« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN CHO ĐẬU PHỘNG TRỒNG Ở TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN CHO ĐẬU PHỘNG TRỒNG Ở TRÀ VINH.
- Nhiều mẫu đất và nốt rễ đậu phộng được thu thập để phân lập vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân cho cây đậu phộng trồng trên đất giồng cát Tỉnh Trà Vinh..
- Kết quả có14 dòng vi khuẩn Bradyrhizobium và 35 dòng vi khuẩn hòa tan lân được phân lập.
- Khi chủng hổn hợp 2 dòng vi khuẩn nầy hay riêng rẻ từng dòng cho đậu phộng trồng trong chậu, nhận thấy vi khuẩn giúp cây đậu gia tăng chiều cao cây và trọng lượng khô cây đậu so với đối chứng không chủng vi khuẩn.
- Hàm lượng đạm và lân của cây đậu có chủng vi khuẩn đều cao hơn nghiệm thức đối chứng.
- Từ kết quả thí nghiệm cho thấy chủng hổn hợp vi khuẩn giúp thay thế 50kgN/ha và 60kgP2O5/ha..
- Từ khóa: phân lập, nốt rễ, chủng vi khuẩn, cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân.
- Trồng đậu phộng có chủng phân vi khuẩn cố định đạm đã.
- Mục tiêu đề tài: Phân lập, tuyển chọn các dòng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân cho cây đậu phộng trồng trên đất giồng cát Tỉnh Trà Vinh..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phân lập vi khuẩn.
- Mẫu nốt rễ phân lập vi khuẩn cố định đạm và mẫu đất để phân lập vi khuẩn hòa tan lân..
- 2.2 Xác định khả năng cố định đạm và hòa tan lân của vi khuẩn phân lập Thử khả năng cố định đạm của vi khuẩn bằng cách trồng đậu trong điều kiện vô trùng.
- Thí nghiệm lặp lại 4 lần cho mỗi dòng vi khuẩn.
- Đậu đối chứng không chủng vi khuẩn chủng nước cất.
- Sau 4 tuần lễ thu hoạch, đếm số nốt rễ, cân trọng lượng khô (TLK) cây đậu để so sánh khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn..
- Xác định khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn bằng cách cấy vi khuẩn lên môi trường agar có nguồn phospho khó tan (môi trường NBRIP).
- Sau đó so sánh đường kính của vòng sáng quanh khuẩn lạc (halo) để xác định dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân tốt..
- Các nghiệm thức: Chủng dòng vi khuẩn 1, Chủng dòng vi khuẩn 2, Chủng dòng vi khuẩn 3, Chủng dòng vi khuẩn n, đối chứng:.
- không chủng vi khuẩn..
- Chủng vi khuẩn: chủng 1 ml dung dịch vi khuẩn ngay trên hạt đậu phộng (mỗi ml có tế bào/ml).
- Kiểm tra mật số các dòng vi khuẩn bằng cách đếm sống số tế bào/ml..
- Đánh giá độ hữu hiệu của vi khuẩn cố định đạm.
- Căn cứ vào độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn ta có thể chọn ra một vài dòng có độ hữu hiệu cao để sản xuất phân vi sinh sau này.
- Độ hữu hiệu của vi khuẩn dựa trên trọng lượng khô của thân và lá được tính theo công thức:.
- Đánh giá độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn hòa tan lân.
- Khi đã có các dòng vi khuẩn hòa tan lân thực sự, so sánh độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn này đối với cây đậu phộng trồng trong các chậu sành ở nhà lưới.
- Căn cứ vào độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn ta có thể chọn ra một vài dòng có độ hữu hiệu cao để sản xuất phân vi sinh sau này..
- *Đánh giá độ hữu hiệu của hỗn hợp các dòng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân.
- Khi đã có các dòng vi khuẩn hòa tan lân và cố định đạm, đánh giá độ hữu hiệu của hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân đối với cây đậu phộng trong các chậu sành ở nhà lưới.
- Chủng vi khuẩn cố định đạm, bón lân, không bón đạm.
- Chủng vi khuẩn hòa tan lân, bón đạm, không bón lân.
- Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, không bón đạm và lân.
- và Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và lân.
- Đánh giá độ hữu hiệu của hổn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân dựa vào năng suất, TLK thân lá và hàm lượng protein trong cây..
- 3.1 Phân lập và thử khả năng tạo nốt rễ vi khuẩn cố định đạm Bradyrhizobium.
- Chúng tôi đã phân lập 52 dòng vi khuẩn từ các nốt rễ đậu phộng thu được từ Tỉnh Trà Vinh.
- Các dòng này được kiểm tra bằng cách chủng vi khuẩn lên hạt đậu trước khi gieo trồng bằng môi trường dung dịch.
- Những cây đậu phộng nào có nốt rễ chứng tỏ dòng vi khuẩn được chủng là Bradyrhizobium.
- Kết quả có 14 dòng vi khuẩn tạo nốt, như vậy chúng chính là các dòng vi khuẩn Bradyrhizobium.
- Số lượng nốt rễ và trọng lượng của cây có nốt rễ thay đổi tùy theo dòng vi khuẩn được chủng.
- Điều đó chứng vi khuẩn Bradyrhizobium có vai trò quan trọng trong việc cố định đạm cho cây..
- Đối với những cây có chủng vi khuẩn thu hoạch sau 21 ngày thì cây được chủng dòng ĐMLBC có chiều cao cây trung bình cao nhất (15,6cm), thấp nhất là cây chủng dòng Đậu Vĩng Hòa (ĐVHA) (10,2cm).
- Cây đậu phộng chủng các dòng vi khuẩn cố định đạm có số nốt rễ trung bình/ cây, chiều cao cây và khối lượng khô cây khác nhau, như vậy các dòng vi khuẩn có độ hữu hiệu khác nhau.
- Bên cạnh đó có một số cây tuy có tạo nốt rễ nhưng có TLK bằng TLK cây đối chứng (cây chủng dòng ĐMLBD và ĐTXTV) và có chiều cao cây bằng chiều cao cây đối chứng (cây chủng dòng ĐMLBD), đây là những dòng vi khuẩn không hữu hiệu..
- 3.2 Phân lập và xác định khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn.
- Các dòng vi khuẩn này phát triển tốt trên môi trường.
- 3.3 Độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn hòa tan lân ở môi trường chứa lân khó tan.
- Các dòng vi khuẩn hiệu quả cao là các dòng có hiệu suất (E) cao và ngược lại.
- Độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn Bradyrhizobium trong chậu đất trồng trong nhà lưới.
- Chọn 8 dòng vi khuẩn Bradyrhizobium có khả năng tạo nốt rễ nhiều và hai dòng đối chứng dương là Đp1 và Đp2 đem thử độ hữu hiệu trong chậu đất ở điều kiện nhà lưới.
- Quan sát sự phát triển của cây đậu phộng chúng tôi thấy cây có chủng vi khuẩn phát triển mạnh, cao hơn và xanh hơn không chủng vi khuẩn (Hình 1)..
- Hình 1: Sự phát triển của cây đậu phộng chủng vi khuẩn Bradyrhizobium trong nhà lưới.
- Như vậy, cây có chủng vi khuẩn chiều cao và TLK cây lớn hơn hẳn cây đối chứng, chứng tỏ vi khuẩn có ảnh hưởng lớn đến chiều cao và TLK cây.
- Các cây đậu phộng có chủng vi khuẩn đều có số nốt rễ và TLK nốt rễ cao hơn hẳn cây đối chứng và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
- Cây có chủng dòng vi khuẩn ĐVKA có số lượng nốt rễ/cây cũng như TLK nốt rễ lớn nhất tiếp đến là cây có chủng dòng ĐMLBA (Bảng 1)..
- Như vậy khi chủng vi khuẩn cố định đạm cho cây đậu phộng thì số nốt rễ và TLK nốt rễ cao hơn hẳn cây không chủng vi khuẩn.
- Điều đó chứng tỏ vi khuẩn cố định đạm có ảnh hưởng rất lớn, giúp cho cây đậu phộng tạo ra nốt rễ để cố định đạm..
- Bảng 1: Số lượng nốt rễ và trọng lượng khô nốt rễ của cây đậu phộng chủng các dòng vi khuẩn Bradyrhizobium.
- Các cây được chọn là cây có chủng dòng vi khuẩn ĐVKA (có số nốt rễ nhiều nhất và TLK nốt rễ cao nhất), ĐMLBA (có số nốt rễ và TLK thứ 2), dòng đối chứng Đp1, dòng ĐMLNB (có số nốt rễ ít nhất) và cây đối chứng.
- Kết quả cây chủng dòng vi khuẩn ĐVKA có hàm lượng protein trong cây cao nhất (15,915%) tiếp đến là cây chủng dòng vi khuẩn ĐMLBA (15,594%) và thấp nhất là cây đối chứng (9,909%) (Bảng 2)..
- Ta thấy, cây có chủng vi khuẩn có hàm lượng protein cao hơn hẳn cây không chủng vi khuẩn (1,6 lần).
- Từ các kết quả trên đây cho thấy dòng ĐVKA và ĐMLBA có độ hữu hiệu cao nhất trong tất cả các dòng vi khuẩn cố định đạm đã phân lập..
- 3.4 Độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn hòa tan lân trồng trong chậu đất ở nhà lưới.
- Cây có chủng vi khuẩn hoà tan lân có đặc điểm bề ngoài xanh tốt hơn và cao hơn cây không chủng (đối chứng) (Hình 2)..
- Hình 2: Sự phát triển của cây đậu phộng chủng các dòng vi khuẩn hòa tan lân trồng trong nhà lưới.
- Bảng 3: Chiều cao cây, TLK cây và TLK rễ đậu phộng chủng vi khuẩn hòa tan lân trồng trong chậu đất ở nhà lưới.
- Hàm lượng phospho trong cây chủng vi khuẩn hòa tan lân.
- Chọn những cây đậu chủng 2 dòng vi khuẩn hòa tan lân có chiều cao cây và khối lượng lớn nhất là MLNC và TXTVF cùng với cây đối chứng để phân tích hàm lượng phospho trong cây thu được như bảng 4..
- Bảng 4: Hàm lượng phospho trong cây chủng vi khuẩn hòa tan lân và cây đối chứng Thứ tự Nghiệm thức Hàm lượng phospho trong cây.
- Cây có chủng vi khuẩn hòa tan lân có hàm lượng lân cao hơn cây không chủng vi khuẩn, như vậy vi khuẩn có vai trò lớn trong việc hoà tan lân khó tan để cung cấp lân cho cây trồng.
- 3.5 Độ hữu hiệu của hổn hợp các dòng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân Chọn dòng vi khuẩn cố định đạm có độ hữu hiệu cao nhất là ĐVKA và dòng vi khuẩn hòa tan lân tốt nhất là MLNC để đánh giá độ hữu hiệu của hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân đối với cây đậu phộng trong nhà lưới.
- Cây không bón phân và chủng vi khuẩn có triệu chứng thiếu dinh dưỡng rõ rệt như lá vàng và chiều cao cây thấp, cây có chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân hoặc bón phân hóa học thì có lá xanh, thân cao (Hình 4)..
- Hình 4: Đặc điểm cây đậu có chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân và bón phân hóa học khi trồng 1 tháng).
- Chú thích:1- Không vi khuẩn, không bón đạm và lân, 2- Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và lân,3- Không vi khuẩn, bón lân, 4- Không vi khuẩn, bón đạm và lân, 5- Chủng vi khuẩn hòa tan lân,.
- bón đạm, không bón lân, 6- Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, không bón đạm và lân, 7- Không vi khuẩn, bón đạm, 8- Chủng vi khuẩn cố định đạm, bón lân, không bón đạm.
- Nghiệm thức có số nhánh trung bình nhiều nhất là nghiệm thức không vi khuẩn, bón lân và nghiệm thức không vi khuẩn, bón đạm và lân ít nhất là nghiệm thức chủng vi khuẩn hòa tan lân, bón đạm, không bón lân.
- Qua đây ta thấy số nhánh cây không lệ thuộc nhiều vào việc bón phân hay chủng vi khuẩn.
- Chiều cao cây và TLK cây thay đổi ở từng nghiệm thức, nghiệm thức vừa chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, vừa bón đạm và lân cây có chiều cao và có TLK lớn nhất (55,31 cm/cây và 7,79g/cây), còn thấp nhất là nghiệm thức không chủng vi khuẩn, không bón đạm và lân với chiều cao là 35,38 cm/cây và TLK là 6,67g/cây, chúng khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 1%..
- So sánh hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân ta ở nghiệm thức không chủng vi khuẩn, không bón phân và chủng hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân cho thấy cây chủng vi khuẩn đạm và lân có chiều cao và TLK cao hơn hẳn nghiệm thức đối chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- chứng tỏ vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân có ảnh hưởng rất lớn, giúp tăng chiều cao và TLK cây đậu..
- Nghiệm thức có số trái ít nhất là nghiệm thức đối chứng và có số lượng trái nhiều nhất là nghiệm thức vừa bón đạm và lân, vừa chủng hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân (nghiệm thức 1 và 8, tương ứng 5,00 trái/cây và 8,78 trái/cây), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Đối với vi khuẩn hòa tan lân, so sánh nghiệm thức không vi khuẩn, bón đạm và lân và nghiệm thức chủng vi khuẩn hòa tan lân, bón đạm, không bón lân (nghiệm thức 4 và 6) ta thấy nghiệm thức chủng vi khuẩn không bón lân có số trái trung bình là 8,35 trái/cây bằng với nghiệm thức 4.
- Như vậy sử dụng vi khuẩn hòa tan lân có hiệu quả tương đương với bón phân lân hóa học..
- So sánh số lượng trái giữa nghiệm thức không vi khuẩn, không bón đạm và lân và chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, không bón đạm và lân (nghiệm thức 1 và 7) nhận thấy nghiệm thức 7 có số quả cao hơn hẳn nghiệm thức 1 (5,00 và 8,63 trái/cây), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Như vậy, cây có chủng hổn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân cây cho năng suất cao hơn hẳn cây không chủng vi khuẩn..
- Khi thu hoạch TLK trái củng như hạt khô cao nhất là nghiệm thức chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và lân (6,44g/cây và 4,54g/cây) và thấp nhất là nghiệm thức không vi khuẩn, không bón đạm và lân (3,87g/cây và 2,23g/cây.
- Như vậy cây vừa bón đạm lân vừa chủng hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân cho năng suất cao nhất..
- Như vậy sử dụng vi khuẩn cho năng suất cao hơn rất nhiều (2,04 lần) so với cây đối chứng.
- Sự khác biệt này có ý nghĩa ở mức thống kê 1%, nó chứng tỏ vi khuẩn có hiệu quả cao khi chủng cho cây đậu phộng..
- Như vậy sử dụng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân có thể thay thế cho phân hóa học (50kg đạm/ha, 60kg lân/ha)..
- Phân tích thân lá và hạt đậu phộng cho thấy hàm lượng protein thay đổi ở từng nghiệm thức, thấp nhất là nghiệm thức 1, cao nhất là nghiệm thức chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và lân (nghiệm thức 8) (Bảng 5)..
- Thí nghiệm này tương tự như thí nghiệm cây có chủng vi khuẩn trước đây có hàm lượng protein cao hơn cây không chủng vi khuẩn.
- Bảng 5: Hàm lượng protein trong thân lá và trong hạt cây đậu phộng chủng vi khuẩn sau 3 tháng trồng trong nhà lưới.
- Chủng vi khuẩn cố định đạm, bón lân,.
- Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và lân.
- Đối với hàm lượng lipid, giữa các nghiệm thức thay đổi không đáng kể, nghiệm thức có hàm lượng lipid cao nhất là chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, không bón đạm và lân (42,45.
- khác với hàm lượng protein cao nhất là nghiệm thức cây chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và lân.
- Chủng vi khuẩn cố định đạm, bón lân, không bón đạm 41,66 Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, không bón.
- 42,45 Chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, bón đạm và.
- Mười bốn dòng vi khuẩn cố định đạm và 35 dòng vi khuẩn hòa tan lân cho đậu phộng đã được phân lập