« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhìn lại nửa thế kỷ đào tạo và nghiên cứu khảo cổ học việt nam của bộ môn khảo cổ học


Tóm tắt Xem thử

- NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC VIỆT NAM CỦA BỘ MÔN KHẢO CỔ HỌC PGS.TS HÁN VĂN KHẨN Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội 50 năm không ngừng phấn đấu vươn lên, cần mẫn, say mê trong giảng dạy và nghiên cứu khảo cổ học, các thầy cô giáo Bộ môn Khảo cổ học đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo một đội ngũ đông đảo các nhà khảo cổ học, phát hiện hàng chục di tích di vật khảo cổ học mới, góp sức nghiên cứu nhiều nền văn hoá khảo cổ học và tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của quá khứ lịch sử Việt Nam.
- Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của Nhà trường, với niềm tự hào chính đáng, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về những đóng góp của mình cho việc tạo dựng nên nền khảo cổ học Việt Nam hôm nay.
- Các di tích khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, bao gồm các di tích thời tiền sử, sơ sử và lịch sử.
- Năm 1898, Uỷ ban Khảo cổ học Đông Dương ra đời.
- Nhà trường có một tập san (BEFEO) để công bố những phát hiện khảo cổ học ở Đông Dương.
- Người Pháp nắm độc quyền tất cả (tổ chức, nghiên cứu, công bố), không dạy khảo cổ học cho người bản xứ và không cho người bản xứ tham gia nghiên cứu khảo cổ học.
- Bởi thế mà người nước ngoài chỉ biết đến khảo cổ Việt Nam - quá khứ lịch sử Việt Nam qua những phát hiện và công bố của người Pháp và một số học giả nước ngoài.
- Cũng cần phải nói thêm rằng, những kết quả nghiên cứu khảo cổ Việt Nam lúc đó không những không được công bố đầy đủ mà còn bị đánh giá sai lệch lịch sử.
- Một nền khảo cổ học Việt Nam mới, độc lập, một nền khảo cổ học thực sự chỉ mới phát sinh và bước đầu phát triển từ sau khi đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi và lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam (1954).
- Thành lập nhiều cơ quan chuyên nghiên cứu Khảo cổ học, nhất là thành lập Viện Khảo cổ học (1968.
- Tăng cường đào tạo cán bộ nghiên cứu khảo cổ học ở các trường đại học trong nước và ngoài nước.
- Trước 1975, trước khi miền Nam Việt Nam chưa được hoàn toàn giải phóng, nước nhà chưa được thống nhất và giang sơn chưa thu về một mối, thì khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là nơi gần như duy nhất đào tạo cán bộ nghiên cứu khảo cổ học cho cả nước.
- Sự ra đời và phát triển của Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội gắn liền và chịu sự chi phối của những hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
- Có thể nói, Bộ môn Khảo cổ học gặp muôn vàn khó khăn, nhất là ở giai đoạn đầu, trong việc xây dựng đội ngũ, trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Bởi vì, Bộ môn Khảo cổ học phải bắt đầu đi lên từ "hai bàn tay trắng.
- Trong những năm đầu, từ nhất là từ năm việc dạy và học khảo cổ học trong trường còn nhiều khó khăn và hạn chế.
- Trong các năm khảo cổ học chưa hình thành về mặt tổ chức, chỉ mới có 2 cán bộ (nay là GS.
- Trần Quốc Vượng) được phân công chuẩn bị để dạy khảo cổ học, vẫn sinh hoạt chung trong tổ Lịch sử Việt Nam cổ đại.
- Sau 2 năm, năm 1959, trên cơ sở tham khảo, tiếp thu có chọn lọc các cuốn cơ sở khảo cổ học của Liên Xô, Trung Quốc, tham khảo tài liệu Pháp và nghiên cứu trực tiếp trên những di tích di vật khảo cổ của Việt Nam, các cán bộ khảo cổ học trẻ Việt Nam đã xây dựng được bài giảng về khảo cổ học đại cương cho sinh viên năm thứ 1 của Khoa Lịch sử.
- Năm 1960 là năm đáng ghi nhớ đối với những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khảo cổ học ở Khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Bởi vì, lúc này, cùng với phong trào xây dựng nhà trường XHCN, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có điều kiện mời nhiều nhà khoa học nước ngoài, trong đó có chuyên gia khảo cổ học Xô viết đến giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của nhà trường.
- chủ yếu dựa vào tài liệu khảo cổ học, có một ý nghĩa rất lớn.
- Về khảo cổ học, Trường mời GS.TS.P.I.Borixkovxki, một chuyên gia khảo cổ học lớn, một nhà khoa học hết sức nhiệt thành trong việc giúp đỡ, bồi dưỡng cho cán bộ khảo cổ học Việt Nam không chỉ về nhiều kiến thức cơ sở khảo cổ học mà còn học hỏi được nhiều phương pháp nghiên cứu khảo cổ học.
- Sau khoá học, tập bài giảng của chuyên gia được tập hợp lại thành cuốn Cơ sở khảo cổ học.
- Đây là cuốn sách công cụ quan trọng giúp rất nhiều cho việc giảng dạy và học khảo cổ học ở Khoa Lịch sử.
- Trên cơ sở những kiến thức mới, những phương pháp mới, các cán bộ khảo cổ học trẻ Việt Nam nhanh chóng vượt qua những khó khăn lúc ban đầu, có khả năng tiếp thu và vận dụng những thành tựu khảo cổ học thế giới trong việc giải quyết dần từng bước những vấn đề của khảo cổ học Việt Nam.
- Bấy giờ, ngoài việc dạy cơ sở khảo cổ học, Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn còn biên soạn các sách công cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập.
- Đó là cuốn Sơ yếu khảo cổ học nguyên thuỷ Việt Nam (1961).
- Cuốn sách này được coi như giáo trình Khảo cổ học đầu tiên của Việt Nam.
- Sự ra đời của nó đánh dấu bước trưởng thành của khảo cổ học Việt Nam.
- Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khảo cổ học còn được thể hiện ở chỗ, từ năm học Khoa Lịch sử đã xây dựng một số chuyên ban ở năm học thứ 4, trong đó có chuyên ban Dân tộc - Khảo cổ.
- Song song với quá trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ những cán bộ dạy khảo cổ học cũng được bổ sung thêm về số lượng lấy từ nguồn đào tạo trong và ngoài nước.
- Bộ môn Khảo cổ học hiện chỉ có 3 cán bộ cơ hữu và 2 cán bộ hợp đồng.
- Sự trưởng thành về tổ chức được đánh dấu bởi việc thành lập nhóm Khảo cổ học do cố GS.
- Nhóm Khảo cổ học là một trong hai nhóm của Tổ Dân tộc - Khảo cổ.
- Mặc dù nằm trong Tổ Dân tộc - Khảo cổ do cố PGS.
- Vương Hoàn Tuyên làm Chủ nhiệm, nhưng nhóm khảo cổ học hoạt động độc lập như một bộ môn của Khoa Lịch sử.
- Năm 1967 được coi là cái mốc mở đầu cho giai đoạn hai, với sự ra đời của Bộ môn Khảo cổ học thay cho nhóm Khảo cổ học ở giai đoạn trước.
- Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học từ năm 1967 đến 1980 là: PGS.TS.
- Bộ môn Khảo cổ học là một trong những bộ môn mạnh của Khoa Lịch sử, đủ sức dạy Khảo cổ học cho sinh viên năm thứ nhất và dạy các môn chuyên ngành cho năm thứ tư, cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, có uy tín và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Khảo cổ học Việt Nam .
- Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cùng với sự lớn mạnh của ngành Khảo cổ học cả nước, Bộ môn Khảo cổ học đã trưởng thành về mọi mặt, không chỉ trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học, trong xây dựng tư liệu cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu mà còn phục vụ cho dào tạp và hợp tác nghiên cứu khoa học.
- Trước hết, Bộ môn Khảo cổ học rất tự hào với việc đào tạo cho đất nước một đội ngũ đông đảo những người làm công tác nghiên cứu khảo cổ học.
- Hàng năm bộ môn đảm nhận một khối lượng công việc lớn, bao gồm: dạy Cơ sở khảo cổ học cho sinh viên năm thứ nhất (chính quy, mở rộng và tại chức).
- Dạy chuyên đề cho sinh viên năm thứ tư, hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất và thứ tư thực tập, thực tế, điều tra, khai quật khảo cổ học.
- Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trong khoa và trong trường, nhiều cán bộ còn tham gia giảng dạy Cơ sở khảo cổ học, dạy chuyên đề cho sinh viên năm thứ nhất và thứ tư của nhiều trường trong cả nước.
- Đặc biệt, việc biên soạn và xuất bản cuốn “Cơ sở khảo cổ học”.
- vào năm 1975 có một ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng học cơ sở khảo cổ học.
- Gần đây, sau hơn 30 năm chuẩn bị, cuốn giáo trình mới “Cơ sở khảo cổ học”(2008).
- Giáo trình sau bao giờ cũng được bổ sung và cập nhật đầy đủ tư liệu và phương pháp hơn giáo trình xuất bản trước, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam.
- Bên cạnh giáo trình, Bộ môn đã xuất bản được một số sách chuyển khảo giúp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, thầy giáo và các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu kỹ về một số văn hóa và di tích khảo cổ học tiêu biểu ở Việt Nam.
- “Xóm Rền - Một di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng của thời đại đồ đồng Việt Nam”.
- Các cuốn Cơ sở Khảo cổ học của Bộ môn Khảo cổ học thực sự đã trở thành giáo trình cơ sở, khảo cổ học chung cho tất cả các trường đại học trong cả nước.
- Việc xây dựng ổn định hệ thống chuyên đề khảo cổ học đã trang bị cho sinh viên chuyên ngành khảo cổ học những kiến thức sâu rộng và những phương pháp nghiên cứu thiết thực.
- Hệ thống chuyên đề khảo cổ học đã được xây dựng và dạy cho đến nay là: 1.
- Khảo cổ học lịch sử.
- Khảo cổ học Chămpa.
- Khảo cổ học Đông Nam Á.
- Khảo cổ học Trung Quốc.
- Các phương pháp nghiên cứu trong khảo cổ học Hiện nay, Bộ môn đã biên soạn xong khung chương trình chi tiết đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ khảo cổ.
- Khảo cổ học Việt Nam .
- Khảo cổ học môi trường.
- Khảo cổ học lý thuyết 8.
- Khảo cổ học Nam Trung Quốc 11.
- Việc mở chuyên ban khảo cổ học (Đại học và sau đại học) và xây dựng hệ thống chuyên đề có một ý nghĩa cực kỳ to lớn.
- Bởi vì, điều này chứng tỏ sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khảo cổ học và hứa hẹn khả năng cung cấp thường xuyên cho đất nước những cán bộ nghiên cứu khảo cổ học có năng lực.
- Kết quả đào tạo của Bộ môn khảo cổ học liên tục trong suốt thời gian qua là rất to lớn.
- Các lớp cử nhân, sau khi ra trường, hiện đang công tác ở hầu hết các cơ quan nghiên cứu khảo cổ học hoặc có liên quan đến khảo cổ học, từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước.
- Tuyệt đại đa số cử nhân đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành khảo cổ học và bảo tàng học.
- Trong thời gian qua, nhất là trong những năm gần đây, ngoài đào tạo cử nhân, Bộ môn khảo cổ học còn đào tạo hoặc phối kết hợp với các viện đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
- Có thể nói, trong suốt thời gian qua, công tác đào tạo luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm số một của Bộ môn Khảo cổ học.
- Ngoài Khảo cổ Việt Nam, chương trình đặc biệt chú ý đến khảo cổ học Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
- Trước hết việc biên soạn chương trình, giáo trình cơ sở khảo cổ học và các chuyên đề được coi là nhiệm vụ hàng đầu của công tác nghiên cứu khoa học.
- Ngoài ba lần biên soạn và xuất bản Giáo trình “Cơ sở Khảo cổ học” (vào các năm và 2008), một giáo trình chuyền đề “Thời đại đồ đồng” (2004) và hai cuốn sách chuyên khảo “Văn hóa Phùng Nguyên” (2005) “Xóm Rền - Một di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng của thời đại đồ đồng Việt Nam” (2009), Bộ môn còn biên soạn chương trình chi tiết môn Khảo cổ học đại cương cho trường Đại học Đại cương thuộc ĐHQGHN và giáo trình Cơ sở Khảo cổ học Việt Nam cho khoa Việt Nam học và Tiếng Việt của Trường ĐHKHXH&NV.
- Thành tựu giảng dạy và nghiên cứu gắn liền với kết quả của công tác điều tra, phát hiện, thám sát, khai quật các di tích di vật khảo cổ.
- Đối với Bộ môn Khảo cổ thì việc nghiên cứu điền dã là khâu không thể thiếu được cả trong đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học.
- Trong thời gian qua, mặc dù còn có rất nhiều khó khăn thiếu thốn, hàng năm, Bộ môn Khảo cổ học vẫn cố gắng tổ chức hoặc kết hợp với các cơ quan khác để tiến hành điều tra, khai quật các di tích khảo cổ ở khắp mọi miền của đất nước.
- Đây là dịp tốt để thầy trò thực hiện “học kết hợp với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội” Công tác điền dã khảo cổ học có nhiều ý nghĩa to lớn đối với cả thầy và trò.
- Trong thời gian thực tập, ngoài việc tìm hiểu mọi mặt đời sống nông thôn, tìm hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông dân và nông nghiệp, sinh viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với di tích di vật khảo cổ, học hỏi được nhiều phương pháp nghiên cứu khảo cổ học điền dã và thu thập tư liệu làm khoá luận tốt nghiệp.
- Ngoài ra, việc trưng bày kết quả khai quật khảo cổ học hàng năm ở các địa phương đã giúp cho nhân dân hiểu được những giá trị quý báu của di tích di vật cổ.
- Kết quả nghiên cứu của Bộ môn Khảo cổ học là rất to lớn.
- Hàng trăm bài thông báo và nghiên cứu của cán bộ đã được công bố trong "Những phát hiện mới về khảo cổ học” hàng năm, trên tạp chí Khảo cổ học và nhiều tập san Nghiên cứu Lịch sử, Văn hoá, Nghệ thuật hoặc xuất bản thành sách.
- Kết quả tìm tòi nghiên cứu di tích di vật còn được thể hiện qua hàng chục khoá luận cử nhân, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ khảo cổ đã được bảo vệ thành công ở khoa Lịch sử.
- Một số đề tài Đặc biệt và Trọng điểm ĐHQGHN, do cán bộ của Bộ môn Khảo cổ học chủ trì được xuất bản thành sách chuyển khảo, được xét tặng thưởng là “công trình tiêu biểu”của ĐHQGHN..
- Hiện nay, toàn bộ tư liệu của Bộ môn Khảo cổ học đã chuyển giao cho Bảo tàng Nhân học theo quy định mới của Trường ĐH KHXH & NV.
- Bộ môn Khảo cổ học đã xây dựng và mở rộng hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều cơ quan và cá nhân từ Trung ương đến các địa phương.
- Nhiều cơ quan và nhiều cá nhân thuộc các cơ quan khác nhau, như Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Bảo tàng Mỹ thuật và Cục Di sản Văn hoá đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và hướng dẫn khoá luận, luận văn và luận án.
- Nhiều cán bộ của Bộ môn Khảo cổ học đã được các cơ quan bên ngoài mời tham gia giảng dạy, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, bồi dưỡng thi tuyển nghiên cứu sinh, hướng dẫn nghiên cứu sinh, tham gia hội đồng chấm luận án tiếng sĩ, tham gia nghiên cứu hoặc tham gia Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước.
- Nhiều nhà khoa học nước ngoài đã đến Việt Nam, phối hợp với cán bộ của Bộ môn Khảo cổ học cùng tiến hành điều tra, thám sát, khai quật một số di tích khảo cổ tiêu biểu thuộc thời Tiền Sơ sử và Lịch sử ở nhiều tỉnh khác nhau, như Vĩnh Long, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh và Hà Nội.
- Công tác hợp tác nghiên cứu Khảo cổ học Việt Nam với các tổ chức và các nhà khoa học ở trong và ngoài nước ngày càng được đẩy mạnh, nhất là những năm gần đây.
- Bởi vậy, Bộ môn Khảo cổ học có quyền tự hào chính đáng với những kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nửa thế kỷ qua đã góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đây là nền móng vững chắc để Bộ môn Khảo cổ học vững bước tiến lên ở thế kỷ XXI.
- Nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu Khảo cổ học Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài đang đòi hỏi Bộ môn Khảo cổ học không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Sơ yếu Khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội .
- Cơ sở Khảo cổ học, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội .
- Cơ sở Khảo cổ học, Nxb ĐHQG Hà Nội..
- Xóm Rền - Một di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng của thời đại đồ đồng Việt Nam Nxb ĐHQG Hà Nội.
- Sơ yếu Khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội � Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa 1975.
- Cơ sở Khảo cổ học, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội � Hán Văn Khẩn 2008 (chủ biên).
- Cơ sở Khảo cổ học, Nxb ĐHQG Hà Nội � Lâm Thị Mỹ Dung 2004.
- Xóm Rền - Một di tích khảo cổ đặc biệt quan trọng của thời đại đồ đồng Việt Nam Nxb ĐHQG Hà Nội � Khoa Lịch sử 2006