« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY LƯƠNG THỰC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY LƯƠNG THỰC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- 2 Công ty Lương thực Trà Vinh.
- Công ty lương thực, đồng bằng sông Cửu Long, hiệu quả tài chính.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty lương thực ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập trực tiếp từ báo cáo tài chính của 42 công ty trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011.
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng thanh toán và vòng quay hàng tồn kho của các công ty là khá tốt.
- Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản của các công ty còn tương đối thấp..
- Tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong mẫu nghiên cứu là khá cao, nhưng có xu hướng giảm qua các năm.
- Ngoài ra, kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố, đó là: cấu trúc vốn, vòng quay tổng tài sản và tỷ trọng doanh thu xuất khẩu.
- Cả ba nhân tố này đều có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty..
- Để tiêu thụ hết lượng hóa đó và để nâng cao thu nhập cho người nông dân thì vai trò của các công ty lương thực trong khu vực là hết sức quan trọng.
- Trong điều kiện như vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các công ty lương thực cần phải nâng cao hơn nữa về tư duy lãnh đạo, chuẩn bị mọi.
- Với thực tế như vậy thì việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty lương thực ở khu vực ĐBSCL có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Trong nghiên cứu này các tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực ĐBSCL..
- kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy rằng tỷ số nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tương quan tỷ lệ thuận với ROE..
- Phan Thị Minh Lý (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế trên cơ sở số liệu của 112 doanh nghiệp trên địa bàn.
- Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn (2009) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh.
- Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập trực tiếp từ báo cáo tài chính của 42 công ty lương thực ở khu vực ĐBSCL.
- Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả trên cơ sở số liệu thu thập được.
- Ngoài ra, để đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty, mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (fixed effects model) được sử dụng trong nghiên cứu này.
- Bảng 1: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình.
- Số lao động (X 1 ) là tổng số lao động bình quân trong năm của công ty.
- Hiện nay hầu hết các nhà máy của các công ty lương thực đều trang bị các loại máy móc hiện đại, khép kín, khá nhiều công đoạn được tự động hóa.
- Do vậy, việc sử dụng nhiều lao động có thể là do công ty chưa được trang bị máy móc hiện đại.
- Khi sử dụng nhiều lao động cũng có nghĩa là công ty sẽ tốn nhiều chi phí nhân công.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng số lượng lao động của công ty sẽ có tương quan nghịch với ROE..
- Với đặc thù của các công ty lương thực chủ yếu là kinh doanh mặt hàng gạo xuất khẩu thì việc đầu tư lớn vào các tài sản cố định (máy móc thiết bị hiện đại, kho bãi với sức chứa lớn) sẽ là một lợi thế rất lớn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.
- Vòng quay tổng tài sản (X 4 ) đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
- Điều này sẽ giúp cho công ty có thể tiết kiệm được chi phí vốn và các chi phí khác có liên quan.
- Vì vậy, biến số này cũng được kỳ vọng có mối tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận của công ty..
- Trên cơ sở đó, chúng tôi kỳ vọng rằng tỷ lệ doanh thu xuất khẩu càng cao sẽ mang lại lợi nhuận càng cao cho công ty..
- 4.1 Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty.
- Khả năng thanh toán hiện thời là chỉ tiêu đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty.
- Khả năng thanh toán hiện thời qua các năm của các công ty trong mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết ở Bảng 2..
- Bảng 2: Khả năng thanh toán hiện thời của các công ty .
- bình Độ lệch chuẩn Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty được khảo sát (2012).
- Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của các công ty lương thực ở khu vực ĐBSCL là khá tốt.
- Cụ thể là, chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời bình quân của các công ty qua các năm giao động từ 1,24 đến 1,77.
- Điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn của các công ty luôn đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
- Hay nói cách khác, rủi ro trong thanh toán của các công ty ở mức thấp..
- Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
- Kết quả xử lý thống kê cho thấy vòng quay tổng tài sản của các công ty tương đối thấp.
- Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì do đặc điểm kinh doanh, các công ty lương thực thường phải đầu tư rất lớn vào tài sản cố định (máy móc thiết bị, kho bãi.
- Cụ thể là, vòng quay tổng tài sản trung bình của các công ty thấp nhất là 2,24 vòng (năm 2009) và cao nhất là 4,62 vòng (2007)..
- Chi tiết về vòng quay tổng tài sản của các công ty trong mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3..
- Bảng 3: Vòng quay tổng tài sản của các công ty .
- Kết quả khảo sát cho thấy tốc độ quay vòng của hàng tồn kho ở các công ty lương thực trong mẫu nghiên cứu là khá cao.
- Cụ thể là, vòng quay hàng tồn kho trung bình của các công ty cao nhất là 35,71 vòng ở năm 2007.
- Vòng quay hàng tồn kho bình quân của các công ty khá ổn định trong giai đoạn dao động trong khoảng từ 15,21 đến 21,93 vòng.
- Ngoài ra, kết quả xử lý thống kê còn cho thấy vòng quay hàng tồn kho có sự khác biệt rất lớn giữa các công ty (thể hiện qua chỉ tiêu độ lệch chuẩn rất cao).
- Điều này có thể được giải thích là do năng lực tài chính của các công ty khác nhau nên mức độ dự trữ hàng tồn kho (chủ yếu là lúa và gạo) khác nhau mà mức dự trữ hàng tồn kho có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho..
- Bảng 4: Vòng quay hàng tồn kho của các công ty .
- Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ thu tiền bình quân của các công ty trung bình dao động từ 23 đến 54 ngày trong giai đoạn .
- Đối với các công ty xuất khẩu hàng hóa, kỳ thu tiền bình quân như vậy theo chúng tôi là hợp lý.
- Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về kỳ thu tiền bình quân giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu là khá lớn.
- Bảng 5: Kỳ thu tiền bình quân của các công ty .
- Độ lệch chuẩn Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty được khảo sát (2012).
- Để đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty lương thực ở khu vực ĐBSCL, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 3 chỉ tiêu, đó là lợi trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
- Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2011 được trình bày chi tiết ở Bảng 6..
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy ROA bình quân của các công ty thấp nhất là vào năm nhưng đã tăng hơn 3 lần vào năm sau đó, lên mức 17,11%.
- ROA của các công ty đã có xu hướng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009-2011.
- Cụ thể là, ROA bình quân của các công trong giai đoạn này lần lượt là .
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 6 còn chỉ ra rằng ROS của các công ty được khảo sát là tương đối thấp.
- Một cách cụ thể, ROS trung bình của các công ty giao động trong.
- Tương tự như chỉ tiêu ROA, chỉ tiêu ROS của các công ty ở mức khá thấp trong năm 2007, nhưng tăng khá mạnh và đạt ở mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu vào năm 2008.
- Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận của các công ty được khảo sát .
- Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty được khảo sát (2012).
- Tương tự, kết quả nghiên cứu còn cho thấy ROE trung bình của các công ty được chọn để nghiên cứu cũng đạt ở mức thấp nhất vào năm 2007 và cao nhất vào năm 2008.
- Cụ thể là, ROE trung bình của các công ty ở năm 2007 là âm 56,78%.
- Điều này có nghĩa là trong năm này cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đi đầu tư thì công ty phải lỗ mất 56,78 đồng.
- Ở đây cũng cần lưu ý rằng ROE của các công ty ở năm 2007 có sự phân hóa rất lớn.
- Tuy nhiên, ROE của các công ty đã có sự phục hồi rất tốt và đạt ở mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu vào năm .
- Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của các công ty có sự biến động khá lớn theo thời gian.
- động kinh doanh chủ yếu của các công ty được khảo sát là xuất khẩu gạo nên giá gạo trên thị trường thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các công ty.
- Chẳng hạn như trong năm 2008, do thị trường gạo thế giới diễn biến thuận lợi nên tỷ suất lợi nhuận của các công ty đạt ở mức rất cao trong năm này.
- Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các công ty.
- lãi suất vay ngân hàng cho người nông dân vào năm 2009, chính sách miễn, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đã góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lương thực được thuận lợi hơn..
- 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của các công ty.
- Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model) để lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến ROE của các công ty lương thực ở khu vực ĐBSCL.
- Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 7 cho thấy ROE của các công ty bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Cấu trúc vốn (X 2.
- Mối quan hệ giữa tỷ số nợ và ROE của các công ty có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Kết quả này có thể được giải thích là do các công ty đã sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính trong tài trợ.
- Do ưu điểm của nợ là có lá chắn thuế nên chi phí sử dụng nợ có thể thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu đối với các công ty có lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cao.
- Tương tự như biến cấu trúc vốn, biến vòng quay tổng tài sản cũng có tương quan tỷ lệ thuận với ROE của các công ty.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy khi vòng quay tổng tài sản của các doanh nghiệp tăng thêm một vòng thì ROE sẽ tăng thêm 0,04%.
- Vì vậy, công ty có thể tiết kiệm được chi phí vốn và các chi phí khác có liên quan, qua đó gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu..
- Biến số này được đo lường bằng doanh thu xuất khẩu trên doanh thu thuần của công ty.
- Kết quả ước lượng được trình bày ở Bảng 7 cho thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của các công ty lương thực có mối quan hệ tỷ lệ thuận với ROE..
- Cụ thể là, khi tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tăng 1% thì ROE của các công ty tăng tương ứng 0,43%.
- Kết quả này là phù hợp với tình hình thực tế tại các công ty lương thực tham gia xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua ở Việt Nam.
- Ngoài các nhân tố ở trên, kết quả ước lượng bằng mô hình hồi quy còn cho thấy rằng số lao động bình quân (X 1 ) và cấu trúc tài sản (X 3 ) của công ty có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROE..
- Nghiên cứu này tập trung phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lương thực ở khu vực ĐBSCL.
- Trên cơ sở số liệu tài chính của 42 công ty được thu thập qua 5 năm, kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng thanh toán của các công ty là khá tốt.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng vòng quay hàng tồn kho của các công ty là khá cao.
- Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản của các công ty còn tương đối thấp.
- Về tỷ suất lợi nhuận, các chỉ tiêu ROS và ROE bình quân của các công ty qua các năm có xu hướng giảm..
- Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty, trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định.
- các công ty bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1) Cấu trúc vốn, (2) Vòng quay tổng tài sản, và (3) Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu.
- Cả ba nhân tố này đều có tương quan tỷ lệ thuận với ROE của các công ty.