« Home « Kết quả tìm kiếm

Nông dân sử dụng kiến thức bản địa để thích nghi với lũ ở tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- NÔNG DÂN SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA ĐỂ THÍCH NGHI VỚI LŨ Ở TỈNH AN GIANG.
- Biến đổi khí hậu, dự báo lũ, kiến thức bản địa, lũ, thích nghi.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp cu ̉ a kiến thức bản địa trong thı ́ ch nghi với lũ của nông dân ở tỉnh An Giang..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở địa bàn nghiên cứu có nhiều kiến thức bản địa có giá trị trong thích ứng với lũ.
- Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép cụ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các thế hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng.
- Bên cạnh đó, cũng có một số kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay nên cần xem xét trong điều kiện hiện tại.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index-LVI) của khu vực nghiên cứu giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, kiến thức - kỹ năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu nhập và tài chính, chiến lược sinh kế, thảm họa thiên nhiên và khác nhau ở vùng đầu, giữa và cuối nguồn.
- Vì thế, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp bảo tồn kiến thức bản địa có giá trị, ứng dụng kết hợp kiến thức bản địa với các biện pháp thích nghi hiện tại để nâng cao khả năng chủ động thích nghi với lũ trong điều kiện khí hậu biến đổi..
- Nông dân sử dụng kiến thức bản địa để thích nghi với lũ ở tỉnh An Giang.
- vệ sinh đồng ruộng, rửa phèn (Đào Công Tiến, 2001) lũ còn tạo việc làm và thu nhập cho người dân qua việc đánh bắt cá tự nhiên, hái rau thủy sinh, các dịch vụ du lịch… Tuy nhiên, lũ cũng mang đến một số bất lợi cho người dân, cụ thể từ năm 2000 cho đến nay diễn biến bất thường của lũ đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của người dân.
- Để có thể thích ứng với những thay đổi của lũ, với những thay đổi của xã hội và môi trường con người phải luôn biết cách sử dụng kiến thức bản địa để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thích hợp và quản lý một cách linh hoạt hơn (CRES, 2010).
- Kiến thức bản địa trong thích nghi với lũ ở An Giang được hiểu là kinh nghiệm được tích lũy của cộng đồng địa phương qua nhiều thế hệ và được thừa kế một cách rộng rãi, nó được phản ảnh qua việc người dân địa phương sống và ứng phó hài hòa với lũ hàng năm để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên do lũ mang lại, nhưng tránh được các tổn thương do lũ gây ra (Van et al., 2011).
- Công tác ứng phó với lũ dựa trên kiến thức sẵn có của cộng đồng địa phương cần được tìm hiểu và phổ biến hiệu quả để góp phần vào phát triển bền vững của địa phương trước hoàn cảnh của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến thay đổi bất thường của lũ.
- Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiến thức bản địa như thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn về cây dược liệu, bảo tồn gen, giống địa phương, sống chung với lũ ở ĐBSCL, thay đổi thời tiết… của các tác giả Warren (1995), Luise (1998), Lê Trọng Cúc (1998), Hoàng Xuân Tý (2000), Hoàng Thị Hoàng Ngân (2010), Van (2011), Bùi Quang Vinh (2013), Nguyên Kim Uyên (2013), Hanh (2014).
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu về hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp của kiến thức bản địa trong khả năng thích nghi với những thay đổi của lũ trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
- Do đó, đề tài “ Nông dân sử dụng kiến thức bản địa để thích nghi với lũ ở tỉnh An Giang” được tiến hành nhằm tìm hiểu hệ thống hóa và đánh giá sự phù hợp của kiến thức bản địa góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho khả năng thı́ch ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiê ̣n khác nhau, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá tri ̣ sử du ̣ng kiến thức bản địa của nông dân tı̉nh An Giang giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của nông dân trong sản xuất nông nghiệp trước bối cảnh của biến đổi khí hậu..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm thực hiện đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và sử dụng các công cụ sau: lược sử;.
- Do đó, các hộ này có đủ thời gian trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm sống tại địa phương, đồng thời có được các kiến thức bản địa đã được áp dụng thành kinh nghiệm sống..
- (2009), LVI được áp dụng nhằm đánh giá sự tác động của lũ đến tổn thương sinh kế người dân vùng lũ.
- Tỷ lệ hộ với thành viên có sức khỏe xấu trong mùa lũ Kiến thức và kỹ năng Tỷ lệ chủ hộ không biết chữ.
- Tổn thương.
- Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập.
- Tỷ lệ hộ không có việc làm.
- Tỷ lệ hộ không có đất (0-1 ha) Tỷ lệ lao động phụ thuộc (3-4 người).
- Tỷ lệ hộ không sản xuất lúa vụ.
- mức độ nhạy cảm (s) gồm các hợp phần chính kỹ năng kiến thức và sức khỏe, tài nguyên thiên nhiên và đất, tài chính..
- 3.1 Diễn biến lũ giai đoạn 1926-2015 và ảnh hưởng của lũ đến người dân.
- xuất của người dân.
- vệ sinh đồng ruộng, rửa phèn (Đào Công Tiến, 2001) lũ còn tạo việc làm và thu nhập cho người dân qua việc đánh bắt cá tự nhiên, hái rau thủy sinh, các dịch vụ du lịch… dù lũ lớn hay lũ nhỏ cũng gây nhiều thiệt hại về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất của người dân..
- Điều này có thể là do trước năm 2000, chu kỳ của lũ thường diễn ra theo quy luật vài năm lũ nhỏ thì có một năm lũ lớn do đó người dân có thể dự đoán và phòng bị.
- Bên cạnh đó, hệ thống đê bao chưa phát triển nhiều nên người dân nhất là ở vùng đầu nguồn luôn trong tư thế sẵn sàng đón lũ.
- Trong khoảng thời gian từ năm do hệ thống đê đã phát triển nhiều lại không xảy ra đợt lũ lớn nào nên người dân không còn chủ động tránh lũ như trước, việc gia cố đê chưa đồng bộ.
- nghiên cứu.
- (Bảng 3) cho thấy khả năng tổn thương trước biến đổi khí hậu của người dân ở ba xã nằm trong khoảng thấp và trung bình.
- Đối với xã Phú Hữu, do là xã đầu nguồn nên hàng năm phải đối mặt với lũ do đó mức độ ảnh hưởng của lũ gây ra cho người dân.
- Trái lại, Vĩnh An là xã giữa nguồn, mức độ ảnh hưởng do lũ thấp hơn so với xã đầu nguồn nhưng cao hơn so với xã cuối nguồn, tuy nhiên sự nhạy cảm và khả năng thích ứng của các nhóm hộ này lại thấp, điều này không giúp người dân giảm tính tổn thương do lũ gây ra..
- Kiến thức kỹ năng .
- 3.2 Kiến thức bản địa của người dân An Giang trong dự báo và thích nghi với lũ.
- Thông qua việc sống chung với lũ hàng năm, người dân địa phương đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để dự báo và thích nghi với lũ nhằm để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân trong cuộc sống và sản xuất nông nghiệp..
- 3.2.1 Kiến thức bản địa của người dân An Giang trong dự báo lũ.
- Các kinh nghiệm đã được người dân sử dụng để dự đoán lũ gồm quan sát diễn biến lũ trong các năm trước.
- Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ người dân sử dụng các dấu hiệu để làm cơ sở dự báo lũ ở ba vùng nghiên cứu.
- Trong các dấu hiệu để quan sát dự báo lũ thì quan sát màu nước, cây cỏ và động vật được người dân sử dụng nhiều nhất.
- Dự đoán lũ dựa vào các đặc điểm tự nhiên này được người dân thực hiện như sau:.
- Đối với chu kỳ lũ hoặc thời gian lũ, người dân dựa vào các đặc điểm sau (i) mực nước của các tháng 5 và 6 âm lịch, nếu mực nước trong hai tháng này tăng lên thì tháng 7 và tháng 8 âm lịch sẽ có lũ;.
- Dự đoán lũ bằng cách cân nước, để biết được lũ năm sau lớn hay nhỏ hơn năm hiện tại, người dân lấy nước vào ngày cuối của năm (ngày 30/12 âm lịch) cho vào một chai sau đó đem cân;.
- Người dân cũng cho rằng trong những năm trở lại đây do thời tiết diễn biến bất thường và phức tạp không còn theo quy luật tự nhiên nên độ chính xác của dự đoán lũ và thời tiết không còn cao như trước.
- Tuy nhiên, khả năng dự báo lũ được người dân đánh giá khác nhau ở cả ba vùng nghiên cứu..
- Hình 7: Đánh giá khả năng dự báo lũ của người dân Kết quả từ Hình 7 cho thấy phần lớn người dân.
- An chiếm tỷ lệ người dân không thể dự báo lũ là cao nhất (89,4.
- Số lượng người dân dự báo được lũ ở cả ba xã là rất thấp, trong đó Vĩnh An chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%) kế đến là Vĩnh Phước (10%) và Phú Hữu (13,3.
- Cũng theo quan điểm của người dân, nguyên nhân không thể dự báo được lũ trong những năm gần đây là do từ khoảng năm 2000 trở lại đây diễn biến của lũ ngày càng bất thường, một số người dân cho rằng mực nước có xu hướng giảm, trong khi đó một số khác thì cho rằng mực nước có xu hướng tăng lên.
- Do đó, để có thể dự báo lũ, người dân cần phải kết hợp nhiều thông tin lại với nhau..
- 3.2.2 Kiến thức bản địa của người dân trong thích nghi với lũ.
- Bằng các kinh nghiệm sống chung với lũ từ các mùa lũ trước, người dân đã chủ động phòng tránh và nhằm giảm thiệt hại do lũ gây ra.
- Trước tiên, người dân vùng lũ biết dựng nhà theo kiểu nhà sàn.
- khi có biểu hiện nước dâng thì người dân chủ động nâng sàn nhà lên.
- Đối với sản xuất nông nghiệp, người dân chủ động thay đổi lịch thời vụ, giống canh tác, kỹ thuật bón phân, làm đất và thu hoạch.
- người dân cũng biết cách bảo vệ vật nuôi trong mùa lũ bằng việc đóng bè chuối, dùng rơm và đất sình trải lên trên, cho gia súc, gia cầm lên trên bè, sau khi lũ rút các bó rơm này được dùng để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
- Trong đánh bắt thủy sản người dân trong cả ba vùng nghiên cứu dựa vào mực nước, quan sát các loại cá đánh bắt được để dự đoán các loài cá sẽ hiện diện trong các ngày tiếp theo (Hình 8)..
- Ngày nay, khi lũ thay đổi bất thường người dân ở ba vùng nghiên cứu đã biết kết hợp kiến thức bản địa cùng với theo dõi diễn biến lũ trên các phương tiện truyền thông để thay đổi trong dự báo lũ với mức độ tiếp cận rất cao.
- Tuy nhiên, trong 3 vùng nghiên cứu cho thấy chỉ có vùng đầu nguồn người dân có kiến thức bản địa thành lập nhà trẻ di động (nhà nổi): tập trung trẻ em vào để tránh lũ, giúp cho cha mẹ trẻ an tâm làm việc, hai vùng còn lại người dân không có kiến thức này..
- Hình 8: Kiến thức bản địa của người dân thích nghi với lũ Mặc dầu được đánh giá là hiện tượng lũ lụt.
- nhưng đối với người dân vùng ĐBSCL lũ không phải là một thiên tai mà trái lại, lũ được xem như là một tặng phẩm, một phương thức canh tác nông nghiệp khác.
- Thay vì trồng lúa, người dân nhất là người không có đất có thể kiếm sống bằng việc khai thác lượng thủy sản dồi dào do lũ mang đến..
- Chính vì thế, đối với người dân An Giang, lũ là.
- Nét văn hóa này được thể hiện trong cả đời sống, sản xuất và sinh kế của người dân An Giang.
- Trong mùa lũ, nhà sàn giúp người dân tránh được ảnh hưởng tác động của lũ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, mùa không lũ khoảng trống dưới sàn nhà được tận dụng làm nơi để các dụng cụ, vật tư nông nghiệp, để củi.
- Trong sản xuất nông nghiệp, dự báo thời tiết và dự báo lũ truyền thống của người dân được xem như là một chiến lược hiệu trong việc được ra các quyết định sản xuất nông nghiệp.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn người dân có thể biết được lượng phù sa trên ruộng do lũ mang tới để tính lượng phân bón cần dùng cho vụ mùa tiếp theo.
- Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác nguồn thủy sản do lũ mang tới cũng giúp cho người dân ổn định sinh kế trong mùa lũ.
- Hoặc dựa vào bụng đầy trứng của một số loài cá, người dân có thể dự đoán được vẫn còn đợt lũ khác sẽ đến..
- các phương tiện khoa học đã dần thay thế cho những kinh nghiệm truyền thống trong dự báo thời tiết, lũ… dần làm mất đi các kiến thức bản địa mà người dân đã tích lũy được.
- Điều này đã làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa của kiến thức bản địa vùng lũ, đồng thời cũng tác động không ít đến cuộc sống và sinh kế của người dân.
- Do sự thu hẹp khu vực ngập lũ và hệ thống sông ngòi, người dân không có đất sản xuất và ngư dân sẽ bị mất đi nguồn sinh kế chính từ khai thác thủy sản.
- Thay vì sử dụng các kiến thức bản địa trước đây để kiếm sống, giờ đây họ phải làm quen với việc trở thành các lực lượng lao động trong các công ty, trở thành cư dân của khu vực đô thị.
- Sự thay đổi này đòi hỏi khả năng thích ứng cao của họ, nhiều người thích ứng được nhưng cũng có nhiều người không thể thích ứng khi phải chuyển từ kiến thức bản địa sản xuất nông thôn sang kiến thức sản xuất hiện đại..
- Bên cạnh đó, khi chuyển sang cuộc sống mới các kiến thức bản địa tích lũy được dần dần bị mai một vì không còn phù hợp với điều kiện sống mới, đặc biệt văn hóa chia sẻ thông tin cũng dần thay đổi, người dân không còn thường xuyên gặp gỡ nhau để chia sẻ thông tin như trước đây.
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng khảo sát ý kiến của người dân trong việc truyền đạt lại cho thế hệ sau các kiến thức bản địa mà họ đã tích lũy được, kết quả nghiên cứu cho thấy tùy vào loại kiến thức khác nhau mà tầm quan trọng của chúng trong việc truyền lại cho thế hệ sau cũng khác nhau.
- Cụ thể, dạy cách bảo vệ bản thân trong mùa lũ được người dân đánh giá là quan trọng nhất, kế đến là dự báo lũ và thời tiết.
- Các kiến thức về lợi và hại của lũ, gia cố lại nhà chuẩn bị lương thực trước khi lũ về, cách bảo vệ sức khỏe trước và sau lũ được xếp vào mức tương đối quan trọng.
- Trong các kiến thức cần truyền lại thì ít quan trọng nhất là các kinh nghiệm và kỹ năng trong đánh bắt thủy sản (Bảng 4)..
- Bảng 4: Tầm quan trọng của việc giảng dạy kiến thức bản địa cho thế hệ sau.
- Kiến thức giảng dạy Trung bình.
- Kiến thức bản địa giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị văn hóa của người dân vùng lũ ở tỉnh An Giang.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân địa phương đã tích lũy nhiều kiến thức bản địa có giá trị trong việc dự báo và thích nghi với lũ, nhờ đó giúp cho người dân giảm phần nào thiệt hại do lũ gây ra.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số dấu hiệu trong dự báo lũ đã bị thay đổi và không còn chính xác như trước nữa, thêm vào đó khả năng dự báo lũ của người dân cũng giảm, chỉ có một số lượng nhỏ người dân có thể dự đoán được lũ.
- Khi cuộc sống thay đổi, các kiến thức bản địa không còn thích hợp nữa, người dân không thể ứng dụng các kiến thức này trong việc kiếm sống hàng ngày đã làm mất đi giá trị văn hóa của các loại kiến thức này.
- Do đó, chỉ có một số kiến thức bản địa được cho là quan trọng nhất trong việc truyền đạt lại cho thế hệ sau, cụ thể dạy bơi lội để giúp trẻ em và người lớn bảo vệ tính mạng trong mùa lũ và kiến thức về dự báo lũ.
- Tạo điều kiện giúp người dân ở các địa phương khác nhau trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong dự báo và thích nghi với lũ..
- Khuyến khích người dân kết hợp giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học để giảm tối đa các thiệt hại do lũ gây ra..
- Đối với chính quyền địa phương, khi quy hoạch phát triển không nên thực hiện quy hoạch theo cách từ trên xuống, bỏ qua vai trò của người dân địa phương và các kiến thức bản địa của họ.
- Việc quy hoạch phải dựa trên các kiến thức bản địa có giá trị, giúp họ sử dụng các kiến thức bản địa này để tự giải quyết và đối phó với các thách thức..
- Người dân bản địa.
- Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở.
- Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Mối quan hệ giữa kiến thức bản địa, văn hóa và môi trường ở vùng núi Việt Nam..
- Trong Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Nghiên cứu tri thức bản địa trong trồng lúa để ứng phó với thời tiết bất thường ở vùng lũ ĐBSCL phần thuộc các tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
- Tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân địa phương với những thay đổi của lũ đến sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.