« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp vùng núi tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CANH TÁC NÔNG-LÂM KẾT HỢP VÙNG NÚI TỈNH AN GIANG.
- Hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp, hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi, tỉnh An Giang Keywords:.
- Hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp là phương thức để cải thiện sinh kế nông dân và hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi.
- Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp (NLKH) vùng núi tỉnh An Giang, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển các hệ thống canh tác này.
- Có 90 hộ nông dân đang canh tác NLKH ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được phỏng vấn.
- Hệ thống trồng xen cây ăn trái và cây rừng chiếm ưu thế, trồng xen với tỷ lệ tương ứng là 80:20.
- Nguồn nước tưới và mật độ cây rừng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của hệ thống canh tác.
- Phân tích hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp vùng núi tỉnh An Giang.
- Hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp (NLKH) là hệ thống sử dụng đất, trong đó có sự kết hợp giữa cây trồng và/hoặc vật nuôi với cây lâu năm theo thời gian hoặc không gian.
- Đây là phương thức canh tác mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân trong hệ sinh thái (HST) rừng (Lundgren and Raintree, 1983.
- Ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình canh tác NLKH trong chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc đã giúp khôi phục lại rừng tự nhiên bị suy thoái..
- Thực tế, nó có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu, khi cây lâm nghiệp khép tán, người dân không thể canh tác nông nghiệp, gây khó khăn cho đời sống người dân..
- Trong nhiều năm qua, để duy trì tính bền vững HST rừng và tạo thu nhập ổn định cho người dân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang đã khuyến khích người dân canh tác NLKH theo mô hình cây rừng kết hợp cây ăn trái, chủ yếu là mô hình keo-sao-xoài với mật độ cây trồng 600 cây/ha, theo tỷ lệ diện tích trồng 60%.
- cây rừng - 40% cây ăn trái.
- Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của mô hình thấp, thu nhập chủ yếu là xoài, nông dân có xu hướng giảm diện tích cây rừng để tăng diện tích cây ăn trái (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018).
- Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm ra giải pháp cải tiến sức sản xuất của hệ thống canh tác NLKH, nâng cao hiệu quả canh tác để tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời duy trì HST rừng vùng núi tỉnh An Giang.
- Hiện nay, hệ thống canh tác NLKH của hai huyện vùng núi tỉnh An Giang đặc trưng với ba mô hình canh tác: rừng – xoài, rừng – cây có múi (cam, quýt, bưởi), và rừng – cây ăn trái khác (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018).
- Phỏng vấn sâu người am hiểu (6 người), để thu thập các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình canh tác.
- Thảo luận nhóm (một nhóm/xã, 8 – 10 người/nhóm), bằng công cụ dòng lịch sử, bản đồ mặt cắt sinh thái và phỏng vấn bán cấu trúc để đánh giá sự thay đổi của hệ thống canh tác, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hệ thống canh tác.
- Đối tượng được mời phỏng vấn là nông dân có đất trên núi và có kinh nghiệm canh tác NLKH từ 5 năm trở lên tại hai xã..
- Phỏng vấn 90 hộ dân canh tác hệ thống NLKH để thu thập thông tin về nguồn lực nông hộ, các chi phí đầu tư, doanh thu và lợi nhuận của các hệ thống canh tác.
- Hộ được chọn phỏng vấn là những hộ đang canh tác NLKH trên vùng núi tại xã Lê Trì và xã An Cư, bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo mô hình canh tác (rừng – xoài, rừng – cam quýt bưởi, rừng – cây khác) dựa trên danh sách hộ của các ấp..
- Hạch toán hiệu quả tài chính và so sánh sự khác biệt về hiệu quả tài chính giữa các hệ thống canh tác khác nhau:.
- Sự khác biệt về chỉ số tài chính giữa các hệ thống canh tác được đánh giá qua phân tích phương sai.
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm tìm ra yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của hệ thống canh tác, trong đó:.
- Biến phụ thuộc (Y): Lợi nhuận của hệ thống canh tác NLKH.
- o X5: Diện tích đất canh tác NLKH (ha) o X6: Thể tích hồ chứa nước tưới của hệ.
- o X7: Khoảng cách nguồn nước tưới đến đất canh tác (km).
- o X8: Tỷ lệ % diện tích cây rừng trong 01 ha mô hình canh tác.
- o X9: Mật độ cây trồng (cây/1.000 m 2 ) Giả định cho mô hình hồi quy tuyến tính được xác định (phân phối chuẩn, đồng nhất phương sai, tính độc lập giữa các biến X i và cộng tuyến) và tính phù hợp của mô hình được đánh giá qua sự gần đúng của hằng số biểu diễn tung độ gốc của đường hồi quy tổng thể và giá trị trung bình của biến Y..
- Sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 327-CT ngày 15/9/1992 về việc sử dụng đất trống đồi núi trọc và Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về việc thực hiện trồng mới 05 triệu ha rừng nhằm để phục hồi lại HST tự nhiên đã bị suy thoái, hệ thống canh tác NLKH của vùng bắt đầu hình thành và phát triển.
- Bên cạnh đó, để tạo thu nhập cho người dân tham gia phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo Quyết định 327-CT, ngành lâm nghiệp tỉnh An Giang đã khuyến khích người dân trồng cây rừng kết hợp với trồng cây ăn trái, chủ yếu mô hình keo-sao-xoài (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2010).
- Trên cơ sở đó, các hệ thống canh tác NLKH đã hình thành và phát triển đến ngày nay (Bảng 2)..
- Bảng 2: Sự thay đổi có liên quan đến hệ thống canh tác vùng núi tỉnh An Giang Thời gian Tình trạng và sự thay đổi Yếu tố chi phối.
- Trồng mới rừng và cây ăn trái, chủ yếu là mô hình keo – sao – xoài.
- Bên cạnh đó, khi cây rừng và cây ăn trái lớn và khép tán, người dân không còn trồng rau/màu dưới tán cây rừng và cây ăn trái, nên làm giảm tính đa dạng trong sản xuất và nguồn thu trong hệ thống canh tác.
- Đây là một trong các hạn chế của hệ thống canh tác NLKH vùng núi ở An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung (Nguyễn Viết Khoa và ctv, 2008)..
- 3.2 Hệ thống canh tác NLKH 3.2.1 Đặc điểm hệ thống canh tác.
- Dựa vào quan điểm đó, vùng núi tỉnh An Giang đã xác định được ba mô hình canh tác NLKH chủ yếu: rừng - xoài, rừng – cây có múi (cam, quýt, bưởi) và rừng – cây khác (chuối, dừa, mít, mãng cầu hoặc tầm vông).
- Các mô hình canh tác này được trồng với mật độ khoảng 393 cây/ha và tỷ lệ kết hợp trung bình 20% cây rừng và 80% cây.
- ăn trái.
- diện tích các loài cây ăn trái..
- Hệ thống canh tác NLKH được phân bố từ chân núi (cao 30 m so với mặt nước biển) trở lên đỉnh.
- Trong đó, mô hình rừng – cây có múi là các mô hình canh tác được trồng chủ yếu trên đỉnh núi, có độ cao 400 m (so với mặt nước biển) trở lên, do đất đai tương đối bằng phẳng nên có thể trữ nước để tưới cho cây ăn trái.
- Còn lại hai mô hình canh tác rừng – xoài và rừng – cây khác được trồng rải rác khắp vùng núi từ chân núi đến đỉnh núi.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng đỉnh núi có địa hình tương đối bằng phẳng, có các ao trữ nước tưới nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình canh tác cây ăn trái kết hợp cây rau/màu.
- Mô hình kết hợp này đáp ứng được mục tiêu đa dạng sinh kế, đồng thời bảo vệ môi trường và phù hợp với thói quen canh tác của người dân.
- thể tận dụng nguồn lao động gia đình để phát triển chăn nuôi hộ gia đình kết hợp trồng cây ăn trái để nâng cao hiệu quả của sự kết hợp trong canh tác..
- rất khó canh tác cây ăn trái.
- Không có nước tưới vào mùa khô - Có hệ thống thủy lợi.
- Về lao động, các hộ dân canh tác NLKH tại hai xã Lê Trì và An Cư trung bình có hai lao động nông nghiệp trong gia đình, trong đó số lao động nam nhiều hơn lao động nữ, với tỷ lệ nam nữ tương ứng 2:1.
- vào canh tác NLKH có trình độ học vấn trung bình lớp 7, trong đó người có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống chiếm gần 90%, khoảng 10% là cấp 3 và không có người có trình độ cao đẳng và đại học..
- Kinh nghiệm canh tác đất vùng núi trung bình là 20 năm và đa số chủ hộ tự khai thác đất hoang để canh tác (Bảng 3)..
- Kinh nghiệm canh tác NLKH (năm .
- Khoảng 70% hộ dân có đất canh tác nằm ở vùng đỉnh núi và đều có ao trữ nước để tưới cho cây trồng, còn lại đất ở sườn núi.
- Bảng 4: Diện tích đất canh tác của nông hộ.
- Đối với hoạt động canh tác cây ăn trái, chi phí đầu tư hằng năm trung bình 20 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn nhiều so với tổng chi phí trồng lúa 3 vụ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là 57,43 triệu đồng/ha/năm (Nguyen and Howie, 2018)..
- Nhìn chung, để đầu tư cho mô hình canh tác cây ăn trái đòi hỏi người dân cần phải có vốn đầu tư, có kinh nghiệm và có kỹ thuật (Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong, 2014).
- Qua kết quả nghiên cứu, nông hộ tham gia canh tác NLKH có nhiều kinh nghiệm, trung bình 20 năm, so với mô hình trồng xoài ở Đồng Tháp là 16 năm.
- Tuy nhiên, trình độ học vấn của người trực tiếp canh tác không cao, người có trình độ cấp 3 khoảng 10%, so với mô hình trồng xoài ở Đồng Tháp là 22%.
- Trình độ học vấn thấp là một trong những yếu tố có liên quan đến việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong trong canh tác nông nghiệp..
- Hình 3: Nguồn vốn canh tác nông lâm kết hợp của nông hộ 3.2.3 Hiệu quả tài chính hệ thống canh tác.
- Kết quả phân tích cho thấy tổng chi phí đầu tư của ba mô hình canh tác NLKH khác biệt không có ý nghĩa, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn của mô hình.
- rừng – cây có múi cao hơn hai mô hình canh tác còn lại (Bảng 5)..
- Tổng chi phí đầu tư của các mô hình canh tác NLKH (dao động từ triệu đồng/ha/năm).
- Nguồn vốn canh tác nông lâm kết hơp.
- thấp hơn so với các mô hình canh tác khác tại địa phương như so với mô hình canh tác lúa 3 vụ ở huyện Tri Tôn là 57,4 triệu đồng/ha/năm (Nguyen and Howie, 2018), hoặc so với trồng quýt hồng ở huyện Tịnh Biên 84,7 triệu đồng/ha/năm (Võ Hồng Tú và ctv, 2018).
- Mật độ canh tác thưa (314 cây/ha) nên làm giảm các chi phí đầu tư của mô hình.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng phân chuồng trong canh tác còn giúp giảm chi phí đầu tư phân thuốc triệu đồng/ha/năm), chi phí này đối với mô hình trồng xoài ở Đồng Tháp là 51,4 triệu đồng/ha/năm (Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong, 2014)..
- Bảng 5: So sánh hiệu quả tài chính các mô hình canh tác nông-lâm kết hợp.
- Với chi phí đầu tư thấp, hiệu quả đồng vốn của mô hình rừng – cây có múi (3,46) cao hơn so với một số mô hình canh tác khác.
- Theo Võ Hồng Tú và ctv (2018), mô hình canh tác quýt hồng ở huyện Tịnh Biên là một trong số mô hình canh tác cây ăn trái có lợi nhuận cao (131,3 triệu đồng/ha/năm), tuy nhiên do mô hình canh tác chuyên canh với chi phí đầu tư khoảng 84,7 triệu đồng/ha/năm, nên hiệu quả đồng vốn chỉ còn 1,55.
- Tương tự, đối với mô hình chuyên canh bưởi da xanh ở Bến Tre có lợi nhuận 244,5 triệu/ha/năm, nhưng do chi phí cao 104,1.
- 3.2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp.
- Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình canh tác NLKH (Bảng 6) cho thấy các yếu tố trong mô hình đều có xu hướng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình canh tác.
- X4: Tổng diện tích canh tác .
- Nguồn nước tưới là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của mô hình canh tác, hồ chứa nước lớn và gần là yếu tố thuận lợi làm tăng lợi nhuận của mô hình.
- Bên cạnh đó, tỷ lệ diện tích cây rừng trong mô hình canh tác phù hợp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình.
- Trên thực tế, tùy thuộc vào điều kiện đất đai và nguồn nước của các tiểu vùng sinh thái mà người dân lựa chọn mô hình canh tác rừng – xoài, rừng – cây có múi hay rừng – cây khác phù hợp.
- Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (2002), vấn đề sử dụng đất, địa hình, chế độ nước và độ phì nhiêu đất đai là những yếu tố gần như quyết định đến chế độ canh tác của vùng..
- 3.3 Khó khăn và giải pháp phát triển hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp.
- Bên cạnh giải pháp cung cấp nước tưới, việc lựa chọn mô hình canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái, tối ưu hóa kỹ thuật cây trồng và các lợi ích từ sự kết hợp là giải pháp được ưu tiên ở cấp nông hộ..
- Bảng 7: Khó khăn trong quá trình canh tác theo ý kiến của nông dân.
- 5 Chính sách hỗ trợ giao khoán đất bảo vệ rừng có mức phí thấp 22,4 Hạn chế về đầu tư giống và kỹ thuật canh tác là.
- do sự khác nhau về điều kiện đất đai và nguồn nước của các tiểu vùng sinh thái, nên việc lựa chọn giống và kỹ thuật canh tác thích hợp là thách thức làm hạn chế khả năng đầu tư của nông dân.
- Vì vậy, cần phải có giải pháp chuyển đổi giống cây trồng phù hợp và tối ưu hóa kỹ thuật cây trồng, qua đó góp phần khai thác hiệu quả sự kết hợp trong canh tác NLKH.
- Để lựa chọn mô hình canh tác NLKH phù hợp cần phải đánh giá độ thích nghi một số loại cây trồng đặc trưng, có khả năng chịu hạn, kháng bệnh, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các lợi ích kết hợp trong canh tác.
- Hơn nữa, kỹ thuật canh tác của nông dân còn hạn chế, nên để đảm bảo các mô hình được canh tác hiệu quả cao, người dân cần phải thường xuyên cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật có liên quan và các thông tin giá cả thị trường để giúp người dân có đủ năng lực và kịp thời ứng dụng ở cấp nông hộ..
- Nhìn chung, các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của hệ thống canh tác NLKH, đặc biệt là giữ rừng và bảo vệ tài nguyên rừng phòng hộ.
- địa phương các cấp cần có sự quan tâm và hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân canh tác NLKH lâu dài..
- Hệ thống canh tác NLKH vùng núi tỉnh An Giang đã hình thành và phát triển, đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống người dân có đất vùng núi.
- Hệ thống canh tác NLKH phát triển đã giúp giữ được HST rừng và tăng độ che phủ rừng.
- Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác chủ yếu từ cây ăn trái như xoài, cam, quýt, bưởi và một số cây bản địa khác.
- Nguồn nước tưới và tỷ lệ diện tích trồng cây ăn trái phù hợp là hai yếu tố góp phần cải tiến lợi nhuận canh tác và thu nhập cho nông dân.
- Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống canh tác NLKH vùng núi là cần phải cung cấp nước tưới, chuyển đổi canh tác cây trồng phù hợp và tối ưu hóa sự kết hợp cây rừng với các loại cây trồng khác trong canh tác.
- Các mô hình canh tác NLKH được đề nghị xem xét là mô hình kết hợp cây rừng với cây ăn trái và rau màu/hoặc dược liệu ở vùng đỉnh núi và mô hình rừng với cây ăn trái và chăn nuôi hộ gia đình ở vùng chân núi.
- Tỉnh An Giang..
- Đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp.
- Đánh giá tác động môi trường trong canh tác bưởi (Citrus maxima Merr.) và xoài (Mangifera indica L.) ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Kỹ thuật canh tác trên đất dốc.