« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật trong bối cảnh hội nhập Quốc tế của Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Những quan điểm về nhà nước và pháp luật là một trong những nội dung chủ yếu trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đây là đề tài có nội dung rộng lớn, nên trong bài viết này chúng tôi chỉ muốn đề cập về tính nhân loại, dân tộc, tính pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật..
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật được hình thành, phát triển là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Nhà nước pháp quyền, văn hoá chính trị - pháp lý của các nhà tư tưởng lớn của Đông và Tây..
- Đặc thù về văn phong thể hiện các quan điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật.
- Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc của những quan điểm về pháp luật nói riêng, có thể nói trong ngôn ngữ thể hiện của Người đã kết hợp hài hoà ngôn ngữ dân gian, bình dị với ngôn ngữ lý luận, giữa phong cách phương Đông, phong cách Việt và phong cách phương Tây.
- Hồ Chí Minh là nhà lý luận chính trị - pháp lý trong hành động.
- Những vấn đề Người viết, nói đều xuất phát từ quá trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn và chỉ đạo thực tiễn cách mạng, thực tiễn xây dựng nhà nước, pháp luật nước ta.
- Tính hệ thống trong cách tiếp cận các vấn đề nhà nước - pháp luật của Hồ Chí Minh.
- Các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật mặc dù được thể hiện trong rất nhiều thể loại tác phẩm song luôn mang tính hệ thống..
- Điều này được thể hiện nhất quán trong từng quan điểm cụ thể về nhà nước và pháp luật.
- Ngay cả khi viết, hay phát biểu trực tiếp về các vấn đề khác như văn hoá, đạo đức, tập quán, Người vẫn đề cập đến mối tương quan của chúng với nhà nước, pháp luật và ngược lại.
- Đây là một trong những nét tư duy đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, phù hợp với thực tiễn khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại.
- Về mối quan hệ giữa dân chủ, pháp luật và đạo đức.
- Hồ Chí Minh đề cập vấn đề dân chủ, pháp luật và mối quan hệ giữa các phạm trù chính trị - pháp lý này: "Phải nhận thức cho tốt và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
- Sự bình đẳng trong xã hội ở nơi pháp luật.
- Dân chủ đúng đắn cũng ở nơi pháp luật".
- [2] Pháp luật là quyền tự do lựa chọn hành vi, nhưng ranh giới của nó lại là lợi ích của người khác, là khả năng hành động hợp lý, hợp pháp của người khác.
- [3] Hồ Chí Minh cũng viết: "Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật.
- [5] Đây cũng là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận pháp luật - vấn đề tự do, tất yếu và trách nhiệm - những cơ sở lý luận khoa học trong việc xác định trách nhiệm pháp lý, rất có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn hiện nay.
- Nói về vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng, Người đã nói một cách giản dị: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.
- Tư tưởng pháp luật của Người chứa đựng những vấn đề triết lý về bản chất, vai trò, mối quan hệ giữa pháp luật và các quy tắc xã hội khác.
- Quan điểm pháp luật được Hồ Chí Minh trình bày trong một chỉnh thể thống nhất với các vấn đề dân chủ, tự do, kinh tế, văn hoá.
- Hồ Chí Minh không trình bày các quan điểm pháp luật một cách thuần tuý pháp lý hay đi vào lập luận các nguyên lý, định đề pháp lý một cách tách biệt mà luôn đặt vấn đề pháp luật trong các mối quan hệ phổ biến khác.
- Đây cũng chính là đời sống thực của pháp luật, pháp luật đi lên từ đời sống xã hội và quay trở về phục vụ đời sống xã hội..
- Thông qua các quan điểm cơ bản về dân chủ, Người đã phân tích vai trò, chức năng của pháp luật và ngược lại.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập vấn đề pháp chế, dân chủ, pháp luật và mối quan hệ giữa các phạm trù chính trị - pháp lý này: "Phải nhận thức cho tốt và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
- Dân chủ đúng đắn cũng ở nơi pháp luật".
- Mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh Điều cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật đó chính là cơ sở đạo đức của pháp luật.
- Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật phải phù hợp với đạo đức và là điều kiện đảm bảo thực hành đạo đức.
- Tư tưởng đạo đức của Người là đạo đức trong hành động.
- Cơ sở triết lý của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
- Pháp luật không chỉ thể hiện quyền lợi công dân đơn thuần mà còn nhằm mục đích xây dựng một nền đạo đức xã hội đảm bảo cho mọi người có cuộc sống lương thiện, hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng phạt.
- Đối với Người, "giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng như mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, nội dung là đạo đức, pháp luật là hình thức".
- Pháp luật cũng là những quy định hợp với lẽ phải, những cái thuộc về quan niệm lẽ sống luôn luôn hướng Thiện và tiễu trừ cái Ác.
- Tư tưởng về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong xây dựng pháp luật - trong nội dung các điều luật và trong áp dụng pháp luật.
- của một nền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền - được độc lập trong khuôn khổ pháp luật và phải dựa trên một nền tảng đạo đức xã hội..
- Chính yêu cầu đạo đức là yếu tố đảm bảo cho sự độc lập của toà án tránh khỏi chủ quan, tuỳ tiện.
- Lời căn dặn đầy chất trí tuệ và nhân văn của Người lại càng có giá trị to lớn trong việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức thẩm phán ở nước ta hiện nay..
- Hồ Chí Minh đã đề cập đến các thành tố cấu thành cơ bản của văn hoá pháp lý.
- Bản thân pháp luật là hình thái của đạo đức.
- Đạo đức, văn hoá là chiều sâu, là nội dung của pháp luật.
- Đó cũng chính là cái tinh thần xuyên suốt nội dung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
- Thượng tôn pháp luật nhưng phải là pháp luật đảm bảo các yêu cầu, các giá trị về công bằng, nhân đạo, hợp lý và vì lợi ích chính đáng của con người.
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và về pháp luật đã được xây dựng trên nền tảng triết lý đó.
- Cũng chính vì vậy mà cần hiểu đúng các giá trị, nội dung và ý nghĩa của đạo đức hay pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối quan hệ biện chứng này..
- Tinh thần pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức về vai trò, giá trị và chức năng của pháp luật.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá chính trị - pháp lý của dân tộc và nhân loại đã sớm nhận thức sâu sắc, toàn diện về giá trị xã hội của pháp luật, khắc phục được những quan niệm phiến diện hay cực đoan về pháp luật trước đó.
- Người tìm thấy ở pháp luật vai trò là công cụ quản lý của nhà nước và công cụ của từng cá nhân để bảo vệ, bảo đảm tự do, công bằng, dân chủ, bình đẳng nam nữ và bình đẳng xã hội.
- Quan điểm pháp luật của Người luôn mang tính dân tộc và nhân loại.
- Như vậy, quan điểm của Người về vai trò pháp luật rất tiến bộ, khoa học, khắc phục sự nhận thức tuyệt đối hoá vai trò giai cấp của pháp luật.
- Người đã nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội to lớn của pháp luật.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát các lĩnh vực cơ bản của một xã hội pháp quyền dân chủ, mặc dù Người không trực tiếp sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền” hay “xã hội pháp quyền”.
- Hồ Chí Minh đề cập đến các phương diện cấu thành cơ bản của xã hội pháp quyền dân chủ với những quan điểm chính yếu như: một nhà nước có cơ sở hoạt động là đạo đức và pháp luật, một nhà nước mạnh, năng lực, hiệu quả, một nhà nước có nền tư pháp mạnh, độc lập với hành pháp, dân chủ, tự do, công bằng, bình đẳng, trách nhiệm đạo đức và pháp lý của nhà nước, về con người trong xã hội pháp quyền dân chủ.
- Tư tưởng pháp quyền của Người là pháp quyền đạo đức.
- Xã hội dân chủ pháp quyền là xã hội của những công dân có ý thức và lối sống phù hợp đạo đức và tuân thủ pháp luật.
- Nguyên tắc và mục tiêu chung của nền pháp luật và đạo đức đó là phục vụ con người, vì những giá trị nhân văn, tinh thần, vật chất của cuộc sống con người.
- Đây cũng chính là quan điểm cơ bản về Nhà nước pháp quyền của các nhà tư tưởng lớn của nhân loại như Jôn Lockơ, Hêghen hay Monteskiơ với tác phẩm bất hủ Tinh thần pháp luật.
- Quan điểm pháp luật của Hồ Chí Minh cũng chính là tư duy pháp lý hiện đại, là tố chất và yêu cầu của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, một nền pháp luật nhân văn, tất cả vì con người, vì một Tinh thần chi phối pháp luật: Nhân - Yêu Người (nhân giả ái nhân) như Khổng Tử trước đây đã từng đề xướng.
- Yếu tố con người xuyên suốt các quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp luật: trong giáo dục, thuyết phục, cảm hoá, đấu tranh.
- phòng ngừa vi phạm pháp luật.
- Hồ Chí Minh đã viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân” [13]..
- Sự thương yêu, quý trọng và bảo vệ con người, bảo đảm quyền được làm người với một chất lượng ngày càng cao của đời sống vật chất và tinh thần đó là đạo đức và chỉ có thể được thực hiện bằng một hệ thống pháp luật, trước hết và cao nhất là Hiến pháp..
- Trong hệ thống những quan điểm về đạo đức của Hồ Chí Minh đã thể hiện mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi - lợi ích, cách giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, lợi ích chung và lợi ích riêng.
- Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của phạm trù đạo đức - nghĩa vụ và quyền lợi, tức về mối quan hệ giữa hai vấn đề: cống hiến và hưởng thụ.
- Quan điểm của Người cũng khác với quan niệm đạo đức cũ chỉ quan tâm đến nghĩa vụ mà hô hào quên đi quyền lợi..
- Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.
- Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật và đạo đức có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp Đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam.
- Có rất nhiều việc phải làm để hội nhập toàn diện, trong đó có việc nghiên cứu toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật và đặc biệt là việc kế thừa, vận dụng những giá trị pháp quyền nhân nghĩa vào sự phát triển bền vững của đất nước..
- Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề pháp luật và đạo đức lại được đặt ra một cách cấp thiết như hiện nay, trong thời kỳ Đổi mới, hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường.
- Đạo đức là một nội dung lớn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hướng vào mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..
- Pháp luật của Nhà nước ta có xu hướng ngày càng ghi nhận nhiều hơn những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức.
- Yêu cầu tuân thủ pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự..
- Hàng loạt các văn bản pháp luật khác cũng từng bước cụ thể hoá nguyên tắc quản lý.
- xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp đã trở thành nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mỗi người..
- Những nội dung giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn của chúng..
- Thực tiễn những năm qua đã cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm cay đắng về quản lý, giáo dục phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, đảng viên.
- Thực tế đó là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế, tổ chức quản lý xã hội và giáo dục tư tưởng đạo đức đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.
- Vận dụng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, vấn đề đặt ra là cần thường xuyên tiến hành xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật kết hợp với giáo dục lối sống phù hợp đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay..
- Trong tình hình hiện nay, xây dựng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là đạo đức tư pháp là vô cùng cấp bách.
- Đây là một trong những lĩnh vực thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đang là mối quan tâm lớn của dư luận xã hội, là một trong những yếu tố đảm bảo cho một nền tư pháp dân chủ, nền tư pháp phục vụ nhân dân.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa, nhiều sự thay đổi đang diễn ra trong lĩnh vực đạo đức của công chức, cả mặt tích cực và tiêu cực.
- Để hạn chế được tác động xấu - những mặt trái của kinh tế thị trường đến đạo đức công chức, cần phải xây dựng nền tảng đạo đức công chức bền vững.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ mối quan hệ giữa năng lực và tính cách: có tài phải có đức và tầm quan trọng của giáo dục, rèn luyện đạo đức.
- Những tư tưởng của Người về đạo đức và giáo dục đạo đức có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người..
- Tư tưởng về nhà nước và pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng quý giá trong công cuộc Đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Pháp luật, nhà nước và đạo đức đã được nhiều nhà tư tưởng đề cập trong nhiều công trình khoa học và văn kiện chính trị - pháp lý.
- Nhưng ở Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có những nét đặc thù, rất độc đáo, làm nên phong cách Hồ Chí Minh về tư tưởng xã hội pháp quyền dân chủ.
- Những tác phẩm, bài viết, lời nói của Người về pháp luật và đạo đức luôn đến được với quảng đại quần chúng và sống mãi với thời gian, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay..
- [2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB Sự thật, Hà Nội, 1985, tr .
- [3] Đào Trí Úc, “Di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, 2000..
- [4] Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, tập 3, NXB Lao động, 1971, tr.138..
- [6] Thành Duy, “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đạo đức và lợi ích công dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, 1995, tr.4..
- [7] Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, tập 3, sđd, tr.138..
- [8] Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.274-275..
- [9] Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1990, tr.175..
- [12] Đào Trí Úc, “Di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tlđd, tr.4..
- [13] Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.276..
- [14] Hoàng Văn Hảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.
- [15] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.572.