« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguyen tac day hoc tieng anh


Tóm tắt Xem thử

- LỜI BAN BIấN TẬP Tạp chí Khoa học đhqghn, ngoại ngữ, T.xx, Số 2, 2004.
- Một số vấn đề của giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam....
- một số nguyên tắc dạy đọc hiểu tiếng anh.
- dưới góc độ tâm lí ngôn ngữ học.
- Muốn sử dụng được một ngôn ngữ làm phương tiện cho hoạt động và giao tiếp nói chung hay muốn đọc để hiểu đúng văn bản nói riêng thì con người cần phải có các kĩ năng (KN) lời nói cơ bản (như nghe, nói, đọc và viết).
- Các KN lời nói này không tự nhiên có mà chúng được nẩy sinh, hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động và giao tiếp bằng ngôn ngữ cần nắm vững.
- Đối với học sinh, sinh viên Việt Nam, muốn nắm vững được một ngoại ngữ nói chung và KN đọc hiểu tiếng Anh nói riêng thì người học phải tiến hành hoạt động học tập bằng tiếng nước ngoài dưới sự tổ chức và điều khiển của người thầy giáo trong môi trường nhà trường- nơi có đầy đủ điều kiện để tạo ra môi trường ngoại ngữ mà người học cần học một cách có kế hoạch, có biện pháp và tổ chức chặt chẽ..
- Đọc là một trong những phạm trù trung tâm của nhiều ngành nghiên cứu khoa học khác nhau như sinh lí học, ngôn ngữ học, tâm lí học (TLH), TLH dạy học ngôn ngữ, giáo học pháp.
- Tư tưởng về đọc trong khoa học tâm lí đã được đề cập rất lâu và đến đầu thế kỉ XX hình thành nên những chuyên ngành tâm lí như: TLH về đọc (như cuốn “The psychology and pedagogy of reading”- 1912 của nhà tâm lí ngôn ngữ học người Mỹ E.B.Huey) và TLH dạy đọc.
- Vì theo A.E.Traxler thì đọc hiểu có rất nhiều khía cạnh mà việc định nghĩa nó không thể bao trùm được tất cả các ý nghĩa của chúng [9, tr.212-213].
- Tuy vậy, trong các công trình nghiên cứu khác nhau về đọc đã xuất hiện nhiều quan niệm với các nội hàm khác nhau.
- Cho đến nay khái niệm đọc hiểu được xét theo năm hướng sau: Thứ nhất: Đọc được xét ở góc độ vị trí, vai trò của nó đối với đời sống của con người nói chung và đối với việc học ngôn ngữ nói riêng.
- Thứ hai: Đọc được xét theo quan điểm thông tin.
- Thứ ba: Đọc được xét theo quan điểm tâm sinh lí.
- Thứ tư: Đọc được xét theo quan điểm giao tiếp.
- Thứ năm: Đọc được xét theo quan điểm hoạt động..
- Theo quan điểm hoạt động “Đọc là một loại hoạt động lời nói độc lập, cũng như nói, nghe và viết và đọc có những đặc điểm đặc trưng riêng”.
- [5, tr.170]..
- Trong từ điển tiếng Việt [11;1992] đọc được hiểu với ba ý sau đây: Một: Phát thành lời những điều đã được viết ra, theo đúng trình tự.
- Ba: Hiểu thấu bằng cách nhìn vào những biểu hiện bề ngoài [11, tr.517]..
- Tổng hợp các hướng tiếp cận chính như đã nêu ở trên chúng tôi thấy những nội dung chung trong các khái niệm về đọc hiểu của các tác giả đưa ra gồm mấy điểm sau:.
- Thứ nhất: Đọc là một quá trình tâm sinh lí rất phức tạp;.
- Thứ hai: Đọc gồm hai quá trình (mặt) có quan hệ chặt chẽ với nhau là:.
- Quá trình tri giác và tái tạo lại lời nói;.
- Quá trình thông hiểu nội dung.
- Nói cách khác, đọc hiểu gồm 2 mặt với những đặc tính khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Đó là: kĩ thuật đọc (có đặc tính là tốc độ đọc và tính đúng đắn của sự đọc) và sự thông hiểu (có đặc tính là nhận thức và biểu cảm).
- Đây là mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện.
- Trong đó, kĩ thuật đọc không phải chỉ có đơn thuần là đọc một cách thụ động, mà ở đây người đọc luôn thấy cần phải hiểu những gì anh ta đang đọc.
- "đọc như là một thao tác tư duy đặc biệt" (trích theo Clytrnhicova D.I.) [3, tr.6] và H.P.Smith-Em.V.Dechant [9, tr.1961) lại coi "đọc là một quá trình tư duy".
- [9, tr.213].
- Dựa vào lập luận của các nhà giáo học pháp và tâm lí ngôn ngữ học theo quan điểm của lí thuyết hoạt động về nguyên tắc dạy học ngoại ngữ nói chung như: T.I.
- Kapitanova, A.N.Sukin [2], Đỗ Ca Sơn [7], B.K.Minhiar [6, tr.43-52], B.V.Belaiev [10, tr.5-16] cũng như về nguyên tắc dạy đọc hiểu nói riêng như: A.E.Bondi [1], D.I.Clytrnhicova [3], N.N.Sclaieva [8.
- và dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm về việc dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh THCS trong những năm 90 của thế kỉ 20, chúng tôi đã rút ra một số nguyên tắc dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh, sinh viên- những người lần đầu học tiếng Anh như một môn học cơ bản.
- Các nguyên tắc đó là:.
- Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc dựa vào khẩu ngữ.
- Lời nói của con người phát sinh và tồn tại trước hết dưới dạng khẩu ngữ.
- Cho nên việc nắm được khẩu ngữ là một đảm bảo chắc chắn và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nắm được các KN lời nói khác, trong đó có KN đọc hiểu [8.
- Việc dạy đọc dựa vào khẩu ngữ theo quan điểm của N.N.Sclaieva [8, tr.1965) và một số các tác giả khác là bao gồm một hệ thống các bài tập có mục đích.
- Những bài tập này sẽ xây dựng cơ sở để học sinh đọc các bài đọc có chủ đề với nội dung không quen biết theo qui định của chương trình học.
- Mặt khác, trong quá trình dạy khẩu ngữ học sinh lĩnh hội các kí hiệu lời nói tiếng Anh và tài liệu từ vựng- ngữ pháp ở hình thức của các mẫu lời nói.
- Và việc sử dụng các mẫu lời nói đó ở lời nói khẩu ngữ sẽ trở thành tự động hoá.
- Nhờ đó mà những khó khăn trong việc cấu âm (đọc bài) và thông hiểu nội dung bài đọc sẽ được giảm bớt..
- Như vậy, việc dựa vào khẩu ngữ, không phải chỉ tạo điều kiện cho việc dạy kĩ thuật đọc, mà nó còn góp phần phát triển kĩ xảo, KN đọc hiểu một bài đọc bất kì-cái được xây dựng trên cơ sở của tài liệu từ vựng-ngữ pháp đã được học.
- Và đây là cơ sở để giáo viên tiến hành dạy đọc các bài đọc sau khi đã dạy đọc các mẫu lời nói (sets) và dạy phần phát âm (pronunciation)..
- Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc dạy từ câu đến bài đọc.
- Theo quan điểm của tâm lí ngôn ngữ học thì đơn vị có nghĩa nhỏ nhất là từ nên đơn vị tri giác là từ có nghĩa.
- Nhưng qua nghiên cứu các nhà tâm lí ngôn ngữ học thấy lỗi của người học mắc nhiều về mặt kĩ thuật đọc được biểu hiện rõ nhất là khi họ đọc (đọc to) một câu hoàn chỉnh.
- Vì: Một, trong câu các mặt kĩ thuật đọc như: nhịp điệu, ngữ điệu, tốc độ đọc mới được thể hiện rõ.
- Mặt khác, khi sản sinh ra lời nói (phát âm lên khi đọc to) thì người đọc bao giờ cũng tạo ra được một chuỗi âm thanh tương ứng với một câu có trong văn bản dưới dạng là chữ viết (nếu đọc đúng) bởi một loạt các kĩ xảo, KN lời nói nhằm một mục đích nhất định (thông báo cho người nghe), cho nên các nhà tâm lí học gọi đó là hành động lời.
- nói-hành động đọc hiểu (còn các nhà ngôn ngữ học gọi đó là phát ngôn-câu)..
- Do vậy, đơn vị dạy học ngôn ngữ nói chung (đơn vị giao tiếp) và đơn vị dạy đọc tiếng Anh nói riêng là câu chứ không phải là các từ đơn..
- Xong do tính chất phức tạp của tiếng Anh nên khi dạy đọc ở cấp độ câu cần kết hợp với việc dạy đọc ở cấp độ thấp hơn đó là từ thậm chí ở cả cấp độ âm tiết nếu như ở các cấp độ ấy sau khi đã được luyện kĩ ở khâu khẩu ngữ mà người học vẫn không tái tạo lại được đúng hoặc tái tạo lại sai hình ảnh âm thanh - vận động của từ hay con chữ..
- [3, tr.36-37].
- Nên sau khi đã dạy đọc ở cấp độ câu thì phải chuyển sang dạy đọc bài khoá.
- Vì chỉ có trong bài khoá có nội dung nhất định, có sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa giữa các câu, các đoạn văn với nhau thì các mặt của kĩ thuật đọc như đã nêu ở trên mới được hình thành và phát triển tốt..
- Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc tính đến đặc điểm của hệ thống chính tả của tiếng Anh Đặc điểm của hệ thống chính tả tiếng Anh là: hình ảnh hoạ đồ của con chữ hay tập hợp các con chữ và các âm của chúng luôn không tương ứng với nhau, tức là “viết một đằng đọc một nẻo.
- Hơn nữa, một con chữ hay một tập hợp các con chữ giống nhau nhưng lại có cách phát âm khác nhau trong các từ khác nhau [4, tr.19-20].
- Và đây là một trong những trở ngại lớn đối với người nước ngoài khi học đọc tiếng Anh.
- Vì vậy, các nhà giáo học pháp và ngôn ngữ học cho rằng, có thể coi đặc điểm của từ vựng - cái mấu chốt của sự lĩnh hội trong khi đọc buộc chúng ta không được dựa trên sự phân tích âm thanh - con chữ trong khi dạy kĩ thuật đọc.
- Thủ pháp có thể chấp nhận được trong khi dạy kĩ thuật đọc theo Sclaieva đó là luyện sự liên tưởng giữa con chữ và âm thanh tương ứng của từ.
- Các qui tắc đọc sẽ được người học lĩnh hội dần dần khi thiết lập được mối quan hệ này.
- Mặt khác, ở giai đoạn đầu của việc học tiếng thì chỉ cần dạy cho người học các qui tắc đọc những cái đã được đưa ra bởi hệ thống từ vựng có trong chương trình học.
- ở trong trường hợp ngược lại thì việc dạy đọc sẽ mang tính hình thức..
- Nguyên tắc thứ tư: Nguyên tắc dạy cùng một lúc kĩ thuật đọc và sự thông hiểu bài đọc không qua khâu dịch ở quá trình đọc bình thường thì mối quan hệ giữa hình ảnh thị giác và vận động lời nói thính giác của từ và nghĩa của chúng được thiết lập khi các mối quan hệ này được “ghép lại” với nhau tạo thành một thể thống nhất thì việc đọc sẽ trở nên thông thạo và sáng tỏ..
- Đối với người mới bắt đầu học ngoại ngữ thì khác, các mối quan hệ này chưa ổn định, chưa bền vững và linh hoạt nên chưa trở thành điểm tựa đáng tin cậy đối với người đọc.
- Mặt khác, ở thời kì đầu khi người học tham gia đọc, tất cả sự chú ý của họ đều tập trung trước hết là vào việc luyện sự liên tưởng giữa hình ảnh hoạ đồ (con chữ) và âm thanh của từ.
- Điều này tạo ra một khó khăn nhất định đối với người học trong quá trình thiết lập mối quan hệ thứ ba đó là mối quan hệ giữa hình ảnh về con chữ với nghĩa của từ.
- Như vậy, mối quan hệ hai mặt giữa hình ảnh về con chữ với âm thanh của từ ở đây mang tính hình thức vì chỉ có sự cấu âm của bài đọc được diễn ra còn sự thông hiểu thì không..
- Để mối quan hệ giữa: con chữ-âm thanh-nghĩa của từ được thiết lập cùng một lúc ngay từ đầu của việc học tiếng theo quan điểm của các nhà tâm lí học hoạt động (cụ thể là quan điểm của P.Ia.Galpêrin về các giai đoạn hình thành hành động trí tuệ theo từng giai đoạn) là dùng hình ảnh vật chất của từ: vật thật hay vật thay thế (tranh, ảnh) có liên quan đến từ cần lĩnh hội và trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống các bài tập đặc biệt để dạy kĩ thuật đọc và sự thông hiểu không qua khâu dịch, tức là hiểu thông qua sự vật hay hình ảnh của sự vật - hiện tượng và hành động nhằm rèn luyện khả năng tư duy bằng tiếng nước ngoài [3, tr.28].
- Đây là một trong những cơ sở khoa học để giáo viên sử dụng tài liệu trực quan làm phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc dạy đọc hiểu tiếng Anh cho người học ở những giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ nói riêng và ngôn ngữ nói chung..
- Nguyên tắc thứ năm: Nguyên tắc dạy đọc dựa vào sự viết Theo quan điểm của tâm lí ngôn ngữ học thì tham gia vào quá trình đọc không phải chỉ có các cảm giác thị giác và cảm giác vận động mà còn có cả cảm giác thính giác.
- Nhờ có ba loại cảm giác này mà việc lĩnh hội từ và các hình ảnh lời nói trong khi đọc trở nên nhanh chóng và bền vững..
- Để cho cả ba loại cảm giác này phát triển tốt, tạo điều kiện cho sự nhận thức về sự phù hợp giữa con chữ-âm thanh-nghĩa của từ trong khi đọc thì theo Sclaieva là cần phải dựa vào sự viết.
- Vì các kĩ xảo chính tả-những cái có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc dạy đọc được hình thành trong quá trình người học làm các bài tập viết (trừ có các kĩ xảo lời nói khẩu ngữ).
- Đặc biệt là trong khi làm các bài tập viết mà kèm theo lời nói lẩm nhẩm bên trong thì các mối quan hệ giữa các cảm giác thị giác, vận động và âm thanh sẽ được củng cố rất chặt chẽ.
- Nhờ đó việc đọc sẽ trở nên không những nhanh, chính xác và ít sai sót mà còn giúp cho sự thông hiểu nội dung cũng tốt hơn [8, tr.6]..
- Nguyên tắc thứ sáu: Nguyên tắc "tính đến đặc điểm cá thể người học" Theo các nhà TLH, thì việc sử dụng ngôn ngữ là hiện tượng tâm lí riêng biệt của mỗi người.
- Điều đó có nghĩa là lời nói có liên quan mật thiết với toàn bộ tiểu sử của con người với nội dung tính cách, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của con người đó.
- Bởi vậy, quá trình hình thành lời nói ở mỗi con người cụ thể cũng có sắc thái riêng.
- Chính vì vậy, trong quá trình dạy học ngoại ngữ phải chú ý tới tính khác biệt trong sự hình thành và phát triển các KN lời nói ở người Việt Nam bằng ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) nói chung và các KN đọc hiểu của từng người nói riêng, đặc biệt là các KN đọc to (như KN phát âm, KN ngữ điệu tính, tốc độ đọc.
- Vì đặc điểm của 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (ngôn ngữ đơn âm tiết) và tiếng Anh (ngôn ngữ đa âm tiết) có nhiều điểm khác nhau, mặt khác đặc điểm tâm sinh lí của mỗi người với những lứa tuổi khác nhau, sống ở những vùng, miền khác nhau đều khác nhau.
- Do vậy, trong quá trình học tiếng Anh để nắm vững nó, đặc biệt là KN đọc to thì các kĩ xảo, KN lời nói bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển các kĩ xảo, KN lời nói bằng tiếng Anh (nhất là những ảnh hưởng tiêu cực).
- Nếu việc dạy đọc hiểu tiếng Anh được tuân thủ theo các nguyên tắc nói trên kết hợp với tính tích cực của người học và với một loạt các điều kiện dạy học khác thì hiệu quả của quá trình dạy đọc nhất định đạt hiệu quả cao.
- Bondi A.E., Rèn luyện ngữ phát âm khi đọc bài khóa, Trong cuốn “Những vấn đề tâm lí ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài”.
- Clytrnhicova D.I., Những đặc điểm tâm lí của việc dạy đọc tiếng nước ngoài, M, GD, 1973..
- Dương Kì Đức, Ngữ âm tiếng Anh, Đôi điều đặc biệt, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8 (34), Hà Nội, 1998..
- Phương pháp chung của việc dạy tiếng nước ngoài, Trong cuốn "Phương pháp và TLH của việc dạy tiếng nước ngoài", 1991 (bản tiếng Nga).
- Sclaieva N.N., Dạy đọc và viết trong trường phổ thông, Tạp chí "Tiếng nước ngoài trong trường phổ thông”, số 5 (bản tiếng Nga), 1965..
- TLH trong việc dạy tiếng nước ngoài, M, NXB Giáo dục, 1967 (bản tiếng Nga)