« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm I .
- Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi.
- Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
- Mỗi một con người ai cũng có một quê hương.
- Và Hoàng Cầm cũng vậy, mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền đất Kinh Bắc bên kia sông Đuống.
- Nhớ về quê hương là nhớ về những gì sâu nặng nhất trong tâm hồn và trong đáy sâu của cảm xúc đó nhà thơ cho ra đời “Bên kia sông Đuống”..
- Bài thơ ra đời khi quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp.
- Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu nặng tâm hồn ông .Đứng bên này Sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng về quê hương bên kia Sông Đuống, mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng.
- Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì.
- Tuy nhiên, có phần chắc chắn đó là một cô gái cùng quê bên kia sông Đuống với nhà thơ.
- Và lời an ủi đưa em về sông Đuống thực chất chỉ diến ra trong hoài niệm của nhà thơ.
- Trong niềm hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì chảy từ quá khứ xa xôi về hiện tại, hiện lên trong tâm trí nhà thơ như một dòng sáng lấp lánh và trù phú hai bên bờ những mầu xanh bạt ngàn của những bãi mía, nương dâu:.
- Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh.
- Dáng nằm nghiêng nghiêng của dòng sông Đuống là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm.
- Cảm xúc mãnh liệt cùng trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo đầy ấn tượng, làm xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc..
- Từ bên này, nhà thơ đau đáu hướng cặp mắt về bên kia sông Đuống.
- Đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh diến tả nỗi đau “Sao xót xa như rụng bàn tay”.
- Phải là người coi quê hương là máu thịt của mình mới có tình cảm mãnh liệt đến như vậy.
- Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thứ nhất là nỗi đau, sự nuối tiếc, xót xa, căm giận trước cảnh tượng quê hương thanh bình, đông vui, tươi đẹp bị giặc chiếm đóng.
- Từ cảm xúc về nỗi đau đó, quê hương Kinh Bắc dần dần hiện lên trong kí ức nhà thơ..
- Bên kia sông Đuống.
- Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
- Vẻ đẹp quê hương bừng sáng lên rồi bị ngập chìm trong khói lửa chiến tranh.
- Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lìa của quê hương khi quân giặc tới:.
- Mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời, nhà thơ đã lay động sâu xa tình cảm của những con người vốn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa hàng ngàn đời của quê hương Kinh Bắc..
- Không chỉ có vậy, hình ảnh quê hương Kinh Bắc còn được gợi lên với những đền chùa cổ kính, những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân.
- Những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy giờ đây trở nên bơ vơ, tan tác.
- Chỉ còn tiếng chuông chùa văng vẳng từ thuở bình yên xa xưa vọng về càng làm tăng thêm sự hoang vắng của quê hương như tiếng thở than nuối tiếc một thời yên ấm..
- Vùng quê Kinh Bắc còn được gợi lên bằng cảnh lao động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất.
- Trong tâm trí nhà thơ, hình ảnh những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những nét xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ..
- Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng.
- Kinh Bắc vốn là đất lành giờ đây bỗng hóa thành đất dữ.
- Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu Mẹ ta lòng đói dạ sầu.
- Hình ảnh cánh cò lồng vào hình ảnh người mẹ, nhưng không phải là cánh cò bay lả bay la của thời bình nữa mà là cánh cò hốt hoảng chạy trốn đạn bom, soi bóng trên lưng người mẹ run rẩy, bước thấp bước cao trên đường trơn mưa lạnh..
- Lòng uất hận, căm thù của nhà thơ bùng lên dữ dội.
- Câu thơ Hoàng Cầm đến đây thét lên phẫn nộ:.
- Một khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui và ánh sáng lại trở về với vùng quê Kinh Bắc.
- Cô gái Kinh Bắc lại hiện ra với nụ cười tươi tắn giữa không khí tưng bừng của ngày hội.
- Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt nhất, chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm đã dành cho quê hương yêu dấu của mình, và qua đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước.
- Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ra ở Bắc Ninh – quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm chính là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn thơ ca của ông..
- Mảnh đất Kinh Bắc đã gợi thương gợi nhớ cho Hoàng Cầm, nó giống như một ám ảnh nghệ thuật trong thơ ông.
- Đọc thơ ông, thấy hiện lên cảnh vật và con người Kinh Bắc – một vùng đất trù phú, hữu tình với biết bao di tích lịch sử, đền đài, miếu mạo, biết bao những sinh hoạt, những truyền thống văn hóa lâu đời: Hội Gióng, hội Lim..
- Bài thơ Bên km sông Đuống là một kết tinh nghệ thuật tiêu biểu của nhà thơ..
- Mỗi khổ thơ trong bài thơ đều được mở đầu bằng hình ảnh dòng sông Đuống – một sinh thể hữu hình tiềm ẩn sức sống, văn hóa, tâm hồn Kinh Bắc, tạo cho bài thơ như một bản giao hưởng trầm hùng thấm đượm chất trữ tình, cảm hứng ấy được bộc lộ khá.
- rõ ngay từ mở đầu bài thơ, khi người con của quê hương đứng ở "Bên này".
- nhìn về Bên kia sông Đuống:.
- Anh đưa em về Bên kia sông Đuống.
- Tác giả trò chuyện tâm tình với người em gái Kinh Bắc hay cũng chính là giãi bày lòng mình, an ủi em cũng chính là an ủi mình, đó chỉ là cái cớ để bộc lộ cảm xúc của tác giả.
- Sông Đuống là điểm đến trong tâm tưởng của Hoàng cầm..
- Rõ ràng hình ảnh sông Đuống là một ám ảnh trong ký ức của Hoàng Cầm về quê hương Kinh Bắc.
- Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi.
- giống như một câu thơ bản lề.
- Câu thơ ắp đầy hoài niệm bâng khuâng.
- Hình ảnh Kinh Bắc thanh bình phẳng lặng còn được gợi tả khá tài tình qua "cát trắng phẳng lì".
- Ở đây, hình ảnh sông Đuống được miêu tả cụ thể, đẹp đẽ, sống động, nó giống như một chinh thể đẹp mà ở góc nhìn nào người ta cũng cảm nhận được và kiêu hãnh với vẻ đẹp của nó..
- Không những thế, sông Đuống còn được nhìn trong trạng thái động "Sông Đuống trôi đi” nhưng quan trọng hơn nữa, người đọc cảm nhận dòng chảy của nó, sự trôi chảy của.
- Nhà thơ còn sử dụng từ láy.
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là cho dòng sông có dáng "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", sông Đuống giống như một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc.
- ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, có tâm trạng hơn, phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: hình ảnh sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả như một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, lo âu.
- Tiếp đó, hình ảnh một chốn quê thanh bình, một không gian yên ả đã hiện ra:.
- Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc, bình dị đối với con người Việt Nam.
- Hoàng Cầm viết về những hình ảnh ấy bằng tất cả sự gắn bó và niềm yêu mến tha thiết.
- Bên này – bên kia, một dòng sông chia cách hai khoảng trời, chia cách đôi bờ Kinh Bắc một bên là vùng tự do, một bên đã bị giặc chiếm đóng.
- Ở đây nỗi đau đã lên đến tột cùng và được cụ thể hóa như là có thể cảm giác được quê hương như là một phần máu thịt, bởi thế quê hương bị chia cắt cũng giống như con người mất đi một phần cơ thể mình.
- "Như rụng bàn tay – một hình ảnh so sánh thật tự nhiên, giản dị nhưng rất sâu sắc đã tiếp thêm tình yêu nỗi nhớ khôn nguôi của Hoàng Cầm đối với mảnh đất Kinh Bắc.
- Nỗi nhớ này là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ của ông.
- Bèn kia sông Đuống.
- Bằng nhữg câu thơ trên, nhà thơ đã khái quát được nét vẽ đẹp nhất, sống động và điển hình nhất bức tranh làng quê Kinh Bắc.
- Lời giới thiệu "quê hương ta lúa nếp thơm nồng".
- hết sức mộc mạc, nó như một nét vẽ bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam gợi dậy bao ám ảnh trong lòng người đọc về một quê hương thanh bình yên ả.
- Những bức tranh Đông Hồ là hình ảnh đặc trưng của quê hương Kinh Bắc thể hiện được bản sắc văn hóa tinh hoa của con người trên từng nét vẽ.
- Đó là sự kết tinh vẻ đẹp tài hoa trong cuộc sống tinh thần người Kinh Bắc.
- chúng được vẽ trên giấy dó, giấy điệp, vẽ bằng chất liệu cỏ cây, hoa lá, đất cát quê hương.
- Bởi quê hương xiết bao yêu dấu, tự hào sống trọn trong trái tim khói lửa, nhà thơ đã diễn tả nồi đau xót căm hờn xen lẫn sự tiếc nuối xót thương với những hình ảnh đầy ấn tượng:.
- Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để gọi tả sự khốc liệt này, hình ảnh “lửa hung tàn” gợi ra sự tàn bạo của kẻ thù đồng thòi là tiếng nói tố cáo phê phán gay gắt chiến tranh.
- Điều đặc biệt là tác giả không miêu tả cụ thể hình ảnh con người nhưng dấu ấn về cuộc sống chia li hoang tàn vẫn được biểu hiện rõ, ông đã mượn hình ảnh nhũng con vật vô.
- tri trong bức tranh Đông Hồ để nói về nỗi đau của con người, đây là một dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà thơ Hoàng Cầm.
- Đằng sau nỗi đau là hình ảnh quê hương Kinh Bắc với những phong tục tập quán, những hội hè, đình đám, được gợi nhắc lại hết sức sống động:.
- Ai về Bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen.
- Ở đây ta bắt gặp một phong tục đẹp đẽ vùng Kinh Bắc.
- Nó không chỉ là nét vẽ truyền thống mà con là hành động gửi thương gửi nhớ của con người, qua đó thể hiện niềm trân trọng yêu mến sâu sắc của tác giả với con người Kinh Bắc.
- Các địa danh Thiên Thai, Bút Tháp, Lang Tài được gợi nhắc đã thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào sâu sắc của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình.
- Nhà thơ Hoàng cầm đã mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn mênh mông, không gian của "mộng bình yên".
- Thêm nữa có một nét vẽ cổ điển của âm thanh tiếng chuông chùa văng vẳng lại như điểm nhịp cho cuộc sống yên ả, bình dị của Kinh Bắc.
- Hình ảnh con người Kinh Bắc được phác họa bằng những câu thơ cụ thể:.
- Những nỗi ám ảnh trong Hoàng cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc..
- đặt ở đầu câu thơ là lời gợi nhắc đầy ám ảnh, hình ảnh "khuôn mặt búp sen".
- gợi tả khuôn mặt người con gái vừa đoan trang, trong trắng, phúc hậu vừa dịu dàng, và đây cũng là nét vẽ điển hình nhất của người con gái Kinh Bắc nói riêng và của người con gái Việt Nam nói chung.
- Và gắn liền với hình ảnh "cô hàng xén ràng đen”, đây lại là một phong tục tập quán cổ truyền, một nét vẽ truyền thống người con gái Kinh Bắc.
- Cái hay nhất của đoạn thơ trên là biện pháp tu từ so sánh giữa nụ cười thiếu nữ Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu.
- Một không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập được gợi tả qua một loạt những câu thơ tiếp, hình ảnh người người đông đúc trong một không khí tưng bừng náo nức đã khẳng định một sức sống mạnh mẽ của quê hương Kinh Bắc.
- Tình yêu quê hương Kinh Bắc tràn đầy trong những vần thơ.
- Trong hoài niệm của Hoàng cầm về con người Kinh Bắc có hình ảnh người mẹ:.
- Đi liền với hình ảnh người mẹ là tội ác của kẻ thù:.
- một hình ảnh ẩn dụ chỉ tội ác tàn bạo và dã man của kẻ thù, từ láy "trừng trợn".
- Hình ảnh con người hàng xóm, quê hương như bị thu hẹp lai dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược.
- Câu thơ đã gọi tả sực khốc liệt của chiến tranh..
- Không có cuộc sống gắn bó máu thịt vói quê hương, không tha thiết với vẻ đẹp tinh túy của truyền thống quê hương thì nhà thơ Hoàng cầm có lẽ không thể có những mẫn cảm kỳ diệu như vậy.
- Đọc những dòng thơ nhà thơ viết về Kinh Bắc, chúng ta lại bồi hồi liên tưởng đến quê hương mình và cảm ơn nhà thơ đã nói đúng phần hồn linh nghiêm nhất của chúng ta mỗi khi trào dâng cảm xúc hoài niệm về quê hương.