« Home « Kết quả tìm kiếm

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ngày nay, khác xa với trước kia, nhờ có kỹ thuật hiện đại mà kinh tế-xã hội của loài người đã tiến bộ rất nhanh chóng, nhưng cũng đã làm tiêu hao một khối lượng rất lớn tài nguyên, đồng thời cũng đã tạo ra những điều bất lợi khó giải quyết về môi trường trên toàn thế giới.
- Loài người đang phải đối đầu với những vấn về môi trường gay cấn, hết sức khó giải quyết như: trái đất đang nóng lên.
- Việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào nền thương mại khu vực và quốc tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, đã tạo nên thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội cho nhân dân ta, nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng đồng thời nước ta cũng đang phải gánh chịu một số vấn đề gay cấn trong khi thực hiện mục tiêu phát triển là vấn đề môi trường.
- Những gay cấn về môi trường đặc biệt khó giải quyết, vì sự tăng trưởng kinh tế và việc bảo vệ môi trường cho ngày nay và cho thế hệ mai sau, thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau..
- Hiện nay, có nhiều vấn đề về môi trường mà Việt Nam đang phải đối đầu, trong đó, những vấn đề nghiêm trọng nhất là nạn phá rừng, sự khai thác quá mức tài nguyên sinh học, sự xuống cấp của tài nguyên đất, việc bảo tồn nguồn nước ngọt kém hiệu quả, nạn thiếu nước ngọt và nạn ô nhiễm gia tăng, đã vượt quá mức chịu tải của thiên nhiên, thêm vào đó là tác động của chiến tranh của Mỹ nói chung và chiến tranh hóa học nói riêng.
- Đến nay, đã hơn 30 năm sau khi kết thúc cuộc chiến mà vẫn còn có những tác động nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong vùng.
- vấn đề rắc rối nói trên đang ngày càng khó giải quyết, do dân số tăng nhanh và nạn đói nghèo còn chưa giải quyết được một cách cơ bản, trong lúc đó nhiệt độ của trái đất đang nóng dần lên, đã và đang cùng gây thêm nhiều tác động bất lợi đến môi trường và sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân ta..
- Bởi vậy, điều cần thiết là phải nhận thức được tính nghiêm trọng và bức bách của vấn đề môi trường đến sự phát triển bền vững của đất nước, đón trước những vấn đề về môi trường không thể tránh khỏi mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng để giảm nhẹ hậu quả.
- Để thực hiện được công việc đó, cần phải có một chiến lược môi trường trước mắt và lâu dài, phù hợp với phát triển bền vững, thông qua việc sử dụng một cách khôn khéo các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phục hồi lại những vùng đất bị suy thoái và lôi cuốn được đại bộ phận nhân dân cùng tham gia vào quá trình đó..
- Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng..
- Khuynh hướng suy giảm tài nguyên còn tiếp diễn (Báo các tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” Mã số KHCN 07, tháng 12 năm 2001)..
- Theo đề tài KHCN 07-05 “Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên giai đoạn thì từ năm 1996 đến năm 2000, ở các tỉnh của Tây Nguyên, trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên mất 10.000 ha (hơn cả diện tích rừng mất đi trung bình hàng năm của kế hoạch 5 năm trước đó).
- Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, chiều hướng biến chuyển rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường.
- sự phát triển trong tương lai.
- Tất cả những vấn đề này đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của nhiều người về ĐDSH và không nhận thức được một cách đúng đắn sự nguy hại rất to lớn do mất mát ĐDSH gây ra cho sự phát triển kinh tế-xã hội và suy thoái môi trường sống..
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam.
- Nguồn tài nguyên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua, mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới.
- Ô nhiễm môi trường: Một số hệ sinh thái thủy vực, đất ngập nước bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị, trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven biển, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn..
- Chính sách kinh tế vĩ mô: Trong những năm qua, chính sách đổi mới đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy có sự suy thoái về môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở mức báo động, đặc biệt là suy thoái đất và các hệ sinh thái rừng.
- Nhìn chung, việc phát triển kinh tế-xã hội chưa có quy hoạch tổng thể, chưa kết hợp chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên và môi trường, hay nói một cách khác là còn chú ý nhiều về phát triển kinh tế mà coi nhẹ bảo vệ tài nguyên và môi trường..
- Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề môi trường và bảo tồn ĐDSH.
- Tài nguyên thiên nhiên là nền tảng của sự tồn tại, phát triển và thịnh vượng của đất nước và dân tộc.
- Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam vừa qua là cuộc chiến tranh chưa từng thấy, cuộc chiến tranh đánh thẳng vào môi trường.
- Kevin Agraham, một nhà báo và nhà văn Mỹ đã viết về chiến tranh ở Việt Nam như sau: “Đây không phải là điều lạ: Chiến tranh hủy diệt môi trường.
- Không có một cuộc chiến tranh nào lại tàn phá môi trường một cách tồi tệ như chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tranh đã đánh phá vào những khu rừng nhiệt đới tươi tốt của vùng Đông Nam Á” (Kevin Graham, 1996)..
- Sự tàn phá môi trường quá mức và rộng khắp đã làm cho nhiều nhà khoa học, mà đầu tiên là nhà khoa học Mỹ, Arthur Galston, giáo sự về sinh thái học nổi tiếng của trường Đại học Yale đã phải lên án cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường..
- Diện tích.
- Nhiều loại rừng ở Nam Việt Nam đã bị hủy diệt, nhiều loại tài nguyên bị tiêu hủy, gây tác động bất lợi lớn cho sự phát triển bền vững của cả nước..
- Mỗi khi các tầng cây rừng bị chết, môi trường rừng cũng bị suy thoái nhanh chóng và chỉ sau đó ít lâu, ở nhiều chỗ, cây rừng bị thay thế bằng những loài cây như các loài tre nứa, hay nhiều loài cây mọc nhanh kém giá trị kinh tế xuất hiện và đẩy lùi các loài cây gỗ bản địa..
- Ô nhiễm Dioxin này đang gây ảnh hưởng xấu lên môi trường và cuộc sống của nhân dân quanh vùng..
- Môi trường Việt Nam đang phải chiến đấu để xóa đi những tổn thất do chiến tranh để lại.
- Cho đến nay, nhân dân Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong việc hồi phục lại môi trường bị tàn phá do chiến tranh.
- Quan điểm của chúng ta đã rõ ràng: Để xóa đói giảm nghèo, nâng cao cao mức sống của người dân, Việt Nam phải phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng phát triển kinh tế-xã hội phải gắn chặt với bảo vệ môi trường, sử dụng khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững.
- nguồn nhân lực ở địa phương, nâng cao trình độ hiểu biểt của người dân bằng cách tổ chức các lớp tập huấn để họ hiểu được một cách đúng mức tác hại của chất độc hóa học/Dioxin lên môi trường và con người, và biết được các kỹ thuật phù hợp với từng địa phương để phục hồi và sử dụng lại các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học cho họ lựa chọn..
- Việc hồi phục môi trường bị tàn phá do chiến tranh có tầm quan trọng bậc nhất nếu coi sự vận hành hài hòa của các hệ sinh thái chính là cốt lõi cho sức khỏe con người và là điều kiện để xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa mà nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở của sự sống còn và phát triển của họ đã bị suy thoái.
- Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các chương trình bảo tồn và cải thiện môi trường thiên nhiên một cách hữu hiệu.
- Trong khoảng 3 năm trở lại đây, việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương.
- Tại nhiều vùng, sự suy thoái đất còn kéo theo cả suy thoái về hệ thực vật, động vật, môi trường địa phương và đồng thời làm cho diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống đến mức báo động..
- Trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, những biến động về tài nguyên đất ngày càng trở nên rõ rệt.
- Về môi trường đất, lượng phân bón dùng trên một hecta gieo trồng còn thấp so với mức trung bình thế giới (80 kg/ha so với 87 kg/ha), và mới chỉ bù đắp được khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi.
- Trong các vùng thâm canh, tần suất sử dụng thuốc khá cao, nhất là đối với rau quả, cho nên dư lượng trong đất khá cao, kể cả trong sản phẩm (Báo cáo tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, mã số KHCN 07, tháng 12 năm 2001)..
- Tác động của việc thoái hóa đất và giảm diện tích đất canh tác làm cho nước ta đang đứng trước những thử thách lớn phải giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường đất, nhằm đảm bảo sự an toàn lương thực và sự tồn tại của cả dân tộc với gần 100 triệu dân vào những năm 2010..
- Tài nguyên nước mặt có thể khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân cũng như làm thủy điện, nông nghiệp và phát triển giao thông đường thủy.
- Nhìn chung, tài nguyên nước ngọt Việt Nam tương đối cao, “tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, tài nguyên và môi trường nước Việt Nam đang thay đổi hết sức nhanh chóng, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của cả nước” (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004)..
- Qua tính toán thử trên một số lưu vực, cho phép dự báo nhiều lưu vực nhỏ ở Tây Nguyên đều có nguy cơ xẩy ra lũ quét (Báo cáo tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, mã số KHCN 07, tháng 12 năm 2001)..
- Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết Phát triển đô thị và vấn đề môi trường.
- Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua, đã gây áp lực lớn đối với khai thác đất, tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước..
- yếu kém, làm nẩy sinh nhiều vấn đề môi trường bức bách như là thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở, úng ngập, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước và chất thải rắn.
- Tỷ lệ số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, như các bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, các bệnh dị ứng và các bệnh ung thư..
- từ các phương tiện giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng báo động..
- Môi trường công nghiệp, nhất là ở các khu công nghiệp cũ, các ngành hóa chất, luyện kim, xi măng, chế biến đang bị ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải, khí thải và các chất thải nguy hại chưa được xử lý theo đúng quy định.
- Chất lượng môi trường nông thôn có xu hướng xuống cấp nhanh.
- Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém.
- Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cũng đã và đang làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái..
- Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và cơ sở chế biến ở một số vùng do công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như không có thiết bị thu gom và xử lý chất thải, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, trong đó 800 làng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, đã và đang làm chất lượng môi trường khu vực ngày càng suy giảm.
- Điều kiện môi trường của dân làng nghề rất thấp kém.
- Kết quả điều tra mới đây cho biết: điều kiện và môi trường lao động tại các làng nghề là đáng lo ngại, 60-90% số người lao động tiếp xúc với bụi, hóa chất, độ nóng, không có trang thiết bị phòng hộ.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng gia tăng.
- Các chất thải rắn, lỏng, khí trong quá trình sản xuất không được xử lý, không được thu gom, thải bừa bãi ra môi trường xung quanh ngay trong các khu dân cư đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng..
- Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề cấp bách.
- Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiện đáng kể, tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28-30% và số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30- 40% (Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm .
- Như trên đã trình bày, chúng ta đang sống trong một đất nước đang có nhiều biến đổi, kinh tế có phần tăng trưởng, nhưng chúng ta cũng đang phải đối đầu với những vấn đề về môi trường khó giải quyết như tài nguyên đang cạn kiệt, nước trong lành ngày càng hiếm, ô nhiễm ngày càng trầm trọng, trong lúc đó khí hậu toàn cầu đang biến đổi, nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, đã và đang gây thêm nhiều bất lợi về môi trường và sự phát triển của đất nước ta..
- Biến đổi toàn cầu đang có xu hướng ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên thiên nhiên, giảm sút chất lượng môi trường ngày càng rõ ràng ở khắp mọi nơi.
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm qua đã tác động xấu lên các hệ sinh thái, lên sự phát triển của các loài và lên cuộc sống của hàng tỷ người trên trái đất, trong đó có nhân dân Việt Nam..
- Trong phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững đã có mục IX: Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai..
- và trồng rừng, vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định.
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề suy thoái môi trường ở nước ta.
- Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng, những nền kinh tế tăng trưởng cao trong thời gian ngắn, đều phải đối đầu với vần đề suy thoái môi trường.
- Như đã trình bày ở trên, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, mở rộng đô thị, phát triển nông thôn, nâng cao cuộc sống cho nhân dân, xây dựng hạ tầng cơ sở, cùng với tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề lên môi trường.
- Cần phải có nhận thức cao hơn của cộng đồng về vấn đề môi trường và phát triển bền vững, thì ước mơ của chúng ta về các biện pháp ứng phó với suy thoái môi trường mới có thể chuyển thành hành động được..
- Với sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về bảo vệ môi trường.
- Chỗ này hay chỗ kia cũng đã dấy lên phong trào bảo vệ môi trường từ quần chúng.
- Mặc dù chúng ta đã cố gắng, nhưng tình hình môi trường vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại.
- Ý thức tự giác bảo vệ môi trường của cộng đồng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư (Bảo vệ Môi trường, Số 2, 2008)..
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong phát triển bền vững, Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2010 khá cụ thể: tỷ lệ che phủ rừng tăng lên 42-43%.
- trên 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- 90% chất thải rắn thông thường, 80% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường..
- Trên cơ sở đó, kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XII cũng nêu chỉ tiêu về môi trường phải thực hiện trong năm 2008 khá cao, phải đạt được khoảng 60 đến 80% các mức chỉ tiêu mà Đảng đề ra..
- 3- Đưa vấn đề môi trường vào kế hoạch, chương trình, dự án;.
- 4- Kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố môi trường, cải tạo môi trường, phát triển dịch vụ môi trường.
- 5- Giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức môi trường tại các khu công nghiệp..
- Trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, thử thách đối với công tác bảo vệ môi trường đang trở nên phức tạp hơn và khó khăn hơn, đòi hỏi việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và công tác quản lý môi trường tốt hơn..
- Ngày nay, vấn đề môi trường không còn là vấn đề cục bộ mà đã trở thành một hợp phần quan trọng không thể tách rời khỏi sự phát triển kinh tế và xã hội của cả đất nước ta.
- Cũng cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, nâng cao ý thức cho mọi người dân về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khôn ngoan và bền vững..
- Trong việc giải quyết vấn đề môi trường hiện nay của nước ta, cần có sự tham gia hết sức tích cực của mọi tầng lớp nhân dân với sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề môi trường và phát triển bền vững, trong đó các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng.
- Nếu mọi người trong chúng ta hiểu rõ vai trò của mình, tìm các biện pháp giảm bớt tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, hồi phục và sử dụng lại các vùng đất bị suy thoái, giữ gìn môi trường được xanh, sạch đẹp ở tất cả mọi nơi và nhận thức được những việc làm đó là có lợi cho cuộc sống của bản thân chúng ta, đồng thời đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội, thì công việc bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng hơn nhiều, các chỉ tiêu của Đảng và Quốc hội đưa ra có nhiều triển vọng thực hiện được..
- Làm thế nào để có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đẩy mạnh sự phát triển của đất nước mà không tàn phá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ được môi trường trong lành.
- Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này cần phải động viên được sự đồng tâm của đông đảo nhân dân với nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường.
- Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội..
- Phát huy thành quả, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Quốc hội về bao vệ môi trường.
- Việt Nam Môi trường và Cuộc sống.
- Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường.
- Tổng quan về vấn đề môi trường ở Việt Nam.
- Trong: Chính sách và công tác quản lý môi trường ở Việt Nam.
- Phát triển bền vững với những vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam.
- “Tiếp cận sinh thái trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vũng”.