« Home « Kết quả tìm kiếm

nhà giáo việt nam và thời đại


Tóm tắt Xem thử

- Nhà giáo phải là nhà khoa học chân chính .
- Rõ ràng sự đổi mới cách dạy, cách học ngày nay đang đi theo hướng sau đây : “học” tiếp cận đến “tập dượt nghiên cứu khoa học” và “dạy” tiếp cận đến “hướng dẫn nghiên cứu khoa học”.
- Lâu nay, ta quen nghĩ đến “nghiên cứu khoa học” như là một loại lao động cao cấp chỉ có thể đặt ra ở các bậc học cao, ngay cả sinh viên Đại học cũng chỉ mới là tập dượt, đến nghiên cứu sinh mới thật sự làm nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa là tìm tòi ra những cái mới đối với nhân loại, không trùng lặp với bất cứ điều gì đã có trong kho tàng văn hoá của loài người .
- Mục đích khởi đầu của nghiên cứu khoa học là như vậy .
- nhưng lao động nghiên cứu khoa học tự thân có tác dụng giáo dục con người nhiều phẩm chất, đặc biệt là về óc sáng tạo và tác phong công nghiệp .
- Vì vậy, phải cho học sinh làm quen càng sớm càng tốt với lao động nghiên cứu khoa học để tập dượt tìm tòi cái mới (dù chỉ mới đối với học sinh .
- Trong trường hợp cái mới chỉ là đối với học sinh, ta sẽ gọi đó là sự tập dượt nghiên cứu khoa học.
- Nhà giáo có trách nhiệm trong việc này và, để hoàn thành nhiệm vụ ít nhất nhà giáo phải có thực tiễn bản thân về nghiên cứu khoa học .
- Phần lớn họ chưa kinh qua nghiên cứu khoa học nên chưa biết quý những ý kiến trái với ý kiến mình nhờ nhận thức rõ : “mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.
- một nhà giáo, đã kinh qua nghiên cứu khoa học thì nhận thức rằng ý kiến của học sinh, dù trái với ý kiến thầy, dù còn ngây ngô, bao giờ cũng kích thích thầy phải suy nghĩ sâu hoặc về khoa học bộ môn, hoặc về khoa học Sư phạm .
- Vì vậy, nhà giáo phải được đào tạo và bồi dưỡng qua nghiên cứu khoa học và phải được sử dụng không phải để dạy truyền thụ một chiều mà để dạy quyện với nghiên cứu khoa học .
- Dạy quyệnvới nghiên cứu khoa học nghĩa là thế nào, sẽ bàn ở phần sau .
- Trên kia, ta nói : “dạy” tiếp cận đến “hướng dẫn nghiên cứu khoa học” còn “học” tiếp cận đến “tập dượt nghiên cứu khoa học.
- Như vậy là ta không đồng nhất dạy và học với nghiên cứu khoa học bởi lẽ trước khi nói đến tìm tòi ra cái mới thì cũng phải kế thừa cho được cái cũ .
- Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão mà thời gian học ở nhà trường thì có hạn nên mỗi con người phải lo học suốt đời đã đành mà, khi học từng bộ môn, phải học cho được văn hoá bộ môn .
- Có thể đây là một động từ mà các nhà khoa học đã vay mượn của đạo phật để chỉ các hành động sau đây.
- Ông ta tự phê bình rằng mình còn “dễ thoả mãn” và nếu ai cũng dễ thoả mãn như mình thì khoa học làm sao mà tiến lên được .
- Đó là hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau trong sự phấn đấu đi lên các đỉnh cao của khoa học : có cái lười thô sơ của em học sinh trốn học, có cái lười tinh vi của nhà bác học, trong một thoáng nào đó cảm thấy thoả mãn với kết quả đạt được .
- Đó là những thang bậc trình độ từ “sức ì tâm lý” đến “tư tưởng tiến công mãnh liệt trên con đường tiến lên những đỉnh cao của khoa học”.
- Khi không có ai để hỏi thì hỏi ngay sự vật mà mình chưa hiểu, nghĩa là lấy nó làm đối tượng nghiên cứu khoa học để tìm ra các bí mật của nó .
- Một nhà khoa học chân chính có nhiều thực tiễn lao động sáng tạo dĩ nhiên có điều kiện thuận lợi để trở thành một nhà giáo ở thời đại mà sáng tạo được đặt lên hàng đầu .
- Nói tóm lại, để trở thành nhà giáo của thời đại ngày nay thì việc phấn đấu để trở thành nhà khoa học là cần nhưng chưa đủ .
- ã cả một thời gian dài, quan niệm dạy là truyền thụ kiến thức chiếm ưu thế, từ đó dẫn đến quan niệm rất coi nhẹ nghiên cứu khoa học ở các trường Sư phạm, kể cả Đại học Sư phạm .
- Có cán bộ lãnh đạo còn nói : “Đại học Sư phạm đào tạo giáo viên nên không cần nghiên cứu khoa học” hoặc nói : “Đại học Sư phạm, nếu có nghiên cứu khoa học, thì phải nghiên cứu khoa học giáo dục .
- Nghiên cứu khoa học cơ bản là đi làm hộ việc của người khác.
- Những nhà giáo dạy ở Đại học Sư phạm mà có công trình tốt về khoa học cơ bản thì bị chụp mũ là “nặng khoa học cơ bản, nhẹ khoa học giáo dục.
- b ) Nhà giáo Đại học .
- Ví dụ trường Khoa học Cơ bản và Sư phạm cao cấp mở ra năm 1951 chỉ có 9 thầy trong đó có 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ và 2 cử nhân đã học ở bên Pháp về còn 5 người nữa là cử nhân trong nước hoặc giáo viên Phổ thông đưa lên .
- Cho đến khi giải phóng thủ đô, đội ngũ trên mới thêm được vài ba cử nhân trong nước và từ 1956 mới thực sự có việc giữ sinh viên tốt nghiệp ở lại làm nhà giáo Đại học .
- Có thể nói đó là những đốm lửa Đại học và những đốm lửa ấy đã thành đám cháy khi so sánh Đại học ngày nay với Đại học thời đó ở nước ta .
- Kể từ 1960, ta bắt đầu gưởi người ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh, nhưng tỉ lệ người được đi so với tổng số người cần và có thể đi là rất nhỏ, nhất là về phía khoa học xã hội .
- Việc trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 tổ chức được việc đào tạo phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) với 3 luận án có chất lượng, không có ai hướng dẫn, vào ngày 23/4/1970 càng chứng tỏ cho quy luật vừa nêu : người hướng dẫn rất quan trọng nhưng không quyết định mà sự nỗ lực bản thân của nghiên cứu sinh mới quyết định .
- Không tin vào quy luật này thì không dám mở ra đào tạo nghiên cứu sinh khi số người có khả năng hướng dẫn nghiên cứu sinh còn hiếm như sao buổi sáng .
- nếu không tin thì phải chờ các nước ngoài họ đào tạo giúp một số lượng đáng kể người có thể hướng dẫn nghiên cứu sinh và ngày 23/4/1970 đã phải lùi lại khá xa .
- Cái không khí tự đào tạo ở trong nước kết hợp với gửi đi đào tạo nghiên cứu sinh ở nước ngoài đã là luồng khí thổi vào đám cháy Đại học, khiến cho hiện nay ta đã có cả triệu sinh viên .
- Vì sao vậy ? Về mặt xã hội thì ngành, nghề ta ít phát triển để tạo nhu cầu cho đào tạo Đại học .
- Tư duy về sử dụng “Đại học” trong xã hội cũng chưa đổi mới được bao nhiêu : vẫn là tư tưởng “học một lần để làm suốt đời” và làm là làm cho Nhà Nước hay các doanh nghiệp lớn, làm cho kinh tế gia đình thì vẫn bị coi là thất nghiệp .
- Sức năng động thích nghi của sinh viên vẫn còn là một vấn đề chưa có lời giải rõ trong các trường Đại học .
- Từ đó mới có ý kiến là ta “thừa thầy” mà đã thừa thầy thì rụt rè trong phát triển Đại học.
- Mặt khác, ta lại đơn điệu trong sự phát triển Đại học nên không khai thác được nhiều nội lực tiềm ẩn trong người học, trong xã hội và thiên nhiên nước ta .
- Cụ thể là ta thực hiện được quá ít chủ trương đa dạng hoá các hình thức đào tạo (giáo dục từ xa phát triển quá chậm, chính sách đối xử với các bằng phi chính quy, sự quan tâm đến Đại học dân lập, tư thục còn hạn chế, ta còn đơn điệu về thời gian học (chủ yếu là dài hạn), đơn điệu về nguồn đóng góp tài chính cho giáo dục Đại học.
- Mươi lăm năm trở lại đây, thì nội lực này suy thoái nghiêm trọng, trước hết ở các nhà giáo, cả phổ thông và Đại học, vì thì giờ còn dành cho việc dạy thêm (ở Đại học chủ yếu là dạy tại chức), thì giờ đâu mà tự học thêm, mà nghiên cứu khoa học .
- Một phó giáo sư, hàng năm liền không có công trình nghiên cứu khoa học, khi được góp ý kiến thì phản ứng : “Tôi không đi dạy thêm thì hai hai đứa con tôi thất học vì bây giờ nuôi được hai đứa con đi học là quá tốn kém.
- Một vấn đề cần xem xét là lương của các nhà giáo Đại học .
- Không trách được là trong 60 trường Đại học tốt nhất trong vùng, chả có trường nào của Việt Nam và trong 5 năm số công trình khoa học của Việt Nam được công bố trên thế giới chỉ bằng 24 % so với Thái Lan trong lúc mà nước ta, so với Thái Lan, về số huy chương của học sinh trong các kỳ thi quốc tế, ta lại hơn hẳn họ một cách áp đảo.
- Trong lúc ta thiếu các nhà giáo Đại học (30 sinh viên mới có một thầy, trong lúc mà trên thế giới cứ 10 sinh viên có một thầy) và thường phàn nàn về tuổi cao của các giáo sư thì một tiến sĩ khoa học còn trẻ đi đâu xin việc cũng bị từ chối với lý do không có biên chế và hàng loạt giáo sư còn sức khoẻ vẫn cho về hưu .
- Cho nên, sự yếu kém của giáo dục Đại học ở nước ta trước hết nên tìm nguyên nhân ở công tác quản lý, sau đó mới tìm nguyên nhân ở phẩm chất chính trị và chuyên môn của các cá nhân trong đội ngũ .
- Họ có bao giờ dám nhận lời mời đi tham dự các hoạt động khoa học của nước ngoài nếu không có tài trợ của quốc tế hoặc của nhà nước ta .
- Khi Liên Xô chưa sụp đổ, một số tờ báo khoa học quen thuộc như “référativ”, “đôklat academinauc”,....còn thấy có đều đặn ở các thư viện Khoa học Trung ương, sau khi Liên Xô sụp đổ thì hết vì ta ít khi dám bỏ ngoại tệ ra mua sách, báo nước ngoài .
- Một tiến sĩ khoa học về vật lý thực nghiệm ở Liên Xô về nhưng bó tay vì thiết bị quá thiếu .
- Sách, thiết bị, có tiền còn mua được, chứ những thói quen của một nhà khoa học mà để bị cùn rỉ thì sau này, khi có sách và thiết bị, khôi phục lại cũng khó vì bộ óc đã nhiễm “sức ì tâm lý”, mất tư tưởng tiến công, sự nhạy cảm phát hiện vấn đề, chỉ còn có việc mang một giáo trình không hề đổi mới để tụng đi tụng lại .
- c ) Nhà giáo quản lý .
- Quản lý một cách khoa học là phải cố gắng nắm chắc các quy luật làm nền cho các chủ trương .
- Nhưng tác phong khoa học đó nói chung còn xa lạ đối với các nhà giáo quản lý .
- Cứ nhìn cách “bàn giao” giữa hai ông hiệu trưởng thì rõ : thường thì chỉ bàn giao qua loa về công việc đương tiến hành cùng với tình hình nhân sự, chưa bao giờ người hiệu trưởng mới đến nhận được từ tay người hiệu trưởng ra đi một công trình khoa học điều tra cơ bản về nhà trường và môi trường tự nhiên và xã hội của địa phương trường đóng .
- Ví dụ, nếu biết một gia đình học sinh nào đó có ao thì có thể gợi ý cho thầy sinh vật đến gia đình đó thương lượng việc sử dụng ao đó để tiến hành một đề tài nghiên cứu về nuôi cá, có học sinh tham gia, vừa phục vụ kinh tế cho gia đình chủ nhân cái ao vừa có nơi cho học sinh tham gia vào một đề tài khoa học .
- Trong tương lai, mỗi trường phổ thông cũng có thể trở thành vừa là trung tâm giáo dục, vừa là trung tâm khoa học của địa phương nếu có sự liên kết với các trường Đại học cùng với một nếp quản lý khoa học bằng những công trình như công trình điều tra cơ bản nói trên .
- Các nhà quản lý giáo dục kiểu mới sẽ là những người quen tổ chức ra những công trình nghiên cứu khoa học để khẳng định những quy luật đương chi phối công việc của mình, lấy các quy luật này làm nền để xây dựng các chủ trương, chính sách trong phạm vi trách nhiệm quản lý .
- Khoa học quản lý giáo dục, tuy đã bắt đầu được quan tâm từ khi có các trường quản lý giáo dục (hai ở trung ương và các trường địa phương) nhưng sự quan tâm đó không có một lộ trình với những bước đi rõ ràng nên tiến bộ rất chậm .
- Tuy nhiên về phần đãi ngộ họ cũng có vấn đề : “xem họ là cán bộ hành chính hay là cán bộ khoa học” sẽ bàn đến ở phần 5 .
- Việt Nam là nước đang lạc hậu về kinh tế, về khoa học và công nghệ, nên phải thêm: “học để đuổi kịp”, như vậy nghĩa là mỗi công dân Việt Nam phải luôn luôn tâm niệm “nước mình đương lạc hậu đây .
- Muốn độc đáo phải sáng tạo, sáng tạo một cách có ý thức nhờ sáng tạo học (STH, creatology) và thực hành STH tức là nghiên cứu khoa học .
- b ) Nghiên cứu khoa học hoặc tập dượt nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ biến trong các trường học .
- Tập dượt nghiên cứu khoa học là tập làm những việc mà nhà khoa học phải làm để tìm ra cái mới với yêu cầu thấp hơn về “mới” (có thể chỉ là mới đối với cá nhân hay tập thể nghiên cứu, có thể chỉ là mới đối với địa phương trường đóng) tuy nhiên vẫn yêu cầu người nghiên cứu trình bày lịch sử vấn đề trong phạm vi có thể để tập dượt .
- Những hình thức xêmina, câu lạc bộ, làm cộng tác viên cho một đề tài ở mức độ phù hợp với khả năng của mình cũng coi là tập dượt nghiên cứu khoa học .
- Tuy nhiên, ở trường phổ thông, để đảm bảo cho chương trình nội khoá được tiến hành có nề nếp, quy củ (nhưng đổi mới về phương pháp và phương tiện dạy - học), việc tập dượt nghiên cứu khoa học nên lồng vào ngoại khoá và lao động sản xuất .
- Dù các nhà giáo phổ thông đã đủ sức hướng dẫn học sinh tập dượt nghiên cứu hay chưa, vẫn nên thiết lập liên kết Đại học - Phổ thông để hai bên tác động lẫn nhau bằng sở trường của mình và đều có lợi .
- Sở trường của Đại học là có trình độ khoa học cao, sở trường của phổ thông là đông đảo và có mặt khắp nơi .
- Liên kết Đại học - Phổ thông là phù hợp với quy luật trồi lên (emergency law) trong lý thuyết hệ thống .
- Trước khi nhập hai bộ, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã vận dụng quy luật trên vào hai hệ “Sư phạm” và “Phổ thông” cùng thuộc Bộ giáo dục (cũ), rất thành công vì hai bên đều có lợi do hưởng được sở trường của bên kia : Đại học được nối thêm tay, thêm óc của đông đảo học sinh phổ thông có sẵn tổ chức trường, lớp khắp nơi .
- Nhiều đề tài, kể cả luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học của trường ĐHSP Hà Nội trước đây, đã hoàn thành sớm nhờ có lực lượng học sinh phổ thông tham gia .
- Phổ thông được hưởng sự hướng dẫn, giúp đỡ về mặt khoa học của Đại học, nhờ vậy mà được tiếp xúc với kiến thức khoa học hiện đại (như phân vi lượng, phương pháp sơ đồ mạng PERT.
- Trong kinh nghiệm của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trước đây thì việc tham gia của giáo viên Phổ thông chưa rõ, thường chỉ hạn chế ở tinh thần ủng hộ việc làm của trường Đại học .
- điều đó cũng dễ hiểu vì giáo viên phổ thông chưa kinh qua nghiên cứu khoa học (trừ cá biệt), tham gia vào mà lớ ngớ thì mất uy tín với học sinh .
- Thực tiễn đã qua của trường ĐHSP Hà Nội cho thấy nông thôn Việt Nam cũng thuận lợi cho việc đưa nghiên cứu khoa học vào nhà trường Phổ thông với hình ảnh người giáo sư xắn quần lội ruộng cùng với nông dân .
- c ) Giáo viên Phổ thông phải được đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng qua nghiên cứu khoa học và các trường phổ thông phải tiến tới vừa là trung tâm giáo dục, vừa là trung tâm khoa học của địa phương trường đóng .
- Hướng dẫn đổi mới cách dạy ở trong sách giáo khoa nhất định có những hạn chế vì cách dạy đó chưa phải do tự giáo viên đứng lớp nghĩ ra mà do tác giả sách gợi ra nên, nếu bản thân chưa kinh qua nghiên cứu khoa học, thì sẽ dễ máy móc, rập khuôn, khó lòng linh hoạt, uyển chuyển như bản thân việc sáng tạo đòi hỏi .
- Nội dung đào tạo sẽ gồm những bài học cùng những bài tập nghiên cứu và một luận văn về khả năng này .
- Đối với việc đào tạo giáo viên trung học cơ sở và trung học Phổ thông thì yêu cầu về đi sâu vào tâm lý học sinh có giảm so với việc đào tạo giáo viên mẫu giáo và tiểu học nhưng phần văn hoá bộ môn phải đi sâu hơn và có điều kiện để đi sâu hơn vì kiến thức khoa học đã khá phong phú .
- Họ có 4 năm Đại học để học một chuyên môn nào đó cho giỏi và cái giỏi đó chứa trong lòng nó văn hoá bộ môn .
- Như vậy tránh được tình trạng cho học khoa học sư phạm sớm quá (khi mới vào Đại học) khi chưa có đủ thực tiễn về văn hoá bộ môn và luôn luôn phải bận tâm xem giữa khoa học bộ môn và khoa học giáo dục cái nào nặng, cái nào nhẹ .
- Như vậy, các trường Trung học và Cao đẳng sư phạm sẽ không còn, còn Đại học Sư phạm cũng đào tạo về khoa học cơ bản và có một khoa sư phạm chuyên đào tạo thạc sĩ sư phạm và cả tiến sĩ sư phạm .
- Khoa học giáo dục sẽ gắn hữu cơ với khoa học cơ bản và các khoa học khác và nhờ vậy mà được đề cao .
- mà có thêm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên trẻ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học .
- Hướng nghiên cứu ở trường phổ thông chủ yếu là phục vụ cho giáo dục gắn với kinh tế địa phương, ví dụ như địa phương hoá chương trình và sách giáo khoa vốn soạn chung cho cả nước trong lúc mà con người, thiên nhiên và xã hội ở từng vùng, miền lại không giống nhau .
- Trong nghiên cứu khoa học, người ta phân loại các đề tài theo mức độ trừu tượng, khái quất của kết quả : nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai, hoặc : nghiên cứu hệ thống hoá, nghiên cứu giải quyết vấn đề, nghiên cứu thông tin .
- Loại đề tài thích hợp với trường phổ thông là loại nghiên cứu triển khai (làm ruộng thí nghiệm.
- nghiên cứu thông tin (điều tra cơ bản) cũng có thể nghiên cứu ứng dụng .
- d ) Nhà giáo Đại học phải được tạo nguồn từ những sinh viên chất lượng cao .
- Sau khi tốt nghiệp Đại học, họ có thể được tuyển làm trợ lý và kiêm luôn nghiên cứu sinh cho đến khi có bằng tiến sĩ thì được tuyển làm giảng viên Đại học .
- Mọi thầy giáo Đại học đều phải có đề tài nghiên cứu khoa học .
- Phải cố gắng để trong một tương lai gần đạt mức 10 sinh viên thì có một thầy Đại học, bảo đảm để mỗi thầy không phải dậy quá nhiều mà không nghiên cứu khoa học .
- Trường Đại học, ngoài liên kết với các doanh nghiệp, cần liên kết với các trường phổ thông hình thành nên liên kết Đại học - Phổ thông .
- ã loại học có thi lấy các chứng chỉ Đại học để cuối cùng có bằng Đại học.
- Ví dụ, hiện nay nhiều trường Đại học được mở ra ở các địa phương với đội ngũ thầy giáo thiếu và yếu .
- e ) Các nhà giáo quản lý phải được đào tạo về quản lý .
- Nên lập ra các câu lạc bộ quản lý với nội dung là những vấn đề như chẩn đoán tâm lý, xử lý các tình huống có vấn đề trong cuộc sống để giúp cho họ thấy những việc họ làm đều có cái khoa học của chúng, không phải cứ tuỳ tiện làm ra sao cũng được .
- Không nên đào tạo cán bộ quản lý giáo dục từ học sinh tốt nghiệp phổ thông .
- Nên đào tạo từ những người tốt nghiệp Đại học vào loại giỏi, tỏ ra có năng khiếu quản lý, hoặc các giáo viên giỏi đã đi dạy, rồi đào tạo cao học quản lý giáo dục trong hai năm, không tham lý luận nhiều mà lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành .
- Việc sử dụng và đãi ngộ cán bộ quản lý nên theo hướng đối xử với các cán bộ khoa học trình độ tương đương, có thêm phụ cấp quản lý, chứ không nên theo hướng đối xử với cán bộ hành chính vì mấy lẽ sau đây : ã một là thông qua nghiên cứu khoa học của những người này mà làm phong phú dần khoa học quản lý giaó dục của đất nước, làm cho nó luôn luôn ngay tầm với sự nghiệp, thúc đẩy sự nghiệp tiến lên, không để cho nó thành vật cản những ý đồ đổi mới