« Home « Kết quả tìm kiếm

Nửa thế kỷ, ngành Ngôn ngữ học trường ta: một vài kinh nghiệm từ hoạt động thực tế


Tóm tắt Xem thử

- NỬA THẾ KỶ, NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC TRƯỜNG TA: NỬA THẾ KỶ, NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC TRƯỜNG TA:.
- Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội Năm nay trường ta, trường Xã hội Nhân văn, mà tiền thân là Đại học Văn khoa trong Đại học Việt nam (1945) và Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956) trước đây vừa tròn 65 tuổi kể từ ngày Bác Hồ ký nghị định thành lập.
- Ngành ngôn ngữ học đã xây dựng và phát triển trong bối cảnh và tiến trình đó.
- 1.Vài nét về những bước đi Khi có Đại học Văn khoa thì trường ta chưa có ngôn ngữ học.
- Cũng dịp ấy (15-10) ngành Ngôn ngữ học trường ta cũng được khai sinh trong khoa Khoa học Xã hội (Văn-Sư.
- Trong những năm đầu, Ngôn ngữ học và Việt ngữ chỉ được giảng dạy như môn học có tính nhập môn do các thầy Phan Ngọc, sau đó là Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Cao Xuân Hạo thực hiện.
- Ngay cả môn học Dẫn luận Ngôn ngữ học cũng phải nhờ đến chuyên gia từ Liên Xô (PGS.
- Gluskova, từ Đại học Saratov) sang giảng vài năm.
- Năm từ lớp sinh viên Ngữ văn khóa đầu của trường ĐHSP và Đại học Tổng hợp Hà Nội tốt nghiệp một số giáo viên trẻ được bổ sung cho hai tổ Ngôn ngữ (Nguyễn Phan Cảnh, Hoàng Trọng Phiến, Đoàn Thiện Thuật) và Việt ngữ (Bùi Phụng, Đỗ Thanh) thì các môn học đã dần đi vào nề nếp và còn hỗ trợ cho cả ĐHSP Vinh.
- Bước thay đổi cơ bản của ngành ngôn ngữ học trường ta diễn ra năm 1961 khi thầy Nguyễn Tài Cẩn tốt nghiệp PTS Ngữ –Văn (1960, Ngôn ngữ học) đầu tiên ở Liên Xô trở về làm tổ trưởng sau khóa chuyên gia Tiếng Việt ở ĐHTH Leningrad.
- Với năng lực xuất sắc và tầm nhìn xa, với lý luận về Đông phương học quốc tế được trang bị, trong vòng 10 năm thầy Nguyễn Tài Cẩn cùng với các đồng nghiệp đã ra sức xây dựng và phát triển ngành ngôn ngữ học mới mẻ theo hướng chính quy.
- Điều quan trọng nhất là trong mười năm liên tục ông đã truyền cảm hứng khoa học cho đồng nghiệp, động viên họ và đào tạo họ.
- Ưu tiên xây dựng đội ngũ CBGD và nghiên cứu có năng lực từ các nguồn trong và ngoài nước.Năng cao khả năng tự học của cán bộ trẻ kết hợp với việc tìm mọi cách đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài trong khả năng..
- Tổ chức thường xuyên nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tế trong cán bộ và sinh viên (bao gồm nhiều đề tài lớn: Ngôn ngữ Tày- Nùng, Ngôn ngữ trẻ em, Ngôn ngữ nhà trường, Ngôn ngữ bệnh học.
- coi nghiên cứu khoa học như một nội dung bắt buộc của đào tạo..
- Từng bước đào tạo sinh viên chuyên ngành từ năm thứ nhất (1965)..
- Tạo điều kiện tiếp cận quốc tế cho Cán bộ GD và NC tiếp xúc với các thông tin khoa học quốc tế ngay trong hoàn cảnh khó khăn (học và tập dịch ngoại ngữ, tổ chức dịch và in ấn thủ công các tác tài liệu dịch kinh điển, gửi người đi học)..
- Đến cuối thập kỷ bảy mươi, nhờ những cố gắng như thế, ngành Ngôn ngữ học đã hình thành được ba chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ, Tiếng Việt, Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, làm nòng cốt cho Khoa Ngôn ngữ học sau đó (1986).
- Với một đội ngũ cán bộ được chuẩn bị kha chu đáo, có trình độ và tương đối chính quy, ngành ngôn ngữ tiếp tục phát triển với các quan tâm lớn: Mở đầu cho việc đào tạo trên đại học về Nhân văn học ở trường ta (1980), Tiếp tục chăm lo việc phát triển nhân lực, Xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống giáo trình, Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.
- Năm 1986, sau khi thành lập trường ĐH KHXH&NV một năm, Ngành Ngôn ngữ học, trong tình hình mới, đã đủ khả năng xây dựng một khoa chuyên ngành trong trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG Hà Nội đa ngành, đa lĩnh vực với ba cấp học.
- Từ mười lăm năm nay, khoa Ngôn ngữ học tiếp tục một cách tích cực sự nghiệp đào tạo trên cả ba cấp học: Cử nhân, Thạc sỹ và Tiến sỹ (đến nay đã có gần 150 NCS bảo vệ thành công luận án TS ở khoa), tích cực tham gia đào tạo nguồn lực cho khoa học nhân văn nước ta, là khoa ngôn ngữ học duy nhất trong các trường Đại học Việt nam, khoa Ngôn ngữ học giữ vững cương vị đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ngôn ngữ học nước nhà, một trung tâm ngữ học mạnh của cả nước, có liên kết đào tạo quốc tế, tích cực nghiên cứu khoa học và phát triển theo hướng chất lượng cao, hòa nhập với các đại học khu vực.
- Bốn thế hệ cán bộ chuyên môn đã trưởng thành trong nửa thế kỷ.
- Đội ngũ Cán bộ ngành Ngôn ngữ học, trường ta, cho đến nay, xét về chất lượng đào tạo, công trình nghiên cứu và tiếng nói học thuật chắc chắn không thua kém bất cứ ngành nào trong trường và ngoài xã hội.
- Khoa Ngôn ngữ học đã và đang là nhân tố tích cực của trường ta trong sự nghiệp đào tạo.
- 2-Một vài kinh nghiệm từ thực tế Hơn nửa thế kỷ qua, từ lúc khởi đầu đến nay, ngành ngôn ngữ học đã kiên trì mục tiêu phát triển chuyên môn, khi thuận lợi cũng như lúc gian nan đều giữ vững tinh thần trung thực, khách quan, chuyên cần và trách nhiệm cao trong công tác đào tạo và nghiên cứu.
- Không ồn ào, không cơ hội, luôn quan tâm đến thực tế Việt Nam và tiếp thụ đúng mực khoa học quốc tế, ngành ngôn ngữ học trường ta đã từng bước xác lập được hướng đi của mình, có được lòng tin của công chúng đại học và giới nghiên cứu.
- Ngành cũng luôn quan tâm đến các sơ kết kinh nghiệm, điều chình chiến lược qua các giai đoạn.
- Sau đây có thể nói tóm tắt một vài bài học từ kinh nghiệm phát triển.
- 1- Kinh nghiệm thứ nhất: Xây dựng đội ngũ, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phải là ưu tiên số một Không có đội ngữ thì không có gì cả.
- Ngành ngôn ngữ học ở ta ra đời muộn hơn các môn học anh em, xuất phát từ ba không: không đội ngũ, không kinh nghiệm, không sách vở.
- Với tinh thần “tay không bắt giặc”, thế hệ cán bộ thứ nhất đã tự học, tự tìm kiếm thông tin, đi lên theo lối du kích với tinh thần “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, nhưng đã sớm hướng ngay đến cái đích chính quy và chuyên nghiệp.
- Các thầy tiên phong và các cán bộ quản lý bộ môn về sau đã biết tập hợp lực lượng chuyên môn và liên tục trong mấy chục năm quan tâm đào tạo, rèn luyện các lớp học trò tiếp theo, cho họ có kiến thức, biết tự học, biết làm việc, có tiếp xúc quốc tế và tôi luyện họ trong môi trường thực tế.
- Nhờ lòng tin “tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có “mà ngành ngôn ngữ học đã hành động và đỡ chịu thiệt thòi vì sự hẫng hụt cán bộ và làm được nhiều việc trong những giai đoạn khác nhau.
- Đội ngũ cán bộ này ngoài việc tu dưỡng chuyên môn còn gắng rèn luyện nhân cách, có chữ “Tâm” để đồng thuận trong công việc.
- Nhờ đó mấy chục năm qua, bốn thế hệ cán bộ ngành ngôn ngữ học đã lặng lẽ làm việc để đạt được những kết quả nhất định.
- Kinh nghiệm thứ hai: Kết hợp tốt việc giảng dạy với nghiên cứu khoa học, trong đó coi nghiên cứu khoa học là nền tảng của việc nâng cao chất lượng cả thầy và trò Kinh nghiệm này này không mới và đã thành chân lý, nhưng thực hiện được nó không dễ.
- Đào tạo và rèn luyện được cán bộ có khả năng nghiên cứu vô cùng khó.
- Làm sao cho người giáo viên trong cảnh nghèo khó, phân tán tư tưởng lại có được khả năng tự học, ham mê và kiên trì việc nghiên cứu, và nghiên cứu có kết quả dù nhỏ.
- Lại còn hướng dẫn được học trò tập sự nghiên cứu.
- Dù khó, ngành ngôn ngữ đã ý thức được và đào tạo được một số chuyên gia nòng cốt trong một số địa hạt nhờ vào ý thức này và các thầy đi trước đã có công lớn.
- Từ lâu, trong ngành ngôn ngữ đã hình thành những nhóm làm việc chuyên môn trong nghiên cứu, điển hình nhất là nhóm Lịch sử tiếng Việt, nhóm Lý luận ngôn ngữ,…Kinh nghiệm cho thấy, ở khoa chúng tôi, một người nào đó cho dù có đạt được học hàm, học vị, nhưng ít trau dồi tự học, láng cháng trong nghiên cứu, dễ dãi, sơ lược thì tụt hậu và không được thừa nhận là cái chắc.
- Việc tìm kiếm, phát hiện các sinh viên có tư chất và có ham muốn nghiên cứu khoa học để bổ sung cho đội ngũ cán bộ cần làm thường xuyên và có sự quan tâm cả tất cả các thầy cô..
- Kinh nghiệm thứ ba: Nhất thiết phải có cán bộ đầu đàn.
- Ngành ngôn ngữ lớn lên từ chỗ “không bột mà gột nên hồ” với tinh thần “tay không bắt giặc” luôn nhớ tới thế hệ tiên phong của những người đi trước.
- Không có người giám nghĩ, giám làm hướng dẫn lèo lái thì không thể thành công được.
- Sau những năm mò mẫm tìm đường của các thầy Phan Ngọc, Nguyễn Kim Thản, Cao Xuân Hạo, từ năm 1961, thầy Nguyễn Tài Cẩn chủ trì bộ môn, trong vòng mười năm dưới sự hướng đạo của thầy, ngành ngôn ngữ đã có một diện mạo khác hẳn.
- Là người xuất sắc, học rộng, tiếp xúc nhiều với quốc tế, thầy Nguyễn Tài Cẩn đã đem tư tưởng chính quy, chuyên nghiệp để quyết tâm xây dựng bộ môn.
- Có nhiều ý tưởng mới, bám sát thực tiễn, trọng người giỏi, lấy việc xây dựng đội ngũ làm trọng, xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình chính quy, tiên tiến, coi nghiên cứu khoa học như việc ưu tiên hàng đầu,…Cho dù đã gặp nhiều khó khăn, bất trắc thầy đã dẫn dắt ngành đi một chặng đường xa, đào tạo ra những thế hệ học trò kế tiếp làm việc có hiệu quả cho ngành.
- Quan trọng nhất đối với đầu đàn là tầm nhìn, ý chí và khả năng tổ chức.
- Đến nay, tinh thần và ý chí học thuật của giai đoạn ấy vẫn là linh hồn trong hoạt động học thuật của khoa ngôn ngữ học.
- Nhờ có tư duy đầu đàn mà khoa Ngôn ngữ học đã hình thành một truyền thống học thuật bền vững theo nguyên tắc mô hình tam phân là: Lý luận quốc tê.
- lý luận Đông phương học + Lý luận (và thực tế) Việt ngữ.
- Kinh nghiệm thứ tư: Nhất thiết phải có sản phẩm cụ thể trong giảng dạy và nghiên cứu Lấy gì làm thước đo chất lượng và đánh giá cán bộ? Câu hỏi này đã nhiều năm không còn là mơ hồ với cán bộ khoa ngôn ngữ.
- Một cán bộ giỏi hay có năng lực phải có những biểu hiện cụ thể, có bằng chứng.
- Có nhiều bài báo chuyên ngành, chuyên sâu, có được sách chuyên khảo tốt mang bản sắc cá nhân rõ.
- Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá năng lực nghiên cứu.
- Có ngoại ngữ tốt, nhất là trong kỹ năng đọc.
- Kinh nghiệm thứ năm: Tìm cách tiếp cận và giao lưu quốc tế Giao lưu quốc tế là một điều kiện quan trọng của đại học.
- Một thời gian dài, do chiến tranh, bao cấp và cả tầm nhìn nên khoa học xã hội và nhân văn đã bị hạn chế nhiều trong các tiếp xúc quốc tế.
- Ngành ngôn ngữ, như một chiến lược, tìm mọi cách bù đắp và thoát ra khỏi cảnh thiếu thông tin khoa học: Tìm kiếm cơ hội (dù hiếm hoi) gửi người đi học, đi thực tập đi dạy tiếng Việt kết hợp đào tạo ở nước ngoài.
- Một mặt khác, đã tạo ra cơ hội trong nước bằng cách tiếp cận sớm với các chương trình đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ học và Đông phương học nước ngoài (ngay từ thập kỷ bảy mươi), lựa chọn và tổ chức dịch thuật hệ thống sách kinh điển (già dịch sách khó, trẻ dịch sách dễ) huấn luyện cán bộ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và khả năng tự học của họ.
- Khi đất nước mở cửa, như một quán tính, các cán bộ ra nước ngoài nhanh chóng làm quen được với môi trường học thuật và tiếp thụ tri thức, phương pháp khá nhanh.
- Đến nay, hầu như 100% cán bộ khoa ngôn ngữ học đã có cơ hội (ít nhất một lần) ra nước ngoài công tác, nhờ đó khi nhận đào tạo cử nhân theo chương trình 16+ 23 giảng viên không bị lúng túng nhiều, ngay cả trường hợp có yêu cầu phải chuẩn bị bài giảng để lên lớp 25% bằng tiếng Anh.
- Trong việc đăng ký học hàm, ngoại ngữ đối với cán bộ khoa Ngôn ngữ học không còn là vấn đề nặng nợ.
- Tuy nhiên, với giảng viên đại học, việc tăng cường ngoại ngữ thì ưu tiên nhất vẫn là kỹ năng đọc và tiếp cận được các tài liệu chuyên môn.
- Chương trình học hiện nay của sinh viên chuyên ngành khá hòa nhập với đâò tạo quốc tế và luôn cập nhật thông tin để khỏi bị lac hậu.
- Kinh nghiệm thứ sáu: Gắng tìm cách liên ngành trong khả năng có thể Từ giữa thập kỷ sáu mươi, ngành ngôn ngữ học đã nhận ra việc phát triển chuyên môn không thể theo khuôn hình ốc đảo, ngữ học không thể không liên kết với các chuyên ngành hữu quan trong giảng dạy và triển khai nghiên cứu.
- Bên cạnh những chuyên môn truyền thống (Văn học, Sử học, Hán Nôm), cho dù bị phản đối, ngành ngôn ngữ đã tổ chức giảng dạy cho sinh viên: Cơ sở Toán, Thống kê, Lý thuyết thông tin, lý thuyết Điều khiển học, ngôn ngữ bệnh học, về sau còn được mở rộng sang các địa hạt khác như lý thuyết điền dã, Xã hội học, Tâm lý học và Dân tộc học (nay là Nhân học), Truyền thông học.
- Nhờ đó sinh viên ra trường có được một “phông”học vấn tốt hơn, dễ dàng tiếp cận hơn với các công việc xã hội.
- Ngành ngôn ngữ cũng đã sớm có các liên kết nghiên cứu với y học điều trị, nhất là trong việc khám chữa bệnh Thất ngôn (Aphazia), Phục hồi chức năng (chứng câm điếc, tự kỷ ở trẻ em) điếc ở trẻ em.
- Cố nhiên là công việc này vừa làm, vừa tìm hiểu khai phá và kết quả chưa được như mong muốn theo những yêu cầu của trường và ĐHQG hiện tại.
- Kinh nghiệm thứ bảy: Đoàn kết, hợp tác trên cơ sở lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân Mất đoàn kết bắt nguồn từ các xung đột lợi ích: Lợi ích quyền lực, lợi ích về tiền bạc, lợi ích cạnh tranh.
- Ngành ngôn ngữ học mấy chục năm nay có truyền thống đoàn kết nên làm được việc, dễ đồng thuận trong các quyết định.
- Đó là do ngành không có xung đột về quyền lực và tiền bạc, còn việc cạnh tranh chuyên môn để tự khẳng định là tất yếu nhưng khá lành mạnh.
- Ngành chúng tôi không phải không có lúc khó khăn trong gây dựng đoàn kết, lá cờ phát triển chuyên môn chính là cái để tập hợp anh chị em và mọi người dường như đều có ý thức về điều đó.
- Ai cũng có phần riêng và an tâm với mảnh đất của mình, gắng cày sâu cuốc bẫm trên mảnh dất đó, nhờ vậy tránh được những xung đột không đáng có.
- Tất nhiên, trong ngành cũng có những người, những lúc thế này, thế khác với biểu hiện thích đấu đá, cơ hội, hẹp hòi, hiếu thắng, chanh khôn,… nhưng sớm muộn các yếu tố tiêu cực đều bị bài xích và phê phán.
- Xu hướng đoàn kết và ổn định vẫn là dòng chính của ngành, của khoa suốt quá trình nửa thế kỷ.
- Mấy kinh nghiệm thực tiễn trên đây từ hoạt động của ngành chắc chắn vẫn là chưa đủ.
- Trong những thành công, ngành ngôn ngữ cũng từng chịu những thất bại, rủi ro, có lúc phải tạm rút lui về sách lược, tạm nhường nhịn để dành lấy những cơ hội phát triển mới.
- Quá khứ bao giờ cũng rất đáng quý, đáng trân trọng, nhưng giải bài toán hiện tại mới là điều khó hơn nhiều.
- Khoa Ngôn ngữ học nay cũng đang đứng trước những cơ hội tốt trong trường XHNV và trong ĐHQG HN nhưng cũng có nhiều thách thức mà anh chị em đang phải lo toan, đối mặt, nhất là bài toán về chất lượng và khả năng phục vụ nhu cầu thực tế xã hội của một ngành thuộc lĩnh vực cơ bản.
- Ngành ngôn ngữ học nay đang ở đâu? Tuy đã có nhứng kết quả bước đầu trong đào tạo và nghiên cứu do những cố gắng trong suốt mấy chục năm qua.
- Nhưng nhận ra “tọa độ “của mình là điều rất cần thiết để phát triển.
- Và có lẽ những điểm còn yếu phải được nói đến trước: Thứ nhất: Tư tưởng sốt ruột muốn từ bỏ “khoa học cơ bản” để phục vụ những lợi ích cụ thể có cản trở việc trau dồi lý luận và chất lượng nghiên cứu.
- Chỉ cần hai thế hệ không nghiên cứu giảng dạy chuyên sâu là ngành ngôn ngữ học sẽ mai một.
- Thứ hai: Dầu vậy, ngôn ngữ học không thể đóng kín như xưa, không hướng tới những lợi ích xã hội sẽ không có động lực phát triển.
- Bài toán tìm kiếm đối tác mới, nội dung hoạt động mới vẫn còn là thách thức.
- Thứ ba: Tích cực nghiên cứu và gìn giữ cảm hứng nghiên cứu là việc khó, nhất là với lớp trẻ.
- Cuộc sông thực tế có làm họ phân tán, giảm hứng thú và ít kiên trì hơn.
- Thứ tư: Tác phong giảng dạy và nghiên cứu còn thiếu chuyên nghiệp, ngay cả so sánh cách làm việc với các nươc láng giềng trong khu vực.
- Thứ năm: Bệnh chủ quan, dễ dãi, đơn giản hóa không phải là không hạn chế sự tiến bộ.
- Một vài nhận xét mà chúng tôi trình bày trên đây, thực ra, còn xa mới là chân lý.
- Tuy nhiên, xét từ mặt khác, cái chủ quan ấy lại là nhận thức của một người tâm huyết, mấy chục năm lăn lộn với ngành và tình cảm của một trung thần trong khoa.