« Home « Kết quả tìm kiếm

Phan tich dien ngon phe phan


Tóm tắt Xem thử

- phân tích diễn ngôn phê phán (CDA).
- Phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) đã ra đời như một hướng tiếp cận mới nhằm mang lại những hiểu biết mới và sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ (diễn ngôn) và xã hội.
- Ngoài việc phân tích các yếu tố từ ngữ và ngữ pháp một cách chi tiết, giai đoạn này cũng đòi hỏi người phân tích nhìn nhận diễn ngôn một cách tổng thể để thấy được cấu trúc vĩ mô của nó cũng như sự tương tác giữa các tham thể.
- Thao tác thứ hai là hiểu: tập trung vào các quá trình của diễn ngôn và sự phụ thuộc của các quá trình này vào kiến thức nền.
- Việc hiểu được thực hiện thông qua những yếu tố trong diễn ngôn và những gì trong vốn kiến thức của chủ thể diễn giải.
- Nói cách khác, các yếu tố trong diễn ngôn đóng vai trò là giao diện giữa kiến thức nền và việc hiểu diễn ngôn.
- Khía cạnh thứ nhất là các tác động của diễn ngôn lên xã hội và khía cạnh thứ hai là sự quy định của xã hội đối với diễn ngôn.
- Mục đích của bài viết này là góp phần khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội và vật chất của con người thông qua việc phân tích một diễn ngôn của TT Bush gửi TT Saddam Hussein ngày xem phụ lục).
- Tại thời điểm của bài phát biểu này, quân Mĩ và quân đồng minh đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến với I-Rắc.
- Trong bài viết này, chúng tôi muốn thử nghiệm mô hình Fairclough đối với một diễn ngôn cụ thể, và sau đây là kết quả phân tích.
- Miêu tả hình thức - kí hiệu của diễn ngôn 2.1.
- Qua phân tích từ ngữ sử dụng trong bài phát biểu của tổng thống Bush, có thể thấy được một số ý nghĩa ẩn chứa trong đó như sau.
- Xét về thể loại diễn ngôn, có thể thấy rằng tham thể của kiểu diễn ngôn này là người nói và người nghe - những người có mặt tại Cross Hall tại thời điểm của bài phát ngôn.
- Mở đầu bài phát biểu, ông hướng tới đối tượng là người dân Mĩ - đối tượng chính của bài phát biểu này: my fellow citizens.
- Trong phần tiếp theo của bài phát biểu, lời lẽ của ông dần chuyển sang người dân I-Rắc, và dần được thu hẹp hơn là những người đang phục vụ cho quân đội I-Rắc.
- And all Iraqi military and civilian personnel should listen carefully … Đến những dòng tiếp sau đó, ông lại chuyển đối tượng giao tiếp của mình tới tổng thống I-Rắc Saddam Hussein: Saddam Hussein and his two sons must leave Iraq within 48 hours … Điều có thể nói ở đây là mặc dù Bush đang chuyền tải thông điệp của mình đến người dân Mĩ, song bài phát biểu không chỉ dành cho họ nghe mà đối tượng giao tiếp của ông ở đây còn bao gồm những công dân I-Rắc, tổng thống I-Rắc, cũng như toàn bộ thế giới.
- Điều này đã được người nói ý thức đầy đủ, thể hiện qua những ngôn từ mà ông dùng để hướng đến đối tượng người nghe cụ thể trong từng phần của bài phát biểu.
- Một cách tổng thể, ngôn ngữ được dùng trong bài phát biểu là ngôn ngữ trang trọng.
- Kết quả xem xét ngôn từ được sử dụng trong bài phát biểu một cách kỹ lưỡng cho thấy sự hiện diện của một trường từ vựng mà ở đó tập trung cao độ các từ mang nghĩa tiêu cực.
- Sử dụng trường từ vựng cũng là một công cụ để thể hiện tư tưởng (Fair Clough, 2001).
- Trong toàn bài phát biểu, có tất cả 23 lần đại từ “we” xuất hiện.
- Việc sử dụng đại từ có giá trị thiết lập mối quan hệ giữa các tham thể trong một diễn ngôn và ở đây nó đã đặt Bush vào vai trò đại diện cho dân chúng Mĩ, đại diện cho Liên Hợp Quốc và tất cả những ai căm thù khủng bố.
- Trong tổng số 155 cú của bài phát biểu, chúng tôi thấy có 17 cú bị động - chiếm 11%.
- Việc sử dụng đại đa số là cú chủ động đã làm cho nội dung thông tin của bài phát ngôn hết sức rõ ràng với cấu trúc thông tin: ai/ cái gì làm gì/ xảy ra với đối tượng nào.
- Điều này cho thấy sự ý thức rõ về tầm quan trọng của thông tin của diễn giả.
- Bằng một số cú bị động khác, diễn giả lại thể hiện ý chí quyết tâm hành động của mình.
- Một lượng nhỏ các cú bị động cũng được sử dụng nhưng hiệu quả không phải là tạo sự mập mờ về nghĩa mà là sự nhấn mạnh thể hiện tư tưởng của cá nhân diễn giả.
- c) Thức Trong ba loại thức mà FairClough (2001) đưa ra: trần thuật, mệnh lệnh và nghi vấn thì chỉ có hai loại đầu được tìm thấy trong bài phát ngôn.
- Với một lượng lớn thức trần thuật như vậy, trọng tâm của bài phát biểu là đưa thông tin.
- Vị trí của diễn giả là người đưa thông tin và khán giả là người nhận thông tin.
- Theo Halliday [3,1978], việc sử dụng ngôn ngữ đều có lí do.
- Trong việc đưa ra thông tin (khi không được hỏi) và yêu cầu người khác làm gì đó, diễn giả đã thể hiện quyền lực của mình đối với thính giả.
- Nhận định này được làm rõ bằng thực tế là không hề xuất hiện một yếu tố ướm hỏi nào trong suốt bài phát biểu (Yếu tố ướm hỏi thường xuất hiện cùng câu hỏi dạng Có/ Không).
- Ai đó có thể lập luận rằng việc phân bố các loại thức là do thể loại diễn ngôn quy định.
- Trong diễn ngôn phát biểu, câu nghi vấn thường không được sử dụng nhiều vì cơ hội để diễn giả nhận phản hồi là ít.
- Chúng tôi không phủ nhận điều này mà nhìn nhận từ một khía cạnh khác: Chính thể loại diễn ngôn (ở đây là diễn ngôn phát biểu) đã khẳng định vị trí cũng như quyền lực của tham thể.
- d) Tình thái Cả hai dạng tình thái quan hệ và tình thái thể hiện đều được tìm thấy trong bài phát biểu tuy nhiên tình thái thể hiện vượt trội về số lượng - thể hiện sự đánh giá của diễn giả về hiện thực.
- Uy quyền của diễn giả còn được thể hiện ở việc sử dụng tình thái quan hệ với ý nghĩa yêu cầu bắt buộc của must (2 lần) và should (2 lần).
- Điều có thể được kết luận qua việc phân tích tình thái là cả hai loại tình thái đều được thấy trong bài phát biểu và cả hai loại này đều đặt người nói vào vị trí quyền lực trong việc quyết định điều cần làm (đưa ra mệnh lệnh) và điều gì là lẽ phải (đưa ra thực tế và thể hiện sự chắc chắn) e) Giá trị liên kết Trong bài phát biểu có nhiều phương tiện kết nối được sử dụng song hiện tượng nổi bật nhất là việc lặp từ.
- Trên bình diện nội dung, ta sẽ thấy chúng có mối liên hệ nào đó với nhau tạo nên một chủ thể thường trực trong suốt bài phát biểu.
- Hai cụm từ này, cùng với dạng thức đại từ thay thế của chúng được lặp đi lặp lại trong suốt bài phát biểu như một sợi chỉ xuyên các mạch ý lại với nhau.
- Không lấy gì là quá khi nhận định rằng đây là một bài phát biểu có định hướng I-Rắc.
- Ba cụm từ này như làm thành vòng tròn nổi bật trên nền ý của bài phát biểu tạo một sự liên tưởng và khắc sâu về mối liên hệ giữa chúng.
- Việc sử dụng lặp từ như vậy đã thể hiện tư tưởng chủ quan của diễn giả dù là vô tình hay hữu ý.
- Theo Halliday [4,1994], khi sử dụng các cú vật chất, mục đích trước tiên của người nói là mô tả hành động và sự kiện.Tác thể của những cú vật chất trong bài phát biểu hầu hết rơi vào một trong hai đối tượng: Mĩ hay I-Rắc.
- Việc đánh giá cục diện chính trị như vậy là hoàn toàn mang tính chủ quan của diễn giả.
- Điều này làm cho bài phát biểu ít nhiều mang tính tuyên truyền mà ở đó nội dung tuyên truyền lại được đăng tải rất kín đáo.
- g) Tổ chức của diễn ngôn.
- Cấu trúc đề thuyết Trong việc tìm hiểu cấu trúc đề của bài phát biểu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đề ngữ chủ đề (chiếm 77,8.
- Dạng thức phát triển đề trong bài phát biểu này là dạng thức song song, ở đó các đề ngữ được lặp lại chứ không phải được phát triển từ thuyết ngữ.
- Trong bài phát biểu này, ở một vài vị trí đề ngữ, Bush đã đưa ra một số tiền giả định: Our good faith, peaceful efforts to disarm the Iraqi regime, all the decades of deceit and cruelty, before the day of horror can come, recognizing the threat to our country, the terrorist threat to America and the world, their refusal to do so, as our coalition takes away their power, in a free Iraq, the day of your liberationăithen the dictator has departed.
- Đây là những điều mà diễn giả cho là thực tế hay những điều đã biết.
- Ngoài những phân tích về đề ngữ chủ đề như trên, cũng cần đề cập thêm một chút về đề ngữ liên nhân - loại đề ngữ xuất hiện rất ít trong bài phát biểu này.
- Trên thực tế, ở một diễn ngôn phát biểu, sự tương tác giữa các tham thể thường rất ít nếu có.
- Cấu trúc vĩ mô Trọng tâm của phần này là cấu trúc vĩ mô của diễn ngôn.
- Chính vì mục đích giao tiếp gắn liền với ý đồ của người nói, cho nên việc tìm ra cấu trúc vĩ mô của bài phát biểu cũng sẽ giúp chúng ta rõ hơn về tư tưởng của người tạo diễn ngôn.
- Để minh họa cho cấu trúc này chúng tôi xin được sơ lược trình bày về nội dung của từng phần, thể hiện qua những phân đoạn của bài phát biểu.
- Phần nêu tình huống được diễn giả trình bày trong phần đầu tiên của bài phát biểu, nêu ra tình hình chính trị xung quanh vấn đề I-Rắc, giúp định hướng thính giả về mục đích bài phát biểu.
- Phần này của bài phát biểu nhằm trả lời cho câu hỏi Diễn giả đang nói về ai, về vấn đề gì? Điểm nổi bật là phần vấn đề lại được trình bày lồng ghép trong phần tình huống.
- Điều này cũng dễ hiểu bởi tình huống mà diễn giả đang đề cập theo quan điểm của người nói là một tình huống có vấn đề.
- Đây là một phần khá dài trong bài phát biểu vì thế ngoài việc đánh giá giải pháp (4), chúng ta còn tìm thấy những mục đích khác của diễn giả đó chính là lời kêu gọi ủng hộ của quần chúng thính giả bao gồm dân chúng I-Rắc (5) và sự thể hiện lòng quyết tâm của Bush (6).
- (6) Nhìn chung, khi cấu trúc vĩ mô của bài phát biểu đã được thấy rõ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mục đích của diễn giả trong bài phát biểu này.
- Ban đầu bài phát biểu không có tên gọi của nó, sau người ta quen dần với cách gọi là tối hậu thư của tổng thống Bush gửi tổng thống Hussein.
- Tuy nhiên nếu thấy được cấu trúc vĩ mô của bài phát biểu, chúng ta sẽ thấy diễn giả đã dẫn dắt người nghe như thế nào từ chỗ làm rõ về tình huống, đưa ra vấn đề, tuyên bố hướng giải quyết và thuyết trình về giá trị của nó.
- Với một bài phát biểu có cấu trúc chặt chẽ và hợp lý như thế, không thể nói là diễn giả không thể hiện tư tưởng của mình trong đó.
- Trong việc nhìn nhận ngữ cảnh, chúng tôi cố gắng tái hiện quá trình mà các tham thể tham gia vào diễn ngôn bằng việc trả lời một số câu hỏi.
- Trong tương tác này, loại hoạt động là phát biểu trước công chúng về một vấn đề chính trị.
- Câu hỏi thứ hai là Chủ đề của diễn ngôn này là gì?: Chủ đề chính của phát biểu là vấn đề I-Rắc và mối đe dọa từ đất nước này.
- Với bài phát biểu này, mục đích của diễn giả có thể nói là đa chiều mà trong đó quan trọng nhất là đưa ra một tối hậu thư cho tổng thống Hussein.
- Một mục đích khác nữa của diễn giả là một lần nữa thông báo cho thế giới về một cuộc chiến rất có thể sẽ xảy ra tại I-Rắc.
- Sở dĩ người phân tích dùng từ một lần nữa, và nhấn mạnh lại là vì, tổng thống Bush cũng đã đôi lần phát biểu về vấn đề này và bài phát biểu này chỉ là một trong một chuỗi các bài phát biểu về cùng một vấn đề.
- Câu hỏi thứ ba là những ai là tham thể và quan hệ của họ như thể nào? Trong diễn ngôn này, tham thể là tổng thống Mĩ George Bush với vai là diễn giả và dân chúng Mĩ là thính giả chính thức.
- Diễn giả đặt mình ở vị trí cao nhất với tư cách là tổng thống - lãnh tụ chính trị tối cao bằng việc đưa ra một bài phát biểu tại Cross Hall.
- Trong suốt bài phát biểu dài 14 phút, không có sự trao đổi ý kiến từ phía người nghe - điều này cho thấy vị trí độc quyền của diễn giả trong diễn ngôn này.
- Loại diễn ngôn luôn ẩn chứa trong nó sự mặc định về mối quan hệ xã hội của các tham thể.
- Vai còn lại của diễn ngôn thuộc về công chúng xét trên nghĩa rộng vì không chỉ công chúng Mĩ lắng nghe bài phát biểu này mà có thể là công chúng đây đó trên toàn thế giới.
- Tuy nhiên có một thực tế là thính giả thuộc các nhóm người có tư tưởng chính trị khác nhau với ý thức về mối quan hệ xã hội khác nhau trong kiến thức nền của mình sẽ lĩnh hội bài phát biểu này một cách khác nhau.
- Câu hỏi cuối cùng là ngôn ngữ đóng vai trò gì trong diễn ngôn này? Ngôn ngữ được sử dụng trước hết như một công cụ để truyền tải thông tin, yêu cầu hành động và biểu hiện thái độ.
- Nếu nhìn vào lịch sử các bài phát biểu của tổng thống Mĩ, chúng ta sẽ thấy một loạt các bài phát biểu có liên hệ với nhau về các vấn đề được đề cập.
- Điển hình là các bài phát biểu của ông Bush ngày và 12/09/2002.
- Chính vì lẽ một văn bản này luôn có mối quan hệ với các văn bản khác, hay nói rộng hơn là diễn ngôn luôn có tính lịch sử, khi các tham thể tham gia vào diễn ngôn, họ cần ý thức được điều này.
- Với vị trí là diễn giả khi đưa ra bài phát biểu này, ông Bush tiền giả định rằng thính giả của ông đã có kiến thức về các vấn đề có liên quan.
- Trong bài phát biểu chúng ta bắt gặp rất nhiều tiền giả định như vậy.
- Ví dụ ngay câu đầu tiên diễn giả nói.
- Với tư cách là người tiếp nhận ngôn bản, thính giả có đạt tới được sự diễn giải như người nói mong chờ hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có xác định được mối liên hệ của diễn ngôn này với các diễn ngôn khác hay không.
- Việc diễn giải các quá trình của diễn ngôn đã làm rõ mối quan hệ xã hội của các tham thể và sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất cũng như tiếp nhận ngôn bản.
- Giải thích Trong giai đoạn cuối cùng của bài phân tích này, diễn ngôn được nhìn nhận như một thành tố của quá trình biến đổi xã hội để thấy tác động của xã hội đối với diễn ngôn và ngược lại.
- Thứ nhất: tác động của xã hội lên diễn ngôn này như thế nào?.
- Bối cảnh chính trị chứa đựng diễn ngôn này là cuộc chiến giữa hai phía: Phía Mĩ (có thể hạn định là chính quyền của tổng thống Bush) và phía I-Rắc.
- Chính quan hệ quyền lực được hình thành mà ở đó ông Bush nắm phần quyền lực mạnh hơn đã đặt ông Bush vào vị trí người buộc tội trong diễn ngôn này.
- Đây chỉ là một trong số những luận điểm để khẳng định rằng diễn ngôn này bị quy định bởi quan hệ xã hội.
- Sự quy định của xã hội đối với diễn ngôn lại cần trung gian là kiến thức nền của nguời nói trong quá trình sản sinh ngôn bản và của người nghe trong quá trình tiếp nhận ngôn bản.
- Nếu người nghe có và vận dụng được khối kiến thức nền về quan hệ xã hội này thì khi đó hiệu quả của diễn ngôn sẽ tác động trở lại để thay đổi quan hệ xã hội.
- Thứ hai, diễn ngôn này tác động lại quan hệ xã hội như thế nào? Diễn ngôn được chọn phân tích là một diễn ngôn có vị trí rất quan trọng trong quá trình cuộc chiến.
- Diễn ngôn đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến từ đối thoại chuyển sang chiến tranh vũ trang.
- Hơn thế nữa, diễn ngôn còn củng cố vị trí quyền lực của tham thể - diễn giả, điều này lại tiếp tục tác động đến các diễn ngôn sau này.
- Diễn ngôn có thể làm thay đổi cách nghĩ của công chúng về nước Mĩ, nước I-Rắc, hay về cuộc chiến.
- Diễn ngôn như một lời tuyên chiến có thể khuấy động những làn sóng phản đối hay đồng tình trên toàn thế giới.
- Kết luận được đưa ra ở đây là diễn ngôn và quan hệ xã hội có tác động biện chứng qua lại, chính vì lẽ đó mà bao đời nay con người đã dùng rất nhiều lời lẽ để thực hiện hay giải quyết xung đột xã hội.
- Diễn ngôn không chỉ là tập quán mà còn là sự thể hiện xã hội văn hoá