« Home « Kết quả tìm kiếm

Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước


Tóm tắt Xem thử

- Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế.
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Luật kinh tế.
- Pháp luật Việt Nam.
- Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài.
- Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển từng ngày, đặc biệt khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế càng trở nên bức thiết hơn.
- Trong đó, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế nước ta..
- Được hình thành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, DNNN cho đến nay về cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu trong xã hội, giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Các DNNN mà trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đã bảo đảm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế.
- Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước vẫn duy trì được hoạt động và có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà các DNNN mang lại, hoạt động của các DNNN hiện nay vẫn còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như: hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN còn hạn chế.
- thực trạng tài chính tại một số DNNN rất yếu kém, thua lỗ kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính.
- Nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém đó, yêu cầu đặt ra cần phải tái cơ cấu DNNN là cần thiết.
- Đây chính là biện pháp giúp cho DNNN ngày càng mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Để thực hiện tốt được hoạt động này, bên cạnh những chuẩn bị về phía bản thân doanh nghiệp thì còn cần đến một sự chỉ đạo xuyên suốt, đường lối, chủ trương đúng đắn cùng những chính sách pháp luật hợp lý, có thể tạo được hành lang thông thoáng cho các DNNN tái cơ cấu nhưng cũng vừa đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước.
- Do vậy, thông qua việc chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu, xem xét những vấn đề pháp lý đặt ra trong việc tái cơ cấu DNNN, trên cơ sở đó phân tích những mặt tích cực, hạn chế của từng vấn đề và đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN..
- Khi nghiên cứu vấn đề này, luận văn chú trọng vào các nội dung sau:.
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về DNNN ở Việt Nam, tham khảo mô hình DNNN ở một số nước trên Thế giới..
- Tìm hiểu về tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam..
- Thực trạng hoạt động của DNNN ở Việt Nam hiện nay..
- Thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cơ cấu liên quan đến thay đổi hoạt động kinh doanh, sản phẩm hàng hóa, quản trị doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp, quản lý nhà nước,...
- Đưa ra một số đề xuất pháp lý khi DNNN thực hiện tái cơ cấu..
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1.
- Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu, xem xét những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật đặt ra trong việc tái cơ cấu DNNN.
- Trong nội dung trình bày, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn cũng như tham khảo kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới.
- Qua đó, đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN..
- Đề tài phân tích khái niệm, làm rõ vai trò trách nhiệm của DNNN qua các giai đoạn cũng như sự cần thiết phải tái cơ cấu DNNN.
- Trên cơ sở phân tích trực trạng hoạt động của DNNN, thực trạng các quy định hiện hành, tác gia đã rút ra một số vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cấu trúc, tập trung vào bốn khía cạnh sau: hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với DNNN.
- Cuối cùng, tác giả đưa ra định hướng và những kiến nghị, đề xuất, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN giai đoạn hiện nay..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Thông qua việc nghiên cứu các công trình khoa học, luận văn từ trước đến nay, tác giả nhận thấy, vấn đề tái cơ cấu DNNN đã được nhiều người quan tâm nhưng đa phần chỉ dưới góc độ kinh tế hoặc đi sâu vào từng vấn đề riêng lẻ của quá trình tái cơ cấu DNNN mà chưa có luận văn hay công trình nào phân tích những vấn đề pháp lý tổng thế của quá trình tái cơ cấu DNNN..
- Có thể dẫn chứng một số bài viết, công trình khoa học đã thực hiện như sau:.
- OECD (2010), Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp nhà nước ,Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam..
- Trần Tiến Cường (2012), “Tái cấu trúc DNNN và giải quyết vấn đề phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với cá DNNN”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội.
- Vũ Thành Tự Anh , “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội..
- PGS.TS Nguyễn Đình Tài (2013), “Về định hướng và tiêu chí tái cấu trúc Tập đoàn kinh tế nhà nước”, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước – Những vấn đề pháp lý cần hoàn thiện”, Hà Nội..
- ...Do vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của khoa học pháp lý..
- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Tái cơ cấu DNNN là một hoạt động đã được thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên Thế giới.
- Nó được coi như một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu, hiểu biết của mình, tác giả muốn tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý phát sinh từ việc tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam, có tham khảo một số kinh nghiệm của các nước khác..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, logic và một số phương pháp khác..
- Đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn bao quát về DNNN, hoạt động thực tiễn của DNNN trên thị trường hiện nay cũng như những vấn đề đặt ra khi tái cơ cấu DNNN.
- Bên cạnh đó, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá khách quan về hành lang pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này và phương hướng hoàn thiện pháp luật..
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về DNNN, về tái cơ cấu DNNN..
- Chương 2: Thực trạng hoạt động của DNNN, thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cơ cấu..
- Chương 3: Một số đề xuất pháp lý khi DNNN thực hiện tái cơ cấu..
- Vũ Đình Ánh, “Kiểm soát đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội..
- Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2012), Báo cáo tình hình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 4 tháng đầu năm 2012, Hà Nội..
- Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội..
- Bộ tài chính (2011), Đề án tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Tài liệu họp Chính Phủ tháng 12/2011, Hà Nội..
- Bộ Tài chính (2012), Báo cáo tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giai đoạn .
- Phương hướng, nhiệm vụ giải pháp giai đoạn tháng 3 năm 2012, Hà Nội..
- Bộ Tài chính (2012), Đề án về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tháng 4 năm 2012, Hà Nội..
- Thiên Cầm, Tái cấu trúc DNNN – Phải “mở đường” cho thoái vốn, http://finance.tvsi.com.vn/News tai-cau-truc-dnnn-phai-mo-duong-cho-thoai- von.aspx, ngày đăng nhập 15/9/2013..
- Nguyễn Đình Cung (2012), “Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội..
- Bùi Văn Dũng (2012), “Đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Dự án “Tách chức năng chủ sở hữu DNNN với chức năng quản lý hành chính nhà nước nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thực hiện cam kết WTO, Hà Nội..
- Bùi Trường Giang, Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và vấn đề nhập siêu, http://luanvan.co/luan-van/dau-tu-cua-khu-vuc-doanh-nghiep-nha-nuoc-va-van-de-nhap- sieu-38813/, ngày đăng nhập 10/9/2013..
- Phạm Thị Thu Hằng (2012), “Quan hệ giữa cải cách DNNN và sự phát triển của khu vực tư nhân: thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội..
- Tạ Văn Hồ, Vụ án tại tập đoàn kinh tế Vinashin – bài học trong công tác quản lý, http://dantri.com.vn/su-kien/vu-an-tai-tap-doan-kinh-te-vinashin-bai-hoc-trong-cong-tac-quan- ly-593520.htm, ngày đăng nhập 15/9/2013..
- Friedrich Kuebler – Juergen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, Nxb.
- Pháp lý..
- Trần Du Lịch, “Nhìn nhận lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn phát triển mới”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội..
- Phạm Ngọc Linh (2009), “Doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề sau cổ phần hóa”, Tạp chí kinh tế VAFDWJ, số 11(451)/tháng 6 năm 2009..
- Nguyễn Trường Sơn (2010), “Vấn đề quản trị công ty trong các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số .
- Nguyễn Đức Thành (2012), Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2012), “Tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước”, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Hà Nội.