« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ BA SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ BA SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM.
- Từ sau vụ kiện “bán phá giá” năm 2002 đã có nhiều thay đổi trong sản xuất, chế biến và thị trường cá tra và ba sa ở ĐBSCL.
- Xu hướng phát triển thị trường này trong tương lai sẽ bao gồm: diện tích nuôi sẽ được tiếp tục mở rộng, người nuôi và các công ty chế biến xuất khẩu (CTCBXK) sẽ hướng tới chất lượng sản phẩm nhiều hơn, và nhu cầu nối kết giữa người nuôi với nhau và với các CTCBXK sẽ phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong tương lai.
- Việc phát triển một hệ thống thông tin thị trường, xây dựng qui hoạch nuôi chung cho các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), cũng như giúp cho người nuôi nối kết với thị trường được xem là những giải pháp quan trọng cho việc phát triển thị trường này ở ĐBSCL..
- 1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ BA SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- 1.2 Chế biến.
- Trong giai đoạn 2003-2005 do nhu cầu xuất khẩu phi lê gia tăng nên đã có nhiều hơn nhà máy chế biến mọc lên, từ 19 cái năm 2002 đã tăng lên đến 26 cái năm 2005..
- Đồng thời các công ty chế biến xuất khẩu (CTCBXK) hiện hữu cũng đã đầu tư mở rộng công suất để đáp ứng nhu cầu gia tăng nói trên.
- Điều đáng chú ý nhất trong khâu chế biến là các công ty đã phát triển thêm trong tuyến sản phẩm của mình những loại sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT), những sản phẩm này được tiêu thụ cả trong thị trường xuất khẩu lẫn nội địa.
- Việc mở ra kênh thị trường mới cho các loại sản phẩm này mặc dù chỉ mới ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm trong vòng đời sản phẩm nên tổng giá trị hàng hoá của các loại sản phẩm này chỉ mới chiếm khoảng 5-10% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
- Trong đó, có khoảng trên 90% là hàng hoá GTGT được tiêu thụ trong thị trường nội địa, nhưng chúng đã giúp cho công ty tận dụng được phế, phụ phẩm của sản phẩm phi lê xuất khẩu.
- Bên cạnh đó, việc chế biến ra những hàng hoá GTGT cũng đã tận dụng được một lượng lớn cá nguyên liệu không đủ kích cỡ và trọng lượng cho việc chế biến sản phẩm phi lê xuất khẩu.
- Tuy nhiên, do lượng xuất khẩu tăng nhanh hơn mức giảm của lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm chế biến nên tổng mức lợi nhuận đạt được trong năm của các công ty tăng..
- 1.3 Thị trường.
- Sau vụ kiện cá Tra và Ba Sa, lượng xuất khẩu phi lê đã tăng vọt từ 27 ngàn tấn.
- của một số công ty chế biến và xuất khẩu của tỉnh An Giang vì đây là tỉnh có lượng xuất khẩu phi lê cao nhất so với các tỉnh ở ĐBSCL (đến năm 2005 An Giang có 1.175ha diện tích hầm và 902 lồng bè)..
- 1.3.1 Tình trạng chế biến.
- Mức thu mua tăng một phần do ảnh hưởng của nhu cầu xuất khẩu cá phi lê tăng, một phần do các CTCBXK tạo thêm các sản phẩm GTGT.
- Qua khảo sát cho thấy, nếu như trong giai đoạn 1999-2002 các công ty chỉ mua những loại cá đủ qui cách và chất lượng từ các thương lái, thì nay phần lớn các công ty đang chuyển hướng sang mua cá nguyên liệu trực tiếp của nông dân và mua dưới dạng mua xô nguyên hầm, sau đó công ty tuyển chọn loại đúng qui cách về kích cỡ, màu sắc và chất lượng để chế biến cá phi lê, còn những loại cá không đúng kích cỡ sẽ được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm GTGT.
- Do vậy, một phần lượng thu mua cá nguyên liệu gia tăng do thay đổi hành vi mua nguyên liệu của công ty (xem Đồ thị 1)..
- Tuy nhiên, có hai yếu tố khác trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến tình trạng trên, trước hết do hiện tại trên thị trường xuất khẩu phi lê không còn phân biệt cá phi lê từ nguyên liệu cá Tra hay Ba Sa.
- Kế đó, trong thị trường nội địa do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đã làm cho nhu cầu tiêu dùng các loại thịt khác gia tăng, trong đó có cá Ba Sa và do vậy giá cá Ba Sa bán trong thị trường nội địa hiện tại cao hơn so với bán cho các công ty chế biến (chênh lệch khoảng trên dưới 3.000đ/kg).
- cá tra % cá basa.
- Đồ thị 2: Cơ cấu lượng nguyên liệu cá Tra và Ba Sa được thu mua bởi các công ty Nguồn: Sở Thương Mại Tỉnh An Giang).
- 1.3.2 Tình hình xuất khẩu.
- Lượng phi lê xuất khẩu trong giai đoạn 2003-2005 tăng nhanh hơn so với giai đoạn với lượng tăng bình quân hàng năm là 62% so với 47%.
- Nếu như trong năm 2002 lượng phi lê xuất khẩu là 27 ngàn tấn, thì đến 2005 con số này là 116 ngàn tấn.
- Trong đó chủ yếu là lượng phi lê được chế biến từ nguyên liệu cá Tra..
- Thị trường xuất khẩu của các công ty ở An Giang cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng lượng xuất khẩu sang Mỹ và tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các nước châu Âu và ASEAN như tình trạng xuất khẩu chung của cả nước.
- Riêng đối với An Giang, nếu như lượng phi lê xuất khẩu năm 2002 là 13 ngàn tấn thì đến 2005 chỉ còn có 274 tấn, trong khi đó đối với thị trường EU con số này tăng từ 2.600 tấn lên 27 ngàn tấn, và đối với các nước ASEAN tăng từ 224 tấn lên đến gần 20 ngàn tấn cùng kỳ.
- Kết quả chuyển dịch về thị trường xuất khẩu như đã được trình bày cho thấy thị trường EU và ASEAN đang trở thành thị trường mục tiêu của các CTCBXK ở ĐBSCL, do những nỗ lực tìm kiếm thị trường của các công ty sau vụ kiện năm 2002..
- 2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ SẢN PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2.1 Phân tích kênh thị trường cá tra.
- Nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu trong việc phân tích kênh thị trường cá tra do diện tích và sản lượng nuôi cá ba sa đã bị sụt giảm đáng kể trong cả kênh thị trường xuất khẩu và nội địa.
- Kênh thị trường của sản phẩm cá tra được thể hiện qua sơ đồ 1.
- Kết quả khảo sát cho thấy, có đến khoảng 83% người nuôi bán cá nguyên liệu trực tiếp cho các công ty chế biến xuất khẩu.
- Khi thu hoạch, công ty sẽ mua lại cá nguyên liệu theo giá cả thị trường tại thời điểm mua.
- Sơ đồ 1: Kênh thị trường cá tra.
- lượng cá với chất lượng tốt được các thương lái bán lại cho các công ty chế biến xuất khẩu.
- Tổng thu nhập biên của các tác nhân trên kênh thị trường là 4,544 triệu đồng/tấn và được phân phối như sau: 2,9% cho thương lái, 81,9%.
- Cũng qua kết quả phân tích cho thấy có sự sụt giảm trong thu nhập phân phối đối với thương lái và sự gia tăng đối với các công ty do kết quả của việc thay đổi chức năng thị trường của bộ phận thương lái (từ thương mại sang dịch vụ) và do sự gia tăng việc mua bán trực tiếp giữa công ty và người nuôi (làm giảm chi phí phân phối).
- Thêm vào đó, qua phân tích cũng cho thấy thu nhập phân phối của các tác nhân nhà hàng/quán ăn và người bán lẻ đã bị sụt giảm do lượng cung cá tra giảm trong thị trường nội địa (tập trung cho xuất khẩu) trong khi nhu cầu trong nước của sản phẩm này gia tăng (là sản phẩm thay thế cho thịt gia cầm), do vậy đã dẫn đến giá cả cá tra gia tăng và cuối cùng làm cho lợi nhuận của các tác nhân trên bị sụt giảm..
- Người nuôi Công ty.
- Xuất khẩu 86.2%.
- 2.2 Phân tích thị trường sản phẩm giá trị gia tăng.
- Sau vụ kiện “bán phá giá”, một số CTCBXK của Việt Nam không chỉ áp dụng chiến lược mở rộng thị trường sang các nước châu Âu và châu Á, mà còn áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm mới -sản phẩm GTGT để khai thác thị trường trong nước và những thị trường nước ngoài tiềm năng.
- Những sản phẩm GTGT được sản xuất từ cá tra nguyên liệu và các phụ phẩm của chúng trong quá trình chế biến cá tra phi lê.
- Theo kết quả khảo sát, nói chung tỷ trọng doanh thu từ những sản phẩm GTGT của các CTCBXK chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng doanh thu.
- Trong đó, những công ty dẫn đầu trong việc sản xuất những sản phẩm này là công ty AGIFISH và AFIEX ở An Giang, công ty VĨNH HOÀNG ở Đồng Tháp.
- Kênh thị trường của sản phẩm GTGT qua kết quả điều tra được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.
- Sơ đò 2: Kênh thị trường của sản phẩm giá trị gia tăng.
- Có 93% sản phẩm được tiêu thụ trong thị trường nội địa và 7% lượng còn lại được xuất khẩu.
- Đối với kênh thị trường nội địa, sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng qua hệ thống siêu thị (chiếm 55,8%) và hệ thống đại lý của công ty (chiếm 27,2.
- Những sản phẩm GTGT trên kênh thị trường xuất khẩu còn nằm trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, do vậy giá trị xuất khẩu của chúng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty.
- Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu của chúng rất lớn nếu như các công ty đeo đuổi chiến lược kinh doanh này đi cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
- Trong khi đó, những sản phẩm này được tiêu dùng trong thị trường nội địa dường như có xu hướng khả quan hơn do (1) thu nhập người tiêu dùng gia tăng, (2) quỹ thời gian dành cho việc nấu nướng của gia đình bị hạn chế, đặc biệt ở các thành phố lớn, và (3) chúng được tiêu dùng làm sản phẩm thay thế cho thịt gia cầm (lượng cung thịt gia cầm giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm).
- Mặc dù hiệu quả kinh tế từ việc thương mại những sản phẩm này chưa cao, nhưng chắc chắn trong tương lại nó sẽ được cải.
- Công ty Xuất khẩu.
- Thị trường nội địa.
- các công ty đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường cho những sản phẩm này, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chắc chắn thị trường của những sản phẩm này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, ít nhất và trước mắt trong thị trường nội địa..
- 2.3 Phân tích hoạt động thị trường 2.3.1 Người nuôi.
- Trong đó, những điểm thuận lợi chủ yếu bao gồm: họ có thể quản lý được nguồn nước nuôi, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đặc biệt trong việc cung cấp tín dụng và người nuôi có kỹ thuật nuôi tốt, v.v…Bên cạnh đó, người nuôi cũng đã gặp phải những khó khăn chính yếu trong quá trình nuôi như: giá cả thị trường không ổn định, không đủ vốn để sản xuất mặc dù họ có thể tiếp cận dễ dàng với các tổ chức tín dụng, và việc tìm kiếm người mua, v.v….
- 2.3.2 Thương lái trong thị trường xuất khẩu.
- Dễ dàng trong việc bán sản phẩm do có mối quan hệ lâu dài với các công ty;.
- Giá cả thị trường không ổn định dẫn đến khó khăn trong việc mua, bán sản phẩm;.
- Xu hướng tiết kiệm thời gian trong việc nấu nướng đã làm cho nhu cầu của các sản phẩm chế biến sẵn từ cá tra và ba sa (sản phẩm GTGT) sẽ gia tăng, như cá vò viên, tàu hũ cá ba sa và tra v.v….
- Được hưởng huê hồng từ 5-15% khi bán những sản phẩm giá trị gia tăng từ các công ty chế biến xuất khẩu..
- Khó để thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm cá tươi của người tiêu dùng trong nước;.
- Chiết khúc thị trường của những sản phẩm giá trị gia tăng chỉ bao gồm những người tiêu dùng có thu nhập cao ở các thành phố lớn;.
- Chi phí bảo quản những sản phẩm giá trị gia tăng cao;.
- Cạnh tranh cao trong thị trường bán lẻ;.
- Thường thiếu nguồn hàng để bán trong những mùa xuất khẩu..
- 2.3.5 Công ty chế biến xuất khẩu.
- Người nuôi đã bắt đầu có ý thức trong việc sản xuất cá sạch do vậy rất dễ dàng cho công ty trong việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định;.
- Do việc sử dụng sản phẩm phụ của chế biến để tạo những sản phẩm GTGT ngày càng tăng đã góp phần làm hạ giá thành sản phẩm chế biến, và do vậy làm tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm;.
- Các công ty được Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã cung cấp những thông tin thị trường quốc tế, tổ chức những hội chợ để xúc tiến sản phẩm..
- Do giá cả xuất khẩu không ổn định nên đã tạo ra tình trạng không ổn định nguồn cá nguyên liệu cho chế biến;.
- 3 ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG 3.1 Về mặt sản xuất.
- Xu hướng này chắc chắn sẽ làm tăng nhu cầu thị trường đối với cá giống sạch bệnh và thức ăn cho cá.
- Cuối cùng, kết quả của việc gia tăng qui mô sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng vượt cung nguồn cá nguyên liệu nếu như không có những chính sách can thiệp phù hợp của nhà nước, đặc biệt đối với việc qui hoạch vùng nguyên liệu và cung cấp thông tin thị trường..
- 3.2 Về mặt chế biến.
- Tuy nhiên, quan trọng hơn đối với các CTCBXK là việc tích trữ lượng cá chế biến đủ lớn để khắc phục tính thời vụ trong xuất khẩu.
- Do vậy, việc đầu tư xây dựng kho lạnh để trữ cá chế biến trở nên rất cần thiết cho việc đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
- Lượng cung các sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu cá Tra và Ba Sa sẽ gia tăng do nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước gia tăng, cộng với xu hướng giảm giá thành chế biến sản phẩm cá phi lê của các CTCBXK..
- 3.3 Về mặt thị trường.
- Thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục gia tăng tại một số nước châu Âu và châu Á.
- Tuy nhiên, thị trường Mỹ vẫn là thị trường đầy hứa hẹn của Việt Nam sau khi vụ kiện được giải quyết.
- Xu hướng này sẽ dẫn đến một sự sụt giảm trong giá cả xuất khẩu, và do vậy đòi hỏi cả người nuôi và các CTCBXK cần có một chiến lược hướng tới việc giảm chi phí sản xuất và chế biến, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường các hình thức liên kết giữa người nuôi và các CTCBXK và giữa những người nuôi với nhau.
- 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 4.1 Tạo môi trường kinh doanh hoàn hảo.
- Thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin thị trường cho các tỉnh có diện tích nuôi lớn trong ngắn hạn và một hệ thống thông tin thị trường chung cho vùng.
- Hệ thống này được xem là sản phẩm công, do vậy cần được sự đầu tư từ nguồn ngân sách của nhà nước cũng như sự đóng góp của các tác nhân trên kênh ngành hàng..
- 4.2 Nâng cao năng lực sản xuất và chế biến.
- Thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức nuôi cá sạch và thị trường cho người nuôi và các tác nhân khác trên kênh thị trường.
- Ngoài ra, do đặc tính thời vụ của sản phẩm và thị trường giữa các tỉnh có nuôi cá Tra nên xây dựng dự án kêu gọi đầu tư kho lạnh dự trữ sản phẩm chế biến để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, cũng như tạo sự ổn định sản xuất cho người nuôi..
- 4.3 Mở rộng thị trường trong nước và phát triển mô hình nối kết nông dân với thị trường.
- Tăng cường việc chế biến các sản phẩm GTGT để trước hết cung cấp cho thị trường trong nước và kế đó để vươn tới thị trường nước ngoài thông qua các đối tượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng.
- Đồng thời với việc phát triển sản phẩm này thì việc củng cố lại kênh phân phối và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cũng nên được tiến hành.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình nối kết giữa người nuôi và các CTCBXK, cũng như giữa các công ty với nhau nên được thực hiện để tạo sự ổn định trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu..
- 4.4 Qui hoạch vùng nguyên liệu và đầu tư, phát triển thị trường cá giống sạch bệnh và thức ăn.
- Với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước gia tăng như đã được phân tích, rất có khả năng xảy ra tình trạng vượt cung sản phẩm do người nuôi mở rộng diện tích nuôi.
- Đồng thời, do xu hướng hội nhập kinh tế với nhiều hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu, cũng như tiềm năng cạnh tranh quốc tế gia tăng, nên các tỉnh cần đầu tư và phát triển có kiểm soát thị trường cá giống sạch bệnh và thức ăn cho cá nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng từ phía người mua và giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.