thu mẫu là khá cao, vì thế sự tăng trưởng của cá ở hai mật độ này có phần chậm hơn so với nghiệm thức 50 con/m 2 .
- 3.2 Sự tăng trưởng của cá kèo.
- Tăng trưởng tuyệt đối (DWG, g/ngày) và tương đối (SGR, %/ngày) của cá nuôi được trình bày ở bảng 2.
- Trọng lượng và chiều dài trung bình của cá kèo giống lúc thả nuôi là 0,47g và 4,71cm..
- Bảng 2 : Tăng trưởng của cá kèo nuôi trên bể theo các mật độ khác nhau.
- Thời gian 50 con/m 2 150 con/m 2 250 con/m 2.
- Giai đoạn 0-30 ngày nuôi DWG và SGR của cá kèo nuôi ở mật độ 50 con/m 2 là 0,14 g/ngày và 6,31%/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai mật độ 150 và 250 con/m 2 (p<0,05)..
- Giai đoạn 30-60 ngày, DWG giữa 3 mật độ nuôi gần bằng nhau g/ngày) trong khi đó SGR có cùng khuynh hướng với giai đoạn 0-30 ngày nuôi..
- Giai đoạn 60-90 ngày, cho thấy mật độ nuôi càng cao thì tăng trưởng của cá kèo càng chậm biểu thị cả DWG và SGR giữa ba mật độ nuôi khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), trong đó giá trị đạt cao nhất ở 50 con/m 2 và thấp nhất ở 250 con/m 2.
- Trong khi đó SGR ở cả ba mật độ tương đương nhau ngày)..
- Chiều dài cá thể ở mật độ 50 con/m 2 (16,14 cm) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức 150 và 250 con/m 2 (14,96 và 14,37 cm).
- Ngoài ra, bảng 2 cho thấy SGR ở cả ba mật độ giảm theo thời gian nuôi.
- Hình 3 và hình 4 biểu diễn đường tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài của cá kèo sau 105 ngày nuôi, cho thấy có cùng khuynh hướng với tăng trưởng tuyệt đối và tương đối..
- Hình 3: Tăng trưởng về trọng lượng của cá nuôi trong bể.
- Kết quả cho thấy sự tăng trưởng của cá kèo giảm theo sự tăng mật độ nuôi, có thể do nhiều nguyên nhân trong đó chất lượng nước bể nuôi có thể là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nuôi..
- Thực tế, nuôi ở mật độ cao hơn thì các chất thải từ cá và lượng thức ăn thừa hoặc bị hoà tan trong bể nuôi tích lũy càng nhiều theo thời gian nuôi, cùng với sự hiện diện nhiều cá thể sống trong cùng một đơn vị diện tích, không gian sống bị hạn chế.
- Trong thí nghiệm này, cả ba mật độ nuôi được bố trí hệ thống lọc tuần hoàn có diện tích bằng nhau, hiệu suất của bể lọc có thể không đáp ứng tốt đối với các bể nuôi có mật độ cao hơn (150 và 250 con/m 2.
- Do đó, điều kiện môi trường bể nuôi ở mật độ 150 và 250 con/m 2 có thể không được đảm bảo tối ưu cho sự phát triển của cá kèo..
- Nghiên cứu của Al-Harbi and Siddiqui (2000) cho thấy hàm lượng NH 3 , NO 2 và tổng lân tăng trong khi hàm lượng oxy giảm khi mật độ nuôi và lượng thức ăn của cá tăng.
- Do đó, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá giảm và bị stress nhiều hơn ở mật độ nuôi cao hơn, kết quả là cá tăng trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp hơn (Suresh and Lin,1992)..
- 50 con/m 2 150 con/m 2 250 con/m 2.
- 150 con/m² 250 con/m².
- Hình 4: Tăng trưởng về chiều dài của cá nuôi trong bể.
- Tăng trưởng của cá kèo được nuôi trong bể của thí nghiệm này tương đương với kết quả thực nghiệm nuôi cá kèo trong ao đất của Trần Thị Thu Nga và Dương Nhựt Long (2005), sau 90 ngày nuôi cá kèo trong ao đất ở mật độ 10 và 20 con/m 2 với trọng lượng và chiều dài ban đầu là 0,2 g và 2 cm, đạt trọng lượng trung bình 13,8-15,3 g/con và chiều dài 14,2-15,8 cm.
- 3.3 Tỷ lệ sống và năng suất cá kèo.
- Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá nuôi trong bể theo các mật độ khác nhau được trình bày trong bảng 3.
- Kết quả cho thấy tỷ lệ sống ở mật độ nuôi 50 con/m cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với hai mật độ 150 và 250 con/m 2 (65,53 và 60,73.
- giữa hai mật độ này không có sự khác biệt (p>0,05).
- Tuy nhiên, năng suất cá tăng theo mật độ nuôi và có sự khác biệt trong thống kê (p<0,05) giữa ba mật độ nuôi.
- Năng suất cá trung bình ở mật độ nuôi 50, 150 và 250 con/m 2 lần lượt là 0,67.
- Điều này cho thấy cá kèo được nuôi trong bể tăng đến mật độ 250 con/m 2 chưa vượt quá sức chứa của bể nuôi.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn giữa các nghiệm thức mật độ tương tự nhau dao động 1,3-1,5.
- Al-Harbi and Siddiqui (2000) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi (1, 5, 10 và 15 kg/m³) đến tăng trưởng của cá rô phi và chất lượng nước trong bể nuôi cũng đã tìm thấy cả lượng thức ăn.
- trọng lượng thân/ngày) và sự tăng khối lượng cá giảm theo sự tăng mật độ nuôi nhưng hệ số tiêu tốn thức ăn giữa các nghiệm thức mật độ gần bằng nhau (dao động trung bình 2,0-2,2)..
- Bảng 3: Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá nuôi trong bể theo các mật độ khác nhau.
- Mật độ ( con/m 2 ) Tỷ lệ sống.
- Năng suất ( kg/m 2 ) Hệ số tiêu tốn thức ăn.
- Thực tế, khi nuôi cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn cũng như môi trường sống giữa các cá thể cùng loài sẽ cao, đồng thời sự tích lũy vật chất hữu cơ từ chất thải của cá và thức ăn dư thừa cao làm chất lượng môi trường nước xấu đi như đã đề cập ở trên.
- Do đó, cá dễ bị mẫn cảm với môi trường và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để thích nghi với môi trường nuôi, chính vì thế mật độ nuôi đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.
- Trong thí nghiệm này, hai mật độ nuôi 150 và 250 con/m 2 xuất hiện cá chết rải rác trong suốt thời gian nuôi nhiều hơn so với mật độ 50 con/m 2 .
- Kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi ở mật độ 150 và 250 con/m 2 cho tỷ lệ sống thấp hơn mật độ 50 con/m 2 , tuy nhiên, hai mật độ này cao gấp 3 và 5 lần và sự chênh lệch về tỷ lệ sống tương ứng là 11% và 16%, cùng với trọng lượng trung bình không sai khác nhiều so với 50 con/m 2 .
- Như vậy số lượng cá thu hoạch được nhiều hơn do đó năng suất cá thu hoạch đạt được cao hơn ở mật độ 150 và 250 con/m 2 là hoàn toàn phù hợp..
- Al-Harbi and Siddiqui 2000), mật độ nuôi cao hơn ảnh hưởng bất lợi đến mức độ ăn và sự tăng khối lượng cá, tuy nhiên, hệ số tiêu tốn thức ăn không bị ảnh hưởng nhiều bởi mật độ nuôi, do đó, năng suất cá nuôi tăng cao hơn có thể đạt được ở mật độ nuôi cao hơn với điều kiện chất lượng nước được quản lý thích hợp..
- Tỷ lệ sống của cá kèo nuôi trong bể ở thí nghiệm này cao hơn nhiều so với mô hình nuôi thâm canh trong ao đất, vấn đề này liên quan đến điều kiện khác nhau của 2 mô hình.
- Nuôi trong ao đất với diện tích rộng (0,2-0,5 ha) bị ảnh hưởng rất nhiều vào thời tiết, nhất là giai đoạn mới thả giống và đặc biệt là với con giống nhỏ khi thả nuôi gặp thời tiết bất lợi như mưa nhiều hoặc nắng nóng thì sự hao hụt rất cao trong thời gian đầu, cùng với việc thu hoạch toàn bộ cá kèo trong ao đất là rất khó thực hiện.
- Do đó, tỷ lệ sống của cá rất thấp.
- Kết quả nuôi thực nghiệm cá kèo trong ao đất ở Bến Tre của Trần Thị Thu Nga và Dương Nhựt Long (2005), tỷ lệ sống của cá khi thu hoạch dao động từ 17,0-24,3%.
- Tỷ lệ sống của cá nuôi trong bể ở thí nghiệm này cao hơn 2,0-2,5 lần so với cá nuôi trong ao đất..
- Ngoài ra, nuôi cá kèo trong ao đất có sự tiêu tốn nhiều hơn từ 1,7-2,0 (số liệu điều tra các hộ nuôi cá kèo của Nguyễn Tấn Nhơn (2008) và Trương Hoàng Minh (2009), có thể do nuôi trong ao đất với diện tích lớn thức ăn bị thất thoát nhiều hơn đặc biệt là những ngày gió lớn thức ăn bị trôi dạt vào bờ cuối gió bị tan rã và cá không sử dụng được.
- Nhìn chung, kết quả bước đầu cho thấy thí nghiệm nuôi cá kèo trong bể là hoàn toàn thực hiện được do thu hoạch cá hay thu mẫu cá sẽ dễ hơn và đặc biệt xác định tỷ lệ sống chính xác hơn so với nuôi trong ao đất..
- Sau 105 ngày nuôi trên bể xi măng, tỷ lệ sống và kích cỡ cá kèo khi thu hoạch đạt cao nhất ở nghiệm thức mật độ 50 con/m 2 (76,7%) kế đến là 150 và 250 con/m 2.
- Tuy nhiên, năng suất cá thu được ở mật độ 250 con/m 2 cao gấp 3,5 và 2,2 lần so với mật độ 50 và 150 con/m 2.
- Kết quả về năng suất trong nghiên cứu này cho thấy, trong điều kiện hệ thống lọc sinh học được cải thiện phù hợp, mật độ 250 con/m 2 có thể được ứng dụng nuôi trong bể để nghiên cứu về sinh học, dinh dưỡng hay nuôi vỗ thành thục cá kèo bố mẹ..
- Cảm ơn em Võ Văn Dự đã nhiệt tình giúp đỡ trong quản lý các bể nuôi cá kèo..
- Bước đầu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch, 1801)".
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) nuôi trên bể.
- Thực nghiệm nuôi thương phẩm Cá Kèo