« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhung yeu to anh huong den quyet dinh tranh thuc hien hanh dong phe binh cua nguoi My


Tóm tắt Xem thử

- những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định.
- tránh thực hiện hành động phê bình của người mỹ.
- Với quan điểm nhìn nhận ngôn ngữ như các hoạt động, hành động ngôn ngữ (speech act) được coi là đơn vị nhỏ nhất của ngôn bản diễn tả các hoạt động đó thông qua ngôn từ (Austin, 1962).
- Một hành động ngôn ngữ chỉ được thực hiện thành công khi nó dựa trên những hiểu biết về dụng học (pragmatic knowledge) (Faerch và Kasper, 1984), sau khi người nói / tham thoại đã thực hiện các suy xét về dụng học xã hội học và dụng học ngôn ngữ (Thomas, 1981), về tính phù hợp của ý nghĩa và hình thái ngôn ngữ (Canale, 1983).
- Các suy xét về dụng học xã hội học bao gồm việc đánh giá các yếu tố xã hội trong ngôn cảnh (quyền lực hoặc khoảng cách xã hội giữa những người tham thoại, hoặc các đặc điểm đặc trưng (như mục đích, chức năng, v.v…) của hành động lời nói cụ thể) sẽ giúp người tham thoại quyết định có thực hiện một hành động lời nói nào đó hay không, những gì nên đề cập đến và những gì không nên đề cập đến trong khi thực hiện hành động lời nói, sử dụng chiến lược nào khi thực hiện hành động lời nói đó.
- ở nền văn hoá này, mối quan hệ về quyền lực xã hội được coi trọng và nó là một yếu tố chủ yếu khiến người tham thoại quyết định lảng tránh thực hiện hành động lời nói.
- nhưng ở một nền văn hoá khác, yếu tố quyết định lại là mục đích của hành động lời nói đó.
- Trong lịch sử phát triển của dụng học nói chung và các nghiên cứu về hành động lời nói nói riêng đã có nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu việc thực hiện các hành động lời nói khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng và các chiến lược lịch sử được sử dụng khi thực hiện các hành động lời nói đó, tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về việc lảng tránh thực hiện các hành động lời nói (Bonikowska, 1988).
- Brown và Levinson (1978) thừa nhận rằng bên cạnh bốn chiến lược lịch sự việc “không thực hiện hành động lời nói đe doạ thể diện” là cũng một lựa chọn chiến lược (strategic choice) của người nói trong quá trình giao tiếp thông qua các hành động lời nói, nhưng họ cho rằng nên bỏ qua lựa chọn đó vì nó chặn lại tất cả các lựa chọn khác về dụng học ngôn ngữ và do đó không dẫn dắt đến các nghiên cứu tiếp theo về mặt ngôn ngữ học.
- Bonikowska (đã dẫn) tranh luận rằng việc nghiên cứu các nguyên nhân và lý do khiến người ta lảng tránh thực hiện các hành động lời nói cũng nằm trong phạm vi của dụng học vì nó nằm trong thao tác dụng học xã hội học.
- Việc không thực hiện hành động lời nói nào đó cũng tương tự như việc thực hiện nó: đều dựa trên các suy xét dụng học được thực hiện với sự tham gia của các kiến thức dụng học.
- Nghiên cứu các lý do lảng tránh các hành động lời nói cũng có tầm quan trọng đáng kể.
- Nó cho thấy rõ hơn bản chất của các hành động lời nói đó (điều kiện thuận hành, mối quan hệ với mục đích của người nói, mối quan hệ giữa những người tham thoại), các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định dụng học xã hội học và vai trò của các yếu tố chu cảnh đối với việc thực hiện hành động lời nói (Bonikowska, 1988:180).
- Hành động phê bình là hành động lời nói có tính đe doạ thể diện cao vì vậy, do ngại đụng độ hoặc làm tổn thương đến người nghe/đồng tham thoại, người ta thường tránh thực hiện hành động ngôn ngữ này.
- Kết quả khảo sát của chúng tôi thực hiện với 65 người Mỹ và 65 người Việt nam ở các trình độ, nghề nghiệp và tuổi tác khác nhau cho thấy tần suất thực hiện hành động phê bình đều khá thấp ở cả hai nhóm nghiệm thể Việt - Mỹ, và đặc biệt là ở nhóm người Mỹ (Hoang, 2006).
- Những yếu tố văn hoá, xã hội nào khiến người Mỹ thường tránh thực hiện hành động phê bình? Những yếu tố đó có ảnh hưởng tương tự đối với người Việt Nam hay không? Trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn về bản chất của hành động phê bình và những yếu tố ảnh hưởng đến nó, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu so sánh các chiến lược thực hiện hành động phê bình và các đặc điểm ngôn ngữ của lời phê bình của người Mỹ và người Việt Nam.
- Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày nghiên cứu về việc lảng tránh thực hiện hành động phê bình của người Mỹ.
- các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành động lời nói.
- Quirk (1978), Thomas (1981) và Canale (1983) cùng thống nhất ở quan điểm rằng khi thực hiện một hành động lời nói người ta phải thực hiện hai suy xét: suy xét thứ nhất là có thể hoặc có nên thực hiện hành động lời nói đó không và suy xét thứ hai là thực hiện hành động lời nói đó thông qua các chiến thuật gì, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như thế nào.
- Bước 1: Phân tích ngôn cảnh (context analysis): Người nói kết hợp kiến thức về hành động lời nói với hiểu biết và ngôn cảnh để quyết định xem đã có đầy đủ các điều kiện thuận hành cho hành động lời nói đó chưa.
- Bước 2: Hình thành mục đích hành động (actional-goal formulation): Sau khi xác định được rằng đã có các điều kiện cần thiết cho hành động lời nói đó, người nói dựa vào kiến thức ngôn cảnh bao gồm mối quan hệ giữa người nói và người nghe (khoảng cách xã hội, quyền lực, quyền lợi và nghĩa vụ, v.v…) để xác định mục đích hành động.
- Có thể các điều kiện thuận hành vẫn tồn tại nhưng người nói có thể quyết định không thực hiện hành động lời nói đó vì một lý do nào đó, ví dụ như quyền lực hay khoảng cách giữa người nghe với họ.
- Khi đã quyết định thực hiện hành động lời nói đó, người nghe lại tiếp tục sử dụng các kiến thức về ngôn cảnh và kiến thức văn hoá xã hội học để quyết định mục đích tình thái (modal goal), xem đó là hành động đe doạ thể diện ở mức độ cao, trung tính hay hỗ trợ người nghe để từ đó quyết định xem có cần phải làm giảm nhẹ hoặc cách thức làm giảm nhẹ hành động lời nói.
- Kết quả của hai bước trên là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo..
- Bước 3: Lập kế hoạch lời nói (verbal planning): Dựa vào kiến thức ngôn ngữ để sắp xếp lời nói của hành động ngôn ngữ.
- Bước 4: Kiểm soát (monitoring): Dựa vào phản ứng của người nghe, ở giai đoạn này có thể người nói cần thay đổi cách diễn đạt hoặc chiến lược thực hiện hành động lời nói.
- Có thể thấy rằng ở bước 1 và bước 2, dù người nói quyết định thực hiện hành động lời nói hay không hay quyết định tránh thực hiện hành động lời nói thì cũng đều dựa trên các thao tác ngữ dụng như nhau.
- Nhưng với quyết định không thực hiện hành động lời nói thì các bước tiếp theo không còn nữa.
- Tóm lại, quyết định có thực hiện hành động lời nói hay không sẽ dựa vào các suy xét của người nói về các điều kiện thuận hành cuả hành động lời nói và các yếu tố ngữ cảnh.
- Mỗi hành động lời nói khác nhau lại có những lý do khác nhau khiến cho người nói quyết định không thực nó.
- Việc tìm hiểu các lý do này sẽ giúp hiểu rõ hơn về bản chất của các hành động lời nói, về vai trò của các yếu tố ngôn cảnh và tương tác giữa các yếu tố đó.
- phê bình một hành động ngôn trung giao tiếp.
- Phê bình, xét theo quan điểm dụng học, là một hành động ngôn trung giao tiếp thuộc nhóm “ứng xử” (behabitives) theo phân loại của Austin (1962) hoặc “biểu cảm” (expressives) theo cách phân loại của Searle (1969).
- Thực tế, cũng như nhiều hành động ngôn ngữ khác, phê bình là hành động ngôn ngữ khá phức tạp và có thể bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ thuộc nhiều thể loại khác nhau như “đại diện” (representatives), “phán nghị” (directives) và “ước kết” (commisives).
- “Phê bình” như một hành động lời nói được hiểu trong bài viết này là hành động được thực hiện trực tiếp của người phê bình với người bị phê bình chứ không phải hành động được thực hiện thông qua một nhân vật thứ ba nào khác.
- Phê bình có mối quan hệ khá gần gũi với “phàn nàn” (complaint) vì cả hai đều diễn tả đánh giá không tốt của người nói về một sự việc, hành động, đặc điểm nào đó mà người nghe chịu trách nhiệm.
- Tuy nhiên, phê bình khác với phàn nàn ở chỗ nó không đặt trọng tâm của hành động lời nói vào người nói, lỗi hoặc vi phạm bị phê bình không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người nói và lời phê bình không vì lợi ích trực tiếp của người nói (Nguyễn Thị Thuỷ Minh, 2005).
- Theo Nguyễn Thị Thuỷ Minh để một phát ngôn được coi là lời phê bình cần có các điều kiện sau: (1) Hành động hoặc lựa chọn của người nghe được người nói đánh giá là không phù hợp dựa theo các tiêu chuẩn hoặc các giá trị mà người nói tin là cả mình và người nghe đều chia sẻ.
- (2) Người nói cho rằng hành động hoặc lựa chọn không phù hợp nói trên có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho người nghe hoặc cho cộng đồng xã hội nói chung chứ không hẳn cho người nói.
- (3) Người nói cảm thấy không hài lòng với hành động hoặc lựa chọn của người nghe và mong muốn biểu đạt sự không hài lòng đó bằng lời nói.
- (4) Người nói tin tưởng rằng lời phê bình của mình sẽ dẫn đến những thay đổi trong hành vi của người nghe, điều sẽ không xảy ra nếu người nói không thực hiện việc phê bình.
- Các điều kiện thuận hành nêu trên của phê bình cho thấy phê bình là hành động lời nói hết sức cần thiết.
- Lời phê bình có tính chất xây dựng, tích cực khiến người ta phải đổi mới tốt hơn lên trong hành vi hoặc quan niệm của mình vì vậy nó góp phần làm cho xã hội nói chung cũng như các cá nhân con người tiến bộ và phát triển.
- ở một số trường hợp, nó còn giúp gây dựng và củng cố các mối quan hệ khi người phê bình thông qua lời phê bình của mình tỏ ra quan tâm thực sự đến người bị phê bình.
- Không ít trường hợp, phê bình gây phản ứng tiêu cực từ phía người bị phê bình, dẫn đến xung đột hoặc ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa người phê bình và người bị phê bình (Tracy, 1991).
- Chính vì vậy người ta thường ngại phải thực hiện hành động phê bình trực tiếp với đối tượng bị phê bình và thường lảng tránh nó.
- Nói cách khác, trong giao tiếp người ta thường viện dẫn chiến lược lịch sự thứ năm “không thực hiện hành động lời nói” đối với hành động phê bình.
- Trong nghiên cứu dưới đây chúng tôi sẽ tìm hiểu các yếu tố khiến người Mỹ tránh thực hiện hành động phê bình và quan hệ giữa các yếu tố đó.
- các yếu tố khen người mỹ tránh không thực hiện hành động lời nói phê bình.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định không thực hiện hành động lời nói phê bình này là một phần trong nghiên cứu giao văn hoá hành động lời nói phê bình của người Việt và người Mỹ của chúng tôi.
- Sự quan tâm đến nguyên nhân khiến người ta lảng tránh thực hiện hành động phê bình này bắt nguồn từ một nghiên cứu của Bonikowska (1988) trong đó bà nghiên cứu các lý do người Anh tránh thực hiện hành động lời nói phàn nàn.
- Dữ liệu thu thập được từ 46 sinh viên trường đại học Lancaster cho thấy các lý do khiến người nói quyết định không thực hiện hành động phàn nàn nằm trong bốn nhóm chính.
- các lý do liên quan đến các điều kiện thuận hành của hành động phàn nàn - Các lý do liên quan đến mối quan hệ của hành động lời nói với mục đích của người nói.
- Các lý do liên quan đến mối quan hệ của hành động lời nói với mục đích xã hội - Các lý do liên quan đến các yếu tố chu cảnh (contextual factors) Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát cho 65 người Mỹ thuộc các nhóm lứa tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp và giới tính khác nhau chúng tôi tìm hiểu những tình huống nào người Mỹ cho là nên (advisable) thực hiện lời phê bình và những tình huống nào không nên (inadvisable).
- Phân tích kết quả thu được từ bảng câu hỏi chúng tôi xác định được những tình huống người Mỹ cho là rất không nên thực hiện hành động phê bình bao gồm các chủ đề sau:.
- Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu tiếp theo thông qua phỏng vấn trực tiếp 21 nghiệm thể lựa chọn từ những người trả lời bảng câu hỏi khảo sát để tìm hiểu các yếu tố dẫn đến quyết định không thực hiện hành động phê bình.
- Kết quả thu được được tổng hợp và nhóm thành các nhóm chính sau: (1) Các yếu tố liên quan đến điều kiện thuận hành của hành động phê bình.
- (4) Các yếu tố liên quan đến mức độ nghiêm trọng của lỗi, và (5) Các yếu tố liên quan đến mục đích của hành động lời nói.
- a) Các yếu tố liên quan đến điều kiện thuận hành của hành động lời nói.
- Khác với điều kiện thuận hành 1, hành động lời nói phê bình được thực hiện khi người nói nhận thấy hành động hoặc lựa chọn của người nghe không phù hợp dựa theo các tiêu chuẩn hoặc niềm tin mà người nói và người nghe cũng chia sẻ, kết quả thu được cho thấy ở một số tình huống mặc dù hành động của người nghe trái với những quy tắc và chuẩn mực chung nhưng vẫn có thể không được coi là lỗi cần phê phán nếu đó là lỗi mới mắc lần đầu.
- Thêm vào đó, một số người Mỹ được hỏi cho rằng đó mới chỉ là hiện tượng bên ngoài, họ sẽ không thực hiện hành động phê bình trong các tình huống mà họ chưa biết rõ nguyên nhân của lỗi.
- Liên quan đến điều kiện thuận hành 4, kết quả phỏng vấn cũng khẳng định rằng người Mỹ cũng lựa chọn việc không phê bình nếu như họ nhận thấy việc phê bình cũng không giúp thay đổi được tình thế.
- Có phê bình cũng không thay đổi được gì.
- b) Các yếu tố ngôn cảnh.
- Quyền lực xã hội tương đối (relative social power): 18 trong số 21 ý kiến cho rằng họ không nên phê bình cấp trên dù có nhận thấy lỗi của họ.
- ngại đối đầu với “sếp”, hoặc đã phải chịu hậu quả không hay khi phê bình “sếp” trong quá khứ, v.v… Phát hiện này dường như trái ngược với kết quả khảo sát trước đó của chúng tôi về các yếu tố người Mỹ cân nhắc khi phải thực hiện hành động phê bình trực tiếp đối với ai đó (Hoàng, 2006).
- Theo kết quả khảo sát này thì địa vị xã hội và quyền lực là một trong những yếu tố người Mỹ ít quan tâm nhất khi phải thực hiện hành động phê bình (mean: 2.8, đứng thứ 7 trong số 8 yếu tố cân nhắc, chỉ trước yếu tố giới tính).
- Thêm vào đó, người Mỹ cũng quan niệm rằng cấp trên sai thì tự họ phải chịu trách nhiệm với lỗi sai của họ vì họ là “sếp”, cấp dưới “không ở vị trí để mà nói sếp phải cư xử như thế nào, hay phải nói điều gì”, “sếp làm sai thì họ sẽ không thể tồn tại ở vị trí đó lâu được”, còn cấp dưới cứ luôn thực hiện lệnh cấp trên, miễn là được trả lương cho công việc đó.
- Khoảng cách xã hội: Khoảng cách xã hội, được hiểu là mức độ thân thiết giữa những người tham thoại, được coi là một biến số ngôn ngữ xã hội học quan trọng trong các phân tích hành vi ngôn ngữ bởi nó là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định đặc điểm hành vi lời nói của người tham thoại.
- Vì vậy không bất ngờ khi người được hỏi cho rằng không nên phê bình đối với những người ít quen biết.
- Các lý do cụ thể: vì không hiểu biết nhiều về người đó nên “không biết được mức độ chịu đựng được lời phê bình của họ đến đâu”, không biết họ có tiếp thu lời phê bình của mình và thay đổi hay không, họ có khả năng thay đổi hay không, v.v… Người Mỹ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi phê bình những người thân thích ruột thịt.
- Tính cá nhân của ngườiMỹ cũng được thể hiện ở quan điểm cho rằng những lỗi của những người ít quen biết hoàn toàn không liên quan gì đến họ, họ không có trách nhiệm phải phê bình hay góp ý, và những người ít quen biết không có quyền “được hưởng lợi từ những lời phê bình” của họ.
- Địa điểm thực hiện lời phê bình cũng rất quan trọng.
- ở đám đông hay nơi công cộng, họ thường hết sức tránh phê bình trực tiếp ai đó bằng ngôn từ.
- Theo họ nên tôn trọng các quyết định và lựa chọn mang tính cá nhân (personal choice/opinion) và không nên thực hiện hành động phê bình khi lời phê bình chỉ mang tính chủ quan cá nhân.
- d) Các yếu tố liên quan đến mức độ nghiêm trọng của lỗi ở một số tình huống, lỗi vi phạm được coi là không nghiêm trọng và do đó được coi là không nên phê bình.
- Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát trước đó về các yếu tố cân nhắc khi thực hiện hành động phê bình của người Mỹ và người Việt (Hoàng, 2006): Mức độ nghiêm trọng của lỗi được coi là yếu tố quan trọng thứ 2 đối với người Mỹ và quan trọng thứ nhất đối với người Việt trong 8 yếu tố đưa ra dẫn đến quyết định phê bình hay không.
- g) Các yếu tố liên quan đến mục đích của hành động lời nói - Khi không thông thạo về lĩnh vực mắc lỗi hoặc không thể đưa ra được các gợi ý hay giải pháp thay thế thì người ta cũng lựa chọn việc không thực hiện hành động phê bình, nhất là với những lỗi trong phạm vi công việc.
- Điều này cho thấy quan niệm về mục đích của phê bình của người Mỹ.
- Họ không cho rằng phê bình là chỉ để giải toả bức xúc hoặc bày tỏ thái độ của người nói, mà là để thúc đẩy những thay đổi tốt hơn.
- Không phê bình nếu như lỗi đó không ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mình.
- Thuỷ Minh, sách đã dẫn), của hành động lời nói phê phán được coi là điều kiện giúp phân biệt giữa phàn nàn và phê bình.
- Không thực hiện hành động phê bình như một biện pháp tự bảo vệ.
- Người Mỹ tránh thực hiện hành động phê bình người khác vì sợ chính mình sẽ bị tổn thương vì hành động đó.
- Họ lo sợ người bị phê bình sẽ tìm ra những khiếm khuyết của chính họ và phê bình lại họ.
- Thêm vào đó, họ lo ngại lời phê bình của mình sẽ làm hỏng mối quan hệ của mình với người họ phê bình, họ sợ bị ghét, bị loại ra khỏi “nhóm” (“It’s very important for us as individuals feel liked and part of a group.
- Tin rằng phê bình không mang lại lợi ích tích cực mà ngược lại sẽ làm cho tình thế xấu đi, sẽ làm cản trở quá trình hợp tác (“…it short circuits the collaborative process.
- Nhiều người cho rằng bản thân từ “phê bình” đã mang ý nghĩa biểu cảm tiêu cực rất mạnh và nhìn chung phê bình chỉ làm tổn thương và làm cho người bị phê bình thấy tức giận và trở nên thù nghịch.
- Và người ta chỉ thường phê bình trong các mối quan hệ họ cảm thấy an toàn, không bị đe doạ, đối với những người họ thấy tin cậy và cũng tin cậy họ, bởi khi ấy lời phê bình sẽ phát huy được tác dụng tích cực và không làm chính họ bị tổn thương..
- Các yếu tố dẫn đến quyết định lảng tránh thực hiện hành động phê bình của người Mỹ thể hiện rõ rệt cân nhắc giữa cái giá phải trả và ích lợi (costs and benefits) của việc thực hiện hành động phê bình.
- Khi mối quan hệ về quyền lực và khoảng cách cho thấy khả năng costs lớn hơn benefits thì người Mỹ quyết định không thực hiện hành động phê bình.
- Kết quả của nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người Mỹ trong việc có thực hiện hành động phê bình hay không cho thấy các yếu tố ngôn cảnh quyền lực và khoảng cách xã hội có rất nhiều ảnh hưởng đến quyết định này.
- Mặc dù cố chứng minh rằng đây là một xã hội công bằng và dân chủ, nhưng thực chất người Mỹ rất ngại e ngại quyền lực, họ ngại đối đầu (confrontation) với cấp trên, và bên cạnh đó cũng rất cũng dè dặt trong việc phê bình những người không thân thuộc.
- Họ tỏ ra khá yếu đuối khi e ngại sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc phê bình như bị mất việc, bị người bị phê bình sẽ trả đũa phê phán lại hoặc sẽ không ưa họ, và do đó họ sẽ bị tổn thương.
- Mức độ nghiêm trọng của lỗi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định không thực hiện hành động phê bình của người Mỹ.
- Về mặt hành động lời nói, kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định lại các điều kiện thuận hành của hành động lời nói phê bình.
- Bên cạnh đó nó cũng giúp hiểu sâu sắc hơn về bản chất của hành động lời nói này và bổ sung thêm một vài chi tiết trong điều kiện thực hiện hành động phê bình của người Mỹ.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố ngôn cảnh có ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện hành động lời nói của người Mỹ.
- Thực tế, kết quả của khảo sát này đã được chúng tôi sử dụng để tiến hành nghiên cứu so sánh đối chiếu hành động phê bình của người Mỹ và người Việt..
- Nguyễn Văn Quang, Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt-Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận văn Tiến sĩ - Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.