« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngôn ngữ và nhận thức


Tóm tắt Xem thử

- Ngôn ngữ và nhận thức 1.
- Ngôn ngữ và các chức năng của ngôn ngữ.
- Khái niệm ngôn ngữ.
- chính là nhờ ngôn ngữ..
- Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp.
- Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói..
- Tiếng nói là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học - khoa học về tiếng.
- Còn ngôn ngữ là một quá trình tâm lí, là đối tượng của Tâm lí học..
- Tiếng nói và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau: Không có một thứ tiếng (ngữ ngôn) nào lại tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn ngữ.
- ngược lại, hoạt động ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào một thứ tiếng nói nhất định..
- Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu, vốn từ, phong cách ngôn ngữ và các đặc điểm ngôn ngữ cá nhân thể hiện trong giao tiếp như tính cởi mở, tính kín đáo,.
- đã quy định ở mỗi người một phong cách ngôn ngữ riêng (phong cách sinh hoạt, phong cách hành chính - công vụ, phong cách khoa học,...)..
- Chức năng của ngôn ngữ.
- Trong cuộc sống của con người, ngôn ngữ của con người có những chức năng cơ bản sau đây:.
- Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho chúng.
- Các kinh nghiệm của loài người cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ.
- Chính vì vậy, chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử..
- Những điều nói trên cho thấy rằng, ngôn ngữ của con người khác hán tiếng kêu của con vật.
- Về bản chất, con vật không có ngôn ngữ..
- Nhờ dó mà ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng)..
- Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ.
- Ở đây, ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, làm cho hoạt động trí tuệ không bị lặp lại, gián đoạn mà liên tục phát triển..
- Chức năng khái quát hóa của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ..
- Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người.
- Nếu hai chức năng trên nói lên mặt bên trong của ngôn ngữ thì chức năng thông báo nói lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ.
- Các loại ngôn ngữ.
- Một cách khái quát, người ta chia ngôn ngữ làm hai loại: Ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong..
- Ngôn ngữ bên ngoài.
- Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ.
- Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm hai loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết..
- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác.
- Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ sơ nhất của lịch sử loài người.
- Trong sự phát sinh cá thể, ngôn ngữ nói cũng có trước.
- Ngôn ngữ nói lại gồm hai loại: đối thoại và độc thoại..
- Ngôn ngữ đối thoại: là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người khác nhau.
- Ngôn ngữ đối thoại có những đặc điểm tâm lí riêng.
- Trong quá trình đối thoại, người nói và người nghe luôn được nghe và thường trông thấy nhau (nếu là đối thoại trực tiếp), ngoài ngôn ngữ ra còn có các phương tiện phụ để bổ trợ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó một người nói và những người khác nghe.
- Đó là loại ngôn ngữ liên tục, một chiều, không có sự tác động ngược trở lại..
- Ngôn ngữ độc thoại có một số yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với ngôn ngữ đối thoại: Người nói phải có sự chuẩn bị trước về nội dung, hình thức và cấu trúc những điều định nói, nhiều khi phải tìm hiểu trước đối tượng (những người nghe).
- ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác..
- Ngôn ngữ độc thoại gây những căng thẳng nhất định cho cả người nói lẫn người nghe: Người nói vừa phải chuẩn bị trước (như đã nói trên), vừa phải theo dõi ngôn ngữ của chính mình và phản ứng của người nghe.
- Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác.
- Ngôn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn.
- Ngôn ngữ viết có những yêu cầu nhất định đối với người viết lẫn người đọc: Người viết phải viết tỉ mỉ, chính xác, phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc ngữ pháp, chính tả và logic.
- Trong ngôn ngữ viết, cả người viết lẫn người đọc đều gặp những khó khăn nhất định: Người viết không thể sử dụng phương tiện phụ để hỗ trợ như giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: đối thoại (gián tiếp) như thư từ, điện tín và độc thoại như sách, báo, tạp chí..
- Ngôn ngữ bên trong.
- Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình giúp con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục.
- Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện của giao tiếp.
- Khác với ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau đây:.
- Không phát ra âm thanh: Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm, song ngôn ngữ thầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự..
- Ngôn ngữ bên trong có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ bên ngoài: Ngôn ngữ bên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hóa của ngôn ngữ bên ngoài..
- Ngôn ngữ bên trong có hai mức độ: ngôn ngữ nói bên trong và ngôn ngữ bên trong thực sự.
- Ở mức độ ngôn ngữ nói bên trong thì ngôn ngữ bên trong vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ bên ngoài nhưng không phát ra thành tiếng.
- Ở mức độ ngôn ngữ bên trong thực sự thì ngôn ngữ bên trong mới có đầy đủ các đặc điểm nêu trên..
- Hoạt động ngôn ngữ.
- Hoạt động ngôn ngữ gồm hai mặt: mặt biểu đạt và mặt hiểu biểu đạt..
- Biểu đạt là quá trình chuyển từ ý đến ngôn ngữ.
- Ý, dự định gắn chặt với ngôn ngữ bên trong, từ đó hình thành một chương trình logic — tâm lí bên trong của sự biểu đạt.
- Cuối cùng, chương trình đó được hiện thực hóa trong ngôn ngữ bên ngoài.
- Như vậy là ý được chuyển thành ngôn ngữ.
- Hiểu biểu đạt là quá trình chuyển từ ngôn ngữ đến ý, hay còn gọi là quá trình giải mã..
- Hiểu biểu đạt là quá trình tâm lí phức tạp nói lên tính tích cực của cá nhân, thể hiện ở hai quá trình cụ thể gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau: quá trình tri giác ngôn ngữ và thông hiểu ngôn ngữ..
- Giữa tri giác ngôn ngữ và thông hiểu ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: có tri giác ngôn ngữ một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời thì mới thông hiểu ngôn ngữ (“nghe ra vấn đề”)..
- Ngược lại, việc hiểu ngôn ngữ, nắm vững ngôn ngữ, vốn ngôn ngữ chính xác và phong phú,....
- giúp cho việc tri giác ngôn ngữ dễ dàng hơn..
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhân cách nói chung của cá nhân, giữa mặt biểu đạt và hiểu biểu đạt giúp cho hoạt động của con người diễn ra có kết quả..
- Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức.
- Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển loài người, làm cho đời sống tâm lí con người khác xa về chất so với con vật.
- Ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của con người.
- Do vậy, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất về nội dung và cấu trúc của tâm lí người, là thành phần hữu cơ của hoạt động nhận thức từ thấp đến cao của con người..
- Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính.
- Nhờ có ngôn ngữ mà quá trình nhận thức cảm tính của con người mang một chất lượng mới - mang bản chất xã hội..
- Ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm cho cảm giác của con người trở nên rõ ràng, đậm nét hơn.
- Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, hiệu quả, đầy đủ, chính xác.
- Ví dụ: Nhờ có ngôn ngữ mà nhiệm vụ của tri giác được thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn.
- là, ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ tri giác dưới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho quá trình tri giác tách được đối tượng khỏi bối cảnh (quy luật về tính lựa chọn của tri giác) và xây dựng được hình ảnh trọn vẹn về đối tượng (quy luật về tính trọn vẹn của tri giác)..
- Đối với quan sát là sự tri giác tích cực, có chủ định và có mục đích, ngôn ngữ lại càng trở nên cần thiết.
- Tính có chủ định, có mục đích được biểu đạt và điều khiển, điều chỉnh nhờ ngôn ngữ..
- Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người không khác gì tri giác của con vật, vì nó mất một thuộc tính quan trọng là tính ý nghĩa.
- Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lí tính.
- Tư duy, tưởng tượng là mức độ nhận thức cao (lí tính) trong hoạt động nhận thức của con người..
- Nét đặc trưng của tư duy và tưởng tượng của con người là có sự tham gia đắc lực của ngôn ngữ..
- Ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với tư duy của con người.
- Tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện, vì thế tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của con vật.
- Không có ngôn ngữ thì tư duy của con người không có tính trừu tượng và khái quát..
- Như vậy, không có ngôn ngữ thì không có tư duy khái quát - logic..
- Nếu nhiệm vụ quá phức tạp, thì ngôn ngữ bên trong chuyển thành lời nói bên ngoài.
- Ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong quá trình tưởng tượng.
- Ngôn ngữ giúp con người chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ.
- Tóm lại, ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý nghĩa, được điều khiển, có kết quả và chất lượng cao..
- Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ.
- Ngôn ngữ cũng ảnh hưởng lớn đến trí nhớ của con người.
- Ngôn ngữ tham gia vào các quá trình trí nhớ, gắn chặt với các quá trình đó.
- Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ có ý nghĩa hoặc ngay cả sự ghi nhớ máy móc.
- Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những điều cần nhớ