« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu và triển khai cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÁCH TIẾP CẬN DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI TẠI VIỆT NAM.
- Trương Quang Học Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên hệ sinh thái (do Công ước Đa dạng sinh học đề xuất vào năm 1995), khởi đầu là một chiến lược để quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật) và gần đây, được áp dụng rộng rãi cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Ở Việt Nam, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đã được nghiên cứu và triển khai từ cuối những năm 90, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học/tài nguyên.
- Gần đây, cách tiếp cận này đã được triển khai trong các lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu, cả trong quá trình hoạch định chính sách và triển khai thực hiện trên thực tế.
- Theo đó, bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, cũng còn những khó khăn, thách thức cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn, để có thể áp dụng rộng rãi cách tiếp cận này phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay..
- Hiện nay, thế giới đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng khí hậu – biến đổi khí hậu (BĐKH)..
- Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển bền vững (PTBV) của thế giới cũng như của các nước tập trung theo ba hướng: (i) xã hội cacbon thấp.
- (ii) xã hội tái tạo tài nguyên.
- và (iii) xã hội hài hòa với thiên nhiên (Sumi và nnk., 2011).
- Theo đó, trong rất nhiều các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay đều theo xu hướng có tính từ xanh (green) với hàm ý hợp sinh thái: phát triển xanh/tăng trưởng xanh/kinh tế xanh, năng lượng xanh, lối sống xanh, cơ quan xanh, xí nghiệp xanh, đô thị xanh/sinh thái....
- Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc (LHQ) về PTBV – RIO+20 tại Rio de Janeiro, Brazil (tháng 6/2012), có hai chủ đề trọng tâm: “cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói nghèo”.
- “Tương lai mà chúng ta mong muốn” của RIO+20 tuy chưa có các cam kết mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng đã đặt được viên gạch đầu tiên cho Chiến lược Kinh tế xanh – con đường phát triển kinh tế hài hòa với môi trường, giảm nhẹ BĐKH để thực hiện các mục tiêu PTBV (United Nations, 2012)..
- Bài viết này nhằm thảo luận một khía cạnh khác của phát triển xanh – “cách tiếp cận xanh”, tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (HST) nhằm duy trì và nâng cao tính chống chịu – thích ứng của các hệ sinh thái (HST) tự nhiên và các hệ sinh thái – xã hội trong PTBV và ứng phó với BĐKH trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay..
- KHÁI QUÁT VỀ TIẾP CẬN DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI VÀ ỨNG DỤNG.
- Tất cả mọi thực thể trên Trái đất đều tồn tại trong các hệ thống nhất định, bao gồm hệ xã hội, hệ tự nhiên và bao quát lên tất cả là hệ sinh thái nhân văn/hệ sinh thái – xã hội.
- Hệ sinh thái – xã hội là hệ thống phức tạp nhất và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị sinh-vật-địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo.
- Trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh (Trương Quang Học, 2013)..
- Cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên hệ sinh thái (ecosystem/ecosystem based approach – EBA) (nhấn mạnh con người là trung tâm của HST) là chiến lược do Công ước Đa dạng sinh học (CBD) đề xuất, đầu tiên là để quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và sinh vật, nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách công bằng (MEA, 2005)..
- Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu trường hợp tại nhiều quốc gia ở 4 châu lục (châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Âu), IUCN đã đưa ra 10 nguyên tắc (1996), sau đó là một quy trình gồm 12 nguyên tắc (2000), được tổ chức thành 5 bước (2004) và hướng dẫn áp dụng cách tiếp cận này trong quản lý tài nguyên (Pirot và nnk., 2000.
- Trong bối cảnh biến đổi toàn cầu hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định:.
- Phát triển bền vững thực chất là bền vững về sinh thái (Diễn đàn 4 trường đại học Đông Á – BESETOHA, Hà Nội, 2010)..
- Ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST, làm tăng cường sức khỏe HST..
- Vì vậy, cách tiếp cận liên ngành/dựa trên HST ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ứng phó với BĐKH và PTBV theo hướng tăng cường sức khỏe/tính chống chịu của các hệ trong hệ sinh thái-xã hội (Hình 2.1)..
- NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG TIẾP CẬN DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái được bắt đầu nghiên cứu tại Việt Nam từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX và triển khai tại vùng bờ biển 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng từ năm 2003 với sự giúp đỡ của Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) và IUCN.
- Tiếp theo, IUCN đã có những nghiên cứu trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các HST đất ngập nước.
- IUCN đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, và kết quả được tập hợp trong sách “Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam” (Shepherd và Ly Minh Đăng, 2008)….
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN đã áp dụng EBA để nghiên cứu các nguyên nhân làm suy thoái ĐDSH ở Việt Nam (Phạm Bình Quyền và Trương Quang Học, 1998.
- thí điểm áp dụng EBA trong quản lý tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và Khu Bảo tồn Na Hang (Trương Quang Học và Võ Thanh Sơn, 2008)....
- Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái cho quản lý tổng hợp tài nguyên, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu:.
- A Mối tương tác giữa các dịch vụ hệ sinh thái và đời sống.
- B Nâng cao tính chống chịu của hệ sinh thái-xã hội với biến đổi khí hậu C Tiếp cận xuyên ngành trong phát triển bền vững.
- D Kinh tế xanh, con đường để phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa HST/dịch vụ HST với phúc lợi của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Mặt khác, con người lại tác động vào HST thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội (nguyên nhân sâu xa/cơ bản.
- Nguồn: Trương Quang Học và nnk., 2006..
- Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố của cuộc sống thịnh vượng.
- Gần đây, trong bối cảnh BĐKH, tiếp cận dựa trên HST đã được áp dụng trong nhiều dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các dự án hợp tác với nước ngoài, theo hướng tăng cường tính chống chịu của các khu vực (đô thị) hay lĩnh vực (cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, y tế.
- Các dự án tiêu biểu có thể nêu ra như sau:.
- Dự án “Mạng lưới các thành phố ở châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu”.
- (ACCCRN) do Quỹ Rockefeller tài trợ, triển khai ở 10 thành phố của Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia và Thái Lan, hoạt động từ năm 2008, nhằm nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng cũng như giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.
- Tại Việt Nam, Dự án đã có 3 giai đoạn (Giai đoạn Giai đoạn .
- Trong giai đoạn 1, Dự án lựa chọn 3 thành phố để triển khai thực hiện là Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ (ACCCRN – Việt Nam, 2010)..
- Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của BĐKH thông qua xây dựng khung hướng dẫn thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái tại Lào và Việt Nam tháng 6/2013) do Viện Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) thực hiện, dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới..
- Dự án “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu vào công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam”, với mục tiêu xây dựng mô hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh, lồng ghép với phương pháp tiếp cận dựa vào HST thích ứng với BĐKH của Việt Nam (6/2012 đến tháng 12/2013).
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thụy Điển tài trợ..
- Dự án “Tăng cường sức chống chịu của vùng ven biển tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan” được triển khai tại tám tỉnh, thành của ba nước gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang của Việt Nam.
- Tổng kinh phí của Dự án là 3,2 triệu Euro, do Liên minh Châu Âu tài trợ.
- Dự án được triển khai từ tháng với mục tiêu chính là cải thiện sức chống chịu vùng ven biển, nhằm ứng phó với tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, tăng khả năng thích ứng của con người và hệ sinh thái đối với BĐKH, đảm bảo điều kiện sống tốt hơn cho người dân ven biển… Tại Bến Tre, Dự án chú trọng sự lồng ghép với các dự án khác đang được triển khai trên địa bàn, trọng tâm là xây dựng các kế hoạch ứng phó dựa trên HST, phát triển rừng ngập mặn, chú trọng nâng cao năng lực của chính quyền địa phương đối với BĐKH..
- Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cơ sở hạ tầng miền núi phía Bắc” được thực hiện tại 16 tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian 4 năm với tổng số vốn ODA là 3,4 triệu USD, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ.
- Mục tiêu của Dự án là nhằm đưa ra các bài học kinh nghiệm về những giải pháp chi phí thấp, tăng cường khả năng ứng phó BĐKH cho các công trình cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và ứng dụng rộng rãi cho các dự án tương tự..
- Ngân hàng Thế giới đã tổng kết các kinh nghiệm tăng cường tính chống chịu để ứng phó với thiên tai tại 3 đô thị Việt Nam (Hà Nội, Đồng Hới và Cần Thơ) trong cuốn sách “A Workbook on Planning for Urban Resilience in the Face of Disasters: Adapting Experiences from Viet Nam’s Cities to Other Cities” để chia sẻ toàn cầu (Shah và Ranghieri, 2012)..
- Mạng lưới BĐKH của các tổ chức phi chính phủ cũng đang có các hoạt động xây dựng các mô hình thích ứng với BĐKH theo cách tiếp cận dựa trên HST….
- Trong Quyết định số 1092/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu: Khung ma trận chính sách năm 2012 gồm 3 trụ cột, trong đó Trụ cột 1 về Thích ứng – phát triển khả năng chống chịu với BĐKH, với các nhiệm vụ cụ thể như: Tăng cường tính chống chịu BĐKH của cơ sở hạ tầng (Mục tiêu 4).
- Tăng cường tính chống chịu BĐKH của ngành y tế (Mục tiêu 5).
- Tăng cường tính chống chịu BĐKH của ngành nông nghiệp và an ninh lương thực (Mục tiêu 6)….
- Hội thảo “Tiếp cận hệ sinh thái vùng trong quản lý vùng bờ Quảng Ninh – Hải Phòng” do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và UBND TP.
- Hải Phòng phối hợp tổ chức tại TP.
- Hội thảo khởi động Dự án “Xây dựng khung hướng dẫn kỹ thuật: Thích ứng với BĐKH dựa vào HST ở Lào và Việt Nam”, do Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức tại Hà Nội (ngày .
- Diễn đàn khu vực đầu tiên về chủ đề “Xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho vùng ven biển” tại Trường Đại học Burapha, tỉnh Chanthaburi, Thái Lan do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), phối hợp với Quỹ Phát triển Bền vững, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, Quỹ Nghiên cứu Thái Lan, Đài Truyền hình Thái PBS và Đại học Burapha (Thái Lan) tổ chức .
- Khóa đào tạo các tập huấn viên trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Đông Nam Á ở 5 tỉnh trọng điểm thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do IUCN tổ chức .
- Hội thảo quốc gia “Nâng cao tính chống chịu trước biến đổi khí hậu” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tổ chức, 2012..
- Hội thảo “Áp dụng quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển tại Việt Nam – Cách tiếp cận quản lý dựa trên hệ sinh thái” diễn ra trong 2 ngày tại Hải Phòng do Bộ Tài nguyên và Môi trường và TP.
- Hải Phòng tổ chức.
- “Rừng ngập mặn cho tương lai” do IUCN tại Việt Nam điều phối, thảo luận về việc áp dụng quy hoạch không gian biển tại Việt Nam..
- Hội thảo vùng “Khuynh hướng tiếp cận dựa trên hệ sinh thái trong lập kế hoạch bảo tồn ĐDSH ứng phó với BĐKH” do Ngân hàng Phát triển Châu Á, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã và SIDA đồng tổ chức tại Hà Nội .
- Giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào HST đáp ứng được các vấn đề ưu tiên quốc gia – phát triển kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn ĐDSH..
- Như vậy, có thể thấy rằng, chúng ta đã nghiên cứu và triển khai ứng dụng cách tiếp cận HST trong thực tế từ lâu.
- Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn hạn chế, chỉ dừng lại trong khuôn khổ những đề tài/dự án, giới hạn trong từng hợp phần của hệ, những hệ thành phần, mà chưa có những nghiên cứu tổng thể cho toàn hệ thống, nhất là hệ sinh thái – xã hội.
- Nghiên cứu về sinh thái học nói chung và HST nói riêng ở Việt Nam còn mỏng..
- Cách tiếp cận liên ngành/xuyên ngành trong tất cả các khâu của hệ thống quản lý Nhà nước, từ hoạch định chính sách, đến tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá, còn chưa được quán triệt đi vào cuộc sống..
- Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đã được phát triển từ những năm 90.
- Lúc đầu, chỉ nhằm mục đích phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, sau đó được áp dụng rộng rãi cho PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc xây dựng/tăng cường tính chống chịu-thích ứng của các hệ sinh thái – xã hội..
- Ở Việt Nam, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái được bắt đầu nghiên cứu và triển khai khá sớm trong quản lý tài nguyên và hiện nay đang là cách tiếp cận được thử nghiệm trong nhiều chương trình, dự án thích ứng với BĐKH.
- Tính chống chịu và thích ứng với BĐKH, đây đó đã được xây.
- Để có thể áp dụng hiệu quả hơn cách tiếp cận này trong thực tế, có một số khuyến nghị như sau:.
- Tăng cường nghiên cứu và đào tạo về sinh thái học theo nghĩa: hệ sinh thái vừa là đối tượng nghiên cứu (cấu trúc, chức năng, dịch vụ, các chu trình sinh-địa-hóa, dòng năng lượng, diễn thể, tính chống chịu, tính thích ứng), vừa là cách tiếp cận khoa học (ecosystem-based approach) vừa là giải pháp (ecological engineering solutions) để giải quyết vấn đề, như là các giải pháp chủ đạo trong nhóm giải pháp phi công trình, mang tính chiến lược.
- Trong đó, chú ý các vấn đề có thể tích hợp cao và xuyên suốt (dịch vụ HST, tính chống chịu – thích ứng (adaptive-resisiliance), kinh tế sinh thái…) của các hệ thống, bao gồm HST tự nhiên và đặc biệt là hệ sinh thái – xã hội và các giải pháp tổng hợp để duy trì và tăng cường nó trong từng điều kiện cụ thể..
- Đấy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ để xây dựng cơ sở khoa học cho quá trình hoạch định và thực thi các thể chế chính sách..
- Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trong hai lĩnh vực mới: BĐKH và Khoa học bền vững, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ ứng phó với BĐKH và PTBV..
- Xây dựng cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật hướng dẫn triển khai cách tiếp cận HST trong thực tế ở các cấp, các lĩnh vực và tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam..
- Dự án Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ACCCRN – Việt Nam.
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu..
- Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020..
- Quyết định số 1092/QĐ-TTg, ngày 16/8/2012 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu: Khung ma trận chính sách năm 2012..
- In: Proceedings, The 2nd Viet Nam – Japan Symposium on Climate Change and the Sustainability, 11/2008.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học của Việt Nam.
- Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Năng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu”.
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.
- Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Trong: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Tuyển tập các công trình khoa học và Kỷ niệm 20 năm thành lập VACNE 1988-2008.
- NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội..
- Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: Khoa học vật lý về biến đổi khí hậu, Nhóm II: Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương, Nhóm III: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu..
- Nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa về kinh tế-xã hội của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.
- A Workbook on Planning for Urban Resilience in the Face of Disasters: Adapting Experiences from Viet Nam’s Cities to Other Cities.
- Tiếp cận hệ sinh thái: Năm bước thực hiện.
- Ấn phẩm về quản lý hệ sinh thái.
- Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam.
- Đa dạng sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động lên hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Bàu Sấu, Vườn Quốc gia Cát Tiên.
- Đại học Quốc gia Hà Nội.