« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phong tục trên phương diện khái niệm và liên ngành


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU PHONG TỤC TRÊN PHƯƠNG DIỆN KHÁI NIỆM VÀ LIÊN NGÀNH Tạ Đức Tú.
- Phong tục là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hoá.
- Nếu liệt kê sách viết về phong tục ở Việt Nam cũng đã có đến vài mươi đầu sách.
- Tuy nhiên, hầu hết chỉ miêu tả phong tục chứ chưa có một nhận thức khoa học đầy đủ về phong tục cũng như các vấn đề có liên quan trên phương diện lý luận.
- Qua bài viết này, chúng tôi cố gắng tìm ra một khái niệm khả dĩ trong nghiên cứu phong tục trên cơ sở nội hàm của nó.
- đồng thời gợi một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phong tục trên cơ sở liên ngành..
- Nghiên cứu phong tục trên phương diện khái niệm và liên ngành.
- 1 GIÁ TRỊ PHONG TỤC TRONG CÁC KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ.
- Khái niệm văn hoá được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng.
- Mayor đã nêu định nghĩa về văn hoá vừa mang tính khái quát vừa có tính đặc thù:.
- "Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán 1 , lối sống và lao động".
- Khái niệm này được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá tại Venise, 1970..
- Văn hoá biểu hiện trong lí tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới và nhân sinh.
- Nhà xã hội học văn hoá người Anh E.
- Tylor, lần đầu tiên nêu định nghĩa về văn hoá Văn hóa hay văn minh 2 là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực, thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội".
- Văn hoá của một dân tộc hiểu theo nghĩa căn bản nhất là toàn bộ những cái mà qua đó, một dân tộc.
- Tylor viết quyển Văn hoá nguyên thuỷ (1871), thế giới chưa có sự phân biệt giữa văn hoá và văn minh.
- Bởi vậy, văn hoá là nơi thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức và những phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinh thần cùng tham dự và cùng chia sẻ..
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hậu trong bài Đi tìm bản sắc văn hoá dân tộc qua thế giới biểu tượng (2012) cho rằng: “Có thể nói bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự thể hiện của tâm lý dân tộc, được biểu hiện ra ở lối sống, nếp sống, ở phong tục và tập quán, ở sự ưa thích, cách suy nghĩ và ở cả thang bảng giá trị xã hội, bao gồm cả sở trường và sở đoản.
- Các định nghĩa văn hoá dưới dạng liệt kê thành tố, bao giờ cũng có thành tố phong tục..
- Phong tục là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hoá..
- Về lý luận, cho rằng phong tục thuộc phương diện tinh thần, A.A.
- Radughin viết: “Văn hoá tinh thần bao gồm tổng thể những kết quả của hoạt động tinh thần và mặt khác, bao gồm chính cả hoạt động tinh thần ấy.
- Những giả tượng của văn hoá tinh thần tồn tại dưới những hình thức hết sức đa dạng.
- Những sản phẩm của hoạt động trí tuệ và văn hoá tinh thần này cùng với những sản phẩm của sản xuất vật chất và công nghệ chính là hoạt động sống của con người ở mọi thời đại..
- 2 VỀ KHÁI NIỆM PHONG TỤC.
- Cho đến nay, có khá nhiều nhà nghiên cứu khi bàn về phong tục đã cố gắng nêu ra một cách hiểu về nó.
- Dương Văn Đảm trong Tư Thế phong thổ ký cho rằng: “Phong tục là những thói quen trong đời sống, truyền từ đời này qua đời khác.
- Nam Việt trong Văn hoá phong tục thế giới qua hình ảnh viết: “Phong tục là nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc trên thế giới, trở thành luật tục ăn sâu vào đời sống của nhân dân.
- Môi trường văn hoá là một trong những nhân tố quyết định đến phong tục.
- Văn hoá phong tục là những căn cứ quan trọng để đánh giá chủ quyền văn hoá của mỗi dân tộc.
- Trương Thìn trong 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục cho rằng: “Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chí một dòng họ, gia tộc..
- Phong tục là một bộ phận của văn hoá và có thể chia thành nhiều loại.
- Nội dung phong tục bao hàm mọi sinh hoạt xã hội… Phong tục có thứ đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả đạo luật.
- Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội”.
- Với những cách hiểu như trên, có thể cho ta một hình dung gồm tất cả các sinh hoạt của con người được thực hiện trong cộng đồng dù nhỏ hay lớn đều là phong tục.
- Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hoá sử cương in lần đầu năm 1938 cũng cho rằng “văn hoá tức là sinh hoạt”.
- vi văn hoá nhưng phàm sự sinh hoạt về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: văn hoá tức là sinh hoạt” (Đào Duy Anh, 1938, tr 11).
- Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam cho rằng: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức dưới những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr 233).
- Đây có thể xem là một định nghĩa ngắn gọn về phong tục.
- phong tục: thói quen lan rộng)” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr 256).
- Tác giả Trần Ngọc Thêm xếp phong tục vào văn hoá tổ chức đời sống cá nhân..
- Đây là cách sắp xếp hợp lý trong cấu trúc văn hoá 3 thành phần: nhận thức, tổ chức và ứng xử với môi trường..
- Đó là cách lý giải cho phong tục.
- Dương Thị Liễu trong Giáo trình Văn hoá kinh doanh giải thích đơn giản nhưng khá dễ hiểu:.
- Trên phương diện khái niệm, A.A Radughin viết: “Phong tục – đó là những mẫu hành vi toàn vẹn, quen thuộc, không nhận thức được thật rõ ràng.
- Phong tục bao gồm những truyền thống được duy trì và thực hành thông qua các hành động nghi.
- Nhưng phong tục cũng có thể đóng vai trò cấm đoán, và khi ấy nó thực hiện chức năng thuật toán ngăn chặn những những hành động nhất định của con người” (Radughin, 1997, tr115)..
- Chúng tôi cho rằng đây là khái niệm chuẩn mực và đầy đủ nhất của một nhận thực khoa học – khái niệm – về phong tục.
- Tất cả các cách hiểu khác nhau của các nhà nghiên cứu Việt Nam khi bàn về phong tục đều không ra khỏi phạm vi của định nghĩa này.
- Trước hết, phong tục là một chuẩn mực hành vi điều chỉnh mọi động của con người, ở đây được hiểu là cả tinh thần lẫn vật chất.
- Phong tục mặc nhiên được thừa nhận trong một cộng đồng bởi “khuôn mẫu hành vi được xã hội hoá và chuẩn mực hoá”..
- Từ những nhận thức khoa học như trên, chúng tôi định nghĩa gọn lại như sau: Phong tục là những thói quen sinh hoạt trong đời sống được cộng đồng thừa nhận và truyền từ đời này qua đời khác, là nét đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc..
- Định nghĩa này có 3 thành tố quan trọng giúp chỉ ra đặc trưng, bản chất của phong tục mà không lẫn với các đối tượng khác, đó là:.
- Đặc trưng thứ nhất, phong tục trước hết là những thói quen sinh hoạt trong đời sống của con người, nghĩa là tất cả những thói quen nào trong cuộc sống, từ đơn giản đến phức tạp, dương tính hay âm tính (về mặt giá trị xã hội: tốt – không tốt).
- 3 PHONG TỤC TRÊN PHƯƠNG DIỆN LIÊN NGÀNH.
- A.A.Radughin cho rằng: “Văn hoá không chỉ nghiên cứu văn hoá nói chung mà còn nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau, thường là những lĩnh vực hết sức đặc thù trong đời sống văn hoá và tác động qua lại (thậm chí xâm nhập lẫn nhau) với nhân học, dân tộc học, tâm thần học, tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học… và đồng thời giữ bộ mặt của riêng mình.
- Nói cách khác, văn hoá học là ngành nhân văn tổng hợp” (Radughin, 1997, tr39)..
- Đúng vậy, với bản chất như đã trình bày, nghiên cứu văn hoá phong tục nhất thiết phải dựa trên cơ sở liên ngành.
- Linton, một nhà nhân loại học người Mỹ trong công trình Xã hội, văn hoá và cá nhân – những khái niệm khoa học xã hội có tính liên ngành cho rằng bản thân đối tượng nghiên đã có tính liên ngành thì phương pháp nghiên cứu cũng phải liên ngành, ông viết: “Nhà nghiên cứu mà chỉ tìm cách làm việc nhằm vào một lĩnh vực (văn hoá) không có liên hệ nào với hai lĩnh vực kia (cá nhân, xã hội) thì sẽ bị bế tắc.
- Radughin viết: “Phong tục – đó là một trong những hiện tượng phổ biến nhất trong lịch sử tinh thần của loại người.
- dân tộc học cho thấy rằng phong tục đóng vai trò thống trị với tư cách là yếu tố điều chỉnh chủ yếu hành vi trong xã hội cổ đại, chủ yếu trong môi trường sinh hoạt hằng ngày, mà nét đặc trưng là ổn định và theo thói quen.
- Trong cấu trúc xã hội hiện đại hơn và năng động hơn, phong tục đóng vai trò không bắt buộc bằng, nhưng vẫn hiện diện trong bất kỳ nền văn hoá phát triển nào” (Radughin, 1997, tr114).
- Quả vậy, phong tục đôi khi trở thành luật tục, ở những cộng đồng nhất định, đôi khi nó có sức mạnh hơn cả những đạo luật.
- Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội..
- Phong tục là truyền thống văn hoá lưu giữ và hiện hữu các ký ức văn hoá dân tộc.
- Ký ức văn hoá.
- “chứa đựng hàm lượng thông tin các giá trị văn hoá của quá khứ qua các truyền thống văn hoá dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng văn hoá, nó cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa như sự đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên.
- Ký ức văn hoá là bức tranh tự họa của mỗi dân tộc, nó không chỉ là thể phách mà còn là tinh anh của các dân tộc, nó không chỉ là bản lĩnh của dân tộc mà còn là bản sắc dân tộc” (Nguyễn Tri Nguyên, 2010, tr125)..
- Khá tương đồng với quan niệm trên, Jan Assmann nêu nhận định: “Dưới khái niệm ký ức văn hoá chúng ta bao hàm sự tồn tại đặc thù của mọi xã hội và mọi thời đại qua các văn bản, các hình ảnh và phong tục được tái tạo sử dụng, trong sự bảo tồn này ký ức văn hoá củng cố và truyền tải bức chân dung tự họa của cộng đồng, một sự nhận thức cộng đồng được chia sẻ một cách đặc biệt”.
- Phong tục đôi khi trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật.
- Đồng thời nó cũng là một sự bảo tồn, củng cố và truyền tải những nét văn hoá riêng của một cộng đồng.
- Trong truyền thống văn hoá.
- Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Tri Nguyên rất có lý khi nhận xét: “Khi được đánh thức và phát huy, truyền thống văn hoá và ký ức văn hoá sẽ trở thành một tiềm năng tinh thần to lớn trong đời sống cộng đồng, nó có một vai trò quan trọng như vật chất, như năng lượng, như sức sống trong sự phát triển kinh tế và xã hội của các dân tộc” (Nguyễn Tri Nguyên, 2010, tr129)..
- Xét vấn đề văn hoá phong tục thì mỗi cộng đồng, dân tộc có những phong tục riêng, thể hiện tâm thức, nếp nghĩ, có khi là cả tự nhiên của cộng đồng ấy..
- Chúng ta không cùng nhận thức với họ, không ở vào hoàn cảnh tự nhiên và môi trường xã hội của họ thì không tài nào hiểu được phong tục của họ.
- Hay nói ngược lại, những phong tục mà người của một nền văn hoá khác phán xét là kỳ quặc, quái đản trái lại không xa lạ với họ chút nào.
- Đây là giá trị mà triết học văn hoá gợi ý để nhận xét một nền văn hoá khác chúng ta, đòi phải phải xem xét vấn đề một cách biện chứng và trên quan điểm lịch sử - cụ thể.
- Bên cạnh đó, trước sự “xâm nhập” mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện đại, quan niệm triết học văn hoá của O.Spengler cũng cảnh báo nền văn minh mới và khoa học phát triển thì có thể làm cho tâm hồn con người tàn lụi, ông viết: “Bộ não lên ngôi vua bởi tâm hồn đã về hưu”.
- Như vậy, quan niệm triết học văn hoá của O.
- Nghiên cứu phong tục cũng không được phép bỏ qua nguyên tắc này, chúng ta cần chú ý đến động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ cộng đồng khi họ có những hành động tạo nên thói quen để trở thành phong tục.
- Quan niệm của H.Spencer về một thiết chế xã hội cũng rất hữu dụng trong nghiên cứu phong tục..
- Phong tục trong đời sống xã hội cũng như một thiết chế, giúp cộng đồng an tâm khi thực thi một vấn đề nào đó, dù có thể không biết rõ nhưng hoàn toàn tin là đúng.
- Trong văn hoá phong tục, chức năng cuối cùng của nó là đem lại niềm tin cho các thành viên của cộng đồng tham gia thực hiện hoạt động phong tục đó.
- Trong bối cảnh ngày nay, nếu biết khai thác hết giá trị của văn hoá truyền thống nói chúng, văn hoá phong tục nói riêng cũng là một động lực mạnh mẽ cho phát triển dân tộc.
- Nghiên cứu văn hoá phong tục nhất thiết cần những hiểu biết liên ngành về dân tộc học, xã hội học, văn hoá dân gian và quan trọng có lẽ là triết học văn hoá để giải mã những tầng sâu nhất, biện chứng nhất của phong tục đối với đời sống văn hoá xã hội của con người.
- Bởi dù muốn hay không thì văn hoá phong tục vẫn hiện hữu và chi phối một phần quan trọng trong đời sống xã hội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu văn hoá học là lý giải bản chất để tìm ra những quy luật vận động của hệ thống phong tục này, tận dụng khả năng cố kết cộng đồng của chúng để duy trì trật tự xã hội, đồng thời nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của con người..
- Văn hoá học – Những bài giảng (Vũ Đình Phòng dịch 2004).
- Viện Văn hoá thông tin.
- Việt Nam văn hoá sử cương.
- Đi tìm bản sắc văn hoá dân tộc qua thế giới biểu tượng..
- Giáo trình Văn hoá kinh doanh.
- Văn hoá – tiếp cận lý luận và thực tiễn.
- NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.
- Văn hoá học – Những phương diện liên ngành và ứng dụng.
- Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam.
- 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục.
- Văn hoá phong tục thế giới qua hình ảnh