« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT HÒA LỘC (MANGIFERA INDICA L.) TỈNH ĐỒNG THÁP


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT HÒA LỘC (MANGIFERA INDICA L.) TỈNH ĐỒNG THÁP.
- chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, xoài Hòa Lộc Đồng Tháp.
- Trong đó, diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc chiếm 30% trong tổng diện tích trồng xoài của tỉnh Đồng Tháp.
- Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ vì thế mùa vụ thu hoạch xoài là quanh năm.
- Morris (2000), Recklies (2001), Eschborn GTZ (2007), M4P (2007) và Võ Thị Thanh Lộc (2013) để phân tích sự vận hành của chuỗi giá trị xoài Hòa Lộc Đồng Tháp.
- Kết quả cho thấy qui mô sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có 1 hợp tác xã (HTX) xoài, chưa có công ty chế biến xoài.
- Kênh thị trường nội địa chiếm tỷ trọng lớn 88% tổng lượng xoài tiêu thụ (chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh).
- Việc rút ngắn kênh thị trường và liên kết nông dân sản xuất giúp giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia..
- Xoài là loại cây ăn trái được canh tác từ rất lâu đời, trong đó đặc biệt là xoài Cát Hòa Lộc là.
- Đây là loại cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
- Bên canh đó, quy mô sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ và nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt.
- Mặc dù có định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nhưng vẫn chưa liên kết được nông dân cùng liên kết sản xuất..
- Chính vì vậy, nghiên cứu ngành hàng xoài cát Hòa Lộc tỉnh Đồng Tháp theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị là rất cần thiết để quản lý chất lượng sản phẩm một cách hệ thống và sản xuất theo những gì thị trường cần (từ đầu vào sản xuất đến đầu ra tiêu dùng)..
- Nông dân 114.
- Đề tài đã sử dụng lý thuyết “chuỗi giá trị” của Kaplinsky &.
- Morris (2000), “Kết nối chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ, “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007) và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm - ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013)..
- Qua khảo sát cho thấy nông dân bán xoài theo 2 phương thức là bán xoài xô và bán theo phân loại xoài theo trọng lượng trái-gr/trái (loại 1:>450gr, loại 2:>350gr, loại 3:<350gr).
- Nông dân sẽ phân loại khi tỷ lệ xoài loại 1 đạt trên 80%.
- Giá bán xoài loại 1 năm 2012 của nông dân trung bình khoảng 43.200 đồng/kg gấp 1,62 lần xoài loại 2, gấp 3,13 lần xoài loại 3 và gấp 1,43 lần xoài xô..
- Hình 1: Giá bán xoài Hòa Lộc Đồng Tháp năm .
- Trong cơ cấu chi phí sản xuất xoài Hòa Lộc thì chi phí thuốc sâu, bệnh chiếm cao nhất 31,2%..
- Xoài cát Hòa Lộc là giống xoài tốn chi phí phòng trừ sâu bệnh cao hơn so với các giống xoài khác..
- Mặt khác, xoài cát Hòa Lộc là giống xoài đặc sản có giá trị kinh tế cao.
- Do đó, các nông dân trồng xoài luôn thường xuyên theo dõi và chủ đông phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo năng suất, chất lượng trái góp phần ổn định nguồn thu nhập..
- Bảng 2: Cơ cấu chi phí sản xuất xoài Hòa Lộc của nông dân.
- 1 Chi phí đầu vào .
- 1.1 Chi phí phân 1.820 9,1.
- 2 Chi phí tăng thêm 7.570 38,0.
- 1(60%+25%x0,62+3%x tỷ lệ qui đổi Trong canh tác xoài, ngoài yếu tố kỹ thuật, kinh nghiệm của nông dân thì yếu thời tiết luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với nông dân trồng xoài..
- Do đó, khi gặp thời tiết bất lợi nông dân thường phải tốn nhiều chi phí cho phun thuốc xử lý - kích thích ra hoa nhiều lần (chiếm 19% cơ cấu chi phí sản xuất) và tốn nhiều công lao động cho việc rung cây và phun rửa sạch nước mưa trên cây xoài.
- 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị xoài Cát Hòa Lộc tỉnh Đồng Tháp.
- Sản xuất: nông dân trồng xoài, thành viên HTX..
- Hình 2: Sơ đồ chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc Đồng Tháp Kênh thị trường sản phẩm xoài Hòa Lộc tại.
- Qua sơ đồ chuỗi giá trị xoài cát chu Đồng Tháp xác định được các kênh chính sau:.
- Kênh 1: Nông dân thương lái vựa đóng gói trong tỉnh xuất khẩu.
- Kênh 2: Nông dân vựa đóng gói trong tỉnh xuất khẩu.
- Kênh 3: Nông dân thương lái vựa đóng gói vựa phân phối bán lẻ nội địa.
- Kênh 4: Nông dân thương lái vựa phân phối ngoài tỉnh bán lẻ nội địa.
- Kênh 5: Nông dân vựa đóng gói trong tỉnh bán lẻ nội địa.
- Kênh 6: Nông dân bán lẻ nội địa.
- Qua sơ đồ chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc Đồng Tháp cho thấy, kênh xuất khẩu là kênh có tổng giá trị gia tăng cao nhưng chiếm tỷ lệ khiêm tốn chỉ khoảng 12%.
- Thị trường tiêu thụ chính của xoài cát Hòa Lộc Đồng Tháp là thị trường nội địa, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
- Hàng năm lượng xoài cát Hòa Lộc chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn.
- Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc không nhiều bằng xoài cát Chu và các loại xoài khác vì giá của xoài Hòa Lộc rất cao, khó bảo quản, vỏ mỏng nhanh chín.
- Sản lượng xoài cát Hòa Lộc xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc là rất ít và không duy trì được sản lượng ổn định..
- Bảng 3: Giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài Cát Hòa Lộc theo kênh xuất khẩu.
- ĐVT: đồng/kg Khoản mục Nông dân Thương lái Vựa đóng gói trong tỉnh Tổng Kênh 1: Nông dân - Thương lái - Vựa trong tỉnh - Xuất khẩu.
- Giá trị gia tăng .
- Chi phí đầu vào .
- Chi phí tăng thêm .
- Giá trị gia tăng thuần .
- Lợi nhuận/chí phí (lần .
- Kênh 2: Nông dân - Vựa đóng gói trong tỉnh - Xuất khẩu.
- Lợi nhuận/chí phí (lần) 1,18 0,29.
- Từ kết quả phân tích Bảng 3 cho thấy, tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong kênh 1 và kênh 2 là như nhau 52.660 đồng/kg.
- Khi kênh thị trường càng được rút ngắn thì chi phí tăng thêm càng giảm và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận/kg) càng tăng..
- So sánh kênh 1 và kênh 2 (bỏ qua tác nhân thương lái vựa phân phối ngoài tỉnh) thì tổng chi phí tăng thêm trong kênh xuất khẩu giảm được 400 đồng/kg và lợi nhuận tăng thêm 400 đồng/kg.
- Qua kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng, khi rút ngắn kênh thị trường thì lợi nhuận được phân phối theo nguyên tắc tác nhân liền kề trước và tác nhân liền kề sau được hưởng lợi.
- Tuy nhiên, tác nhân liền kề sau, tiếp cận thị trường tốt hơn thì lợi nhuận tăng nhiều hơn.
- Cụ thể, trong kênh xuất khẩu khi rút ngắn kênh thì lợi nhuận của tác nhân nông dân chỉ tăng thêm 840 đồng/kg, trong khi đó tác nhân vựa đóng gói trong tỉnh thực hiện hoạt động thương mại có lợi nhuận tăng thêm 3.400 đồng/kg.
- Tuy xoài cát Hòa Lộc là loại trái cây đặc sản thơm, ngon nhưng số lượng xuất khẩu chưa nhiều.
- Hiện tại, thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ lực của xoài cát Hòa Lộc với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình, cao.
- Giá bán xoài cát Hòa Lộc luôn cao hơn gấp nhiều lần so với các loại xoài khác và luôn nằm trong nhóm trái cây có giá bán cao nhất trên thị trường.
- Do đó, thị trường và khách hàng của xoài cát Hòa Lộc mang tính phân khúc cao.
- Xoài cát Hòa Lộc được tiêu thụ mạnh nhất tại các chợ đầu mối lớn, siêu thị và nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh..
- Khi kênh thị trường càng ngắn thì tổng chi phí tăng thêm của kênh càng giảm và tổng lợi nhuận của kênh càng tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) được tái phân phối theo nguyên tắc tác nhân liền kề trước và liền kề sau được tăng thêm lợi nhuận..
- Tuy nhiên, qua kết quả phân tích Bảng 4 cũng chỉ ra rằng hai kênh có số lượng tác nhân bằng nhau nhưng tạo ra giá trị khác nhau.
- Đặc biệt, các nông dân và xã viên HTX có lợi nhuận đạt cao nhất trong tất cả các kênh 25.720 đồng/kg.
- Mặc dù trong kênh 6 nông dân bán được giá cao nhất nhưng lợi nhuận đạt thấp hơn kênh 7 vì nông dân phải tốn thêm chi phí cho môi giới (cò xoài) 10%.
- Nông dân hoàn toàn không biết được khách hàng mà chỉ thông qua trung gian là môi giới, hoàn toàn lệ thuộc và môi giới về thông tin thị trường, hình thức thanh toán.
- Tóm lại, khi kênh thị trường được rút ngắn thì cả hai tác nhân nông dân và tác nhân chủ vựa đều gia tăng được lợi nhuận và việc rút ngắn kênh thị trường giúp mang lại hiệu quả hơn về tổng chi phí, tổng giá trị gia tăng và tổng lợi nhuận cho toàn kênh..
- Đồng thời khi liên kết ngang được tăng cường thì giúp cho nông dân giảm được chi phí và tăng thêm lợi nhuận..
- Bảng 4: Giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài Cát Hòa Lộc theo kênh nội địa.
- ĐVT: đồng/kg Khoản mục Nông dân Thương lái Vựa đóng.
- Kênh 4: Nông dân - Thương lái - Vựa phân phối ngoài tỉnh - Bán lẻ - Nội địa.
- Kênh 5: Nông dân - Vựa đóng gói trong tỉnh - Bán lẻ - Nội địa.
- Kênh 6: Nông dân - Bán lẻ - Nội địa.
- Lợi nhuận/chí phí (lần) 0,99 0,31.
- Hòa Lộc ước khoảng 12.599 tấn, qui đổi sang xoài cát Hòa Lộc loại 1 là khoảng 10.835 tấn.
- Khoản mục Nông dân.
- ngoài tỉnh Bán lẻ Tổng Chuỗi giá trị xoài Cát Hòa Lộc xuất khẩu.
- Lợi nhuận (đ/kg .
- Tổng lợi nhuận (tỉ đồng .
- Lợi nhuận trên mỗi chủ thể.
- Chuỗi giá trị xoài Cát Hòa Lộc nội địa.
- Chuỗi giá trị xoài Cát Hòa Lộc nội địa và xuất khẩu.
- Tổng lợi nhuận .
- Qua kết quả phân tích kinh tế chuỗi Bảng 5 cho thấy kênh nội địa tạo tổng giá trị sản lượng (tổng thu nhập) cao gấp 10 lần kênh xuất khẩu.
- Khi phân tích cho toàn chuỗi (cả kênh xuất khẩu và nội địa) thì tổng giá trị sản lượng của ngành hàng xoài cát Hòa Lộc mang lại khá lớn là khoảng 2.212 tỷ đồng/năm và tổng lợi nhuận đạt khoảng 405 tỷ đồng/năm.
- Điều quan trọng khi nghiên cứu chuỗi giá trị là không chỉ quan tâm đến tổng giá trị sản phẩm tạo ra lớn mà còn là sự tái phân phối lợi nhuận sao cho sự vận hành chuỗi được thông suốt, hài hòa lợi ích và bền vững..
- Kết quả phân tích chuỗi giá trị trong Bảng 5 cho thấy, tác nhân nông dân và tác nhân bán lẻ có lợi nhuận/kg đạt cao nhất và tổng lợi nhuận cũng đạt cao nhất.
- Nông dân đạt tổng lợi nhuận toàn chuỗi khoảng 252 tỷ đồng/năm và bán lẻ đạt tổng lợi nhuận khoảng 80 tỷ đồng.
- Tuy nhiên, lợi nhuận.
- trên mỗi chủ thể của tác nhân nông dân và bán lẻ cả hai kênh xuất khẩu và nội địa đều đạt thấp nhất, nông dân đạt lợi nhuận bình quân 59 triệu đồng/năm, bán lẻ khoảng 44 triệu đồng/năm..
- Xoài cát Hòa Lộc là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết..
- Xoài cát Hòa Lộc là loại trái cây đặc có giá trị kinh tế cao.
- Nông dân là mắt xích yếu nhất và dễ tổn thương nhất trong sự vận hành hệ thống của toàn chuỗi.
- Tuy nhiên, xã viên và nông dân bán xoài cho hợp tác xã có chi phí tăng thêm thấp và bán được giá cao nhất, gia tăng được lợi nhuận (lợi ích liên kết ngang)..
- Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị.
- Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp)