« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng bộ tạo mã ICAO và hệ băng tần L công suất lớn cho hệ thống phát tín hiệu nhận dạng


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu xây dựng bộ tạo mã ICAO và hệ băng tần L công suất lớn cho hệ thống phát tín.
- Abstract: Giới thiệu về hệ thống thông tin hỏi đáp và những yêu cầu đặc thù ở dải sóng siêu cao tần: những nét chung về hệ thống thông tin hỏi đáp, yêu cầu về tín hiệu hỏi đáp.
- Nghiên cứu, lựa chọn, ứng dụng những công nghệ mới trong thiết kế chế tạo máy phát siêu cao tần: nghiên cứu công nghệ tổ hợp tần số.
- nghiên cứu các công nghệ chế tạo bộ khuếch đại công suất siêu cao tần.
- nghiên cứu giải pháp công nghệ nâng cao công suất phát siêu cao tần.
- xây dựng đầu thu siêu cao tần, hoàn thiện hệ thống hỏi-đáp nhận dạng thông tin..
- Các hệ thống phát tín hiệu ở dải sóng siêu cao tần có lịch sử phát triển hơn 100 năm, các hệ thống phát mã tín hiệu ở dải sóng siêu cao tần phục vụ nhiều cho mục đích.
- Nhà nước ta hiện nay đang từng bước chú trọng đến vấn đề nghiên cứu các hệ thu phát quản lý hàng không thể hiện ở một số đề tài các cấp tại các cơ sở nghiên, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu phát triển hệ thống phục vụ cho các mục đích đang rất cần thiết..
- Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tạo mã ICAO và hệ phát băng tần L công suất lớn cho hệ thống phát tín hiệu nhận dạng” là:.
- linh hoạt, có khả năng chuyển tần nhanh, độ nhạy cao, dải tần phù hợp (băng tần L), công suất lớn..
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống phát tín hiệu nhận dạng thông tin mục tiêu Những điểm mới của luận án:.
- Nghiên cứu, lựa chọn, ứng dụng các công nghệ phù hợp xây dựng qui trình thiết kế, mô phỏng, chế tạo mô đun phát siêu cao tần công suất lớn dùng linh kiện bán dẫn hoạt động trên băng tần L..
- Nghiên cứu, ứng dụng sáng tạo cấu trúc tổ hợp công suất siêu cao tần, kiểm chứng trên cơ sở kiến trúc cộng 32 đường công suất thành phần và đã thử nghiệm thành công cộng các mô đun công suất dùng linh kiện bán dẫn MOSFET trên công nghệ mạch dải.
- Chế tạo thành công máy phát siêu cao tần công suất lớn 3 KW được đánh giá thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và được đo lường kiểm chuẩn..
- Giới thiệu về hệ thống thông tin hỏi đáp và những yêu cầu đặc thù ở dải sóng siêu cao tần.
- Nghiên cứu xây dựng bộ tạo mã hỏi-đáp linh hoạt nhận dạng mục tiêu.
- Nghiên cứu, lựa chọn, ứng dụng những công nghệ mới, trong thiết kế chế tạo hệ máy phát siêu cao tần.
- GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN HỎI ĐÁP VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶC THÙ Ở DẢI SÓNG SIÊU CAO TẦN.
- Những hệ thống phát tín hiệu mã pha phục vụ bảo mật và nhận dạng thông tin được nghiên cứu đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phòng, nhất là trong vấn đề quản lý không phận, hải phận quốc gia.
- Hệ thống được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học về một hệ thống phát siêu cao tần, dựa trên các cơ sở lý thuyết về kỹ thuật siêu cao tần, các công nghệ hiện đại..
- Hiện tại trên thế giới phát triển nhiều hệ thống băng tần L liên quan như hệ thống giám sát giao thông hàng không (TCAS, Transponder, UAT, ADS-B), hệ thống thông tin định vị (DME, TACAN, GPS, JTIDS / MID).
- Nhìn chung các hệ thống thông tin băng tần L trên thế giới được phát triển khá hoàn thiện, tuy nhiên các hệ thống được tích hợp chuyên cho những mục đích riêng biệt và được đóng gói thành sản phẩm (công nghệ được giữ hoàn toàn bí mật), bán cho các nước có nhu cầu sử dụng.
- Giá thành các hệ thống mua sẵn tương đối cao, tuy nhiên khi hệ thống được chế tạo phục vụ cho một mục đích nhất định thì việc linh hoạt chuyển đổi từ mục đích sử dụng là khó khăn, không chủ động về mặt công nghệ..
- Hiện nay do trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế chúng ta vẫn sử dụng các hệ thống cũ hoặc phải mua các hệ thống có sẵn hoặc từng phần hệ thống của nước ngoài giá thành tương đối cao.
- Các hệ thống dẫn đường CAT I ILS, K1, K3 hiện đang được sử dụng ở Cảng hàng không Cát Bi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
- Hệ thống nhận biết chủ quyền quốc gia Việt nam hiện đang trang bị chủ yếu trong quân đội dưới dạng máy hỏi-đáp.
- Các hệ thống hỏi đáp này đều được sản xuất trên công nghê ̣ khá cu.
- Như vậy một hệ thống thiết bị nhận dạng tín hiệu vừa tuân theo chuẩn quốc tế vừa phục vụ được những mục tiêu đặc thù được đặt ra.
- Hệ thống thông tin hỏi đáp, hoạt động trong dải băng tần L, có một số yêu cầu sau:.
- Chương 1 đã trình bày một số nét chính về hệ thống hỏi đáp hoạt động ở dải sóng siêu cao tần, trên thế giới và trong nước, các đặc điểm về lý thuyết cần lưu ý để thiết kế, chế tạo hệ thống này, cũng như những yêu cầu về khả năng tạo mã của thiết bị có thể thay đổi độ rộng xung, số xung để có thể đề xuất các vấn đề có thể can thiệp được để bảo mật, linh hoạt và đa dụng.
- Các hệ thống hỏi-đáp trên thế giới phát triển tương đối hoàn thiện, tuy nhiên các hệ thống này thường tích hợp thành các khối mô đun sản phẩm thực hiện một chức năng theo qui định của nhà sản xuất, như vậy khó tận dụng, khai thác cho nhiều mục đích khác nhau..
- Hệ thống này trong nước thì hầu như mới chỉ triển khai bước đầu, tuy có một số kết quả nghiên cứu nhất định, song việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu các hệ thống mã hỏi-đáp trên thế giới từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết một số vấn đề mấu chốt của hệ thống để có thể xây dựng một hệ thống nhận biết mục tiêu đa năng là quan trọng có giá trị thực tiễn và khoa học...
- Muốn có hệ thống linh hoạt trong quá trình vận hành, phục vụ trong một lĩnh vực nào đó nhưng khi cần có thể dễ dàng chuyển đổi sang phục vụ cho một lĩnh vực khác với những yêu cầu riêng, như vậy phương tiện tạo mã phải phù hợp và đáp ứng được việc tạo được nhiều loại.
- Từ đó luận án đưa ra đối tượng nghiên cứu là tìm kiếm phương tiện tạo mã đáp ứng được yêu cầu tạo mã linh hoạt và nghiên cứu công nghệ để xây dựng hệ phát sóng siêu cao tần băng tần L, đó là hai thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý, nhận biết mục tiêu hỏi-đáp cần khảo sát.
- Mục đích nghiên cứu là xây dựng một bộ tạo mã linh hoạt trên cơ sở thử nghiệm phát mã ICAO ( dùng vi điều khiển, DSP, công nghệ FPGA…) từ đó đánh giá hiệu quả của các phương tiện tạo mã nghiên cứu có đáp ứng được yêu cầu tạo ra các mã có tính linh hoạt phân bố xung trong chuỗi, số lượng xung, độ rộng xung, độ ổn định , tính bảo mật…và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ phù hợp ( kỹ thuật tổ hợp tần số ,tổ hợp công suất,cầu Wilkinson, mạch dải siêu cao tần…) để ứng dụng vào việc xây hệ thống phát băng tần L chất lượng tốt, công suất lớn trong hệ thống phát mã nhận dạng, qua các thử nghiệm chế tạo trong phòng thí nghiệm đánh giá được ưu điểm của công nghệ để có thể áp dụng chế tạo các hệ thống phát siêu cao tần khác..
- NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TẠO MÃ HỎI-ĐÁP LINH HOẠT NHẬN DẠNG MỤC TIÊU.
- Hệ thống mã trên còn nhiều hạn chế: can nhiễu và hiện tượng đa đường lưu lượng máy bay đã tăng lên rất nhiều, với số lượng mã squawk không đủ cung cấp cho các máy bay khác nhau, chính vì thế Tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO đã xây dựng một hệ mã hỏi-đáp dùng chung cho máy bay của các nước thành viên..
- 2.1.Nghiên cứu định dạng mã theo chuẩn ICAO.
- Nghiên cứu lựa chọn phƣơng tiện tạo mã.
- Vi điều khiển PSOC rất linh hoạt trong quá trình tạo mã, phần cứng tương đối gọn nhẹ dễ tích hợp trên hệ thống..
- sẵn, luận án trình bày kết quả phát mã bằng công nghệ FPGA trên mạch thiết kế cho mục đích phát mã ICAO..
- Từ những kết luận rút ra qua nghiên cứu tìm hiểu về cấu trúc mã hỏi-đáp trên cơ sở mã ICAO, chế độ trao đổi thông tin mode S theo chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, cứu định dạng mode S sử dụng trong hệ thống hỏi đáp trao đổi thông tin giữa các trạm mặt đất và đối tượng bay,trong chương II đã đi sâu nghiên cứu theo hướng xây dựng hệ mã hỏi-đáp với cấu trúc linh hoạt về trường định dạng,cấu tạo xung với các tham số có thể thay đổi.
- Kết quả thử nghiệm cho thấy các phương tiện tạo mã được lựa chọn đều đáp ứng được yêu cầu tạo mã có độ rộng xung hẹp theo tiêu chuẩn quy định của ICAO, sử dụng vi điều khiển PSOC khả năng linh hoạt tốt, mạch gọn nhẹ thuận tiện thao tác trên hệ thống và đặc biệt công nghệ FPGA có ưu điểm về khả năng tạo xung có độ trễ sườn xung nhỏ đảm bảo trong quá trình điều chế và truyền trong môi trường tín hiệu nơi thu sẽ nhận được tín hiệu trung thực, khả năng tạo xung hẹp có thể tạo được xung nhỏ hơn 250 ns,.
- NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY PHÁT SIÊU CAO TẦN.
- Các hệ phát sóng siêu cao tần trước đây thường sử dụng đèn Magnetron, Klystron để phát tần số siêu cao tần, hệ thống sẽ phát sóng siêu cao có công suất lớn tuy nhiên các hệ thống đó có một số nhược điểm là yêu cầu nguồn nuôi phức tạp, không thể thay đổi được tần số phát, toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động khi có một trục trặc..
- Để khắc phục các nhược điểm này, luận án đã nghiên cứu để ứng dụng các công nghệ thích hợp phục vụ cho việc xây dựng một hệ thống phát siêu cao tần:.
- Tần số phát nằm trong dải tần số thử nghiệm là băng L, đặc biệt tần số 1030MHz là tần số dùng trong hệ thống máy hỏi-đáp ICAO.
- Thứ hai là nghiên cứu, lựa chọn giải pháp tổ hợp công suất dùng cầu Wilkinson, công nghệ mạch dải siêu cao tần, kỹ thuật phối hợp trở kháng trong việc giải quyết bài toán công suất.
- ứng dụng linh kiện mới, mô phỏng, thiết kế chế tạo khối khuếch đại công suất siêu cao tần 200W hoạt động ở băng tần L.
- Với các nghiên cứu, ứng dụng này vừa khắc phục được nhược điểm các hệ phát cao tần công suất lớn dùng đèn Magnetron, Klystron yêu cầu kỹ thuật phức tạp, vừa là giải pháp hữu ích tránh được sự gián đoạn hoạt động của hệ thống vì rủi ro trong khối khuếch đại đã được chia nhỏ.
- Ngoài ra việc luận án nghiên cứu giải pháp tổ hợp.
- công suất: tạo công suất lớn từ những bộ công suất nhỏ, trên cơ sở nghiên cứu một kiến trúc cụ thể, phù hợp với kỹ thuật chế tạo và điều kiện trong nước hiện nay..
- Nghiên cứu công nghệ tổ hợp tần số.
- Kỹ thuật tổ hợp tần số PLL.
- Ứng dụng công nghệ PLL chế tạo bộ tạo dao động sóng mang 3.1.2.1 Chế tạo mạch dao động có tần số điều khiển bằng điện áp.
- 3.1.2.2 Chế tạo mạch tổ hợp tần số.
- a)Bộ tổ hợp tần số dải tần b)Tín hiệu phát ở tần số 1030MHz.
- 3.2 Nghiên cứu các công nghệ chế tạo bộ khuếch đại siêu cao tần.
- Thiết kế bộ khuếch đại công suất cao tần, luận án đã nghiên cứu các lý thuyết siêu cao tần, cách phối hợp trở kháng, tính toán bằng giản đồ Smith, sử dụng công nghệ mạch dải, công nghệ MOSFET, lựa chọn linh kiện mới thích hợp và phần mềm thiết kế chuyên dụng ADS (Automatic Dependent Surveillance)..
- Các mạch khuếch đại công suất được chế tạo và khảo sát các đặc trưng tần số của mỗi mạch được biểu diễn ở hình và 3.27.
- Dải tần làm việc của các bộ khuếch đại công suất nằm trong khoảng băng tần L.
- Việc thiết kế bộ khuếch đại công suất 200W gồm hai tầng khuếch đại có ưu điểm hơn là làm tăng hệ số khuếch đại của khối khuếch đại công suất, công suất lối vào có thể nhỏ (dưới 20dBm) nhưng công suất lối ra đạt giá trị mong muốn (trên 53 dBm).
- Trong hội nghị EME 2010 báo cáo của Dallas Texas có đề cập đến các bộ khuếch đại hiệu suất cao trong đó khối khuếch đại công suất 200W sử dụng công nghệ LDMOS hoạt động trong dải tần số 1GHz đến 2GHz để có được công suất lối ra là 53dBm thì công suất lối vào phải có giá trị khoảng trên 27dBm..
- Mạch khuếch đại công suất 1W.
- Đặc trưng tần số mạch 1W.
- 3.3 Nghiên cứu giải pháp công nghệ nâng cao công suất phát siêu cao tần.
- Do tính chất của sóng siêu cao tần suy hao khi truyền trong khí quyển, các hệ thống phát trong thực tế đòi hỏi công suất phát lên đến hàng KW do vậy cần có những giải pháp nâng cao công suất.
- Trong điều kiện nghiên cứu hiện tại của phòng thí nghiệm việc tạo được một bộ khuếch đại công suất như vậy là điều khó thực hiện được, do chi phí quá tốn kém đồng thời kèm theo sự đòi hỏi phức tạp về mặt kỹ thuật Ở đây luận án nghiên cứu công nghệ tổ hợp công suất ứng dụng kiểm chứng bằng việc chế tạo thử nghiệm khối công suất phát 3KW bằng cách tổ hợp các mô đun công suất 200W với kiến trúc 32 khối cơ sở trong phòng thí nghiệm để đánh giá những kết quả thu được từ đó đưa ra khả năng ứng dụng trong các hệ phát siêu cao..
- Như vậy để giảm bớt sự phức tạp về xử lý pha khi tổ hợp công suất lớn nên chọn phương pháp tổ hợp đồng pha, chính vì thế luận án đã đưa ra kiến trúc tổ hợp công suất từ 32 khối khuếch đại công suất cơ sở và thiết kế chế tạo các cầu Wilkinson chia 2, chia 4, chia 8.
- trở các đường dây và làm tăng diện tích đường dây để chịu được công suất lớn.
- Ứng dụng công nghệ xây dựng bộ tổ hợp công suất.
- Việc nâng cao công suất phát bằng phương pháp tổ hợp công suất từ những khối công suất vừa và nhỏ có ưu điểm hơn chế tạo một bộ khuếch đại công suất lớn về mặt kinh tế cũng như yêu cầu kỹ thuật..
- Công suất tổng hợp 4 đường vào: (với xung điều chế có độ rộng 50µs và chu kỳ là 2ms, 40 lần): Công suất đỉnh xung là 403,74W..
- Công suất tổng hợp 16 đường vào: (với xung điều chế có độ rộng 50µs và chu kỳ là 2ms, 40 lần): Công suất đỉnh xung là 1602,88W..
- Công suất tổng hợp cả hệ thống ( gồm 32 đường vào): (với xung điều chế có độ rộng 50µs và chu kỳ là 3ms, 60 lần): Công suất đỉnh xung là 3020,78W..
- Việc đề xuất kiến trúc tổ hợp công suất với 32 khối là một cấu trúc hợp lý để có thể sử dụng trong các hệ thống phát tín hiệu công suất lớn, các đài rađa hoạt động liên tục..
- Bộ tổ hợp công suất nguyên lý.
- Bộ tổ hợp công suất thực nghiệm.
- Bộ tổ hợp công suất 3kW.
- Đã có những nghiên cứu về tổ hợp công suất cao tần với 3 khối công suất cơ sở, (ngoài ra còn có cộng 8 khối hoặc 12 khối.
- tuy nhiên độ rủi ro rất cao, nếu 1 khối ngừng hoạt động thì công suất hệ sẽ giảm đi 77% công suất tổng làm cho hệ thống có thể ngừng hoạt động, trong khi đó với 32 khối, khi khối hỏng thì độ giảm công suất là không đáng kể khoảng 6,1% và hệ vẫn có thể duy trì hoạt động.
- Mặt khác việc tăng số mô đun công suất cơ sở kéo theo sự phức tạp xử lý pha của tín hiệu, luôn cần phải hiệu chỉnh thông số cầu chia để giảm sự di pha, do đó với việc nghiên cứu xử lý thành công quá trình hiệu chỉnh pha, điều chỉnh biên độ thực hiện trên số lượng đủ lớn 32 mô đun khuếch đại công suất cơ sở sẽ góp phần phát triển các hệ.
- Như vậy trong chương 3, luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu các công nghệ lựa chọn mang tính hiện đại và khả thi (công nghệ tổ hợp tần số, MOSFET, công nghệ LDMOS, công nghệ mạch dải, kỹ thuật phối hợp trở kháng, công nghệ tổ hợp công suất.
- ứng dụng mang tính sáng tạo các khối cơ bản trong phần cứng của hệ thống như: bộ tạo dao động tại chỗ sử dụng mạch vòng bám pha PLL, bám pha với tần số thạch anh nên độ ổn định rất cao, các bộ khuếch đại công suất băng tần L…Từ việc lựa chọn công nghệ áp dụng dẫn đến việc lựa chọn các linh kiện sử dụng thiết kế mạch ( IC ADF4113, Transistor JFT SHF0289, transistor LDMOS.
- đều là các linh kiện hiện đại, đã khai thác các tính năng của các linh kiện ấy để phục vụ cho hệ thống.
- Trong luận án bài toán công suất đã được giải quyết nhờ dựa trên giải pháp: tổ hợp công suất lớn từ những bộ công suất trung bình trên cơ sở ứng dụng phương pháp dùng cầu Wilkinson khác với những giải pháp công bố trước đây ở nhiều khía cạnhCác nghiên cứu ứng dụng công nghệ thể hiện qua các kết quả cụ thể như sau:.
- Ứng dụng công nghệ mạch dải, lựa chọn linh kiện MOSFET hiện đại thiết kế, mô phỏng chế tạo hai khối khuếch đại công suất 45W và 200W, sử dụng phương pháp phối hợp trở kháng, công nghệ mạch dải, linh kiện thích hợp, các khối khuếch đại công suất có dải tần hoạt động trong khoảng 1020MHz-1050MHz, các khảo sát cho thấy tín hiệu thu được rất ổn định trong dải tần thử nghiệm..
- Lựa chọn và nghiên cứu phương thức nâng cao công suất phát bằng cầu Wilkinson..
- Mô phỏng, thiết kế chế tạo các cầu chia/cộng công suất Wilkinson: cầu Wilkinson chia 2, chia 4, chia 8.
- Với việc ứng dụng công nghệ mạch dải và phương pháp cầu Wilkinson chế tạo khối tổ hợp công suất với kiến trúc 32 đường, khảo sát công suất đỉnh xung lối ra khối khuếch đại là 3,02KW..
- Trong quá trình đi tới các kết quả chính trên , trong chương III còn thu được một số các kết quả của các giải pháp liên quan đến hệ thống chính đó là việc chế tạo các nguồn nuôi cho khối khuếch đại công suất, đề xuất việc sử dụng hệ thống nguồn phân bố để tăng năng lượng cho máy phát, việc làm mát hệ thống các yếu tố đảm bảo duy trì tuổi thọ cho các đèn công suất được nghiên cứu bởi các giải pháp tản nhiệt bằng khối kim loại tản nhiệt gắn trực tiếp dưới mỗi bộ khuếch đại và hệ thống quạt mát đảm bảo cho hệ hoạt động liên tục mà nhiệt độ vẫn ở mực cho phép.
- bộ khuếch đại tạp âm thấp, bộ trộn, bộ khuếch đại trung tần để kiểm chứng hệ thống phát siêu cao tần ở dải sóng băng tần L được điều chế xung..
- Như vậy với việc nghiên cứu, lựa chọn công nghệ thích hợp xây dựng thành công hệ phát tín hiệu tương đối ổn định ( fo băng tần L với khả năng linh hoạt chuyển đổi tần số với các bước chia có thể thay đổi tùy thuộc vào phần mềm điều khiển đã tạo ra hệ thống có khả năng linh hoạt tần số có thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng và có ý nghĩa trong bảo mật.
- Như vậy những kết quả nghiên cứu được trình bầy trong chương III cho phép chế tạo các mạch dao động siêu cao phát được tần số tùy ý, khả trình, chuyển tần số linh hoạt và rất ổn định, hệ thống hóa quy trình chế tạo các bộ khuếch đại cơ sở, cho phép chế tạo được khối khuếch đại công suất lớn theo yêu cầu (phù hợp với điều kiện trong nước), tăng khả năng hoạt động liên tục của hệ thống và có thể tạo ra các công suất phát ở băng sóng siêu cao tần lớn hơn với kiến trúc phù hợp..
- Trên cơ sở tổng quan lý thuyết về các hệ thống quản lý không lưu, hệ thống hỏi-đáp nhận dạng mục tiêu, đánh giá nhu cầu phát triển của các hệ thống trong nước, lựa chọn các công nghệ thích hợp để thiết kế chế tạo một số phần quan trọng, phức tạp của hệ thống, luận án đã nghiên cứu phương tiện phát mã nhằm phát triển những công cụ tạo mã linh hoạt có thể mềm dẻo thay đổi tùy thuộc mục đích sử dụng của hệ thống trên cơ sở nghiên cứu thử nghiệm mã ICAO, nghiên cứu lựa chọn ứng dụng những công nghệ chế tạo phần cứng, xây dựng phần mềm nhằm phát triển hệ thống nhận dạng mục tiêu mới nhằm thay thế các hệ thống cũ không phù hợp dùng trong dân sự vẫn đảm bảo thống nhất với chuẩn quốc tế nhưng có thể chủ động thay đổi linh hoạt các tham số đáp ứng yêu cầu dùng cho các mục đích khác..
- Nghiên cứu lựa chọn các công nghệ mới tiên tiến và phù hợp để chế tạo khối phát tần số siêu cao với độ ổn định cao, khả trình, có thể thay đổi tần số trong dải băng tần L linh hoạt như công nghệ PLL, các phần mềm chuyên dụng (ADS, Ansoft), thiết kế mô phỏng để chế tạo tổ hợp công suất đồng pha dùng cầu Wilkinson với độ suy hao phù hợp với lý thuyết, với các linh kiện hiện đại, một hệ phát công suất tới 3KW có độ ổn định tốt, kèm theo hệ thống các nguồn nuôi ổn định và tương đồng với các kết quả đã công bố ở nước ngoài, thậm chí một vài thông số đạt giá trị tốt hơn..
- Những kết quả này cũng góp phần vào việc áp dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào việc giải quyết một số khâu quan trọng trong hệ thống nhận biết mục tiêu đa năng, linh hoạt cho các nhu cầu quản lý của đất nước..
- Tuy nhiên do phạm vi của vấn đề rộng, gồm nhiều vấn đề kỹ thuật công nghệ phức tạp, để tiếp tục nghiên cứu đưa vào ứng dụng thực tiễn tác giả luận án hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện toàn bộ hệ thống và công nghệ trong tương lai..
- Bạch Gia Dương Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống phát, thu và xử lý tín hiệu dải rộng nhận biết chủ quyền quốc gia, báo cáo đề tài mã số:.
- Trịnh Đăng Khánh, Cao Đắc Tẻo (2011), Một số sản phẩm trong nghiên cứu và phát triển ra đa và hệ thống nhận biết chủ quyền quốc gia, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 55 năm thành lập học viện Kỹ thuật quân sự..
- Đỗ Trung Kiên (2010), Xây dựng hệ thống xử lý tín hiệu số DSP trong hệ định vị vô tuyến, luận án tiến sĩ ngành Vật lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Xuân Mỹ (2007), Hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát phục vụ quản lý không lưu CNS/ATM, Tạp Chí Bưu Chính Viễn thông