« Home « Kết quả tìm kiếm

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VỚI SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VỚI SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG.
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bền vững Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Nông nghiệp hữu cơ là gì?.
- Nông nghiệp hữu cơ bao gồm các hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng có lợi cho môi trường tự nhiên, xã hội và đảm bảo tính an toàn của nông sản cũng như hiệu quả kinh tế của sản xuất..
- Nông nghiệp hữu cơ khai thác tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên sẵn có của khu vực sản xuất:.
- Sử dụng các nguồn gen, giống cây trồng/vật nuôi địa phương là chính để phát huy tính thích nghi, thích hợp và ổn định của nông nghiệp bền vững..
- Khai thác hợp lý nguồn nước, thời vụ gieo trồng và các nguồn phân hữu cơ..
- Nông nghiệp hữu cơ hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây độc hại cho cây trồng/vật nuôi và môi trường sống như các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng/tăng trọng, hóa chất dùng để bảo quản, chế biến nông sản, v.v....
- Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng gần giống với sản phẩm của thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con người, mùi vị thơm ngon..
- Vai trò, vị trí của nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Đối với chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp..
- Trong phạm vi chủ đề của bài này, chúng tôi xin tập trung vào vấn đề vai trò của nông nghiệp hữu cơ đối với sử dụng đất hiệu quả và bền vững..
- Tại sao phải coi trọng nông nghiệp hữu cơ trong sử dụng đất hiệu quả và bền vững?.
- Nông nghiệp hữu cơ vốn là nông nghiệp truyền thống của Việt Nam.
- Trong lịch sử canh tác hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã và chỉ có phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ: cày vặn rạ, vùi phân xanh, phế thải nông nghiệp vào ruộng, trồng xen các loại cây trồng với nhau và bón các loại phân hữu cơ như nước giải, phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, tro bếp.
- Từ 1960 đến nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam sử dụng ngày càng nhiều các loại phân vô cơ, song phân hữu cơ vẫn là loại phân bón lót (phân nền) quan trọng cho hầu hết các loại cây trồng..
- Hiện nay các loại phân hữu cơ đã được nghiên cứu để xử lý thành phân hữu cơ (phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ nước.
- có chất lượng cao và an toàn vệ sinh môi trường, góp phần quan trọng trong bảo vệ, tăng cường độ phì của đất, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn..
- Nông nghiệp hữu cơ thực chất là nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Nông nghiệp hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất: Bổ sung và tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, có nghĩa là tăng khả năng giữ nước, giữ phân và cung cấp thường xuyên các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Chất hữu cơ trong đất còn cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm đất và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất..
- Sử dụng phân hữu cơ giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp hiện đang là đòi hỏi bức xúc của người tiêu dùng..
- Sử dụng phân hữu cơ đã được xử lý bằng công nghệ sinh học vừa đảm bảo phân có chất lượng cao cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe cho người bón phân và người sử dụng nông sản..
- Nông nghiệp hữu cơ góp phần xử lý sạch môi trường sản xuất và dân sinh, tạo nên một nền nông nghiệp sinh thái sạch và an toàn.
- Để tăng cường chất hữu cơ cho đất cần phải có nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên vào đất gọi chung là phân hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp, phân bắc, phân động vật, rác thải hữu cơ.
- Những vật liệu hữu cơ này bón vào đất chính là làm giảm sự ô nhiễm của chúng trên mặt đất ảnh hưởng đến môi trường sống của con người (rác bẩn gây mất cảnh quan, gây mùi hôi thối, thu hút côn trùng truyền bệnh, sản sinh ra nhiều mầm bệnh, dịch bệnh cho con người và gia súc...)..
- Nông nghiệp hữu cơ dễ được người sản xuất áp dụng.
- Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ đơn giản, dễ thực hiện: trồng cây, sản xuất.
- Giá thành sản xuất phân hữu cơ rẻ do sẵn nguyên liệu tại chỗ và người nông dân tự sản xuất được, công nghệ sản xuất đơn giản..
- Nguồn nguyên liệu hữu cơ bổ sung cho đất và sản xuất phân hữu cơ phong phú và sẵn có tại địa phương:.
- Phế thải nông nghiệp (rơm rạ, sản phẩm thừa sau thu hoạch);.
- Các loại phân gia súc, phân bắc;.
- Các loại phân xanh;.
- Phương thức và công nghệ sản xuất các loại phân hữu cơ đơn giản, dễ làm đối với đông đảo nông dân:.
- Thu gom phế thải nông nghiệp, phân gia súc, rác thải sinh hoạt hữu cơ: Có thể vùi ngay xuống ruộng (đối với phế thải nông nghiệp hoặc phân xanh), hoặc ủ phế thải nông nghiệp hoặc phân xanh, rác thải hữu cơ với phân gia súc có phun thêm chế phẩm vi sinh vật để tạo nên sản phẩm phân hữu cơ sinh học có chất lượng dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh, an toàn..
- So sánh hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và vô cơ trong sản xuất nông nghiệp Loại phân Xã hội Sức khỏe.
- Hữu cơ.
- Tại sao hiện nay nông dân ít quan tâm đến sử dụng phân hữu cơ?.
- Sản xuất phân vô cơ phát triển, phân vô cơ thay thế và lấn át phân hữu cơ:.
- Có thể nói từ khi nền công nghiệp sản xuất phân khoáng vô cơ phát triển, thì nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới bước sang một thời kỳ mới: các loại phân vô cơ lấn át và chiếm lĩnh vị trí phân hữu cơ trong chế độ cung cấp dinh dưỡng cho hầu hết các loại cây trồng.
- Lý do rất đơn giản là với nồng độ dinh dưỡng của phân vô cơ rất cao so với phân hữu cơ, nên chỉ cần bón một lượng ít người ta đã thấy có tác dụng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng và năng suất tăng rõ rệt.
- Mục tiêu sản xuất nông nghiệp của những năm cuối thế kỷ 20 của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển là tạo nhiều sản phẩm thông qua năng suất cây trồng.
- Nhiều quốc gia không cần quan tâm đến vấn đề chất lượng nông sản, bảo vệ độ phì đất, bảo vệ môi trường tự nhiên, những vấn đề quan trọng đối với cuộc sống con người mà nền nông nghiệp vô cơ không thể đáp ứng được, thậm chí còn là nguyên nhân gây tác hại (đất trồng ngày càng chua, bạc màu hóa, chai cứng, chứa nhiều chất độc hại, sinh vật đất bị tổn thương, bị.
- Nông nghiệp Việt Nam từ năm 1960 đến nay cũng bị ảnh hưởng sâu sắc của hiện tượng vô cơ hóa sản xuất cây trồng, đặc biệt là việc sử dụng phân đạm vô cơ với liều lượng ngày càng cao, nhiều nơi không còn sử dụng bón phân hữu cơ nữa.
- Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn như:.
- Đất trồng không có phân hữu cơ ngày càng bị bạc màu hóa, khô cằn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Phân hữu cơ đòi hỏi bón với khối lượng lớn, có tác dụng chậm đối với cây trồng:.
- Phân hữu cơ là các loại chất thải của động vật, người và phế thải cây trồng, khối lượng lớn, vận chuyển cồng kềnh, tốn kém nhân lực.
- Tác dụng của phân hữu cơ cho cây trồng chậm hơn nhiều so với bón phân vô cơ.
- Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay, nông dân thường ngại dùng phân hữu cơ, nhất là dạng phân tươi..
- Muốn sử dụng phân hữu cơ hiệu quả và thuận lợi phải tiến hành xử lý (ủ) phân:.
- Để có thể sử dụng được phân hữu cơ trong thời đại sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay, phải áp dụng công nghệ xử lý các loại phân hữu cơ tươi thành sản phẩm phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đảm bảo vệ sinh môi trường sản xuất.
- Như vậy, người nông dân phải có nhận thức và có kỹ thuật xử lý phân hữu cơ tươi trước khi dùng.
- Vấn đề này là một thách thức và hạn chế đối với thói quen thích dùng phân vô cơ và ngại phân hữu cơ của phần đông nông dân Việt Nam ngày nay..
- NỘI DUNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐỐI VỚI SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG.
- Dưới đây xin trình bày một số biện pháp kỹ thuật canh tác đặc trưng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ có tác dụng bảo vệ độ phì đất và tăng cường khả năng sử dụng đất bền vững..
- Sử dụng các loài cây phân xanh làm băng chắn chống xói mòn đất và bón vùi tại chỗ để tăng lượng hữu cơ cho đất..
- Biện pháp sử dụng các loại phân hữu cơ bón cho đất trồng + Vùi các loại phân xanh tại ruộng..
- Bón phân hữu cơ đã ủ (composting) từ các loại phân chuồng, phân bắc, phế thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ....
- Phủ trực tiếp các loại vật liệu hữu cơ (phế thải nông nghiệp) cho cây trồng..
- Một số nội dung cụ thể của các biện pháp kỹ thuật canh tác hữu cơ II.3.1.
- Sử dụng các loại cây phân xanh, các loại cỏ làm băng chắn chống xói mòn đất và bón vùi tại chỗ tăng lượng hữu cơ cho đất.
- Hiệu quả bảo vệ đất dốc và duy trì, tăng độ phì hữu cơ cho đất bằng biện pháp này khá cao và dễ thực hiện đối với người nông dân..
- Phủ trực tiếp các loại vật liệu hữu cơ (phế thải nông nghiệp) cho cây trồng + Ví dụ về hiệu quả che phủ đất của các cật liệu phủ đất dốc:.
- Vật liệu hữu cơ che phủ từ phế thải nông nghiệp rất đa dạng: Rơm, rạ, thân ngô, sắn, cây đậu, các loại cỏ, lá khô rụng.
- Sau mỗi vụ thu hoạch, có thể cày vùi vật liệu phủ vào đất đề tăng nguồn hữu cơ cho đất, tăng độ tơi xốp của đất, tăng khả năng hấp phụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ của đất cung cấp cho cây trồng.
- Tùy độ dốc của đất mà phương pháp phủ vật liệu hữu cơ khác nhau.
- Rải vật liệu phủ trên đất bằng phẳng Rải thảm bện hữu cơ trên đất dốc.
- Phủ thảm bện hữu cơ trên đất dốc chống xói mòn và ngăn dòng chảy.
- Phủ thảm bện hữu cơ chống cỏ dại cho cây trồng.
- Phân hữu cơ, đặc biệt là phân được chế biến từ công nghệ ủ phân, khi bón vào đất sẽ làm tăng độ phì đất do tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tăng và duy trì độ ẩm đất, tạo môi trường sống thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất..
- Phân hữu cơ được chế biến/ủ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt: đất tơi xốp, ẩm, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu, không có kim loại nặng, chất lượng nông sản tốt, ngon hơn khi chỉ bón toàn phân vô cơ..
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ đảm bảo vệ sinh an toàn cho cây trồng và người trồng cũng như người sử dụng nông sản.
- Quy trình ủ phân hữu cơ nói chung đơn giản, người nông dân được hướng dẫn sẽ tự làm được, rẻ tiền, vận chuyển và bón phân dễ dàng.
- Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ, phế thải nông nghiệp và phân bắc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với đất và cây trồng, mà còn đối với môi trường sống của cộng đồng: giảm thiểu diện tích chôn lấp rác thải sinh hoạt, giảm thiểu việc đốt phế thải nông nghiệp trên đồng ruộng, góp phần tạo nên môi trường sống sạch, đẹp, an toàn và không bị ô nhiễm..
- Xử lý rác thải hữu cơ bằng Trát bùn kín phân ủ chế phẩm vi sinh.
- Phân hữu cơ sinh học ủ từ Rau cải bắp được bón bằng.
- rác thải hữu cơ phân hữu cơ ủ.
- QUY TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ VÀ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP Quy trình xử lý rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp dưới sự trợ giúp của chế phẩm VSV thành phân hữu cơ sinh học được tiến hành theo các bước như sau:.
- Bước 1: Thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ tại gia đình và phế thải nông nghiệp:.
- Việc thu gom, lựa chọn các vật liệu hữu cơ (các phần loại bỏ từ rau, hoa, quả, thân cây, rơm rạ, giấy loại, v.v.
- Rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp sau khi thu gom và phân loại được đem tập trung đến bể ủ.
- Bước 4: Chế biến phân hữu cơ sinh học:.
- Sản phẩm phân ủ hữu cơ (sau khi ủ 50-60 ngày) được lấy ra khỏi bể ủ ra sân phơi cạnh bể, hong khô trong điều kiện tự nhiên.
- Sản phẩm phân hữu cơ dạng mịn sau nghiền và sàng có màu nâu sẫm, tơi, không mùi, được đóng gói trong bao bì (chú ý: bảo quản phân ở nơi khô và giữ độ ẩm của phân khoảng 30-40%)..
- Sản phẩm phân hữu cơ ở dạng thô sau nghiền và sàng có thể phải đem ủ lại hoặc được dùng để bón lót trực tiếp ra ruộng cho cây trồng..
- phế thải hữu cơ.
- Phân hữu cơ sinh học dạng mịn Phân hữu cơ sinh.
- Sơ đồ: Quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp thành phân hữu cơ sinh học theo kiểu bán hảo khí.
- Từ các bản thiết kế nhà ủ phân hữu cơ sinh học theo quy mô khác nhau, người xây dựng cần chú ý một số điểm quan trọng sau đây:.
- Bể ủ phân: Kích thước bể từ 15-18 m 3 là thích hợp nhất với phương pháp ủ bán háo khí có chế phẩm vi sinh: Không phải đảo trộn khi ủ, vi sinh vật đủ vật liệu hữu cơ và độ ẩm để hoạt động phân giải rác thải.
- Phế thải nông nghiệp thì cần được băm chặt nhỏ trước khi ủ để phân nhanh hoai, sử dụng ngay thì không phải nghiền.
- Phân hữu cơ sinh học được đem dùng ngay là tốt nhất.
- Nếu quá 3 tháng thì lại phải cho vào bể ủ ủ thêm với phế thải hữu cơ và chế phẩm vi sinh (ủ lại)..
- Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải sinh hoạt hữu cơ và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp sạch vùng ngoại vi thành phố.
- Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch tại các khu dân cư nông thôn.
- Tác dụng của phân hữu cơ chế biến từ rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây đậu Tứ quý 1 trên đất cát pha, tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả nghiên cứu phủ thảm hữu cơ chống xói mòn đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú.
- Các loại cây phân xanh ở Việt Nam.
- Tài liệu khoa học phục vụ nông nghiệp hữu cơ.