« Home « Kết quả tìm kiếm

NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY.


Tóm tắt Xem thử

- Chính sách NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY..
- Tóm tắt : Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nhà giáo “là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục”, nên hơn nửa thế kỉ qua, cùng với việc xây dựng và phát triển đội ngũ, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với GV, cán bộ quản lí giáo dục nhằm tạo sự ổn định vững chắc và động lực cho sự phát triển GD.
- Các chính sách có tác động lớn đến đời sống của GV là những chính sách: Tuyển dụng GV vào biên chế nhà nước (bắt đầu từ năm 1966);Ban hành chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, chế độ phụ cấp ưu đãi cho GV(1988).
- Định mức lao động với GV phổ thông (1979).
- Đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách mới đối với GV các cấp cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Đặc biệt , bước vào thời kỳ đổi mới, trong hoàn cảnh “đời sống GV còn khó khăn, truyền thống tôn sư trọng đạo bị xói mòn, vị trí xã hội của người thày giáo bị hạ thấp, ngành GD không thu hút được người giỏi” Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên như: Xét tặng “Huy chương vì sự nghiệp giáo dục” cho các nhà giáo.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ.
- Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lí tuổi nghỉ hưu đối với GV cũng như các trí thức khác có trình độ cao.
- Xây dựng chính sách đối với GV mầm non, đặc biệt là GV ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lí GD ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
- thực hiện chính sách luân chuyển GV, cán bộ QLGD…..
- Tuy nhiên, trong chính sách đối với nhà giáo hiện nay còn có nhiều bất cập, nhất là với đội ngũ GV mầm non ở nông thôn, GV ở các vùng khó khăn.
- Các vấn đề về đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp, chế độ làm việc của nhà giáo, chức danh nhà giáo, tuyển dụng và quản lí nhà giáo, hợp tác quốc tế về nhà giáo …là những vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được qui định hoặc qui định còn chung chung, mờ nhạt.
- Nếu không giải quyết tốt những chính sách này thì chưa thể coi GV là nhân tố quyết định chất lượng GD và được xã hội tôn vinh..
- Tại Hội nghị giáo dục toàn quốc làn thứ hai ở Trung Quốc (năm 1994), Chủ tịch Giang Trạch Dân đã phát biểu: “Chấn hưng tương lai dân tộc là ở giáo dục, chấn hưng tương lai của giáo dục là ở người thày”.
- Điều đó đã nói lên sứ mạng, vai trò hết sức trọng đại của đội ngũ nhà giáo trong sự phát triển của đất nước, của dân tộc..
- Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu không có thày giáo thì không có giáo dục”(HCM toàn tập, tập VII, NXBST-HN-1987, tr450).
- Bởi vậy, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV.
- Trên nền tảng tư tưởng đó, sau này Nghị quyết về cải cách giáo dục (1/1979).
- Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI, VII, VIII đã khẳng định quan điểm: GV là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh.
- Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nhà giáo, hơn nửa thế kỉ qua, cùng với việc xây dựng và phát triển đội ngũ, Đảng- Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục nhằm tạo sự ổn định vững chắc và động lực cho sự phát triển GD.
- Bài viết này chúng tôi xin được nêu lên những chính sách của nền GD cách mạng đối với đội ngũ nhà giáo Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua..
- I-NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÃ BAN HÀNH.
- 1-Tuyển dụng GV vào biên chế nhà nước: Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng mạnh của sự nghiệp GD ở miền Bắc, mặc dù trong điều kiện chiến tranh ác liệt, Chính phủ vẫn liên tiếp ra những quyết định quan trọng để chuyển toàn bộ GV vào biên chế nhà nước:.
- Trong đó, ưu tiên tuyển dụng trước những GV đang công tác ở miền núi, hải đảo, vùng chiến sự ác liệt, vùng có đồng bào thiên chúa giáo, GV đang là hiệu trưởng, hiệu phó, GV dạy lâu năm sắp đến tuổi nghỉ hưu, nữ GV đông con có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, GV là thương binh, GV dạy giỏi… +Năm 1976 quyết định chuyển hết số GV vỡ lòng (nay là lớp 1 bậc tiểu học) thuộc diện tạm tuyển đang hưởng 85% bậc lương khởi điểm của thang lương GV cấp I vào biên chế.
- Năm 1982, tất cả hiệu trưởng trường Mẫu giáo nông thôn được tuyển dụng vào biên chế nhà nước.
- Việc quyết định chuyển toàn bộ GV vào biên chế ở mọi cấp học nêu trên đã tạo một bước ổn định về tâm thế nghề nghiệp và đời sống đối với đội ngũ GV.
- 2- Ban hành chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, chế độ phụ cấp ưu đãi cho GV.
- Ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kí quyết định số 309/CT về chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp đối với GV.
- Từ đây, sau 23 năm, kể từ 1945 nghề dạy học được hưởng phụ cấp thâm niên (PCTN) ngang bằng với một số ngành nghề như Lâm nghiệp, Dầu khí, Hải quan, Diễn viên nghệ thuật…là những nghề nặng nhọc, độc hại đã được hưởng PCTN đặc biệt.
- cán bộ giảng dạy (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề, sơ học).
- cán bộ quản lý GD các cấp.
- GV, cán bộ giảng dạy ở các học viện trường Đảng, trường đoàn thể.
- Mức PCTN từ 5%-20%, riêng nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú được hưởng mức tối đa 25%.
- Điều bất cập của quyết định là, hàng trăm giáo sư, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu lâu năm của ngành không được hưởng phụ cấp thâm niên.
- Một số GV “lão thành” đã được Nhà nước tặng danh hiệu cao quí Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú nay cũng không được hưởng thâm niên GV, vì là công tác trong các viện nghiên cứu.
- Sau 5 năm thực hiện, đến năm 1993 trong đợt cải cách tiền lương, chế độ PCTN nghề nghiệp bị xoá bỏ đối với tất cả đối tượng đương chức.
- Hai năm sau, ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 779-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi (PCUĐ) đối với GV trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập thuộc hệ thống GD quốc dân.
- Mức hưởng đồng loạt là 20%, bắt đầu thực hiện từ đến tháng 10/1997.
- Chế độ PCUĐ lần này thực chất là nối tiếp chế độ PCTN nói trên.
- Song, đối tượng cán bộ quản lí giáo dục từ phòng GD tới Bộ GD (vốn là hiệu trưởng giỏi, GV giỏi) bị gạt ra ngoài, không được PCUĐ.
- Năm 1997, để “Tạo động lực cho người dạy, người học” theo NQTW2, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 973-TTg ngày mở rộng PCUĐ thành 5 mức .
- Chế độ PCUĐ lần thứ hai đã động viên các nhà giáo trong và ngoài ngành GD yên tâm hơn với nghề nghiệp, một bước thể hiện GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, GV là nhân tố quyết định chất lượng GD và được xã hội tôn vinh.
- 3-Định mức lao động với GV phổ thông: Thực hiện quyết định số 243 của Chính phủ về định mức lao động, Ngày Thông tư số 49-TT của Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn thực hiện định mức lao động của GV như sau:.
- Chế độ kiêm nhiệm của GV: Bí thư Đoàn Thanh niên (trường dưới 18 lớp dạy 1/2 số tiết tiêu chuẩn.
- Đánh dấu một thành công to lớn trong công tác nghiên cứu về chế độ lao động của GV.
- 4- Sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách khác đối với nhà giáo.
- Cụ thể là, đối với GV mẫu giáo:.
- +Ngày Thông tư của Thủ tướng Chính phủ (Số 182 TTg/VG) đã quy định tạm thời chế độ tổ chức trường, lớp mẫu giáo và chính sách đối với GV mẫu giáo.
- Theo đó, GV mẫu giáo trong các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường được Nhà nước bồi dưỡng qua các trường sư phạm.
- được hưởng chế độ trợ cấp xã hội (sinh đẻ, ốm đau…) như GV dân lập cấp I.
- Đối với GV mẫu giáo ở nông thôn, cũng được hưởng các chế độ học tập, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn như trên, song thù lao được trả theo công điểm hợp tác xã (ít nhất mỗi ngày 10 điểm, bằng 1 ngày công trung bình).Ngoài công điểm, GV mẫu giáo ở nông thôn còn được hưởng các quyền lợi khác như xã viên hợp tác xã, kể cả nguồn thu hoạch khác như hoa mầu, rơm rạ, phân phối hàng hoá công nghiệp, Lúc sinh đẻ được nghỉ và hưởng thụ như xã viên, khi ốm đau được điều trị ở bệnh viện huyện, tỉnh như GV cấp I, được cấp phiếu mua mỗi tháng 0 kg 250 đường và được ưu tiên mua vải…..
- Đối với GV phổ thông.
- +Qui định chế độ phụ cấp dạy thêm giờ, thêm buổi đối với GV phổ thông.
- +Qui định chế độ xếp lương theo tiêu chuẩn đào tạo mới cho GV phổ thông (Thông tư 16/TT-LB 1/8/1980 GD-Lao động).
- +Nâng giá biểu phụ cấp dạy thêm giờ với GV phổ thông (Thông tư liên bộ 9/TT25/3/1981).
- +Quy định sửa đổi phụ cấp với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường phổ thông, mẫu giáo, BTVH (Thông tư 8/TT-LB Thực hiện chế độ công tác của GV miền xuôi được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh (Theo quyết định 47/TTg 9/2/1980).
- Thực hiện chính sách đối với GV miền Bắc vào công tác ở đồng bằng sông Cửu Long (Thông tư 157/HĐCP .
- +Thực hiện tổ chức Ngày nhà giáoViệt Nam (theo QĐ 167/HĐBT 23/9/1982).
- Xét Tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú (Nghị định 52/HĐBT .
- +Thực hiện biện pháp giảm bớt khó khăn trong đời sống GV đối với GV được điều động lên miền núi.
- theo Quyết định 79/HĐBT ngày 26/5/1987.
- Thực hiện chế độ,chính sách đối với GV mẫu giáo ở phường-xã (theo Thông tư 9/TT-LB 20/6/1989).
- +Thực hiện trợ cấp cho GV (QĐ 322/CP .
- +Trả lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép (theo thông tư 17/TT-LB 27/7/1995).
- +Thực hiện chế độ công tác và phụ cấp trách nhiệm cho GV làm tổng phụ trách đội TNTPHCM trong trường phổ thông (Theo TT23/TTLB .
- II- CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG-NHÀ NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY..
- Bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong hoàn cảnh “đời sống GV còn khó khăn, truyền thống tôn sư trọng đạo bị xói mòn, vị trí xã hội của người thày giáo bị hạ thấp, ngành GD không thu hút được người giỏi”, Nghị quyết TW4 (khoá VII, 1993) đã nêu: “Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học…Nhà nước có chính sách thu hút HS giỏi vào trường sư phạm, tăng mức đầu tư và tăng cường chỉ đạo để tạo ra những chuyển biến về chất ở các trường sư phạm”.
- +Lần đầu tiên, nhân ngày xét tặng “Huy chương vì sự nghiệp giáo dục” cho các nhà giáo..
- +Chính phủ quyết định: GV trực tiếp giảng dạy trong các trường quốc lập thuộc hệ thống GD quốc dân được tăng thêm 20% lương ngạch bậc từ 1/1/1996.
- +Nhà nước đầu tư ngân sách cho chương trình xây dựng đội ngũ GV và hệ thống sư phạm ngày một nhiều hơn.
- Đại hội VII nhấn mạnh: “Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ GV, củng cố các trường sư phạm, tôn vinh nghề dạy học và các GV dạy giỏi, mẫu mực” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, trong chương trình phát triển GD&ĐT, phần về chính sách GV đã ghi rõ: “Bổ sung chính sách đãi ngộ GV và có chính sách khuyến khích GV tình nguyện đến các vùng khó khăn.
- Đây là một biểu hiện quan tâm hơn nữa của Đảng đối với GV, nhất là GV ở vùng núi, vùng sâu, vùng khó khăn.
- Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTW khoá VIII (1997) cũng nêu rõ: “Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GV để đến năm 2000 ít nhất có 50% GV phổ thông và 30% GV đại học đạt tiêu chuẩn quy định…Lương GV được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định.
- Có Chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-1010 còn nêu rõ một số giải pháp cụ thể.
- xây dựng chính sách đối với GV mầm non, đặc biệt là GV ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa…Hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo: Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học.
- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lí GD ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt.
- Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi về lương đối với nhà giáo.
- Để thể chế hoá và đảm bảo thực thi những quyền lợi, chế độ, chính sách dối với nhà giáo, lần đầu tiên chính sách nhà giáo đã được đưa vào văn bản luật.
- Luật giáo dục năm 1998 cũng như Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 đã qui định chính sách đối với nhà giáo như sau:.
- +Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo.
- +Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cáp theo quy định của chính phủ.
- +Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
- Riêng đối với nhà giáo, cán bộ quản lí GD công tác ở trường chuyên biệt (trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng…) và ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, luật quy định: +Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ..
- +Nhà Nước có Chính sách luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lí GD công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
- khuyến khích và ưu đãi nhà giáo, cán bộ QLGD ở vùng thuận lợi đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
- tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ QLGD ở vùng này an tâm công tác.
- tổ chức cho nhà giáo, cán bộ QLGD công tác ở vùng dân tộc thiẻu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học..
- Như vậy, quan điểm, chủ trương của Đảng về chính sách đối với GV ngày một đầy đủ với những yêu cầu ngày càng cao.
- +Tôn vinh nhà giáo và nghề dạy học, nâng cao vị trí xã hội của nhà giáo.
- +Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
- +Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nhà giáo.
- +Quản lí, sử dụng đãi ngộ nhà giáo và cán bộ QLGD..
- III-MỘT VÀI KẾT LUẬN: Nhìn lại chế độ, chính sách đối với nhà giáo trong mấy thập kỉ qua, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới đội ngũ nhà giáo.
- Nhờ vậy, chúng ta đã có một đội ngũ GV đủ về số lượng, tận tâm với nghề nghiệp và chất lượng ngày càng đáp ứng với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.
- Nhiều chính sách đã tác động tích cực tới sự ổn định và phát triển đội ngũ nhà giáo.
- Nhìn vào mức sống và điều kiện làm việc của nhà giáo hiện nay đang ở mức rất khiêm tốn, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi nhà giáo.
- Các vấn đề về đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp, chế độ làm việc của nhà giáo, chức danh nhà giáo, tuyển dụng và quản lí nhà giáo, hợp tác quốc tế về nhà giáo (nhà giáo ra nước ngoài làm việc và nhà giáo nước ngoài vào giảng dạy ở Vịêt Nam)…là những vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được qui định hoặc qui định còn chung chung, mờ nhạt.
- Nếu chúng ta giải quyết được những bất cập nêu trên thì GV sẽ là “Nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” như các Nghị quyết của Đảng đã khẳng định