« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ


Tóm tắt Xem thử

- Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Ngữ văn 11 Thạch Lam được mệnh danh là một trong những cây bút lãng mạn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
- Câu chuyện là mảnh ghép của những lát cắt của một buổi chiều tà nơi phố huyện nghèo nàn.
- Bước ra từ tác phẩm là hình ảnh của kiếp người khác nhau trong cái nơi tù túng, đói khổ đó.
- Ngần ấy con người, mỗi người một công việc, một số phận, một câu chuyện nhưng họ cùng có một điểm chung là cuộc sống hằng ngày quanh quẩn bên cái đói, cái nghèo.
- Và tất cả đều chỉ quan tâm đến miếng cơm manh áo nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là hình ảnh Liên với những khát vọng và mơ ước đẹp đẽ..
- Thạch Lam đã mở đầu tâm trạng buồn đấy của Liên bằng không gian của một chiều tối với tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài bờ ruộng.
- Và trong cái thời khắc ngày tàn đó, hình ảnh duy nhất mà hai chị Liên đang mong chờ, hy vọng là chuyến tàu đêm đi qua phố huyện nhỏ.
- Đối với hai chị em chuyến tàu mang theo đó ánh sáng về một tương lai được quay trở lại với cuộc sống của những ánh đèn xanh đỏ, của đồ ăn ngon, của sự giàu có.
- Đó là thế giới khác hẳn với cuộc sống ở cái phố huyện nghèo này..
- những con người nơi đây.
- Đó là hình ảnh hai mẹ con chị Tí ngày ngày dọn gánh nước chè mưu sinh nhưng lại chẳng kiếm được bao nhiêu.
- Ta còn thấy trong bức tranh là hình ảnh của bác phở Siêu cả đêm chẳng kiếm được đồng nào, hình ảnh cả gia đình bác Sẩm “run rẩy”.
- Phố huyện nghèo, con người hiện lên trong phố huyện cũng nghèo nàn như thế.
- Ngần ấy con người trong phố huyện ngày ngày chỉ biết sống lầm lũi trong bóng đêm, sống qua ngày.
- Cô bé nhỏ tuổi ấy đã nhìn thấy được sự bế tắc trong cuộc sống của chính miền quê cô đang sống.
- Đồng cảm với họ, thấu hiểu họ chính vì thế Liên càng mong ngóng chuyến tàu đêm đi qua – thứ ánh sáng duy nhất mang theo cuộc sống phồn hoa, giàu có cho cả phố huyện này..
- Kết thúc câu chuyện là hình ảnh hai chị em Liên cùng nhau ngắm nhìn đoàn tàu đi qua rồi khuất dần, biến mất để lại trong Liên bao tiếc nuối, suy tư: ““Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.
- Có thể thấy, xuyên suốt câu chuyện là hình ảnh về một cô bé với tâm hồn nhạy, nhiều suy tư nhưng chính những mạch suy nghĩ đó của Liên đã phản ánh sự đối lập của hai thế giới:.
- một bên là cuộc sống tươi đẹp, tràn ngập ánh sáng với bên còn lại là phố huyện nghèo nàn, vất vả.
- Từ đây Thạch Lam muốn cho người đọc thấy được cái cuộc sống đáng thương của những đứa trẻ nghèo, của những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong cái xã hội khi mà đất nước vẫn đang chìm đắm trong nô lệ, nghèo đói..
- Một tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn, một câu chuyện tưởng như không có cốt truyện nhưng lại lôi cuốn người đọc lạ kỳ bởi hình ảnh thiên nhiên, con người được miêu tả dù buồn, dù khổ cực nhưng vẫn toát lên những vẻ rất thơ của nó.
- Có thể nói Thạch Lam đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh của Liên để từ đó gián tiếp truyền tải những triết lý sâu sắc của mình.
- Thạch Lam đã nhập thân vào nhân vật Liên để khám phá, cảm nhận phố huyện.
- Liên mới 8 tuổi nhưng đã sớm có những quan sát, nhạy cảm trước sự thay đổi của cuộc sống.
- Mọi diễn biến của cuộc sống xung quanh, từng sự thay đổi dù là sự nhỏ nhất của mảnh đất Liên đang sống cũng được nắm bắt qua đôi mắt và cảm nhận của Liên..
- Không gian phố huyện được mở ra như đượm một nỗi buồn hiu hắt.
- Nỗi buồn trong Liên càng được dấy lên khi màn đêm buông xuống, cả phố huyện chìm trong bóng tối, con người cũng bước ra, sinh hoạt trong bóng tối rồi lại lầm lũi đi vào màn đêm đen đặc.
- nơi phố huyện..
- Ngòi bút nhân hậu của Thạch Lam không muốn dìm mãi người đọc trong cái tăm tối, mòn mỏi, nghèo khổ mà còn tha thiết hướng con người về phía ánh sáng của sự sống để khơi lên niềm khao khát hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Cuộc sống càng mòn mỏi càng bế tắc thì hình ảnh chuyến tàu đêm càng đem lại cho con người hi vọng.
- Liên cùng những người dân phố huyện chờ đợi trong tâm trạng khắc khoải để sống trọn vẹn được một ngày.
- Đoàn tàu xuất hiện làm cho khung cảnh phố huyện khuấy động lên chút ít, làm không gian mới thực sự là phố huyện chứ không phải miền đời bị quên lãng.
- Hình ảnh đoàn tàu làm nảy sinh tâm trạng đợi tàu trong chị em Liên, An và nó đã trở thành thói quen, nếu không được trông thấy chuyến tàu đêm đi qua chắc hai chị em không còn nhớ những giây phút sống trong mơ ước, khát khao nữa..
- Thạch Lam là một nét chấm phá khác biệt của văn học lãng mạn.
- Giữa thời điểm người ta tìm cái lãng mạn ở cuộc sống thị thành thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút của mình để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của những con người nghèo khổ..
- Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ khi Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện..
- Nhưng gia đình sa sút, nên các em phải chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn sinh sống.
- Và mong ước ấy được thể hiện rõ nhất trong cảnh Liên chờ đoàn tàu cuối cùng đi qua phố huyện..
- Liên đã từng sống cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, được sống ở nơi tràn đầy ánh sáng, bởi vậy khi chuyển về đầy mặc dù đã quen với cái bóng tối ngập đầy khắp ngõ làng nhưng ở trong Liên vẫn dấy lên khát khao, hi vọng được hướng về Hà Nội xa xăm mà rực sáng.
- Một không gian rực rỡ, sang trọng hiện ra trước mắt cô bé, đó là hình ảnh của cuộc sống sung túc, đẹp đẽ, của một Hà Nội rực sáng mà cô đã từng được sống.
- Liên đợi tàu đây không phải lần đầu tiên, có lẽ từ ngày sống ở phố huyện đêm nào Liên cũng lặng lẽ chờ tàu đi qua, và có lẽ đêm nào trong cô cũng dâng lên những tiếc nuối như vậy.
- Khi đoàn tàu qua đến cả không gian bừng lên rực rỡ bao nhiêu thì lúc nó đi khỏi phố huyện đen tối, lắng lẽ bấy nhiều, cả không gian bị bao bọc bởi bóng tối, và những âm thanh ảm đạm: “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”..
- Hình ảnh đoàn tàu mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
- Đó là hình ảnh của quá khứ đẹp đẽ, của thế giới thần tiên mà Liên đã từng được chung sống.
- Nó còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà Liên, An cũng như người dân phố huyện đang khao khát hướng đến..
- Thông qua hình ảnh đoàn tàu Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thương cho số phận những đứa trẻ và người dân phố huyện.
- miêu tả tâm trạng nhân vật Liên với những nắm bắt tinh tế, nhanh nhạy khi đoàn tàu đi qua phố huyện và mơ ước đổi đời của em cũng như biết bao người.
- Hình ảnh giàu tính biểu tượng (đoàn tàu) chứa đựng nhiều thông điệp giàu ý nghĩa..
- Qua tâm trạng của nhân vật Liên khi chờ tàu, Thạch Lam đã gửi để thông điệp sâu sắc và ý nghĩa đến với người đọc: phải vượt thoát cuộc sống nghèo nàn, tù túng đơn điệu để vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Đây mới là cuộc sống thực sự của con người.
- Thạch Lam là một trong số những cây bút lãng mạn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Và có thể nói, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong số những sáng tác xuất sắc của Thạch Lam.
- Đọc thiên truyện, người đọc sẽ không thể nào quên được nhân vật Liên - một cô gái nơi phố huyện cũ với nhiều cung bậc cảm xúc, vừa mơ hồ, mong manh, vừa tinh tế và ẩn chứa nhiều ý nghĩa..
- Đó còn là màu sắc, là hình ảnh của “phương tây đỏ rực” và “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, là hình ảnh của dãy tre làng.
- Tất cả, tất cả những âm thanh, hình ảnh ấy đã quyện hòa vào nhau và tạo nên bức tranh phố huyện lúc chiều về, đồng thời, bức tranh ấy đã có tác động rõ nét đến tâm trạng, cảm xúc của Liên.
- Trước giờ khắc của ngày tàn, trong đôi mắt của Liên “bóng tối ngập đầy dần”, “cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tầm hồn ngây thơ của chị” và rồi “Liên thấy lòng buồn man mác”..
- Đặc biệt, khi nhìn thấy hình ảnh của những đứa trẻ con nhà nghèo “cúi lom khom trên mặt đất nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau phiên chợ”, Liên thấy “động lòng thương cảm”.
- Có lẽ cô thấy thương cho số phận của những đứa trẻ, cho những con người nơi phố huyện nghèo và thương cảm cho cả chính bản thân mình.
- Như vậy, có thể thấy, Liên là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm và đầy lòng trắc ẩn, thương yêu con người..
- Khi trời đã bắt đầu về đêm, khi bóng tối đã bao trùm lấy cả không gian phố huyện nghèo, trong Liên lại hiện lên bao nỗi niềm cảm xúc.
- Nhưng giờ đây, tất cả đã là quá khứ, nó chỉ còn là một miền kỉ niệm không còn rõ rệt trong Liên, để cô lại quay về với cuộc sống thực tại, ngắm nhìn cảnh vật, cuộc sống của những con người phố huyện lúc đêm khuya.
- Bóng tối ngập tràn cảnh vật, còn cuộc sống của những con người phố huyện nghèo thì tẻ nhạt, đơn điệu, ngày này qua ngày khác vẫn mãi một công việc, một suy nghĩ..
- Trước cuộc sống của những con người nơi phố huyện lúc đêm khuya, Liên không thể không cảm thấy xót xa, cảm thông với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo..
- Dẫu nơi phố huyện nghèo, trong Liên luôn hiện hữu một nỗi buồn man mác nhưng đâu đó trong tâm hồn của cô vẫn luôn ánh lên một ánh sáng, một tia hi vọng, một mong ước và một sự đợi chờ trong đêm.
- Tất cả những nỗi niềm ấy của Liên được nhà văn Thạch Lam khắc họa rõ nét qua cảnh đợi tàu.
- Đêm nào cũng thế, dù thật muộn, nhưng những con người nơi phố huyện nói chung, chị em Liên nói riêng vẫn thức và háo hức chờ đợi.
- chuyến tàu đi qua.
- Cũng như những người dân nơi đây, chuyến tàu chính là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên, bởi lẽ chuyến tàu ấy đã mang đến cho họ một thế giới khác với cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện.
- Như vậy, có thể thấy, việc chờ tàu là việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chị em Liên.
- Tóm lại, với cốt truyện đơn giản, ngôn ngữ giàu hình ảnh cùng giọng điệu tâm tình, thủ thủ và ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã xây dựng thành công nhân vật Liên - một nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc tinh tế và xúc động.
- Đồng thời, qua nhân vật Liên cũng giúp chúng ta thêm hiểu và thêm trân trọng tấm lòng của nhà văn Thạch Lam với những con người nơi phố huyện nghèo..
- Thạch Lam - nhà văn thành công với nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật.
- Liên - cô gái mới lớn mang tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống khi buồn man mác trong cảnh chiều tà, buồn sâu thăm thẳm lúc về đêm đặc biệt là điểm nhấn tâm trạng “mơ hồ khó hiểu” và háo hức, hồi hộp, vui mừng lúc chờ tàu trong truyện ngắn.
- Truyện không có chuyện - đặc trưng cho thể loại truyện ngắn của Thạch Lam kể về cuộc sống của những kiếp người lay lắt nơi phố huyện, đặc tả đi sâu vào thế giới nội tâm của Liên.
- Rồi cô quan sát tất cả những con người nơi đây.
- Sự lãng mạn của cảnh vật và cái hiện thực của cuộc sống con người đan xen vào nhau không chỉ khiến cho Liên mơ hồ khó hiểu mà còn làm cho người đọc người nghe cảm thấy băn khoăn, trăn trở về cuộc sống của những kiếp người nghèo khó..
- Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh.
- Nhân vật Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”.
- là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam.
- những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vưng ra từng tiếng, gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên.
- Dưới con mắt của một cô gái, hình ảnh hoàng hôn thật khác.
- Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà chính phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây, nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ.
- Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc nhưng những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó, dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao..
- Tâm trạng nhân vật Liên - một cô gái 9 tuổi còn được thể hiện qua cái nhìn của cô trong bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn.
- Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu,mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre thanh nứa thôi, nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc.
- Hình ảnh những rác rưởi vỏ cùng với những gì xuất hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn.
- Buồn không chỉ là do cô cảm thấy cuộc sống của cả những người ở đây đều nghèo khổ như cô mà còn chính cô cũng buồn vì không thể giúp được gì cho họ, kể cả những đứa trẻ.
- Đêm xuống hình ảnh của cuộc sống cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối, khiến cho Liên buồn hơn nhưng có lẽ nỗi buồn đó đã quá quen thuộc đối với cô.
- Hình ảnh của phố huyện chìm vào bóng tối, cách tác giả lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối thật đặc sắc.Khi chợ tàn đi đêm bắt đầu buông xuống,Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.
- Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc nơi đây.
- Liên mơ màng ngồi trên chiếc chõng mà ngắm cảnh tượng ấy, dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn sáng trong không gian phố huyện: đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ ngọn đèn, phên nứa khiến cho cát cũng hiện lên lóng lánh như những hạt vàng.
- Khi đêm đến cả phố huyện chìm trong một màn đêm không đáy.
- Hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm.
- Bên cạnh đó là gia đình nhà bác Sẩm với hình ảnh manh chiếu rách và hình ảnh đàn bầu, đứa con bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe.
- Trong Liên cảm nhận được tất cả sự cố gắng của tất cả mọi người vì cuộc sống mưu.
- Thêm một chút gia vị cho tâm hồn liên, hình ảnh con Tàu đêm đến sẽ khiến cho những con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó, và Liên cũng thế.
- Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây, khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào.
- Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu.
- Ánh mắt của Liên tập trung vào ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức kỉ niệm, cũng là niềm khát khao của cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này sẽ rất lâu nữa mới có được.
- Sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam.