« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI NGÀNH HÀNG LÚA GẠO


Tóm tắt Xem thử

- LÚA GẠO.
- Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến các chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung..
- Từ khóa: chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, tác nhân và lúa gạo.
- Nghiên cứu trước đây về “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSCL” đã đề cập kết quả nghiên cứu liên quan đến chức năng, tác nhân, kênh thị trường và nhà hỗ trợ chuỗi.
- Ngoài ra, còn đề cập đến việc phân tích lợi ích-chi phí của mỗi tác nhân tham gia cũng như của toàn chuỗi ngành hàng lúa gạo.
- Bài viết này sẽ đi sâu phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của chuỗi ngành hàng và phân tích tác động các chính sách điều tiết sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam và các.
- chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo.
- ĐBSCL là vùng có sản lượng lúa gạo hàng hóa lớn nhất Việt Nam.
- Vì vậy, lượng gạo xuất khẩu hàng năm chủ yếu là từ ĐBSCL (chiếm hơn 90%)..
- Bảng 1: Cân đối sản xuất và tiêu dùng lúa gạo giữa các vùng năm 2009 Sản.
- Ngoài các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro thì các chính sách có liên quan để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo cũng thật sự quan trọng..
- Bảng 2: Chỉ số cân đối sản xuất và tiêu thụ lúa gạo qua 3 năm.
- 2.1 Tác động của chính sách lúa gạo và thị trường.
- Nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL đã và đang trồng 47 giống lúa khác nhau và đang thử nghiệm 9 loại giống mới (Nguyễn Công Thành, 2010), trong đó có một số giống có chất lượng cao nhưng cũng có nhiều loại giống có chất lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như giống IR50404 trong sản xuất vụ Hè Thu năm 2009 có chất lượng thấp, khó tiêu thụ ở nội địa và xuất khẩu.
- Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay chủ yếu qua Chính phủ..
- Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày quy định định hướng điều hành xuất khẩu gạo: “Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn và Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) điều hành việc xuất khẩu gạo hàng năm theo nguyên tắc bảo đảm về an ninh lương thực.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về việc dự báo và tính toán khối lượng gạo hàng hoá có thể xuất khẩu sau khi trừ đi các nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong nước, làm giống, chăn nuôi, tiêu dùng công nghiệp và dự trữ.
- Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua những hợp đồng Chính phủ (G2G) là khá lớn (năm 2007 chiếm 66,4% tổng lượng gạo xuất khẩu, năm và chiếm 42,7% năm 2009) (VFA, 2009).
- Đặc biệt trong năm 2008, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định để điều tiết sự biến động giá trong nước và xuất khẩu ngành hàng lúa gạo:.
- Ngày Thủ tướng ký văn bản số 266/TTg-KTTH phê duyệt xuất khẩu 4 – 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2008..
- Ngày 5/3/2008: Thứ trưởng Bộ Công thương ký văn bản số 1746/BCT- XNK giao cho Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) kiếm tra việc xuất khẩu gạo trong khoảng từ 700 – 800 ngàn tấn trong quí I, từ 1,3 – 1,5 triệu tấn trong quí II, từ 1,3 – 1,4 triệu tấn trong quí III, và 700 – 800 ngàn tấn trong quý IV..
- Ngày Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 2,4 triệu tấn trong tháng 6/2008 với mức giá trung bình là 437 USD/tấn..
- 25/3/2008: Thủ tướng ký văn bản số 78/TB-VPCP tạm hoãn xuất khẩu gạo cho đến tháng 6/2008 và điều chỉnh tổng lượng xuất khẩu của năm 2008 xuống dưới 3,5- 4 triệu tấn..
- Từ tháng 4 đến tháng 6, Việt Nam xuất khẩu 1,42 triệu tấn, lũy kế đến 2,44 triệu tấn, bằng với cùng kỳ năm 2007..
- Giá xuất khẩu trong trong giai đọan này tăng dần, bắt kịp với giá quốc tế..
- Nhưng khối lượng xuất khẩu trong tháng 6 chỉ có 200 ngàn tấn (do lệnh tạm hoãn trên)..
- Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại vào ngày 1/7/2008, sau khi Bộ NN &.
- Trong tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 350.000 tấn với giá trung bình cao hơn 971USD/tấn.
- Tính đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 2,79 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu tích lũy đạt 1,81 tỷ USD..
- 21/7/2008 Thủ Tướng chính phủ ban hành quyết định về mức thuế xuất khẩu đối với gạo từ 500,000 đồng/tấn (nếu giá xuất khẩu từ 600- 700 USD/tấn) đến 2,9 triệu đồng/tấn (nếu giá xuất khẩu cao hơn 1.300 USD/tấn).
- Chính sách này cố gắng để giảm áp lực tăng giá xuất khẩu của thị trường trong nước.
- Từ 15/8/2008 Bộ tài chính tăng mức giá xuất khẩu gạo phải đóng thuế là từ 600 USD/tấn lên 800 USD/tấn để khuyến khích nhà xuất khẩu tăng giá mua..
- 11/8/2008, Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng ưu tiên vốn vay cho các công ty xuất khẩu gạo để mua trữ lúa hè thu ở ĐBSCL, gia hạn các khoản vay cho nông dân trồng lúa và cung cấp các khoản vay mới với lãi xuất thấp hơn (19,5%/năm thay vì 21% trong năm 2007) cho nông dân trồng lúa..
- Vinafood1 2.500 tỷ… để mua gạo và cho vay sản xuất lúa gạo..
- 19/12/08 Bộ tài chính bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đã được áp dụng đối với gạo trong tháng 8 xuất khẩu gạo của Việt Nam là 4,48 triệu tấn, tăng nhẹ so với 4,44 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái..
- Để bình ổn hay hạn chế việc tăng giá gạo nội địa do tác động của sự gia tăng giá gạo quốc tế thì có thể áp dụng cơ chế thuế xuất khẩu hoặc hạn ngạch.
- Tuy nhiên, việc sử dụng thuế xuất khẩu sẽ mang lợi ích cho Nhà nước, trong khi hạn ngạch xuất khẩu thì lợi ích lại thuộc về các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Ngoài ra, việc phân bổ chỉ tiêu lại có thể dẫn đến “cơ chế xin – cho”, tạo ra sự thiếu công bằng giữa các công ty xuất khẩu.
- Khi có chênh lệch lớn giữa giá quốc tế và nội địa, nhà xuất khẩu sẽ là người hưởng lợi chính chứ không phải là Nhà nước và nông dân sản xuất lúa (do giá tăng lên).
- Điều này chứng tỏ việc phân giao chỉ tiêu xuất khẩu không tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty xuất khẩu và cũng không tạo ra lợi ích tối đa cho Nhà nước và người sản xuất lúa gạo.
- Hơn nữa, các công ty xuất khẩu gạo không bị ràng buộc về các nguồn lực sản xuất như vốn, vùng nguyên liệu, công nghệ xay xát chế biến, quy mô kho dự trữ.
- Vì vậy, có quá nhiều công ty thương mại tham gia xuất khẩu gạo như là các nhà trung gian..
- Hiện tại, Việt Nam có hơn 200 công ty xuất khẩu gạo, sự lệ thuộc của các công ty xuất khẩu vào chuỗi cung ứng gạo đã tạo ra một cơ chế thu mua, chế biến thông qua nhiều trung gian nên lợi nhuận của nông dân bị giảm, chất lượng gạo thấp, tỷ lệ hao hụt và hư hỏng cao và chi phí lưu thông tăng..
- Ngoài ra sự đầu cơ và hành vi của các tác nhân liên quan trong sản xuất lúa gạo và thương mại cũng làm ảnh hưởng đến giá gạo.
- Bởi vì sự thiếu hụt trong sản xuất và gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu, nhiều quốc gia đã thay đổi chính sách và luật.
- Những quốc gia xuất khẩu gạo với số lượng lớn cũng đã thay đổi hành vi do giá tăng và vấn đề an ninh lương thực.
- Việt Nam cũng đã giới hạn xuất khẩu tập trung vào cung thị trường gạo thế giới.
- Hơn nữa, dự trữ thương mại của các công ty xuất khẩu trong nhiệm vụ bình ổn giá thị trường nội địa (do dự trữ quốc gia thấp) ít nhiều gây khó khăn cho công ty vì buộc các công ty thu mua tạm trữ bằng nguồn vốn kinh doanh của công ty (cho dù có lúc nhà nước hỗ trợ cho vay vốn không tính lãi), mà đa số phải vay với lãi suất thoả thuận.
- Cũng thừa nhận rằng, các chính sách điều hành xuất khẩu trong thời gian qua và hiện tại có lợi cho doanh nghiệp, chưa tạo được sự khởi sắc đáng kể nào cho nông dân sản xuất..
- 2.2 Phân tích SWOT chuỗi ngành hàng lúa gạo.
- Bảng 3: Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL Thuận lợi Tác.
- Lúa giống sản xuất ra không phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương nên khó tiêu thụ..
- Hiện tại chủ yếu sản xuất và bán trực tiếp cho nông dân, chưa có công ty bao tiêu sản phẩm..
- Cơ giới hoá trong sản xuất.
- Được vay vốn trong sản xuất lúa.
- Quản lý sản xuất của nông hộ tốt.
- Thiếu vốn trong sản xuất.
- Thiếu công nghệ trong sản xuất lúa.
- Thiếu công nghệ sản xuất tiên tiến.
- Thiếu điện sản xuất.
- Chợ đầu mối chuyên kinh doanh lúa gạo của toàn vùng ĐBSCL.
- Bị động trong xuất khẩu.
- Bảng 4: Phân tích SWOT ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL Điểm mạnh.
- Đất nông nghiệp ở ĐBSCL ít chịu ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng lương thực tăng ổn định, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu..
- Thị trường xuất khẩu vẫn lớn đối với gạo cấp trung và cấp thấp..
- Đầu tư lớn vào hạ tầng nông thôn giúp sản xuất và vận chuyển sản phẩm dễ dàng hơn..
- Chủ trương xây dựng 4 triệu tấn gạo và chọn một số sản phẩm chủ lực xuất khẩu để hỗ trợ nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới giúp cải thiện tình hình sản xuất lúa gạo theo hướng tăng chất lượng và giá trị..
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới nên giá trị gia tăng thấp, ảnh hưởng đến thu nhập tác nhân trong toàn chuỗi, nhất là nông dân..
- Chuỗi giá trị lúa gạo qua nhiều khâu trung gian làm giảm lợi nhuận người trồng lúa..
- Chưa quản lý chặt chẽ giá xuất khẩu giữa công ty nhà nước và tư nhân..
- chính sách có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
- Từ đó, để nâng cấp tốt chuỗi giá trị lúa gạo cần kết hợp xem xét các chiến lược như chiến lược cắt giảm chi phí toàn chuỗi, chiến lược nâng cao chất lượng, chiến lược đầu tư công nghệ cùng với cải tiến và phát triển chính sách vĩ mô có liên quan..
- 2.3.1 Chiến lược cắt giảm chi phí Khâu sản xuất.
- Cần tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa công ty và người sản xuất nhằm rút ngắn kênh thị trường chuỗi, giảm tác nhân trung gian và chi phí trung gian (kể cả giảm chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm).
- Rất cần thiết để xem xét đầu tư nâng cấp cảng Cần Thơ, nạo vét lòng sông để mở rộng cảng đáp ứng việc mở rộng xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chủ lực của ĐBSCL như tôm, cá, trai cây và lúa gạo trực tiếp tại cảng Cần Thơ.
- Vì vậy, chất lượng lúa gạo cần tập trung nâng cấp ở các khâu chính như sau:.
- Qui hoạch và nâng cao các chương trình giống quốc gia để phục vụ mục tiêu xuất khẩu thông qua nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng các thị trường xuất khẩu và qua dự báo cầu về tiêu dùng gạo..
- Phát triển chương trình giống địa phương phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa qua nghiên cứu thị hiếu và cơ cấu tiêu dùng nội địa để sản xuất cho phù hợp.
- Tóm lại, cần nghiên cứu cho ra hai bộ giống lúa: Một bộ giống cho xuất khẩu được quản lý cấp vĩ mô và một bộ giống dành cho tiêu thụ nội địa được quản lý bởi địa phương.
- Các vấn đề khác liên quan đến chất lượng lúa gạo cần kết hợp với chiến lược đầu tư công nghệ được trình bày dưới đây..
- Xây dựng silo dự trữ lúa gạo qui mô lớn cấp quốc gia, vùng (các điều kiện dự trữ phải bảo đảm tuyệt đối) nhằm giữ giá trị lúa gạo (bán khi nên bán), đảo bảm chất lượng, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa..
- Chính sách thị trường và xuất khẩu: (1) Để cân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân và đồng thời bảo đảm giá lương.
- thực phù hợp cho khu vực đô thị và người tiêu dùng lương thực, việc áp dụng trở lại công cụ thuế xuất khẩu gạo linh hoạt thay cho công cụ hạn ngạch vừa có tính khả thi, vừa có tính hiệu quả tốt hơn.
- (2) Công ty tham gia xuất khẩu phải có điều kiện nhằm quản lý tốt đầu vào và đầu ra xuất khẩu, điều này sẽ mang tính ổn định lâu dài, quản lý vĩ mô càng dễ dàng thay đổi khi cần thiết, điều này có lợi cho chuỗi ngành hàng vì tránh hiện tượng có quá nhiều công ty trung gian tham gia ngành hàng cũng như tránh độc quyền xuất khẩu gạo trong tương lai.
- (3) Các chính sách hỗ trợ chuỗi giá trị lúa gạo cần tránh việc thực hiện chính sách chỉ làm lợi cho một hay một vài tác nhân trong chuỗi, tạo ra việc không công bằng trong phân phối lợi ích giữa các tác nhân, khó liên kết để sản xuất bền vững.
- Hơn nữa, chi phí sản xuất lúa của nông dân cần được nghiêm túc tính toán đầy đủ trước khi qui định giá sàn mua lúa;.
- Phát triển các chính sách hợp tác và liên kết trong chuỗi ngành hàng: Cần có những chính sách vĩ mô khuyến khích các công ty xuất khẩu có điều kiện để xây dựng nhà máy kết hợp sấy, xay xát, chế biến gạo xuất khẩu tại các vùng qui hoạch sản xuất lúa xuất khẩu để kết nối trực tiếp với nông dân trồng lúa như chính sách cho vay với lãi suất thấp hoặc 0% lãi suất trong 3 năm kinh doanh đầu tiên nhằm phát triển các mô hình liên kết dọc và liên kết ngang một cách hiệu quả.
- Chính sách tái đầu tư cho nông dân sản xuất lúa: Thu 1 đô la trên 1 tấn gạo xuất khẩu là rất cần thiết và khả thi để tái đầu tư cho nông dân trồng lúa..
- Về lâu dài, phương án 2 và 3 sẽ mang tính bền vững cao cho chuỗi giá trị lúa gạo..
- Chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm: Nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để bảo đảm tính chính xác và hiệu quả về yêu cầu chất lượng của thị trường để bảo đảm an toàn vệ sinh sản phẩm gạo, nhất là khâu sản xuất, phơi và bảo quản..
- Thành lập các mô hình Công ty cổ phần nông nghiệp nhằm kết hợp sản xuất – chế biến và xuất khẩu cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích lâu dài..
- ĐBSCL là nơi có lượng lúa gạo hàng hóa lớn nhất nước (7,74 triệu tấn), vừa bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá lương thực quốc gia, dự trữ và tham gia xuất khẩu trên 90% (5,5 triệu tấn trong 6,05 triệu tấn năm 2009)..
- Rất cần thiết để chính phủ đặt ra và áp dụng thuế xuất khẩu cũng như tham gia xuất khẩu gạo có điều kiện nhằm cân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo, tăng kim ngạch xuất khẩu (thay vì chỉ tăng số lượng xuất khẩu), đảm bảo sinh kế cho nông dân trồng lúa.
- Tách bạch dự trữ gạo quốc gia và dự trữ thương mại ở các công ty xuất khẩu gạo hiện nay nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bình ổn giá cũng như cung cấp gạo xuất khẩu có phẩm chất cao, trái vụ và giá cao.
- Việc thành lập quỹ bình ổn giá lúa gạo dựa trên việc thu 1USD trên 1tấn gạo xuất khẩu là rất cần thiết và thực hiện càng sớm càng tốt..
- Đây là một hình thức tái đầu tư cho ngành hàng lúa gạo ở khâu sản xuất với các phương án được đề nghị trong ngắn hạn và dài hạn..
- Để ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững trong tương lai cần có nhiều chiến lược kết hợp như (1) chiến lược cắt giảm chi phí toàn chuỗi để tạo ra giá thành cạnh tranh, (2) chiến lược nâng cao chất lượng để có được sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường, (3) chiến lược đầu tư công nghệ nhằm giảm thất thoát, phát triển liên kết dọc giữa nông dân và công ty để giảm chi phí lưu thông, nâng cao chất lượng, và (4) phát triển và cải tiến chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn và hiệu quả hơn chuỗi ngành hàng..
- Số liệu điều tra toàn chuỗi ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL năm 2010..
- Đánh giá và phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và tập huấn nâng cao nhận thức cho các thành viên trong hoạt động này.
- Số liệu thống kê xuất khẩu gạo qua nhiều năm của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (www.vietfood.org.vn)