« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhân chủng học xã hội trong đào tạo giáo viên: Tại sao, cái gì và như thế nào?


Tóm tắt Xem thử

- Nhân chủng học xã hội trong đào tạo giáo viên: Tại sao, cái gì và như thế nào Nhân chủng học xã hội trong đào tạo giáo viên: Tại sao, cái gì và như thế nào? Judith Narrowe Högskolan Dalarna Falun, Thụy Điển Tóm tắt: Bài thuyết trình này khảo sát, nghiên cứu phản ứng của sinh viên đối với khoá học giới thiệu về môn nhân chủng học xã hội trong chương trình đào tạo giáo viên ở một trường đại học ở Thuỵ Điển.
- Có ba vấn đề được đưa ra thảo luận: Mục đích và nội dung của khoá học, cụ thể ở đây là bối cảnh của Thụy Điển khi giới thiệu khoá học, và quan điểm của những sinh viên được thể hiện rõ ràng về vấn đề tại sao mà nhân chủng học xã hội lại quan trọng trong việc đào tạo những giáo viên tương lai.
- Một số kết luận được đưa ra về tính hữu ích của nhân chủng học xã hội trong đào tạo sinh viên sư phạm.
- Giới thiệu: Nhân chủng học xã hội trong đào tạo giáo viên.
- Trong một vài năm gần đây, các sinh viên khoa sư phạm trường đại học Dalarna ở Falun, Thụy Điển đã học 20 điểm hay là một kỳ học môn nhân chủng học xã hội như là một môn học bắt buộc trong chương trình.
- Lúc đầu khoá học là môn học dẫn nhập được giảng dạy trong 10 tuần cho các giáo viên dạy xã hội học ở trường THCS, nhưng vào năm 2000 môn nhân chủng học xã hội đã trở thành môn học bắt buộc cho các giáo viên tương lai dạy mẫu giáo và dạy các lớp từ lớp 1 đến lớp 7 - những sinh viên theo học môn nghiên cứu xã hội.
- Chương trình này chung cho tất cả các loai sinh viên gồm 4 đến 5 tuần với nội dung sau: Dẫn nhập môn, các hình thức của tổ chức xã hội (trọng tâm), dẫn nhập các phương pháp nghiên cứu nhân chủng học sinh viên thực hiện các nghiên cứu thực tế, và thuyết trình về các vấn đề hiện tại trong lĩnh vực nghiên cứu nhân chủng học.
- Bản gốc được viết bằng tiếng Thụy Điển của ông Tomas Hylland-Eriksen - một nhà nhân chủng học xã hội người Na Uy, Những vấn đề lớn, những lĩnh vưc nhỏ: Nhập môn nhân chủng học văn hoá và xã hội.
- Khoá học đã dấy lên một số vấn đề thú vị trong tôi như một nhà nhân chủng xã hội học, đối với các đồng nghiệp của tôi trong chương trình đào tạo giáo viên và sinh viên, dù họ chưa phải là những người cuối cùng.
- Một câu hỏi vẫn luôn được các giáo sinh đặt ra liên quan đến một thực tế là môn nhân chủng học xã hội không được đề cập đến trong Chương trình chung cho các trường phổ thông (LPO 94) và môn học này cũng không được coi như môn học cụ thể trong bất cứ khóa học nào.
- Như vậy, trong khi những sinh viên của chúng ta đã thấy được môn học nhìn chung đều rất hay và quan trọng, thì họ vẫn đặt câu hỏi về giá trị cụ thể của nó trong chương trình đào tạo giáo viên.
- Là một người đã một số lần dạy học môn nhân chủng học xã hội cho rất nhiều nhóm giáo sinh, tôi thấy những lời nhận xét đánh giá của các giáo sinh đầy thách thức và đang kích thích chúng ta nên tập trung và phân tích nhiều hơn.
- Vì thế tôi muốn khảo sát thấu đáo hơn là những sinh viên này coi môn học này như thế nào và môn học đó có ý nghĩa như thế nào đối với họ, vừa là những giáo viên trong tương lai và là những thành viên của xã hội.
- Tôi cũng muốn dùng những lời nhận xét của sinh viên như là một điểm xuất phát để suy nghĩ về vấn đề phương pháp của môn nhân chủng học xã hội cho giáo viên tương lai, không phải liệu chúng ta nên dạy nhân chủng học mà - chúng ta nên dạy cái gì và dạy như thế nào môn học này.
- Ví dụ như chúng ta có thể tập trung vào nhân chủng học của Châu Âu ngày nay? Nhân chủng học giáo dục? nhân chủng học xã hội? nhân chủng học dân tộc và quốc gia? Hay là chúng ta có thể thoát ra khỏi phạm vi của trường học, giáo dục, giảng dạy và “Châu Âu” và dạy “các thế giới khác” hay giảng dạy về sự hồi sinh của việc tuyên truyền tôn giáo ở Việt Nam ngày nay, nghi lễ khiêu vũ ở Indonesia hay những phong trào tôn giáo mới ở Ethiopia? Hay có lẽ chúng ta nên dạy tất cả những thứ trên.
- Đằng sau những thắc mắc là niềm tin của tôi đó là môn nhân chủng học xã hội vừa thích đáng và có ích bởi vì nó có thể mang lại cho sinh viên một cái nhìn có tính phê phán về chính bản thân mình và người khác.
- Sau đó sinh viên có thể thắc mắc về điều chúng ta nói là “tốt, thực và đẹp”, cũng như là điều chúng ta nói về “giáo dục”, “học tập”, “giảng dạy”, “con người”… Quan trọng nhất là triển vọng có được qua việc nghiên cứu nhân chủng học đã thúc đẩy sinh viên phản ánh về những lịch trình còn tiềm ẩn, các ý kiến riêng và các giá trị được truyền tải trong lớp và để lắng nghe sinh viên theo một cách mới..
- Tôi xin hệ thống hoá bài nghiên cứu của mình theo cách sau: Tôi bắt đầu với một số lời nhận xét về bối cảnh của địa phương về vấn đề tại sao nhân chủng học xã hội được giảng dạy như là một môn học bắt buộc trong nhóm nghiên cứu xã hội trong chương trình đào tạo giáo viên ở trường Hogskolan Dalama.
- Sau đó tôi tổng kết một vài khía cạnh lịch sử xã hội gần đây của Thụy Điển, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến những thay đổi cơ bản về nhân khẩu Thụy Điển.
- Sau đó tôi sẽ đi đến trọng tâm của bài nghiên cứu - lời nhận xét về 3 khóa học của học viên: đầu tiên là vào năm 2000, thứ hai là năm 2002, và thứ 3 là vào năm 2004 về quan điểm của họ về nhân chủng học trong việc đào tạo giáo viên.
- Xuyên suốt bài này tôi vẫn cho rằng nhân chủng học xã hội là một môn học cần thiết trong việc đào tạo giáo viên không chỉ bởi nó kích thích sinh viên của chúng ta nghĩ về chính bản thân họ như là một người nắm giữ văn hoá mà còn bởi vì nó khuyến khích họ nhận thức được quá trình tiếp diễn văn hoá và thay đổi văn hóa trong thế giới học đường..
- Nhân chủng học trong đào tạo giáo viên: chúng ta nói gì và làm gì ở Dalarma.
- Theo như trưởng khoa xã hôi học trong chương trình đào tạo giáo viên khi được phỏng vấn vào mùa thu năm 2000 ông cho biết mục đích của nhân chủng học xã hội là: Đóng góp triển vọng của nhân chủng học cho các vấn đề hiện thời trong nghiên cứu xã hội.
- Nghiên cứu xã hội về cơ bản là một môn học đa nguyên cần thiết coi trọng “người khác” cũng như - coi “chúng ta như những người khác”..
- Mọi người hi vọng là dẫn nhập môn nhân chủng học xã hội sẽ lay động và khiến giáo viên nhận thức được nền văn hóa của mình và nền văn hóa của nước bạn, trang bị cho họ nhận thức, hiểu biết, và đánh giá nhiều chiều về giao thoa văn hóa khác nhau xảy ra ở cả trong trường và trong xã hội rộng lớn..
- Trong bối cảnh này, nhân chủng học xã hội được hiểu là một môn học hữu dụng, góp phần đáng kể vào việc hiểu và có thể tiếp cận với một Thụy Điển đa sắc tộc mới, một thực tế về nhân khẩu được coi là thách thức và khá phức tạp ở nhiều nơi.
- Quyết định đưa môn nhân chủng học xã hội vào chương trình đào tạo giáo viên của Thụy Điển phản ánh và thừa nhận sự thay đổi thành phần trong xã hội Thụy Điển – một nhận thức rằng dân tộcThụy Điển bây giờ gồm do nhiều nhóm người và các cá nhân không mang sắc tộc Thụy Điển hợp thành.
- Đó thực sự là một sự thay đổi cơ bản trong hệ tư tưởng xã hội ở Thụy Điển.
- Chúng ta có thể công bằng mà hỏi tại sao - sự thay đổi này lại được chú ý và lí tưởng.
- Tất nhiên chúng ta có thể hỏi: tại sao là đa văn hóa? Tại sao sử dụng thuật ngữ đa văn hóa này là sự nhấn mạnh Thụy Điển như cái “chảo đang tan chảy”? Một nhân tố có thể là sự chỉ trích toàn cầu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, với sự tham khảo liên tục về “Văn hóa chủ nghĩa đế quốc Mỹ”.
- Một nhà nhân chủng học người Thụy Điển ông Ulf Hannerz đã cố gắng định nghĩa văn hóa trong một xã hội phức tạp đã đưa ra một định nghĩa như sau: chúng ta nhìn văn hóa với tất cả các dạng thức của cuộc sống và ý nghĩa chia sẻ của nó.
- Từ đây chúng ta có thể cho rằng các xã hội phức tạp như Thụy Điển ngày nay được kết cấu bởi một số giá trị và chuẩn mực không rõ ràng và chưa được chia sẻ về cách hiểu(Tất nhiên một trong số đó là vấn đề dân tộc học), và một số vấn đề liên quan chặt chẽ đến các tầng lớp xã hội, giới tính, độ tuổi, nhóm dân tộc.
- Thay vào đó, chúng ta có thể nhìn nhận văn hóa như là một cái gì đó mà con người làm – một phản hồi dựa vào xã hội đối với bối cảnh xã hội và sinh thái cụ thể và nó không phải là một chuỗi những nét đặc trưng không thay đổi.
- Tôi không phủ nhận tính bền vững của ý tưởng và các giá trị văn hóa - loài người rõ ràng là những người mang văn hóa – chúng ta cũng phải chú trọng - và xác định những ý tưởng và giá trị mới mà con người mang lại để thích ứng với hoàn cảnh cụ thể và trong bất cứ bối cảnh nào.
- Tóm lại, chúng ta cũng phải coi loài người là những người xây dựng văn hóa.
- Rất hiếm khi trong quá trình thảo luận thông thường về giao thoa văn hóa và đa văn hóa mà chúng ta tập trung vào việc liên tục xây dựng văn hóa trong một hay bối cảnh khác.
- Trọng tâm ở đây tôi muốn nói bao gồm giáo viên và các nhà hoạch định chính sách cũng như là cộng đồng nói chung đã bị áp đảo bởi thành tố lúc đầu là “chúng tôi” sau đó mới là “họ” mà không chú trọng vào cái “chúng tôi” mới mẻ và mang tính bao quát hay vào việc thay đổi “chúng ta” và “họ”.
- Theo cách này thì quan điểm của những người cần thiết về văn hóa với những giá trị mơ hồ mà chúng ta/họ muốn duy trì, và vì thế các ranh giới được hợp pháp hóa và nhấn mạnh.
- Trong mối liên hệ này, một điều rất quan trọng là các nhà nhân chủng xã hội học ngày nay đang tập trung vào việc xác định quá trình văn hóa hơn là xác định các nền văn hóa khác nhau.
- Nó không chỉ đơn thuần thú vị về mặt học thuật: Nó thực sự là một khía cạnh rất quan trọng trong công việc của chúng ta và là một thông điệp quan trọng đến công chúng.
- Giáo sinh nói về môn nhân chủng học: Lời bình và nhận xét.
- Câu hỏi của tôi bao gồm: quan điểm của họ về việc đưa môn nhân chủng học xã hội vào chương trình đào tạo giáo viên như thế nào? Họ đánh giá những giá trị gì của môn học? Họ có nghĩ gì rằng tài liệu họ đọc trong bài khóa và các vấn đề họ -thảo luận trong các buổi seminar sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp của họ tương lai như là những giáo viên? Hay là các công dân? Giáo sinh của 3 khóa học đã giúp đỡ tôi bằng các quan điểm của họ, hai câu hỏi đầu tiên được xem xét trong mối quan hệ với việc đánh giá chính thức về môn học nhân chủng xã hội học10 tuần của họ, và câu thứ 3 ở phần kết luận môn học 20 điểm.
- Tôi đã phân tích những lời nhận xét của họ và chia những lời nhận xét đó thành bốn nhóm chính: nhân chủng học hữu ích như một khía cạnh của chủ nghĩa nhân văn.
- quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, họ muốn những ưu tiên thực tế để đưa nhân chủng học vào trong bài học của họ.
- Trọng tâm của sinh viên là: nhân chủng học như chủ nghĩa nhân văn, trong khái niệm người Thụy Điển mới, đối với bản thân chính chúng ta, sử dụng như thế nào.
- Hầu hết mọi người đều đồng ý là môn học đã tăng khả năng nhận biết sự kỳ diệu của con người, mặc dù vậy tôi xin nhấn mạnh là sự phân biệt chúng ta/ họ vẫn tồn tại: Cái nhìn về các nền văn hóa khác đem lại cho chúng ta có những sự thấu cảm hơn với những người khác và một triển vọng mới của chínhchúng ta và những người khác.
- “Toàn bộ cách suy nghĩ mang tính nhân chủng học xã hội- đặc biệt là trọng tâm chúng tôi/ họ - sẽ luôn luôn được đề cập đến.
- Chúng ta có sự hiểu biết sâu hơn về các nền văn hóa khác, suy nghĩ mang tính nhân văn hơn”.
- “Tôi sẽ luôn luôn có những suy nghĩ nhân chủng học này, hiểu sâu hơn về nền văn hóa khác về những người khác” “Nó giúp các bạn có cái hiểu biết sâu hơn về con người và những tình huống mới”.
- Viễn cảnh này sẽ được ứng dụng trong chính đời sống hàng ngày, trong trường học,… Một số các từ ngữ ồn ào của nhân chủng học cũng xuất hiện: tầm quan trọng của thuyết văn hóa tương đối và những mối nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc Thụy Điển.
- Ở một nơi nào đó trong môn học chúng ta nhận thấy rằng các ý tưởng, các giả định của chúng ta mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa như thế nào, …Trong môn học này chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đối với thế giới bên ngoài Châu Âu, nếu không nó sẽ quá tập trung quá nhiều vào việc nghiên cứu Thụy Điển” “Chúng tôi khám phá ra rằng có một vài mô hình giải thích.
- Tôi muốn tận dụng lợi thế sinh viên của tôi từ các nền văn hóa khác – và tri thức của về nền văn hóa đó.Phương pháp này nên kết hợp trong chương trình của chúng tôi từ đầu, thậm chí từ mẫu giáo” Một phụ nữ chỉ ra rằng: “Trong xã hội Thụy Điển ngày nay chúng ta luôn luôn gặp gỡ mọi người.
- Nhân chủng học giúp chúng tôi hiểu được và trân trọng tính linh hoạt – cả sự giống và khác nhau.
- Có lẽ chúng ta có thể dám cởi bỏ hình ảnh Phương Tây của chúng ta và làm cho sinh viên của chúng ta bước ra khỏi thế giới của họ.
- Một sinh viên nhắc lại chủ đề đôi giày -đã nêu: “Môn học mang lại cho chúng tôi cơ hội, không mà là thách thức để hiểu những người khác và không phải là phán quyết họ trước” “Sau môn này, tôi cảm thấy mình thoải mái hơn khi đối mặt với những tranh cãi về vấn đề dân nhập cư, cách thức chúng ta nên giao tiếp với những người nhập cư trong một xã hội đa văn hóa.
- Tôi không muốn không được học môn này.” “Nhân chủng học mang lại cho tôi – một người giáo viên rất nhiều điều –như là một số ý tưởng về văn hóa trường học, văn hóa phụ cận, các dạng thức sản phẩm văn hóa.
- Suy nghĩ nghiêm túc hơn về nền văn hóa Thụy Điển” Một sinh viên khác đồng ý: “Tôi bây giờ có thể không phải là ngoại lai “những người khác” và cố gắng coi văn hóa của chúng ta như là một trong nhiều nền văn hóa” Một sinh viên khác kết luận: “Thực sự tôi nghĩ là các ý tưởng nhân chủng xã hội cần phải có ở khắp mọi nơi bởi vì môn học cũng tương đối khái quát, liên quan đến khá nhiều ngành nghề.
- Tôi nghĩ là môn học này cần phải có trong chương trình nghiên cứu xã hội học.
- Trong một xã hội đa văn hóa, nhân chủng học xã hội học là một phương tiện hữu ích giúp chúng ta có thể thực sự đương đầu một cách thiết thực với những khái niệm như là dân tộc học, tính quốc gia thay vì chỉ nói về chúng.” Nhóm thứ tư mà tôi gọi là những người thực hành.
- Họ cảm thấy rằng nhân chủng học “cách xa vai trò tương lai của một người giáo viên, quá lí thuyết, và nó không nằm trong chương trình”.
- Tuy nhiên ngạc nhiên thay, cũng chính người đàn ông trẻ tuổi đó lại chỉ ra rằng: “Chúng tôi cần phải làm việc nhiều hơn với cách mà chúng ta sử dụng nhân chủng học với những khái niệm và các ý tưởng này trong phòng học” Anh ta muốn chú trọng vào tính giáo dục thực tiễn của nhân chủng học cũng như là chú trọng vào những gì mà anh ta coi là những lĩnh vực quan trọng có liên quan: nhân chủng học trong giáo dục, những ứng dụng giao thoa văn hóa và xã hội hóa so sánh.
- “Thật khó có thể nói chính xác tôi sẽ sử dụng môn học này như thế nào, nhưng tôi chắc chắn sử dụng các phương pháp và tri thức chúng ta thu được khi lập trình bài học.
- Tôi cũng sẽ chắc chắn sử dụng một số phương pháp thực địa mà chúng tôi đã thực hành – các phương pháp nhân chủng học – với sinh viên của chúng tôi” Một người đàn ông trẻ tuổi đã quá mệt mỏi với những giọng điệu tiêu cực và đã tóm lược được quan điểm của mình như sau.
- Tại sao chúng ta lại tranh cãi về những gì môn học này phải tiến hành với nghề giáo viên.
- Tôi cũng thích nhiều tài liệu về chính xã hội mà mình đang sống, và nhờ đó chúng ta có thể phản ánh về mọi thứ xung quanh chúng ta.
- Hãy để tôi tổng kết những nhận xét của sinh viên về những trọng tâm có thể dùng cho môn dẫn nhập của nhân chủng học xã hội trong các trương thình đào tạo giáo viên.
- Những đề xuất của tôi ở đây liên quan đến câu hỏi thứ 2 không phải “tại sao?”mà là “loại nhân chủng học nào.
- Nhừng gì mà tôi đề xuất ở đây là danh mục những chủ đề cần có trong môn nhân chủng học dành cho giáo viên toàn bộ các trường học, không quan tâm đến thành phần dân tộc nào của lớp nào hay của trường nào.
- Điều này rất quan trọng là nó được lặp lại nhiều lần là: nhân chủng học xã hội không phải và không cần phải được coi là một phương thuốc chữa trị nhanh cho những vấn đề của một xã hội đa nền văn hóa.
- Tốt hơn hết chúng ta hãy nhìn lại và phân tích xã hội và động lực của sinh viên để nhận thức được chính bản thân họ và những người khác là những người mang nền văn hóa và là những người xây dựng văn hóa.
- Tôi xin được đề xuất: thứ nhất, là khóa học nhân chủng học cần phải nhấn mạnh trạng thái sáng tạo giữa các cá nhân và vũ trụ.
- Một nhà nhân chủng xã hội người Anh gốc Hà Lan Mahinowski đã nói về vấn đề này khá hay từ nhiều thập kỷ trước: Chúng ta được sinh ra, tất cá chúng ta sẽ chết đi và hầu hết cũng ta sẽ được tái sinh.
- Tất cả những gì còn lại là văn hóa.
- Tranh luận có thể dẫn đến một vài giả thuyết thú vị về những cái gì đặc biệt của “chúng ta” và “họ” và một “chúng ta” mang tính toàn cầu.
- Trong khi chúng ta cần phải thận trọng không mắc phải trạng thái lưỡng phân.
- Trạng thái này có thể có giá trị ngay từ ban đầu và sau đó nó sẽ bị xa rời: đầu tiên chúng ta tập trung vào những biện chứng mà chúng ta nói giữa chủ nghĩa cá nhân và tập thể, hiện đại và truyền thống, mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, tính linh hoạt giữa cấu trúc và cơ sở.
- Nhưng hãy nhớ rằng cuối ngày chúng ta không cần chọn lựa các mặt.
- Chăc chắn chúng ta không muốn nhìn thấy sự tách biệt là “sự thật” nhưng đôi khi chúng ta có thể ổn khi nghĩ đến và sau đó thay đổi và thay đổi nữa- tất cả nằm trong tên của tính liên tục cũng như sự thay đổi và quá trình.
- Thứ hai là có lẽ liên quan đến vấn đề nói trên, chúng ta cần phải giữ lại và củng cố thiên hướng để so sánh, một triển vọng nhân chủng học cơ bản khiến chúng ta hiểu được những cách khác nhau con người dùng để quyêt định về vấn đề“kiếm sống”.
- Thứ ba, chúng ta cần phải tiếp tục kiên trì cho rằng là hiện tượng văn hóa xã hội là thực sự phức tạp.
- Chúng ta sẽ nói gì về tầm quan trọng của của việc nói song ngữ, ví dụ như sự tham gia vào các quá trình chính trị? Về sự khác nhau? Về cái niệm “cái tôi” và “công dân”? Thứ tư là chúng ta phải hiểu sâu về tầm quan trọng của bối cảnh: chúng ta cho rằng một thực tế là các ý tưởng được nắm giữ, xuât phát từ và bị ảnh hưởng bởi một bối cảnh cụ thể.
- Một nhà nhân chủng học người Na Uy, Tomas Hylland Eriksen đã nói rằng: “Nơi mà chúng ta đứng phụ thuộc vào nơi chúng ta ngồi .
- Tôi không nghĩ là chúng ta có thể cường điệu hóa mối quan hệ giữa bối cảnh và viễn cảnh.
- Thứ năm là chúng ta phải luôn luôn và kiên định chỉ ra tầm quan trọng của nhân chủng học và nghiên cứu thực địa.
- Chúng ta cần phải khuyến khích học sinh đi ra ngoài để xem mọi người làm việc như thế nào cũng như là họ nói họ đang làm gì.
- Chúng ta cần giới thiệu và dạy cho họ các cách thức bằng cách để cho sinh viên của chúng ta có thể “tự đứng trên đôi chân của mình.
- Chúng ta cũng cần nhìn thấy được là cả chúng ta và họ đang nhảy như thế nào và lắng nghe những điều tất cả chúng ta nghĩ nó có ý nghĩa.
- Và trong khi làm điều này, chúng ta phải cho các sinh viên cùng nhau giải quyết về các vấn đề và nhận biết xu hướng văn hóa của mình.
- Ví dụ như, một nhà nhân chủng học là một giáo viên nữ chính xác là người nhập cư trung tuổi người Mỹ đã tự thấy ảnh hưởng đến cách mà tôi nhìn thấy chính sách công của Thụy Điển và ảnh hưởng của nó đối với những người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ.
- Nền tảng khác nhau của giáo viên ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận về sinh viên của họ - những người nhập cư thế hệ đầu tiên từ Bosina, bọn trẻ thế hệ thứ ba của những người dân nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ và những người khác nữa bây giờ là “chúng ta”.
- Chúng ta cần thúc đẩy sinh viên muốn có sự cam kết trong các cuộc đối thoại dài và sâu với tất cả các loại người và cố gắng tìm ra điều gì ‘trong đầu họ’, văn hóa mới nào họ đang tạo ra, và văn hóa mới này liên quan đến cái cũ.
- Nhiệm vụ hay sự ủy thác của các nhà nhân chủng học và các nhà dân tộc học đang dạy cho các giáo viên tương lai là thúc đẩy sinh viên nhìn nhận tất cả các quá trình này và – cực kì quan trọng – để tránh mắc kẹt ở tất cả các phía, không ở trong ‘văn hóa của họ’ và khôngở trong ‘của chúng ta’ Một lời cuối cùng về “nhân chủng học nào?” Từ những lời nhận xét trên có thể thấy rõ ràng là môn học có ảnh hưởng quan trọng đối với sinh viên như thế nào.
- Mười hay hai mươi tuần học môn nhân chủng học xã hội đã biến đổi những sinh viên một cách thực sự, tiếp sức cho họ - nắm bắt các vấn đề khôn ngoan như cái gì là con người? cái gì là ‘thông thường’? chúng ta nói đến ‘đàn bà’ và ‘đàn ông’ là gì? Con người đã định nghĩa và giảng giải về cuộc sống/sức mạnh/tình yêu/bản thân như thế nào? Và chúng ta là ai? Triển vọng mang tính phản ánh then chốt này cần thiết đối với họ với tư cách là các công dân và giáo viên trong tất cả các xã hội trong một thế giới miêu tả bản thân nó là toàn cầu.
- Nhưng cùng lúc đó họ cần thấy được giá trị của tương lai, một vài sinh viên muốn làm thế nào để đưa môn nhân chủng học đến gần lớp học và trường học.
- Điều này gợi lên một thách thức quan trọng cho chúng ta, những người giảng dạy môn nhân chủng học trong các chương trình đào tạo giáo viên.
- Chuyến đi bằng ô tô ở Kenya” Và cuối cùng sinh viên có thể sử dụng triển vọng của nhân chủng học xã hội để giúp họ hiểu được và giao tiếp với những sinh viên tương lai của họ, và để nhận thức bản thân mình và vai trò của những giáo viên.
- Điều này tôi nghĩ là giá trị cốt lõi của nhân chủng học xã hội trong việc đào tạo giáo viên: đề xác định ‘chúng ta’ là ai trong bối cảnh so sánh với những ‘người khác’, để học cách xác định những tranh luận và tình thế khó khăn liên quan đến ‘việc học’ và ‘dạy’, và để nhận thức rõ hơn ý nghĩa của các cuộc đối thoại và đàm phán xã hội đang diễn ra.
- Dưới một mái nhà, Thổ Nhĩ Kỳ ở Thụy Điển Stockholm: Nhưng nghiên cứu của Stockholm về nhân chủng học xã hội Stolke, Verena.
- Nhân chủng học hiện tại16(1):1-23.
- Những nghịch biến của đa văn hóa, các bài nghị luận về xã hội Thụy Điển