« Home « Kết quả tìm kiếm

Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Vài nét về thân thế của Nguyễn Văn Vĩnh.
- Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (tức ngày tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nguyên quán làng Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội).
- Ngoài công việc chính ở Toà công sứ, Nguyễn Văn Vĩnh còn là cộng tác viên của hai tờ báo tiếng Pháp Courrier de Hai Phong và Tribune Indochinoise của Schneider 1 .
- Chính nhờ những hoạt động năng nổ, Nguyễn Văn Vĩnh được viên Công sứ Bắc Giang Hauser tuyển làm thư ký riêng.
- Cho nên khi Hauser được cử về làm Đốc lý Hà Nội, ông cũng đưa Nguyễn Văn Vĩnh về theo..
- Nguyễn Văn Vĩnh được Hauser tín nhiệm và giao cho đảm trách toàn bộ công việc này.
- Chính vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh là sáng lập viên của các hội, các trường được thành lập ra lúc bấy giờ, trong đó tiêu biểu là:.
- Nguyễn Văn Vĩnh là sáng lập viên, đồng thời là Chủ tịch Ban diễn thuyết và giảng sách mỗi tuần một lần cùng với ông Nghiêm Xuân Quảng và Trần Tán Bình là uỷ viên..
- Trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập năm 1907 ở phố Hàng Đào, Nguyễn Văn Vĩnh là người thảo điều lệ và viết đơn xin thành lập, đồng thời là giáo viên giảng dạy tiếng Pháp, dạy cách viết văn và diễn thuyết..
- Đốc lý Hauser đã rất tin tưởng Nguyễn Văn Vĩnh và giao tất cả công việc từ thu thập sản phẩm hàng hoá, thiết kế trưng bày đến tuyển thợ đi Marseille dựng gian hàng.
- Hội chợ thuộc địa kết thúc, Nguyễn Văn Vĩnh ở lại Marseille một tháng, được Đốc lý Hauser đưa đi tham quan nhà in và báo Revue de Paris, Nhà xuất bản Hachette, Nhà xuất bản Từ điển Larousse..
- Năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp..
- Câu nói này đã trở thành lời kêu gọi của các nhà truyền bá chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX, nó được in trên tất cả các bìa sách do nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản.
- Từ đó, Nguyễn Văn Vĩnh chuyển hẳn sang nghề làm báo và xuất bản.
- Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong số rất ít người Việt Nam lúc đó tham gia vào tất cả các tổ chức tư vấn của chính quyền Pháp.
- Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận văn hoá Âu Tây và tích cực truyền bá vào Việt Nam.
- Đồng thời, ông cũng là một trong những người có công lớn nhất cho cuộc cách mạng chữ quốc ngữ.
- Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt Cho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản.
- Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX..
- Cả 3 tờ báo tiếng Việt mà Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút đều do một người Pháp là Schneider sáng lập.
- Ngành báo chí và kinh doanh nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh cũng không tránh khỏi những khó khăn..
- Trong 30 năm làm báo, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết một khối lượng bài viết khổng lồ thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thể loại, đăng trên các báo do ông làm chủ nhiệm, chủ bút hoặc trên nhiều tờ báo ra cùng thời.
- Điều đặc biệt của Nguyễn Văn Vĩnh là ông có thể viết một lúc nhiều thể loại báo chí khác nhau mà vẫn đưa được vào trong các tác phẩm của mình sự uyên bác, thông tuệ của một người trí thức mẫn cảm với thời cuộc.
- Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà báo đa tài.
- Nhưng một trong những sở trường của Nguyễn Văn Vĩnh là báo nghị luận.
- Với bút danh Tân Nam Tử, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết nhiều bài nghị luận về các vấn đề khác nhau đăng ngay từ những số đầu tiên của tờ Đăng Cổ tùng báo như: Tại người hay tại đất? (nói về thói lười biếng dẫn tới nghèo đói), số 2.
- Ngay ở số 2 trên Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã có bài Học hành (nói về thói học vẹt, không sáng tạo trong tiếp thu kiến thức).
- Trong những bài nghị luận của mình, bên cạnh những luận điểm, dẫn chứng để so sánh, phân tích các vấn đề nêu ra, Nguyễn Văn Vĩnh còn “nhìn thấy trước” các vấn đề trong xã hội.
- Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề Nguyễn Văn Vĩnh đặt ra đến nhiều thập kỷ sau, thậm chí hàng trăm năm sau người Việt Nam vẫn phải đối mặt.
- Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ dừng lại ở việc đưa ra được những vấn đề xã hội mà ông còn đi sâu phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, thực trạng và quan trọng hơn, ông còn đưa ra các giải pháp để hạn chế các mặt tiêu cực của những hiện trạng đó.
- Chính sự phân tích khách quan, khoa học cộng với tầm nhìn xa của một người làm báo khiến cho các bài báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh có sự bền vững với thời gian..
- Tuy nhiên, Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ viết những bài nghị luận, mà ông tham gia viết rất nhiều chuyên mục khác nhau với nhiều văn phong phù hợp với từng chuyên mục.
- Giọng điệu trong các bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh ở mục này đã mở ra hơi hướng của thể loại báo chí phiếm đàm (hoặc phiếm luận, nhàn đàm.
- trên báo chí quốc ngữ sau này.
- Với việc viết đều kỳ cho mục Nhời đàn bà trên Đăng Cổ tùng báo và Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những nhà báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam đảm nhiệm công.
- Nghiên cứu những bài viết nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh trên các tờ báo tiếng Việt, có thể nhận thấy một văn phong rất riêng, đặc thù cho một thể loại báo chí nghị luận.
- Đây là đóng góp rất lớn của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt.
- Báo chí Việt Nam sau này đã có sự thừa hưởng thành quả mà Nguyễn Văn Vĩnh đã vô tình hay hữu ý để lại..
- Bên cạnh chuyên mục Nhời đàn bà, Nguyễn Văn Vĩnh còn viết 19 bài Xét tật mình đăng nhiều kỳ thành hẳn một mục độc lập trên Đông Dương tạp chí nêu lên tất cả những tật xấu của quan lại và người dân Việt Nam như: Tính ỷ lại trong cuộc sống, số 8.
- Những sản phẩm để lại qua 30 năm làm báo và xuất bản của Nguyễn Văn Vĩnh đã minh chứng được: Ông hội tụ được đầy đủ những tố chất của một nhà báo tài ba, chân chính và ông xứng đáng là một tấm gương sáng cho nhiều thế hệ nhà báo học tập..
- Có thể thấy rằng theo dòng thời gian từ Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí đến Trung Bắc tân văn, bút lực của Nguyễn Văn Vĩnh ngày càng trở nên sắc sảo, đa dạng.
- Đặc biệt, những bài báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh dù được viết dạng “chính thống” với giọng điệu nghiêm túc, chuẩn mực hay dưới dạng “phá cách” như trong mục Nhời đàn bà, Xét tật mình.
- Một trong những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc phát triển báo chí tiếng Việt ở chỗ ông là một trong những người đi tiên phong trong việc viết phóng sự.
- Một đóng góp rất quan trọng khác của Nguyễn Văn Vĩnh trong lịch sử báo chí tiếng Việt là với vai trò chủ bút Đông Dương tạp chí, ông đã cho đăng rất nhiều công trình dịch thuật các tác phẩm văn chương đặc sắc của nước ngoài.
- người có nhiều công trình dịch thuật nhất lại chính là Nguyễn Văn Vĩnh.
- Tìm hiểu các công trình dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên Đông Dương tạp chí và Trung Bắc tân văn, ta thấy có sự thay đổi đáng lưu ý.
- của Nguyễn Văn Vĩnh giúp cho người dân Việt Nam hiểu biết những tư tưởng mới, những điều hay của phương Tây và cũng qua những tác phẩm dịch ngược của ông mà phương Tây biết được nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam và phương Đông.
- Do đó, có thể khẳng định Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa hai nền văn hoá Đông và Tây.
- Đây là đóng góp rất lớn của Nguyễn Văn Vĩnh với nền văn hoá Việt Nam nói chung và nền báo chí nói riêng trong những năm đầu thế kỷ XX..
- Nghiên cứu một cách hệ thống các tác phẩm báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh qua từng thời kỳ (Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn), ta có thể nhận thấy sự tiến triển rõ rệt trong các bài viết, từ xây dựng cấu trúc đến tu sửa câu văn.
- Về cơ bản, các tác phẩm báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh, dù với thể loại nào, đều được thể hiện bằng một nghệ thuật báo chí bậc thầy trong thời điểm xuất hiện..
- Với tài sử dụng ngôn từ hiếm có và một vốn văn hoá dồi dào được tích hợp trong môi trường giao thoa văn hoá Đông – Tây, Nguyễn Văn Vĩnh đã thể hiện xuất sắc các tác phẩm báo chí, mang lại cho chúng những giá trị lâu bền..
- Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc cổ vũ và truyền bá chữ quốc ngữ.
- Phát minh ra chữ quốc ngữ là công của các giáo sỹ phương Tây (Francisco de Pina, Gaspar do Ammarl, Antonio de Barbosa, Alexandre de Rhodes).
- Cho đến giữa thế kỷ XIX, rất ít người Việt Nam biết và dùng được chữ quốc ngữ.
- Người Việt Nam có công truyền bá chữ quốc ngữ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của.
- Tuy nhiên, cả hai ông lại không phát động, hô hào và làm dấy lên một phong trào học chữ quốc ngữ sâu rộng như Nguyễn Văn Vĩnh sau này ở miền Bắc..
- Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm Đông Dương tạp chí (Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học…) đã sớm nhận thấy chữ quốc ngữ là một thứ vũ khí lợi hại cần thiết cho dân tộc ta trong sự nghiệp phục hưng nước nhà.
- Nguyễn Văn Vĩnh từng nói năm 1907: “Nước ta sau này hay hay dở cũng ở chữ quốc ngữ”.
- Từ khi bắt đầu bước vào nghề làm báo và tham gia giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục, Nguyễn Văn Vĩnh đã cổ động nhân dân học chữ quốc ngữ..
- Ý thức được rằng sẽ rất khó khăn nếu chỉ một mình xông xáo trong cuộc cách mạng chữ viết, truyền bá nó tới tất cả mọi người, Nguyễn Văn Vĩnh luôn vận động, kêu gọi “những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào nghề văn quốc ngữ”, và cả những “bậc có Pháp học, thì tuy rằng cái ngoại tài ấy phải chuyên làm cách tren – cạnh, làm mối kiếm ăn, nhưng hễ muốn nhân việc lập thân mà lại có ích cho cả đồng bào mình, thì phàm luyện được chút.
- Thời gian đầu văn chương quốc ngữ vẫn còn vụng về, lủng củng, Nguyễn Văn Vĩnh thấy cần thiết phải khắc phục những mặt hạn chế đó để khi nói, viết diễn tả được đúng ý và chuẩn xác.
- Là người từng đi dọc ba miền đất nước, Nguyễn Văn Vĩnh có điều kiện chú ý giọng nói, cách viết của ba miền và thấy có sự khác biệt nhau rõ nét như chữ ch với chữ tr ngoài Bắc không phân biệt mấy nhưng “ở Nam Kỳ thì thật có phân biệt..
- Theo Nguyễn Văn Vĩnh, chữ quốc ngữ trong thời gian đầu “viết có mẹo mực lối lăng.
- Nhưng, Nguyễn Văn Vĩnh muốn chữ quốc ngữ phải là một lối viết có luật lệ, có kinh điển để “xứng đáng làm văn chương riêng của nước Nam ta” 10 .
- Tất cả những công việc này đều có đóng góp quan trọng bậc nhất của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, người đã hết lòng cho việc cổ suý chữ quốc ngữ phát triển sâu rộng trong quảng đại quần chúng nhân dân..
- Từ những khó khăn đó Nguyễn Văn Vĩnh đã đưa ra hai cách phiên âm: “Bao nhiêu những tên nước lớn, ai cũng biết theo tiếng Tàu rồi như là Pháp, Anh, Nga, Đức, Bỉ-lị-thì, Áo, thì cứ để tiếng biết rồi mà dùng.
- Với mong muốn đưa chữ quốc ngữ nhanh chóng trở thành một chữ viết phổ thông, Nguyễn Văn Vĩnh đã tham gia viết nhiều thể loại, từ nghị luận, dịch tiểu thuyết, thơ ngụ ngôn.
- Nguyễn Văn Vĩnh còn biên soạn một quyển sách tự học chữ quốc ngữ để phát cho những người mua báo.
- Nguyễn Văn Vĩnh luôn tận dụng mọi điều kiện, mọi khả năng về phương diện báo chí mà mình có để có thể tuyên truyền cho chữ quốc ngữ..
- Nguyễn Văn Vĩnh đã đề xướng cải cách ngay trên tờ báo do ông làm chủ bút (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn), theo đó chữ F thay dấu huyền, chữ W thay dấu sắc.
- Mãi sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, và sau ngày hoà bình lập lại, ngành bưu điện Việt Nam đã áp dụng chính hệ thống “chữ quốc ngữ cải cách của Nguyễn Văn Vĩnh” trong các điện tín..
- thì Nguyễn Văn Vĩnh được coi là người đứng đầu phong trào cổ vũ và truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
- Vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với việc truyền bá văn hoá phương Tây đã rất tích cực tuyên truyền, cổ vũ người dân học chữ quốc ngữ, dùng chữ quốc ngữ để truyền tải những cái hay, cái đẹp của nền văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đông – Tây để làm cho nhân dân vừa hiểu được nền văn hoá Pháp, vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu tiên đề xướng việc cải cách chữ quốc ngữ để tiện in ấn, xuất bản.
- Đi từ ý này và đưa ý đó đến chỗ cùng tột, Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị hạn chế các dấu lại còn 26: đó là số người Anh hùng..
- Nhưng làm sao để nhốt 72 nguyên âm Việt vào trong phạm vi chật chội của 7 nguyên âm Anh? Nguyễn Văn Vĩnh liền đề nghị hai ước lệ: thay thế một số nguyên âm bằng những nguyên âm đôi và đánh dấu giọng thấp cao bằng những phụ âm không ở cuối vần mà người sẽ để ở chót tiếng” 15.
- Chữ quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi thay thế chữ Hán và chữ Nôm (chữ Hán bị bãi bỏ trong thi cử năm 1915 ở Bắc Kỳ, và chấm dứt trên cả nước năm 1919 ở Trung Kỳ).
- Để đạt được thành quả đó, những người đi tiên phong cổ vũ và cải cách chữ quốc ngữ như Nguyễn Văn Vĩnh đã trải qua rất nhiều khó khăn.
- Trước thực tế đó, việc lên tiếng bảo vệ, cổ động cho chữ quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng chí hướng với ông là một việc làm rất đáng kể, rất đáng trân trọng..
- Một vài nhận xét về Nguyễn Văn Vĩnh.
- Những năm cuối đời, Nguyễn Văn Vĩnh gặp nhiều khó khăn trong công việc báo chí, xuất bản lẫn trong chính trường.
- Từ năm 1930 trở đi, Nguyễn Văn Vĩnh đã nợ Ngân hàng Đông Dương rất nhiều tiền nên chính quyền thuộc địa Pháp buộc ông phải lựa chọn một trong ba con đường do Pháp đặt ra: một là vào Huế làm quan Thượng thư.
- Như phần trên đã nói, Nguyễn Văn Vĩnh lúc đầu gặp nhiều hạn chế về học hành, nhưng bù lại, ông lại có một trí thông minh tuyệt vời.
- Nguyễn Văn Vĩnh còn là người mở đầu và có đóng góp rất lớn cho một ngành mới trong những năm đầu thế kỷ XX: đó là ngành báo chí mà bây giờ rất phát triển và quan trọng.
- Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người khởi đầu cho các thể loại như thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết mà đến những năm đạt đến đỉnh cao và giai đoạn này đã ghi được một nét sâu đậm trong lịch sử phát triển của nước nhà.
- Hoàng Đạo Thuý, một trí thức yêu nước người Hà Nội, đã nhận xét về Nguyễn Văn Vĩnh: “Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những thông ngôn đầu tiên giỏi tiếng Pháp, có học thức, tinh khôn, tài hoa, lại có óc kinh doanh.
- Vĩnh rất hăng hái trong việc truyền bá chữ quốc ngữ.
- Sau Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh nghề in, cải tiến nhà in, ra được nhiều sách đẹp, lại làm việc kinh doanh nữa.
- Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Tố.
- Việc nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh còn cần phải đầu tư nhiều công sức và thời gian..
- Bài viết này chỉ góp một phần rất nhỏ vào việc nhận định, đánh giá một số đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh về văn hoá như phát triển báo chí tiếng Việt và cổ vũ, truyền bá chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX..
- 3 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chủ nghĩa”, Đông Dương tạp chí, số 2, 1913, tr.2..
- 4 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chủ nghĩa”, Đông Dương tạp chí, bđd, tr.2..
- 5 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ Nho nên để hay nên bỏ”, Đông Dương tạp chí, số 31, 1913, tr.3..
- 6 Nguyễn Văn Vĩnh, “Tiếng An Nam”, Đông Dương tạp chí, số 40, 1914, tr.4..
- 7 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 33, 1913, tr.4..
- 8 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, bđd, tr.4..
- 9 Nguyễn Văn Vĩnh, “Cách viết chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 82, 1914, tr.6..
- 13 Nguyễn Văn Vĩnh, “Cách dịch các tiếng tên xứ, tên người Âu châu ra chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 67, 1914, tr.9.