« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ CÂY LÀM THUỐC MỌC HOANG TẠI NÚI CẤM, AN GIANG.
- Diversity and distribution of wild medicinal plants at Cam Mountain in An Giang province.
- Cây thuốc hoang, đa dạng, núi Cấm, phân bố.
- Nghiên cứu đa dạng và sự phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại núi Cấm – An Giang đã sử dụng phương pháp điều tra thực địa trên tuyến với mục tiêu khảo sát, xác định sự đa dạng và phân bố cây thuốc mọc hoang để tìm kiếm nguồn dược liệu mới và tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý, bảo tồn.
- Kết quả thu được 120 loài, thuộc 107 chi, 54 họ của 2 ngành thực vật là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
- Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 117 loài, 104 chi, 51 họ.
- Hệ thực vật trong phạm vi nghiên cứu có 4 nhóm dạng sống trong đó nhóm cây dạng thân thảo có số loài nhiều nhất với 44 loài và thấp nhất là nhóm cây thân gỗ với 21 loài.
- Rễ là bộ phận được sử dụng làm thuốc với tỉ lệ cao nhất.
- Thấp khớp, nhức mỏi, ho, sốt và tiêu chảy là các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc ở đây điều trị hiệu quả nhất.
- Sáu loài thực vật được phát hiện có trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ khoa học và công nghệ và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007) được xếp vào mức độ sẽ nguy cấp (EN).
- Các cây làm thuốc mọc hoang ở Núi Cấm tập trung ở độ cao 400 – 500 m tại các sinh cảnh rừng rậm, lối mòn có ít người đi lại..
- Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang.
- Được thiên nhiên ưu đãi, Núi Cấm thuộc vùng Bảy Núi tỉnh An Giang có độ cao trên 700 m, chêch lệch vùng đồng bằng hơn 400 m, độ ẩm trung bình 80%, với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2009).
- Do có môi trường trong lành, không có nguy cơ ô nhiễm nên chất lượng cây thuốc ở đây được xác định là tốt (Nguyễn Đức Thắng, 2012)..
- Song, với áp lực kinh tế và nhu cầu điều trị bệnh bằng đông y ngày càng tăng nên việc khai thác nguồn dược liệu diễn ra mạnh mẽ dẫn đến các sinh cảnh và thảm thực vật ở đây liên tục bị tác động, thay đổi.
- Cho đến nay đã có nhiều dự án xây dựng mô hình phát triển một số dược liệu tại Núi Cấm nhằm phục vụ công tác bảo tồn, khai thác hợp lý, đúng qui định (Hội đồng nhân dân Tỉnh An Giang, 2016).
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Lý và ctv.
- phần lớn diện tích rừng núi Cấm là rừng trồng với các loại cây mọc nhanh như: Keo lá tràm, Keo tai tượng kết hợp với các loại cây gỗ quý: Sao, Dầu, Giáng hương và cây ăn quả lâu năm.
- Điều tra cây thuốc mọc hoang tại núi Cấm, không chỉ tìm kiếm nguồn thuốc mới, phục vụ cho các định hướng nghiên cứu về khai thác nuôi trồng hợp lý mà còn tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái khu vực này..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Hình 1: Sơ đồ tuyến đường thu mẫu ở núi Cấm Phương pháp nghiên cứu thực vật được thực hiện.
- Phỏng vấn được thực hiện với các lương y, chuyên gia và những người đi tìm cây thuốc ở khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn của Vũ Cao Đàm (2005)..
- Cây làm thuốc được phân loại, định danh, xác định tên khoa học dựa vào các tài liệu chính: quyển Cây cỏ Việt Nam quyển 1, 2 và 3 của Phạm Hoàng Hộ (1999).
- Tài nguyên cây gỗ Việt Nam của Trần Hợp (2003).
- Xác định công dụng làm thuốc dựa theo các tài liệu: Cây thuốc An Giang (1991) và Từ điển cây thuốc Việt Nam (2012) của Võ Văn Chi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi.
- (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1 và tập 2 của Đỗ Huy Bích và ctv.
- Chỉnh lý tên khoa học theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012)..
- Phương pháp đánh giá đa dạng cây thuốc về phân loại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) bao gồm đánh giá các bậc phân loại, dạng sống, sinh cảnh..
- Đánh giá đa dạng về bộ phận sử dụng và công dụng chữa bệnh theo Võ Văn Chi (1991 và 2012)..
- Đánh giá về giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (Bộ khoa học và công nghệ và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007) và Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007)..
- Phương pháp xác định sự phân bố cây thuốc mọc hoang ở khu vực nghiên cứu dựa trên bản đồ nền cao trình và cấp độ cháy của núi Cấm tỉ lệ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2009).
- Dữ liệu được xây dựng sử dụng phần mềm Microsoft Excel và hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về cây thuốc sử dụng phần mềm Arcgis 10.3 (Trần Thị Thơm và Phạm Thanh Quế, 2014)..
- 3.1 Đa dạng cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm An Giang..
- Kết quả điều tra tại các tuyến thu mẫu ở núi Cấm, An Giang đã ghi nhận được 120 loài cây làm thuốc mọc hoang thuộc 107 chi, 54 họ của 2 ngành thực.
- So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thắng năm 2012 ở Bảy Núi (có 415 loài, thuộc 112 họ thực vật) cho thấy số cây làm thuốc ở núi Cấm chiếm hơn 1/4 số lượng loài và chiếm gần 1/2 số họ thực vật làm thuốc của toàn vùng.
- Rõ ràng, sự đa dạng cây làm thuốc mọc hoang tại núi Cấm có vị trí quan trọng cho cả khu vực này..
- Chi tiết hơn trong các loài làm thuốc ở núi Cấm, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 117 loài, 104 chi và 51 họ chiếm tỉ lệ tương ứng và 94,44% của cả hệ.
- Điểm nổi bật trong tổng số 54 họ thực vật dùng làm thuốc được điều tra tại núi Cấm có 25/54 họ (chiếm 46,29%) chỉ thu được một loài, kết quả này cho thấy tầm quan trọng của các họ đơn loài trong đa dạng sinh học của hệ thực vật làm thuốc nơi đây..
- Sự mất đi một loài nào đó trong các họ này sẽ làm giảm đáng kể sự đa dạng của thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Vì vậy, việc bảo tồn các loài trong 25 họ này có ý nghĩa đối với sự đa dạng sinh học của cả vùng.
- Khi đánh giá tỉ lệ % của 10 họ giàu loài nhất đạt 39,2%, trong đó không có họ nào chiếm tỉ lệ hơn 10% tổng số loài của hệ thực vật.
- Với kết quả thống kê trên, theo đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) về các khu thực vật vùng nhiệt đới được xem là đa dạng nếu tổng tỉ lệ % của 10 họ giàu loài nhất ở khoảng 40 - 50%, trong đó có rất ít họ chiếm tới 10% tổng số loài (Nguyễn Thị Yến, 2015), thì hệ thực vật làm thuốc ở núi Cấm đa dạng về họ..
- Bảng 1: Mức độ đa dạng về họ.
- 10 họ đa dạng nhất (18,52% số họ .
- Bảng 1 cho thấy họ Đậu (Fabaceae) là họ đa dạng nhất, đạt 6,67% tổng số họ.
- Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi (2004) và Võ Văn Chi (1991) trong điều tra cây làm thuốc trước đây,.
- họ Đậu đa dạng về dạng sống (thân gỗ, thân leo, thân thảo và thân bụi) phù hợp với các sinh cảnh tự nhiên..
- Kết quả đánh giá 5 chi đa dạng nhất chiếm tỉ lệ 4,67% trong tổng số chi toàn hệ, nhưng số loài đạt.
- Đặc biệt chi Dioscorea thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae) đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 5.
- Cũng theo điều tra của Nguyễn Đức Thắng ở Bảy Núi, số lượng cây gỗ làm thuốc là 128 loài.
- Kết quả khảo sát về dạng sống trong nghiên cứu này cho thấy số lượng cây dạng thân thảo được sử dụng làm thuốc ở núi Cấm là nhiều nhất chiếm 36,67%, trong khi đó số lượng cây dạng thân gỗ là thấp nhất chỉ chiếm 17,49% (Hình 2)..
- Hình 2: Biểu đồ đa dạng về dạng sống cây làm thuốc mọc hoang tại núi Cấm – An Giang Chính sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã làm.
- người dân trong vùng và cả các vùng lân cận, đã làm giảm đáng kể một lượng cây thuốc dạng thân gỗ (thường là những cây sinh trưởng chậm và kém thích nghi hơn), thay vào đó là sự hiện diện của các nhóm cây dạng thân thảo có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt thuộc họ Cúc như Cỏ cứt heo, Cỏ mực, Chỉ thiên, Cỏ lào, Nụ áo vàng, Bọ xít v.v..
- Hình 3: Biểu đồ thể hiện số lượng loài làm thuốc theo bộ phận sử dụng Đánh giá đa dạng về bộ phận sử dụng, kết quả.
- cho thấy bộ phận rễ được sử dụng làm thuốc trong danh sách điều tra ở Núi Cấm chiếm tỉ lệ cao nhất với 43 loài (chiếm 35,83.
- dụng rễ làm thuốc thuộc dạng thân thảo và mọc khắp nơi (Hình 3).
- Xét về công dụng làm thuốc, phân theo từng nhóm bệnh, đã thống kê được 45 nhóm bệnh có thể dùng các cây thuốc ở núi Cấm để điều trị.
- Hình 4: Biểu đồ thể hiện số lượng loài làm thuốc theo nhóm bệnh Về giá trị bảo tồn, trong số 120 loài thực vật làm.
- thuốc mọc hoang tìm thấy tại núi Cấm- An Giang đã xác định được 6 loài có trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ.
- khoa học và công nghệ và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007) và theo Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) được xếp vào cấp độ EN (Bảng 2)..
- Bảng 2: Danh mục cây có trong sách đỏ thuộc khu vực núi Cấm – An Giang.
- STT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007.
- So sánh kết quả này với các nghiên cứu trước đây ở vùng Bảy Núi và núi Cấm-An Giang, khảo sát này đã bổ sung thêm 6 loài thực vật quý hiếm cho khu vực núi Cấm, cũng như bổ sung thêm 4 loài thực vật nằm trong sách đỏ cho vùng Bảy Núi gồm Từ collett (Dioscorea collettii Hook.
- 3.2 Sự phân bố cây làm thuốc tại các sinh cảnh ở Núi Cấm – An Giang.
- Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2015 đến năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, núi Cấm được chia thành 4 khu: đất rừng phòng hộ, đất sản xuất và kinh doanh, đất sông suối.
- mặt nước chuyên dùng và đất trồng cây lâu năm, tuy nhiên đất rừng phòng hộ chiếm hầu hết diện tích núi Cấm.
- Việc kết hợp phỏng vấn người dân địa phương, người đi tìm cây thuốc trong khu vực và khảo sát thực tế đã giúp chọn 5 tuyến khảo sát đi qua 5 sinh cảnh có nhiều cây thuốc mọc hoang dại gồm lối mòn, khu nhà ở, rừng rậm, khe suối-vực và vườn.
- Bản đồ hoàn thành là bản đồ phân bố cây thuốc ở núi Cấm được thể hiện theo từng màu và kí hiệu riêng biệt với 8 lớp dữ liệu không gian (Hình 5)..
- Hình 5: Bản đồ phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang Kết quả điều tra cho thấy các loài thực vật bậc.
- cao làm thuốc ở núi Cấm phân bố ở các sinh cảnh là không đồng đều.
- Hai sinh cảnh có thành phần loài làm thuốc chiếm tỉ lệ cao là sinh cảnh lối mòn (với 74 loài) và sinh cảnh rừng rậm (với 69 loài).
- Xét sự phân bố theo độ cao, các loài cây làm thuốc ở núi Cấm phân bố rải rác từ chân núi đến độ cao khoảng 300 m.
- Số lượng cây thuốc tập trung.
- Khu vực đỉnh núi (Vồ Bồ Hong, cao 716 m so với mặt nước biển) chỉ có vài loài cây thuốc thân bụi và thân thảo.
- Hệ thực vật bậc cao làm thuốc mọc hoang dại tại núi Cấm- An Giang đa dạng với 120 loài, thuộc 107 chi, 54 họ của 2 ngành thực vật: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 117 loài, 104 chi, 51 họ..
- 10 họ có số loài đa dạng nhất, chiếm 18,52% tổng số họ của cả hệ, số loài đạt được là 44 loài chiếm 43,75% tổng số loài và 44 chi chiếm 34,06% tổng số chi của toàn hệ.
- Hệ thực vật bậc cao làm thuốc mọc hoang dại ở núi Cấm chia thành 4 nhóm dạng sống trong đó nhóm cây dạng thân thảo có số loài nhiều nhất với 44 loài và thấp nhất là nhóm cây thân gỗ với 21 loài.
- Thấp khớp, nhức mỏi, ho, sốt và tiêu chảy là 4 nhóm bệnh sử dụng cây thuốc ở đây điều trị hiệu quả nhất.
- Sáu loài thực vật có trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ khoa học và công nghệ và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007) được xếp vào mức độ sẽ nguy cấp (EN) là Từ collett (Dioscorea collettii Hook.
- Các cây làm thuốc ở Núi Cấm tập trung ở độ cao 400 – 500 m tại các sinh cảnh rừng rậm, lối mòn có ít người đi lại..
- Sách đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật).
- Dược điển Việt Nam.
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1 và 2.
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
- Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật.
- Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày về việc phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, truy cập ngày tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen- Moi-truong/Quyet-dinh-2566-QD-UBND-phe- duyet-Quy-hoach-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-An- Giang aspx..
- Các phương pháp nghiên cứu thực vật.
- Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam.
- Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.
- Ðánh giá về hiện trạng thực vật bậc cao tại núi Cấm, An Giang.
- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn.
- Cây cỏ Việt Nam quyển 1, 2 và 3.
- Tài nguyên cây gỗ Việt Nam.
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
- Danh lục các loài thực vật Việt Nam.
- Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh An Giang (Giai đoạn truy cập ngày tại.
- Cây thuốc An Giang.
- Ủy ban Khoa học – Kỹ thuật An Giang.
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 và 2.
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học