« Home « Kết quả tìm kiếm

NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG


Tóm tắt Xem thử

- NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ.
- Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc “Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020” đã tán thành phương hướng sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
- Thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ là một thành phố của di sản, được phát triển theo hướng thành phố công viên xanh và là thành phố của dịch vụ và du lịch.
- Trong đó, thành phố Huế hiện nay là đô thị hạt nhân của một hệ thống đô thị văn minh, hiện đại với thành phố Chân Mây - Lăng Cô, các thị xã Hương Thủy, Tứ Hạ, Thuận An và các thị trấn vệ tinh Bình Điền, Phú Đa.
- Quy hoạch này cũng có nghĩa là trong vài năm sắp đến, nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ tăng nhanh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển..
- Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là khu vực thành phố Huế, các thị trấn Tứ Hạ và Phú Bài tăng cao do nhiều nguyên do.
- Thực tế này đã và đang làm nảy sinh nhiều tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên cũng như kinh tế-xã hội ở Thừa Thiên Huế, tạo ra nhiều áp lực cho các công ty cấp thoát nước trong việc đảm bảo quy trình chất lượng xử lý và công tác quản lý cân đối cung - cầu nước cấp đô thị..
- NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ Nhu cầu nước cấp đô thị ở Thừa Thiên Huế.
- Từ trước đến nay, nước cấp đô thị ở Thừa Thiên Huế do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HUEWACO) khai thác phần lớn từ sông Hương.
- Chỉ tính riêng ở thành phố Huế, với mức sử dụng bình quân khoảng 135 lít/người/ngày, lượng nước cấp đô thị trong những năm qua tăng khá nhanh: cụ thể là lượng nước cấp trong năm 2009 đã tăng gần 50% so với năm 2005 (xem chi tiết ở Bảng 1).
- Đáng lưu ý hơn, khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm sắp tới, các nhu cầu về cấp nước đô thị sẽ tiếp tục tăng lên và khối lượng nước cấp chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở những con số trên đây..
- Dự báo nhu cầu nước cấp đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
- Nhằm xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành cấp nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị của đất nước, ngày 18 tháng 3 năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết định số 63/1998/QÐ-TTg giao trách nhiệm cho các địa phương lập chương trình và quy hoạch cấp nước đô thị phù hợp với định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020 đã được phê duyệt.
- Theo tinh thần này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế lập Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị của tỉnh giai đoạn 2002-2010 và định hướng đến năm 2020.
- Một trong những nội dung chính của công tác quy hoạch này là dự báo nhu cầu dùng nước đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
- l Công tác dự báo nhu cầu nước cấp đô thị ở Thừa Thiên Huế do Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện cách đây gần 10 năm, dựa trên các số liệu hỗ trợ chưa được cập nhật, nhất là các số liệu về dân số và phát triển kinh tế-xã hội.
- Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự điều chỉnh về dân số sau đợt Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.
- l Dự báo nhu cầu nước cấp đô thị trước đây dựa trên các định mức và tiêu chuẩn cấp nước được ban hành kèm theo Quyết định 63/1998/QÐ-TTg.
- l Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị đã tán thành phương hướng sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc TW trước năm 2015.
- Thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ là một thành phố của di sản, được phát triển theo hướng thành phố của dịch vụ và du lịch, thành phố xanh thân thiện vói môi trường.
- Nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế trong những năm qua.
- Tổng nhu cầu (m .
- Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị.
- Để dự báo nhu cầu sử dụng nước của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, đề tài nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp tính theo đầu người với các số liệu cập nhật về dân số, quy mô công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
- Theo Quyết định 1251/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 09 năm 2008 về Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020, tiêu chuẩn cấp nước và dự báo nhu cầu nước đô thị của 3 khu vực này phải được tính toán theo TCXDVN 33:2006/BXD thay vì QCXDVN 01:2008/BXD.
- Theo tiêu chuẩn này, các đối tượng dùng nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế được chia thành 6 thành phần chính như sau:.
- Nước cho nhu cầu khu công nghiệp,.
- Nước phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ trong đô thị.
- Riêng đối với Thừa Thiên Huế, khi cả tỉnh trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương, thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ là một thành phố sinh thái với hệ thống công viên cây xanh và nhà vườn được ưu tiên phát triển.
- Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ mát.
- Để tiện theo dõi, tổng nhu cầu nước cấp đô thị Thừa Thiên Huế này được khái quát theo công thức:.
- Q cn-dv : Nước cho công nghiệp và dịch vụ trong đô thị (m 3 /ngày), Q tt : Nước thất thoát (m 3 /ngày) Q nm : Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước (m 3 /ngày).
- Trong công thức tính toán trên, nước sinh hoạt (Q sh ) là cơ sở để dự báo tổng nhu cầu nước cấp đến năm 2020 cho Thừa Thiên Huế.
- c) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị: Tính theo % của (a) d) Nước khu công nghiệp: lấy theo điều 2.4-Mục 2 của TCXDVN 33:2006.
- c) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị: Tính theo % của (a) d) Nước khu công nghiệp (lấy theo điều 2.4 - Mục 2).
- Đô thị loại II, đô thị loại III.
- Đô thị loại IV, đô thị loại V, điểm dân cư nông thôn.
- Theo số liệu điều tra thực tế của đợt Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Thừa Thiên Huế có tổng số dân là 1.087.579 người với 392.000 người (chiếm 36%) sống ở khu vực thành thị.
- Theo dự báo của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, trong những năm sắp đến, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tăng đều và không có biến động lớn.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra mục tiêu tỷ lệ tăng dân số kể từ năm 2010 là vào khoảng 1,1-1,2% (lấy bình quân 1,15%) trên toàn tỉnh.
- công thức (4) được lựa chọn để dự báo dân số Thừa Thiên Huế vào năm 2020:.
- Theo Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020, thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai thành phố sinh thái, thành phố công viên với trung tâm - đô thị hạt nhân sẽ là thành phố Huế hiện nay..
- Chung quanh hạt nhân sẽ là các đô thị vệ tinh động lực như: thành phố Chân Mây - Lăng Cô.
- Trong đó, dân số thành phố Huế lúc đó sẽ tăng từ hơn 300.000 người như hiện nay lên khoảng 450.000 người với việc mở rộng đô thị về vùng An Vân Dương ở phía Nam.
- Như vậy, vào năm 2020, thành phố Thừa Thiên Huế sẽ có tỷ lệ dân số thành thị - nông thôn vào khoảng 65:35 với dân số ở đô thị hạt nhân vào khoảng 450.000 ngàn người, ở các đô thị vệ tinh vào khoảng 351.676 người (801.676 người - 450.000 người), ở nông thôn khoảng 431.672 người người - 801.676 người)..
- Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt (Q sh.
- Theo TCXDVN 33:2006/BXD đối với đô thị loại I, đến năm 2020, nước cấp đô thị Thừa Thiên Huế cần đạt được chỉ tiêu cấp cho khoảng 95-100% dân số ở đô thị hạt nhân (thành phố Huế hiện nay) với tiêu chuẩn 200 lít/người/ngày.
- 90-99% dân số ở các đô thị vệ tinh (đô thị loại II và loại III) với tiêu chuẩn 150 lít/người/ngày và 90% người dân ở nông thôn với tiêu chuẩn 100 lít/người/ngày.
- Với các định mức như vậy, tổng nhu cầu nước sinh hoạt ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 sẽ là:.
- Nhu cầu nước sinh hoạt cấp cho khu vực đô thị hạt nhân (với định mức bình quân vào khoảng 200 lít/người/ngày và 100% người dân dùng nước máy vào năm 2020):.
- Nhu cầu nước sinh hoạt cấp cho các đô thị vệ tinh (với định mức bình quân vào khoảng 150 lít/người/ngày và khoảng 95% dân số dùng nước máy vào năm 2020):.
- Nhu cầu nước sinh hoạt cấp cho khu vực nông thôn (với định mức bình quân vào khoảng 100 lít/người/ngày và khoảng 90% dân số dùng nước máy vào năm 2020):.
- 38.851 (m 3 /ngày) Như vậy, nhu cầu nước đô thị cấp cho sinh hoạt trên toàn tỉnh sẽ là:.
- ở Thừa Thiên Huế được tính bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt.
- Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến 2015 và định hướng đến năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 2020, trên địa bàn của tỉnh sẽ hình thành 8 khu công nghiệp và khu công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 8.000 ha.
- Cơ cấu phát triển công nghiệp của Thừa Thiên Huế sẽ bao gồm nhiều ngành tiêu thụ nhiều nước như chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm, dệt may.
- Như vậy, lượng nước sử dụng ở các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế vào năm 2020 được chúng tôi tính trung bình vào khoảng 30 m 3 /ha/ngày.
- Theo đó, nhu cầu nước đô thị cho các khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ là:.
- Q kcn 2020 = 30 m 3 /ha/ngày x 8.000 ha = 24.000 (m 3 /ngày) Nước dùng cho công nghiệp - dịch vụ trong đô thị (Q cn-dv.
- Với tỷ trọng 10% so với nhu cầu nước sinh hoạt (theo TCXDVN 33:2006/BXD), nhu cầu dùng nước công nghiệp - dịch vụ trong đô thị của tỉnh Thừa Thiên Huế được tính như sau:.
- Theo báo cáo của HUEWACO, tỷ lệ thất thoát nước cấp đô thị của Công ty hiện nay vào khoảng 18% (không bao gồm nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước).
- dịch vụ trong đô thị và thất thoát.
- Lượng nước dự phòng cho các nhà máy cấp nước đô thị theo TCXDVN 33-2006/BXD bằng 5-10% tổng lượng nước sinh hoạt.
- Như đã trình bày trên đây, thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ là thành phố xanh và thành phố du lịch với các nhà vườn và công viên được ưu tiên phát triển.
- Từ những tính toán trên đây, tổng công suất của hệ thống cấp nước đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 sẽ là:.
- Như vậy, để đáp ứng tiêu chuẩn về cấp nước của đô thị loại I trực thuộc trung ương (TCXDVN 33:2006/BXD), cấp nước ở Thừa Thiên Huế cần phải đạt được công suất vào khoảng 320.000 m 3 /ngày vào năm 2020 với tỷ lệ 95% dân số trên toàn tỉnh tiếp cận được với nước cấp đô thị.
- Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tránh đi vào vết xe đổ của tình trạng thiếu hụt điện năng trên cả nước nghiêm trọng như hiện nay, ngay từ bây giờ chính quyền và người dân Thừa Thiên Huế cần phải thay đổi nhận thức về tiết kiêm và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ngọt nói chung và nước cấp đô thị nói riêng..
- Công tác dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị trên đây sẽ góp phần hình thành một tầm nhìn chiến lược hơn về tài nguyên nước và giúp chuẩn bị các kế hoạch đối phó với áp lực gia tăng nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị trong tương lai..
- Ở Thừa Thiên Huế, nguồn nước đô thị cung cấp cho thành phố Huế và một số vùng phụ cận phần lớn được khai thác từ nước sông Hương.
- Với diện tích lưu vực 2.830km 2 , chiếm 60% diện tích toàn tỉnh, sông Hương có trữ lượng nước dồi dào đạt gần 6 tỷ m 3 /năm, chất lượng nước tốt, cung cấp khoảng 75% khối lượng nước cho mọi hoạt động của đô thị Huế bao gồm cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông đường thủy, du lịch.
- Việc sụt giảm lượng mưa trong mùa khô sẽ gây nên hiện tượng hạn hán khốc liệt và kéo dài, đe dọa nghiêm trọng đến nguồn cung cấp nước cho các hoạt động kinh tế-xã hội và môi trường tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.
- Một khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, các nhà máy cấp nước phải nâng công suất khai thác.
- Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang tiến hành xây dựng các hồ chứa lớn ở thượng nguồn sông Hương nhằm điều tiết dòng chảy.
- Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên nước thải chưa qua xử lý đang được đổ thẳng ra các thủy vực.
- Do vậy, việc gia tăng sử dụng nước cấp đô thị sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm của các con sông như sông Hương, Ngự Hà, Lợi Nông, Như Ý.
- Theo một nghiên cứu khác gần đây của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế về “Điều tra, đánh giá chất lượng nước ở một số vùng trọng điểm thuộc thành phố Huế và vùng phụ cận” thì sông Hương đang có hiện tượng phú dưỡng, gây ra sự phát triển quá mức của tảo.
- Các quá trình xử lý nước ở các nhà máy cấp nước đô thị Thừa Thiên Huế cũng làm phát sinh một lượng nước thải và bùn thải từ các quá trình thử tải, rửa lọc, thau rửa các bể, tách nước từ bùn.
- Dựa trên các số liệu từ Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho xây dựng và mở rộng nhà máy nước Quảng Tế II của Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ Sinh học, Đại học Huế, với tổng lượng nước cấp đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế vào khoảng 130.000 m 3 thì tổng lượng bùn thải vào năm 2009 được ước tính trung bình như sau:.
- Mặc dù lượng bùn thải được Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Huế thu gom, tuy nhiên một phần chất thải vẫn thoát ra môi trường qua hệ thống tiêu thoát nước của các nhà máy cấp nước và chảy vào các kênh, mương và sau đó chảy ra các khu vực xung quanh gây nhiều tác động xấu lên môi trường.
- Trước thực trạng các nguồn nước ngọt đang trở nên khan hiếm do biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước thì các nguồn nước ngầm sẽ được khai thác ngày một nhiều hơn nếu nguồn nước cấp đô thị không đủ đáp ứng cho các nhu cầu dùng nước.
- Theo một thống kê vào cuối năm 2008 của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh hiện có tổng cộng 29.827 giếng khoan, 27.041 giếng đào.
- Trong thời gian vừa qua, với lý do lượng nước đô thị cấp cho khu công nghiệp không ổn định và không đủ sử dụng, một số doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Bài đã cố tình khai thác nước ngầm tại chỗ trái phép để phục vụ các nhu cầu về vệ sinh công nghiệp, làm mát thiết bị....
- Ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, do bị bao bọc bởi biển và hệ đầm phá, mạng lưới sông suối ít phát triển, nên nước ngầm là nguồn cung cấp chủ yếu cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực này.
- Lượng bùn thải từ các nhà máy xử lý nước cấp đô thị vào năm 2009 Thông số.
- Để đạt được mục tiêu 80% dân số trong tỉnh sẽ tiếp cận được với nước cấp đô thị vào năm 2015 và 95% vào năm 2020, HUEWACO đã dự tính, cần phải đầu tư 450,302 tỷ đồng kể từ năm 2002 đến 2010 và 542,926 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2020.
- Ngoài chi phí mở rộng hệ thống cấp nước, tỉnh Thừa Thiên Huế còn phải đầu tư kinh phí xử lý nước thải do lượng nước thải cũng sẽ gia tăng.
- Hiện nay, ở các nhà máy cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế, chi phí cho điện năng chiếm bình quân vào khoảng 30% tổng chi phí giá thành sản xuất nước sạch.
- Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều vùng nông thôn chưa được tiếp cận với nước hợp vệ sinh..
- Nhờ vậy, tổng số hộ dùng nước cấp đô thị ở vùng nông thôn được nâng lên 48.500 hộ, chiếm 40% số hộ dân sử dụng nước cấp đô thị trên toàn tỉnh.
- Năm 2009, số phường/xã được tiếp cận với nước cấp đô thị là 105/152, tương ứng với khoảng trên 60% dân số trên toàn tỉnh.
- Vì vậy, nếu nhu cầu sử dụng nước được giảm xuống thông qua các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước cấp đô thị, HUEWACO sẽ có thêm nhiều nguồn lực nhằm phân bổ nước cấp đô thị cho các khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh nhà..
- Cũng giống như các tỉnh thành khác trên cả nước, nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang ngày một tăng cao gây ra khá nhiều tác động tiêu cực lên môi trường.
- Về kinh tế-xã hội, việc tăng cao nhu cầu nước cấp đô thị Huế làm gia tăng chi phí đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước, tăng chi phí xử lý nước thải đồng thời gây nhiều áp lực cho các nhà quản lý trong việc cân đối cung cầu nước sạch trên toàn tỉnh và cấp nước cho người nghèo.
- Vấn đề đặt ra là các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các đối tượng khách hàng sử dụng nước cần nhận thức đầy đủ sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu nước cấp đô thị và các tác động tiêu cực của nó nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước cấp đô thị..
- Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HUEWACO).
- Tập san Cấp nước Thừa Thiên Huế, Số 03, tháng .
- Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HUEWACO):.
- Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nước dưới đất vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Thừa Thiên Huế, 2009.
- Tổng hợp điều tra hiện trạng cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nước sạch đến tháng 12/2008 trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế