« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Bến Tre


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO XA BỜ (>90 CV) Ở TỈNH BẾN TRE Nguyễn Thanh Long 1.
- Khai thác thủy sản, xa bờ, lưới kéo, kỹ thuật, tài chính.
- Nghiên cứu hoạt động của nghề lưới kéo xa bờ được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 6/2014 tại 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre là huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
- Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 35 hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ với nội dung về số tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, những loài khai thác chính, sản lượng khai thác và hiệu quả tài chính.
- Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Bến Tre có 687 chiếc, chiếm 18,8% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre..
- Sản lượng khai thác trung bình là 91,3 tấn/tàu/năm, trong đó cá tạp chiếm 52%.
- Không có hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ nào bị thua lỗ.
- Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn xa bờ là giá nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu vốn và thiếu lao động..
- nhỏ trải dọc bờ biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt và hồ chứa tạo nên tiềm năng lớn về khai thác thủy sản (KTTS) (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009)..
- Đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển dài trên 780 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 297.000 km 2 giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy sản với trữ lượng thủy sản ước trên 2 triệu tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
- SLKT của nghề lưới kéo chiếm khoảng 40%/năm tổng sản lượng cá biển khai thác, số lượng tàu thuyền của nghề chiếm khoảng 27% tổng số tàu thuyền lắp máy của cả nước.
- Theo công suất, tàu lưới kéo từ 20-90 CV chiếm 24,3%, tàu lớn hơn 90 CV chiếm 46,7% cơ cấu tàu thuyền trong cơ cấu nghề KTHS.
- Tuy nhiên, cơ cấu nghề khai thác lưới kéo đang giảm dần (từ 22,5% năm 2001 còn 17,6% năm 2010).
- Hiện nay, theo quy hoạch phát triển thủy sản, tàu thuyền lưới kéo khai thác sẽ giảm, không được khai thác tại vùng biển ven bờ;.
- ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ phải chuyển đổi nghề hoặc khai thác xa bờ theo hướng dẫn, hỗ trợ của cơ quan chức năng (Tổng cục Thống kê, 2013)..
- Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế thủy sản.
- Hàng năm, nguồn lợi thủy sản (NLTS) khai thác từ nghề lưới kéo đã mang lại thu nhập và là nguồn sinh kế chính cho ngư dân vùng ven biển..
- Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nghề KTTS xa bờ nhưng nghề này chưa được phát triển mạnh và ổn định, để hiểu rõ về hoạt động của nghề khai thác xa bờ đặc biệt là nghề lưới kéo, đề tài.
- “Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện..
- Khảo sát phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề khai thác xa bờ nói chung và nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre nói riêng hoạt động khai thác ổn định ở vùng biển xa bờ..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2013 tại huyện Ba Tri, huyện Bình Đại và huyện Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre..
- Số liệu thứ cấp gồm số lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác thủy sản, hình thức quản lý khai thác thủy sản… được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 35 hộ làm nghề lưới kéo đơn xa bờ theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu những thông tin như:.
- Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo (kết cấu tàu, ngư cụ, ngư trường, mùa vụ, thời gian khai thác của chuyến biển và trong năm..
- Những loài khai thác (loài kinh tế và cá tạp).
- Sản lượng khai thác thủy sản theo chuyến và theo năm..
- Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo xa bờ..
- Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí..
- 3.1 Tình hình phát triển nghề KTTS ở Bến Tre Nghề KTTS ở tỉnh Bến Tre đã có từ lâu đời, hầu hết cộng đồng dân cư ven biển đông đúc chủ yếu sinh kế dựa vào nghề KTTS truyền thống.
- Các nghề chủ lực là lưới kéo với 2.571 tàu, chiếm 70,4% tổng số tàu thuyền KTTS và lưới rê với 547 tàu, chiếm 15% tổng số tàu thuyền KTTS..
- Bảng 1: Số lượng và sản lượng của tàu KTTS theo nghề năm 2013 ở tỉnh Bến Tre Nghề khai.
- Nghề lưới kéo đơn có số lượng tàu KTTS nhiều nhất, chiếm 49,8% tổng số lượng tàu KTTS toàn tỉnh nhưng SLKT chỉ chiếm 27,3% tổng SLKT toàn tỉnh.
- Lưới kéo đôi có 772 tàu, chiếm 21,4%.
- nghề câu… chiếm tỉ trọng nhỏ trong KTTS ở tỉnh Bến Tre.
- Lưới vây ánh sáng có số lượng tàu khai thác thấp (chiếm khoảng 2,3% tổng số lượng tàu KTTS), nhưng hiệu quả tương đối cao với SLKT chiếm gần 6% tổng SLKT (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013)..
- cảng cá Thạnh Phú, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của huyện Bình Đại hoạt động cũng đạt hiệu quả góp phần quan trọng đưa nghề KTTS tỉnh Bến Tre phát triển ổn định (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013)..
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Kết quả khảo sát cho thấy lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre có công suất trung bình là 258 CV/tàu, tải trọng trung bình là 25,3 tấn/tàu (Bảng 2).
- Loại tàu có công suất từ 90-150 CV/tàu chiếm khoảng 18% tổng số tàu làm nghề lưới kéo đơn xa bờ (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013)..
- Bảng 2: Công suất và tải trọng của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Tải trọng của tàu (tấn) 25,3±8,9 Công suất của máy tàu (CV) 258±92 Để trang bị cho tàu hoạt động xa bờ, máy tàu thường được trang bị công suất lớn, những tàu có công suất từ 90-150 CV thường là những tàu chuyển đổi nghề từ khai thác ven bờ ra xa bờ.
- Lưới kéo đơn xa bờ có kích thước mắt lưới lớn nhất ở cánh trung bình là 2a=226 mm, giảm dần xuống đụt lưới, có kích thước nhỏ nhất trung bình là 2a=20,3 mm (Bảng 3)..
- Bảng 3: Kích thước mắt lưới của lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Theo kết quả nghiên cứu thì kích thước mắt lưới ở đụt lưới kéo nhỏ hơn kích thước mắt lưới qui định, đều này cho thấy hoạt động của nghề lưới kéo xa bờ sẽ làm ảnh hưởng.
- Bảng 4: Lực lượng lao động của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- ngoài ra ở một số hộ có lao động gia đình tham gia lao động gián tiếp như quản lý tài chính, tiêu thụ sản phẩm KTTS hoặc chuẩn bị nhiên liệu, lương thực và các thứ cần thiết phục vụ cho chuyến khai thác trên biển.
- Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát cho thấy tổng số lao động trên tàu lưới kéo xa bờ trung bình là 5,88 người/tàu (Bảng 4) thì lao động gia đình chỉ đáp ứng được 33,5% lao động trên tàu, còn lại là 66,5%.
- phải thuê mướn thêm lao động, có nghĩa là phát triển nghề lưới kéo xa bờ không những tạo việc làm cho gia đình mà còn tạo việc làm cho người dân sống vùng ven biển.
- Thời gian kéo một mẻ lưới trung bình là 5,03 giờ, thời gian khai thác một chuyến biển của nghề lưới kéo đơn xa bờ tương đối dài (trung bình kéo dài 32,5 ngày/chuyến biển).
- Trung bình mỗi năm có thể khai thác được 11,3 chuyến biển.
- Ở các ngư trường khai thác gần vùng biển Bến Tre, thời gian khai thác chỉ khoảng 5-6 tháng/năm.
- Hàng năm, các tàu lưới kéo đơn xa bờ có thể khai thác được trung bình 7,63 tháng (Bảng 5)..
- Với hình thức tổ chức tổ đội tàu KTTS ngày càng phổ biến thì thời gian bám biển của tàu lưới kéo đơn xa bờ ngày càng tăng, SLKT cũng tăng đáng kể, tiết kiệm được chi phí vận chuyển đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn..
- Tàu lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre khai thác ở cả 2 ngư trường là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ..
- Mùa vụ khai thác hải sản có 2 vụ chính, đó là vụ cá Nam (tháng 4 - 10) và vụ cá Bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Bảng 5: Thời gian khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Thời gian trung bình một mẻ lưới (giờ Số ngày khai thác/một chuyến biển (ngày Số chuyến biển/năm (chuyến Số tháng khai thác trong một năm (tháng Sản lượng trung bình của một chuyến biển là 17.080 kg/tàu và SLKT trung bình cả năm là 91,3 tấn/tàu/năm (Bảng 6).
- Kết quả cho thấy SLKT của nghề lưới kéo đơn là rất cao so với các ngành nghề khai thác khác (chỉ kém hơn SLKT của lưới kéo đôi xa bờ), tuy nhiên chất lượng sản phẩm khai thác còn kém, tỉ lệ cá tạp cao.
- Nghề cào đơn năm 2013 giảm nhiều so với 2012 do kém hiệu quả trong khai thác và xu hướng chuyển từ nghề cào đơn sang cào đôi, từ 55.657 tấn trong năm 2012 giảm xuống còn 41.731 tấn trong năm 2013 (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013)..
- Bảng 6: Sản lượng của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Cá tạp chiếm 52% tổng SLKT của tàu lưới kéo đơn xa bờ (Bảng 7)..
- Bảng 7: SLKT theo thành phần loài của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- 3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Kết quả khảo sát cho thấy để đầu tư cho một tàu lưới kéo đơn xa bờ cần trung bình khoảng 943 triệu đồng (Bảng 8), trong đó tàu và máy tàu chiếm tỉ lệ cao (chiếm hơn 90.
- Tổng chi phí khấu hao cho một chuyến biển trung bình là 18,9 triệu đồng..
- Bảng 8: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Chi phí cố định Chi phí khấu.
- Tổng chi phí biến đổi cho một chuyến biển.
- trung bình là 258 triệu đồng (Bảng 9), chủ yếu là chi phí nhiên liệu (69,9%) và tiền nhân công (16,5.
- Chi phí biến đổi thường tăng cao trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng nhẹ hoặc biến động thất thường làm cho thu nhập của ngư dân làm nghề kéo đơn xa bờ giảm đáng kể..
- Bảng 9: Chi phí biến đổi cho một chuyến biển của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Tổng chi phí Bảng 10: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Tổng chi phí (triệu đồng .
- Tổng chi phí khấu hao (triệu đồng .
- Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng .
- Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn xa bờ có lợi nhuận tương.
- Nếu so với nghề lưới kéo ven bờ có tổng lợi nhuận trung bình từ 123 triệu đồng/tàu/năm (Lê Xuân Sinh và.
- ctv., 2009) thì nghề kéo đơn xa bờ đạt hiệu quả tài chính cao hơn nhiều (trung bình lợi nhuận đạt 343 triệu đồng/năm), nhưng nếu so với nghề lưới kéo đôi (lợi nhuận trung bình khoảng 1,2 tỉ đồng/cặp tàu/năm) hay nghề lưới vây ánh sáng (lợi nhuận trung bình khoảng 1 tỉ đồng/tàu/năm) thì hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo đơn xa bờ là không cao (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013)..
- 3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Kết quả cho thấy ngư dân ở Bến Tre duy trì nghề lưới kéo đơn xa bờ là do những thuận lợi chủ yếu như: (i) Lợi nhuận tương đối cao, (ii) Có hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, (iii) Ngân hàng cho vay vốn ưu đãi..
- Bảng 11: Những thuận lợi khi thực hiện nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Để giảm áp lực cho KTTS ven bờ gây ảnh hưởng xấu đến NLTS nên công tác vận động, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ khai thác ven bờ ra khai thác xa bờ theo định hướng chung của cả nước được chính quyền địa phương cũng như Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức triển khai rất tốt, đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tàu thuyền cũng như chuyển đổi ngành nghề khai thác là Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre.
- Vì vậy, ngư dân yên tâm bám biển, chuẩn bị tích cực trong chuyển đổi ra khai thác xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất..
- Bên cạnh đó, nghề lưới kéo đơn xa bờ còn gặp nhiều khó khăn như: (i) giá nhiên liệu cao, (ii) nhân công khó tìm, (iii) thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, vựa ép giá..
- Giá dầu tăng lên thường xuyên, đa số ngư dân lại không có sẵn nguồn vốn, phải mua dầu với giá cao hơn giá thị trường hoặc chịu lãi suất cao là khó khăn lớn nhất trong đầu tư sản xuất của các hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Nếu các tàu kéo đơn xa bờ khai.
- Bảng 12: Những khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre.
- Nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Bến Tre có 687 chiếc, chiếm 18,8% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre.
- Nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre có thể khai thác quanh năm ở cả hai ngư trường Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và khai thác trung bình 11,4 chuyến biển/năm.
- Kích thước mắt lưới ở đụt 2a=20,3 mm nhỏ hơn qui định nên sản lượng khai thác trung bình đạt khá cao (91,3 tấn/tàu/năm) và cá tạp chiếm tỉ lệ cao (52%)..
- Không có hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ nào bị thua lỗ..
- Các cơ quan quản lý khai thác thủy sản địa phương cần tổ chức liên kết sản xuất trong nghề lưới kéo xa bờ để hỗ trợ nhau trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất, ổn định đầu ra, bảo quản tốt sản phẩm thủy sản khai thác nhầm tăng lợi nhuận cho ngư dân và nghề khai thác phát triển ổn định..
- Nhà nước cần tiếp tục chính sách hỗ trợ chi phí dầu để ngư dân có thể tiếp tục khai thác xa bờ..
- Nhà nước cần có chính sách, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để ngư dân có đủ chi phí sản xuất dài ngày ở vùng biển xa bờ..
- Quy định về quản lý nghề lưới kéo khai thác hải sản tại vùng biển Việt Nam.
- Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013..
- Báo cáo Tổng kết tình hình khai thác thủy sản năm 2013.
- Tài liệu dạy học Chương trình địa lí địa phương Trung học cơ sở tỉnh Bến Tre.
- Bến Tre.
- Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển trong thời gian tới..
- Phân tích hiện trạng nghề lưới kéo ven bờ và nhận thức của ngư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long