« Home « Kết quả tìm kiếm

Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên Công ty cổ phần


Tóm tắt Xem thử

- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên Công ty cổ phần.
- Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về “Sáng lập viên công ty cổ phần”..
- Nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Sáng lập viên công ty cổ phần.Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của Sáng lập viên công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần.
- Sáng lập viên.
- Với các công ty trách nhiệm hữu hạn (LC), công ty cổ phần (corporation) hoặc hiệp hội kinh doanh (syndicate.
- thường được gọi chung là công ty cổ phần (corporation), có quá trình thành lập các công ty phức tạp hơn, và do đó cần tới vai trò của một hoặc một số người đảm nhiệm những công việc và nghĩa vụ pháp lý để tạo lập nên công ty..
- Thực tế này đã đặt ra cho các luật gia của Common Law yêu cầu nghiên cứu bản chất mối quan hệ giữa những người tham gia sáng lập nên các công ty với công ty và các chủ thể khác.
- Bởi hành vi của họ gắn liền với quá trình xúc tiến thành lập công ty cổ phần (promotion) nên những người này được gọi là các “promoter.
- người xúc tiến việc hình thành nên công ty, hay sáng lập viên của công ty.
- liền với các thoả thuận mà các promoter có thể thiết lập, thực hiện cho công ty trước khi công ty được thành lập..
- Tìm hiểu và tổng hợp các học thuyết pháp lý của Common Law về sáng lập viên công ty cổ phần làm cơ sở để đánh giá các quy định của pháp luật công ty Việt Nam hiện nay..
- Đối tượng nghiên cứu: Sáng lập viên công ty cổ phần và các thuộc tính của chủ thể này Phạm vi nghiên cứu: Các quy định và án lệ của Common Law và phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về sáng lập viên..
- Chương 1 - Khái niệm sáng lập viên công ty cổ phần.
- Chương 2 - Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của sáng lập viên công ty cổ phần.
- Chương 3 - Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần.
- Chương 1 - KHÁI NIỆM SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN.
- Khái niệm và những đặc trưng của Sáng lập viên công ty cổ phần theo hệ thống pháp luật Common Law.
- Khái niệm Sáng lập viên công ty cổ phần.
- Khái niệm của Luật thành văn: Thuật ngữ promoter – sáng lập viên không chỉ là một tên gọi mà nó bao hàm các hành vi và các mối quan hệ của nhiều bên trong quá trình thành lập công ty cổ phần..
- Nhóm sáng lập viên công ty cổ phần: Một công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một sáng lập viên công ty cổ phần.
- Các sáng lập viên công ty cổ phần có thể liên hệ lẫn nhau liên quan đến việc phân chia cổ phần, hoa hồng và các vấn đề pháp lý khác..
- Các văn bản về thị trường chứng khoán của Ấn Độ cũng đưa ra khái niệm nhóm sáng lập viên công ty cổ phần - promoter group trong mối quan hệ với công ty phát hành cổ phiếu, theo đó nhóm sáng lập viên công ty cổ phần bao gồm các trường hợp có quan hệ hợp tác, quan hệ huyết thống hoặc kiểm soát về vốn..
- “được coi là sáng lập viên công ty cổ phần”.[9].
- Đổi lại sáng lập viên công ty cổ phần sẽ thu được các lợi ích từ hợp đồng cho/với công ty và khoản thù lao cho các dịch vụ đã thực hiện.
- Sáng lập viên công ty cổ phần có thể là cổ đông của công ty cổ phần được thành lập hoặc không..
- Một số đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần.
- a) Sáng lập viên công ty cổ phần có thể là thể nhân hoặc pháp nhân.
- Tùy theo pháp luật của quốc gia mà quy định có thừa nhận sáng lập viên công ty cổ phần là tổ chức (công ty) hay không..
- Năng lực trở thành sáng lập viên của công ty có thể bị hạn chế bởi điều lệ của chính công ty, trong khi cá nhân thì không..
- Một điểm khác biệt quan trọng của sáng lập viên là công ty với các sáng lập viên cá nhân đó là các công ty không thể tránh được trách nhiệm đối với các lợi ích bất hợp pháp bằng cách viện dẫn nguyên tắc Ultra vires - không đủ khả năng [7]..
- b) Sáng lập viên công ty cổ phần gắn liền với các thoả thuận tiền công ty.
- Các thoả thuận tiền công ty mà sáng lập viên công ty cổ phần ký kết và thực hiện thường bao gồm [7]: (1) Hợp đồng mua tài sản cho công ty dự định thành lập.
- (3) Thoả thuận bầu chọn thành viên quản lý công ty.
- (4) Thoả thuận về phân chia cổ phần của công ty.
- (5) Thoả thuận quản lý công ty.
- (6) Thoả thuận đăng ký cổ phần giữa sáng lập viên và người đăng ký mua cổ phần của công ty..
- c) Mối quan hệ giữa sáng lập viên và công ty cổ phần tương lai.
- Một người sẵn sàng giữ vai trò sáng lập viên công ty cổ phần thường vì một trong hai mục đích: (1) Mong muốn làm cho công ty uỷ thác vào mình hoặc người dưới quyền mình để thực hiện công việc thành lập công ty (quan hệ uỷ thác).
- hoặc (2) Mong muốn tạo ra công ty là nhằm mục đích công ty mua những cái mà người đó bán..
- Giữa promoter và công ty tương lai có mối quan hệ ủy thác trong đó promoter là người được ủy thác (fiduciary), còn công ty sau khi được thành lập là người hưởng lợi/người ủy thác (benefiduciary)..
- d) Sự bắt đầu và chấm dứt vai trò sáng lập viên công ty cổ phần.
- Vai trò của một sáng lập viên có thể kéo dài cho đến sau khi công ty cổ phần được thành lập.
- Có thể xảy ra hai trường hợp như sau: (1) Sáng lập viên công ty cổ phần có thể tiếp tục tham gia vào công ty mới, dưới các hình thức, hoặc (2) Sáng lập viên công ty cổ phần nhận lấy một khoản lợi ích từ công ty và rời khỏi công ty..
- e) Sự tồn tại của các “promoter” ngày nay: Từ Chiến tranh thế giới thứ nhất có rất ít các vụ kiện liên quan đến trách nhiệm của các sáng lập viên công ty cổ phần..
- Khi mà luật pháp quy định ngày càng chặt chẽ hành vi của sáng lập viên công ty cổ phần và nhiều hành vi trong số đó trở thành vi phạm hình sự thì sự tham gia của các sáng lập viên đã ngày càng giảm đi..
- Phân biệt với khái niệm cổ đông sáng lập trong các đạo luật về công ty.
- Luật Doanh nghiệp đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam ra đời vào năm 1999 (và sau này là Luật Doanh nghiệp thống nhất năm 2005) chỉ quy định về cổ đông sáng lập và đồng nhất họ với người ký kết các hợp đồng tiền công ty - một thuộc tính của sáng lập viên..
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy định công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ đông sáng lập thì mới được hoàn thiện được thủ tục đăng ký kinh doanh và số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 3 cổ đông.
- Chương 2 - CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN.
- Quyền của sáng lập viên với công ty cổ phần được thành lập.
- Khi công ty được thành lập thuận lợi, sáng lập viên công ty cổ phần được nhận lại những khoản tiền cho sự đóng góp thành lập công ty bao gồm:.
- Có thể các chi phí bất thường và ngoại lệ của việc xúc tiến thành lập công ty sẽ không được chấp thuận trừ khi những người đăng ký mua cổ phần của công ty biết về các chi phí này..
- Sáng lập viên phải nhận nhiều rủi ro trong việc thành lập công ty cổ phần, do đó ngoài việc được bồi hoàn các chi phí đã bỏ ra cho việc thành lập công ty, anh ta cũng được hưởng một khoản thù lao cho sự phục vụ của mình từ công ty sau thành lập.
- Khoản chi phí và thù lao sáng lập viên được nhận sẽ được quyết định tùy theo quy mô công ty mà anh ta thành lập..
- Nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần 2.2.1.
- Nghĩa vụ ủy thác của sáng lập viên liên quan tới công ty, tới các cổ đông của công ty, tới những người đăng ký mua cổ phần của công ty nhưng không liên quan tới những người mua trái phiếu hoặc các chủ nợ của công ty..
- Những dấu hiệu để nhận biết tồn tại mối quan hệ ủy thác giữa một người với công ty dự định thành lập:.
- Một người hành động như một người đại diện, đại lý thông thường không phải là một sáng lập viên của công ty [2]: Nghĩa là thuật ngữ sáng lập viên không áp dụng cho những người không tự đặt mình vào vị trí người được ủy thác đối với công ty cổ phần trong tương lai.
- Thẩm quyền xác nhận nghĩa vụ uỷ thác của sáng lập viên công ty cổ phần: Tính trung thực, thiện chí của sáng lập viên khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến công ty được xem xét và công nhận bởi một ban giám đốc có đủ năng lực và tính độc lập để đưa ra quyết định..
- Do bị ràng buộc với công ty bằng quan hệ ủy thác, sáng lập viên công ty cổ phần phải đảm bảo công khai thông tin cho tất cả những người đăng ký mua cổ phần của công ty về các quyền, nghĩa vụ mà công ty có thể liên quan.
- Một sáng lập viên không bị cấm thu lợi ích từ việc tham gia các thoản thuận nhân danh công ty khi công ty chưa được thành lập.
- (1) Công bố lợi nhuận thu được do các hợp đồng với công ty;.
- của các sáng lập viên với công ty cổ phần mới.
- (2) Công bố trước tất cả các cổ đông của công ty cổ phần (xem án lệ vụ kiện Salomon v..
- Nếu lợi ích của sáng lập viên trái với đạo luật thành lập nên công ty thì việc công bố trước ban giám đốc, đại hội đồng cổ đông cũng không đủ để thừa nhận giá trị các lợi ích đó là hợp pháp, đúng đắn.
- Nghĩa vụ đối với các hợp đồng tiền công ty.
- (2) Công ty không thể phê chuẩn hợp đồng vì khi hợp đồng được xác lập công ty chưa tồn tại.
- và (3) Công ty không thể kiện hoặc bị kiện bởi hợp đồng..
- Nhìn chung pháp luật các nước đều quy định các cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm cá nhân với các hợp đồng tiền công ty, trừ khi công ty được thành lập thuận lợi và chấp nhận nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng..
- Sáng lập viên không phải chịu trách nhiệm cá nhân với các hợp đồng tiền công ty khi công ty không thừa nhận hợp đồng, nếu bên ký hợp đồng nhận thức và chấp nhận chỉ công ty là bên thực hiện và gánh vác nghĩa vụ từ hợp đồng.[12].
- Ngược lại, cũng có trường hợp sáng lập viên vẫn phải chịu trách nhiệm với hợp đồng kể cả nếu công ty chấp nhận hợp đồng nếu bên thứ ba của hợp đồng không chấp nhận công ty là bên kia của hợp đồng.[12].
- Trong trường hợp công ty được thành lập bởi nhóm sáng lập viên và một trong các sáng lập viên ký kết hợp đồng tiền công ty nhằm thực hiện ý chí chung của nhóm sáng lập viên thì các sáng lập viên còn lại cũng phải chịu trách nhiệm liên đới với hợp đồng này.[7].
- Hiệu lực của các hợp đồng tiền công ty do sáng lập viên ký kết nhân danh công ty dự định thành lập trong một số trường hợp.
- Vấn đề xem xét tính hiệu lực đặt ra khi tòa án cần xem xét trách nhiệm của sáng lập viên với hợp đồng đã ký kết nhân danh công ty.
- Một số tiêu chí để xem xét hiệu lực của hợp đồng với công ty tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể [7]:.
- Với hợp đồng mua tài sản cho công ty.
- Với các hợp đồng thuê mướn nhân công cho công ty dự định thành lập..
- Với các hợp đồng về kiểm soát công ty..
- Chương 3 - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN.
- Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ với công ty cổ phần.
- Tố quyền của công ty cổ phần đối với sáng lập viên vi phạm nghĩa vụ.
- Quyền duy nhất được duy trì bởi công ty cổ phần để chống lại các sáng lập viên là quyền yêu cầu họ trả lại các lợi ích bí mật.
- Quyền khởi kiện sáng lập viên do phạm nghĩa vụ uỷ thác với công ty cổ phần là quyền của công ty chứ không phải là quyền của cá nhân các cổ đông.
- Quyền này chỉ phát sinh khi sáng lập viên trở thành giám đốc hoặc người quản lý của công ty được thành lập..
- Hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ của sáng lập viên với công ty cổ phần.
- Huỷ bỏ hợp đồng tiền công ty do sáng lập viên đã ký kết nhân danh công ty: Quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng chỉ thực hiện được khi đảm bảo được nguyên tắc restitutio in integrum (hoàn trả lại tình trạng ban đầu).
- Bồi hoàn các lợi ích bí mật: Theo quan điểm của các luật gia Common Law thì công ty chỉ có thể yêu cầu bồi hoàn khi sáng lập viên nhận được lợi ích từ tài sản sau khi anh ta trở thành sáng lập viên của công ty.
- Với những lợi ích mà một người nhận được từ tài sản trước khi trở thành sáng lập viên công ty thì công ty không có quyền yêu cầu hoàn trả..
- Trách nhiệm của sáng lập viên đối với những người đăng ký mua cổ phần của công ty.
- Tố quyền của những người đăng ký mua cổ phần của công ty với sáng lập viên về các thiệt hại do sáng lập viên gây ra.
- Sáng lập viên tham gia vào một thỏa thuận với những người bán tài sản để hưởng hoa hồng từ tiền bán tài sản cho công ty..
- Sáng lập viên lập ra những kế hoạch giả mạo về việc sẽ thành lập công ty để lừa những người khác góp vốn, tài sản..
- Sáng lập viên tham gia vào việc cung cấp những bản cáo bạch sai nhằm lừa dối công chúng và lừa họ mua cổ phần trong công ty cũng có thể bị buộc tội lừa đảo..
- Theo thời gian, cùng với sự phát triển của pháp luật về công ty và pháp luật về thị trường chứng khoán ở các quốc gia Common Law, ngày càng nhiều hành vi vi phạm nghĩa vụ của sáng lập viên bị xếp vào các hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Các luật này quy định hành vi thao túng thị trường, tạo lập, phát hành, công bố thông tin sai trong phát hành chứng khoán của công ty cổ phần đều là các hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.[10].
- (2) Không được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông thuộc quyền sở hữu cho người không phải là cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh..
- (2) Có quyền trong công ty cổ phần thương ứng với số cổ phần đã thanh toán một phần.
- Việc nghiên cứu về vai trò các sáng lập viên công ty cổ phần trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, đem lại một số những đóng góp thực tiễn cho việc xây dựng và.
- Lý giải được quá trình hình thành công ty, các quan hệ tồn tại giữa những người tham gia thành lập nên công ty với nhau, với công ty và với bên thứ ba..
- Các nguyên tắc pháp lý áp dụng cho các sáng lập viên công ty cổ phần có thể giúp chúng ta tìm ra hướng giải quyết cho tình huống pháp luật này..
- Những nguyên tắc pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần có thể giúp chúng ta hoàn thiện được pháp luật hình sự về thị trường chứng khoán hiện nay và trong tương lai..
- Cho dù khái niệm sáng lập viên đã là một phần của lịch sử phát triển luật công ty trên thế giới, nhưng giá trị thực tiễn của nó vẫn còn trong hiện tại bởi nó lý giải cho một giai đoạn tất yếu của đa phần các công ty cổ phần là giai đoạn xúc tiến thành lập công ty