« Home « Kết quả tìm kiếm

NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN


Tóm tắt Xem thử

- NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN.
- Theo quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan thì Tòa án cần phải thực sự độc lập trong hoạt động xét xử.
- Nhiều các quy định pháp luật đã được ban hành trong thời gian qua nhằm giúp cho Tòa án thực hiện yêu cầu này.
- Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của mình Tòa án vẫn còn phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, từ sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan khác đến những bất cập trong quy định của pháp luật khiến cho Tòa án đôi khi không thực sự khách quan khi xét xử..
- Từ khóa: Độc lập, Tòa án nhân dân, can thiệp, thẩm phán, hội thẩm.
- Một trong những tiêu chí hàng đầu được đặt ra trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) là phải luôn đảm bảo tính khách quan, sự công minh của người cầm cân nảy mực.
- Trên cơ sở đó, nội dung của nguyên tắc độc lập trong xét xử của TAND sẽ được xem xét dưới nhiều góc độ.
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 5.
- Cuối cùng, bài viết sẽ phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập trong hoạt động xét xử của TAND..
- 2 NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TAND 2.1 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc.
- Tương tự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 1 , Bộ luật tố tụng hình sự 2003 2 và Bộ luật tố tụng dân sự 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (Bộ luật tố tụng dân sự 2005) 3 cũng yêu cầu Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử..
- 2.2 Những quy định nhằm đảm bảo sự độc lập của TAND.
- Ngoài những quy định trực tiếp liên quan đến yêu cầu độc lập khi xét xử thì trong tổ chức và hoạt động của TAND cũng có những quy định nhằm góp phần giúp Tòa án độc lập.
- 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 5..
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981, điều 3..
- 7 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 25..
- Còn đối với Phó chánh án và Thẩm phán TAND tối cao thì được Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 2 .
- 2.3 Nội dung của nguyên tắc độc lập.
- TAND xét xử độc lập với các cơ quan khác;.
- TAND xét xử độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên;.
- Thành viên của Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau..
- 2.3.1 Trong xét xử Tòa án độc lập với các cơ quan khác.
- Trong hoạt động xét xử thì Tòa án phải không bị lệ thuộc, bị áp lực từ phía các cơ quan khác kể cả cơ quan nhà nước và cơ quan Đảng.
- Kim chỉ nam duy nhất để Tòa án căn cứ vào khi xét xử là các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tòa án không phải chịu sự chỉ đạo của bất kì cơ quan nào khác..
- Đối với các cơ quan nhà nước thì rõ ràng các cơ quan này không có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xét xử, đây là chức năng của Tòa án.
- Yêu cầu về sự phối hợp không có nghĩa là các cơ quan nhà nước khác có quyền gây áp lực và tác động lên hoạt động xét xử cả Tòa án.
- Mà ngược lại, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác là phải thực hiện đúng và tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm góp phần giúp Tòa án thực hiện chức năng xét xử..
- Đối với các cơ quan Đảng thì mặc dù, về nguyên tắc, trong hoạt động của mình Tòa án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng 4 , nhưng Nhà nước của chúng ta là Nhà nước pháp quyền 5 hoạt động theo nguyên tắc pháp chế 6 và mọi hoạt động của Đảng, kể cả hoạt động lãnh đạo, cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
- 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 40..
- đó, trong hoạt động xét xử, Tòa án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy định của pháp luật.
- nghĩa là, Tòa án phải độc lập với các cơ quan khác..
- Bên cạnh đó, trong giải quyết các vụ án hình sự thì Tòa án còn phải thực sự độc lập với các cơ quan tiến hành tố tụng khác, cụ thể là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
- 1 Mặc dù hoạt động xét xử của Tòa án là dựa trên hồ sơ, chứng cứ của Cơ quan điều tra cũng như cáo trạng của Viện kiểm sát nhưng Tòa án phải thực sự có chính kiến, nhận định riêng trong việc đánh giá hồ sơ và cáo trạng.
- theo đó, Tòa án phải phán xét cả sự đúng hay sai và đủ hay thiếu của hồ sơ, cáo trạng.
- Trên cơ sở đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật, Tòa án sẽ ra phán quyết một cách độc lập và khách quan.
- Nguyên tắc độc lập đòi hỏi Tòa án phải thực sự là một trọng tài, đứng giữa hai phía là Viện kiểm sát giữ chức năng buộc tội 2 và luật sư là người bào chữa cho bị cáo 3 , không thiên vị bên nào, để xem xét lý lẽ, chứng cứ của bên nào đưa ra thuyết phục và phù hợp với pháp luật hơn, từ đó đưa ra phán xét công bằng..
- 2.3.2 Trong xét xử Tòa án độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên.
- Theo yêu cầu của nguyên tắc độc lập thì Tòa án cấp dưới khi xét xử phải không lệ thuộc vào sự chỉ đạo cũng như dựa dẫm vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan Tòa án cấp trên.
- Mặc dù về mặc tổ chức thì các tòa án địa phương 4 phải chịu sự quản lý của TAND tối cao 5 , nhưng về mặt xét xử thì tòa án cấp dưới phải hoàn toàn độc lập với tòa án cấp trên.
- Theo quy định thì về mặt chuyên môn TAND tối cao có thẩm quyền “[h]ướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án” 6 và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền tổng kết kinh nghiệm xét xử 7 .
- Trên cơ sở đó, các Tòa án cấp dưới sẽ vận dụng để giải quyết các vụ án chính xác và đúng pháp luật hơn.
- Đối với từng vụ án cụ thể thì Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và những gì diễn ra tại phiên tòa để ra phán xét.
- Tòa án cấp dưới có quyền làm văn bản xin ý kiến của Tòa án cấp trên để được hướng dẫn.
- Trong thẩm quyền của mình, nếu thấy có sự xung đột pháp luật hay mâu thuẫn trong văn bản áp dụng mà Tòa án cấp trên chưa hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa đầy đủ thì Tòa án cấp trên phải hướng dẫn cho Tòa án cấp dưới cách áp dụng pháp luật sao cho chuẩn xác nhất.
- Tuyệt đối, Tòa án cấp trên không được phép ''chỉ đạo'' Tòa cấp dưới phải xử như thế này hoặc như thế kia 8.
- 2.3.3 Thành viên của Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau.
- Một trong những nguyên tắc trong hoạt động của TAND là Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
- 1 Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án (Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 33)..
- 4 Kể cả các Tòa án quân sự cũng chịu sự quản lý của TAND tối cao về mặt tổ chức..
- 5 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 17..
- 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 19, khoản 1..
- Tính độc lập của các thành viên hội đồng xét xử được thể hiện ở một số quy định của pháp luật về tố tụng.
- Quy định này góp phần khuyến khích sự tự chủ và độc lập của mỗi thành viên Hội đồng xét xử.
- 3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN Những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động thiếu tính độc lập của TAND dưới những góc độ khác nhau có thể bao gồm rất nhiều, nhưng ở đây, trong phạm vi bài viết chỉ liệt kê hai nhóm nguyên nhân chính, đó là:.
- Những hành vi, hoạt động không đúng với quy định của pháp luật ảnh hưởng đến sự độc lập của TAND;.
- Những quy định của pháp luật ảnh hưởng đến tính độc lập của TAND..
- 3.1 Sự tác động trái pháp luật ảnh hưởng đến tính độc lập của Tòa án.
- 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, điều 6..
- đến Tòa án trong quá trình xét xử.
- Nhưng chung quy lại, sự tác động này cũng chỉ xuất phát từ hai nhóm cơ quan, đó là sự tác động của cơ quan có cùng chuyên môn và sự tác động của những cơ quan không có chuyên môn liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án..
- sự can thiệp của cơ quan có cùng chuyên môn trong hoạt động xét xử.
- Đây là thực trạng một số Tòa án cấp dưới đã không căn cứ vào các quy định của pháp luật cũng như những gì diễn ra tại phiên tòa để ra phán quyết đối với một vụ án cụ thể mà lại căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Tòa án cấp trên, dưới hình thức trao đổi nghiệp vụ, để ra phán quyết.
- Ở đây chúng ta không bàn đến vấn đề bản án được ban hành trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Tòa án cấp trên là đúng hay sai.
- Bởi vì, ngay từ ban đầu, việc Tòa án cấp dưới xin ý kiến và Tòa án cấp trên chỉ đạo việc xét xử đối với một vụ án cụ thể là hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật, vi phạm nguyên tắc độc lập khi xét xử của Tòa án.
- Mà vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn và thẩm quyền của cơ quan Tòa án cấp trên trong việc trao đổi nghiệp vụ và hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với Tòa án cấp dưới.
- Tòa án cấp trên về mặt chuyên môn nghiệp vụ chỉ được quyền hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan chứ không được can thiệp và chỉ đạo đối với những vụ án cụ thể..
- Tình trạng can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án.
- Bởi vì, đối với trường hợp thứ nhất, mặc dù cũng là can thiệp làm ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án nhưng đó là sự chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của một cơ quan có cùng chuyên môn, cùng chức năng cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.
- 3.2 Những quy định của pháp luật ảnh hưởng đến tính độc lập của TAND Mặc dù, như đã phân tích ở trên, có rất nhiều các quy định pháp luật được đặt ra nhằm đảm bảo sự khách quan của Tòa án trong hoạt động xét xử, tuy nhiên, bên cạnh đó, trong rất nhiều các quy định của pháp luật cũng có một số quy định lại tác động một cách tiêu cực đến tính độc lập của TAND.
- Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 2 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002) 3 thì nhiệm kì của Thẩm phán là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
- Chính sự giới hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm sẽ dẫn đến tình trạng các Thẩm phán sẽ không tận tâm làm hết khả năng của mình nhằm đảm bảo sự khách quan, độc lập của Tòa án.
- 3.2.2 Giới hạn của việc xét xử.
- Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử..
- Như vậy theo quy định của điều luật trên thì tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là mức “trần” mà Tòa án khi xét xử thì không được vượt trần.
- Quy định này có sự mâu thuẫn rất lớn đối với chức năng xét xử của Tòa án.
- 1 Cầm Văn Kình: Để Tòa án độc lập trong xét xử, báo điện tử Tuổi trẻ, 2006, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa- hoi/Phap-luat/164655/De-toa-an-doc-lap-trong-xet-xu.html, [ngày truy cập .
- 4 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 , điều 20 – 31..
- án hình sự, là việc mà Tòa án sẽ xem xét một hành vi là có tội hay vô tội, nếu có tội là tội gì, nặng hay nhẹ và chịu hình phạt gì.
- Nhưng với quy định này thì Tòa án lại bị bó hẹp phạm vi xét xử của mình trong giới hạn do Viện kiểm sát đặt ra.
- Như vậy, suy cho cùng thì Viện kiểm sát cũng có chức năng xét xử 1 và thậm chí thẩm quyền xét xử của Viện kiểm sát còn rộng và lớn hơn của Tòa án.
- Về mặt ý nghĩa thì “độc lập là đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy ai, không bị ai kiềm chế.” 2 Theo đó, Tòa án xét xử độc lập nghĩa là Tòa án không bị ai kiềm chế khi xét xử mà chỉ tuân theo các quy định của pháp luật.
- Nhưng ở đây thì Tòa án lại bị kiềm chế bởi quyết định truy tố của Viện kiểm sát, cho dù quyết định truy tố đó là không đúng với các quy định của pháp luật 3 , khi xét xử.
- Rõ ràng, theo quy định về giới hạn của việc xét xử, là Tòa án không độc lập và bị lệ thuộc vào Viện kiểm sát..
- Cụ thể, “[t]rách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.” 4 Chính quy định này ít nhiều tác động đến tính độc lập của Tòa án khi xét xử.
- Có thể nói đây là quy định cụ thể hóa nguyên tắc suy đoán vô tội, “[k]hông ai bị xem là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” 5 Rõ ràng, ngay tại thời điểm xét xử thì chưa có bản án, do đó, bị cáo không thể bị xem là có tội.
- Bởi vì đây là trách nhiệm nên Tòa án phải có gắng để hoàn thành trách nhiệm.
- Do có cùng trách nhiệm, nên vô hình trung Tòa án bị đẩy về cùng một phía với Viện kiểm sát, cơ quan có chức năng buộc tội bị cáo.
- Điều này dẫn đến thực trạng là Tòa án sẽ không độc lập mà sẽ có xu hướng nghiêng về phía buộc tội.
- Đối với Tòa án, khi xét xử, không chỉ dựa trên những chứng cứ, hồ sơ của các cơ quan tiến hành tố tụng khác cung cấp để xem xét bị cáo có tội hay không mà, nếu như tòa án thực sự độc lập không mang trên vai trách nhiệm chứng minh tội phạm, còn phải xem xét xem những chứng cứ đó có khách quan, đúng luật và đầy đủ để kết tội bị cáo hay không..
- Nghĩa là tòa án phải phán xét cả hai phía, phán xét bị cáo và phán xét chứng cứ do cơ quan điều tra cung cấp..
- Độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp cho Tòa án xét xử khách quan và công bằng.
- Tính độc lập của Tòa án phải được đảm bảo trong tất cả các mối quan hệ có liên quan bao gồm: quan hệ với các cơ quan khác, quan hệ với cơ quan Tòa án cấp trên và quan hệ trong nội bộ Hội đồng xét xử.
- Tuy nhiên, trên thực tế tính độc lập của Tòa án lại bị tác động bởi sự can thiệp trái pháp luật của những cơ quan có và không có liên quan đến chức năng xét xử của Tòa án.
- Bên cạnh đó một số quy định pháp luật có liên quan đến Tòa án cũng làm cho Tòa án không thực sự độc lập khi thực hiện chức năng của mình.
- Chính vì lí do đó, yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự can thiệp trái pháp luật đến hoạt động xét xử của TAND, đồng thời phải sửa đổi những quy định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo sự độc lập thực sự của Tòa án..
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981..
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002..
- Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 Án “thỉnh thị”, nên hay không?, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2005, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-.
- Cầm Văn Kình: Để Tòa án độc lập trong xét xử, báo điện tử Tuổi trẻ, 2006,