« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích thống kê tỉ lệ có việc làm của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỈ LỆ CÓ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền.
- Tỉ lệ có việc làm, sinh viên, ảnh hưởng, nhân tố, phân tích thống kê.
- Dựa trên những thông tin được khảo sát, bằng các phương pháp phân tích thống kê đơn biến và đa biến, bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có việc làm (ERS) của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ (CNS).
- Sự phân tích cho thấy, ERS của sinh viên CNS phụ thuộc vào kết quả học tập và một số hoạt động của họ khi học tại Trường.
- Kết quả của nghiên cứu là thông tin hữu ích, làm cơ sở cho những đề xuất, những cải tiến trong quản lý và những kế hoạch trong phấn đấu học tập của sinh viên nhằm nâng cao cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Phân tích thống kê tỉ lệ có việc làm của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
- Sự thành công của một quá trình đào tạo được đánh giá cuối cùng bởi chính các cựu sinh viên..
- Chính vì vậy, Khoa Khoa học Tự nhiên đã tiến hành khảo sát ý kiến cựu sinh viên để có những đánh giá về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, biện pháp quản lý và thông tin về việc làm.
- Từ phiếu khảo sát, chúng ta có thể phân tích được nhiều vấn đề liên quan đến cựu sinh viên..
- Tuy nhiên trong bài báo này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có việc làm (TLVL) của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Có hay không giới tính, ngành học, khóa học, thời gian sau khi tốt nghiệp ảnh hưởng đến khả năng xin việc của sinh viên.
- Các nhân tố như xếp loại học tập, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, việc tham gia các hoạt động phong trào, tham gia ban cán sự lớp hoặc chi đoàn, việc làm thêm, có ảnh hưởng đến khả năng xin việc hay không luôn là câu hỏi mà lãnh đạo Khoa, Bộ môn muốn hiểu rõ để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đây cũng là những thông tin mà bản thân sinh viên rất muốn biết để lập kế hoạch và có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình học tập của mình tại trường đại học.
- Theo tìm hiểu của chúng tôi, một nghiên cứu đầy đủ để xác định yếu tố thật sự tác động đến TLVL của sinh viên CNS thì chưa được thực hiện đầy đủ.
- Từ thông tin khảo sát, chúng tôi xác định các yếu tố ban đầu có thể ảnh hưởng đến TLVL của sinh viên.
- Dựa trên các phân tích thống kê đơn biến và đa biến, cho số liệu định tính và định lượng, bài báo xác định các nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến TLVL.
- Trong phần này xác định các nhân tố ban đầu có thể ảnh hưởng đến TLVL và thiết kế phiếu khảo sát được trình bày.
- Phần này cũng giới thiệu cơ cấu mẫu, các phân tích thống kê được sử dụng và các bước phân tích số liệu.
- 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ THỰC HIỆN 2.1 Xác định các nhân tố ban đầu ảnh hưởng đến tỉ lệ có việc làm và phiếu khảo sát.
- Năm 2014, CNS đã tiến hành khảo sát ý kiến của cựu sinh viên để chuẩn bị Hội nghị cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng.
- Ý kiến của cựu sinh viên được lấy qua phiếu khảo sát bằng hình thức trực tuyến.
- Trong bài báo này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có việc làm.
- Các yếu tố ban đầu được xác định có thể ảnh hưởng đến TLVL của CNS như sau:.
- i) Nhân tố khách quan (NTKQ): Gồm các biến ngành học (X1), Khóa học (X2), giới tính (X3) và thời gian ra trường (X4)..
- ii) Nhân tố chủ quan (NTCQ): Gồm các biến xếp loại tốt nghiệp (X5), trình độ ngoại ngữ (X6), trình độ tin học (X7), tham gia ban cán sự lớp hoặc ban chấp hành chi đoàn (X8), tham gia các phong trào (X9), làm thêm (X10)..
- Phiếu khảo sát được gửi đến cựu sinh viên các khóa từ K32 đến K36 của tất cả các lớp (Hóa dược (HD), Hóa học (HH), Sinh học (SH), Toán ứng dụng (TƯ)) thông qua nhiều kênh khác nhau.
- Nhân tố Tỉ lệ.
- nhóm đối tượng từ Bảng 1 đảm bảo các điều kiện trong các phân tích thống kê có liên quan trong phần 3..
- ii)Phân tích phương sai đơn và đa biến (ANOVA và MANOVA): So sánh khác biệt về điểm trung bình, véc tơ trung bình của các nhóm đối tượng cũng như sự tương tác của chúng đến TLVL (George, 2002, Andrew, 2011, Bradley, 2011)..
- iii)Xây dựng mô hình hồi qui logistic, tìm mối quan hệ giữa TLVL với các nhân tố ảnh hưởng (Donald, 1997)..
- i)Phân tích sự ảnh hưởng của các NTCQ đến TLVL: Xác định từng nhân tố chủ quan có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến TLVL..
- ii)Phân tích sự ảnh hưởng của các NTKQ đến TLVL: Xác định từng nhân tố khách quan có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến TLVL..
- iii)Kiểm tra sự tương tác của các nhóm nhân tố trên đến TLVL bằng phương pháp phân tích phương sai..
- iv)Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến.
- 3.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến TLVL.
- Nhân tố Phép kiểm định Sig Kết luận.
- Giới tính So sánh hai tỉ lệ 0.764 Không ảnh hưởng.
- Ngành học Kiểm định sự độc lập 0.084 Không ảnh hưởng.
- Khóa học Kiểm định sự độc lập 0.039 Có ảnh hưởng.
- Thời gian ra trường Kiểm định sự độc lập 0.002 Có ảnh hưởng Bảng 2 cho ta thấy TLVL không có sự khác.
- Bảng 2 và 3 cũng khẳng định, khóa học ảnh hưởng đến TLVL, trong đó khóa 32 có TLVL cao nhất.
- Kết quả tính toán cũng cho ta biết thời gian trung bình để tìm được việc làm của sinh viên là 5 tháng.
- Trong số sinh viên có việc làm, phần lớn tập trung trong khoảng ra trường dưới 1 năm..
- 3.2 Các nhân tố chủ quan và tỉ lệ có việc làm i) Tỉ lệ sinh viên có việc làm theo xếp loại kết quả tốt nghiệp (xuất sắc, giỏi, khá và trung bình), trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, việc làm thêm,.
- tham gia ban cán sự lớp hoặc ban chấp hành chi đoàn, tham gia các phong trào lúc là sinh viên được tổng kết bởi bảng sau:.
- Bảng 4: Bảng tổng kết TLVL theo từng nhân tố chủ quan.
- Nhân tố Đối tượng TLVL.
- Xếp loại tốt nghiệp Kiểm định sự độc lập 0.000 Có ảnh hưởng Trình độ ngoại ngữ Kiểm định sự độc lập 0.040 Có ảnh hưởng.
- Trình độ tin học Kiểm định sự độc lập 0.070 Không ảnh hưởng.
- Làm thêm So sánh hai tỉ lệ 0.181 Không ảnh hưởng.
- Ban cán sự So sánh hai tỉ lệ 0.015 Có ảnh hưởng.
- Phong trào Kiểm định sự độc lập 0.000 Có ảnh hưởng.
- Xếp loại tốt nghiệp ảnh hưởng đến TLVL theo khuynh hướng kết quả tốt nghiệp càng cao thì cơ hội có việc làm càng tăng.
- TLVL của hai nhóm này có sự khác biệt lớn với hai nhóm còn lại, đặc biệt là nhóm sinh viên xếp loại trung bình..
- Trình độ ngoại ngữ ảnh hưởng rất rõ rệt đến TLVL.
- Khi sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ càng cao thì TLVL càng lớn.
- Có sự khác biệt đáng kể TLVL giữa sinh viên có trình độ ngoại.
- ngữ A, B1 với sinh viên có bằng C cũng như cao hơn..
- Trình độ tin học không ảnh hưởng đến TLVL với mức ý nghĩa 5%, nhưng với mức ý nghĩa 10% chúng ta có thể khẳng định nó có ảnh hưởng.
- Phân tích chi tiết hơn ta thấy không có sự khác biệt TLVL giữa sinh viên có trình độ tin học A, B và cao hơn nhưng 3 nhóm này có sự khác biệt TLVL với nhóm chưa có chứng chỉ tin học..
- Chúng ta chưa ghi nhận được sự khác biệt TLVL giữa nhóm sinh viên có làm thêm và không làm thêm lúc đi học..
- Sinh viên thuộc nhóm ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn thì TLVL cao hơn hẳn nhóm sinh viên còn lại.
- Nguyên nhân có thể do đây là những nhóm sinh viên được chọn có thành tích học tập tốt, có điều kiện được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm trong quá trình học tập..
- Tham gia các hoạt động phong trào có ảnh hưởng đến TLVL, tuy nhiên tỉ lệ này không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm không tham gia với nhóm chỉ tham gia 1 hoạt động (văn nghệ hoặc thể thao).
- Nhóm sinh viên tham gia cả hai hoạt động có TLVL thấp hơn các nhóm còn lại.
- Theo nhận xét chủ quan ban đầu của chúng tôi, một số sinh viên thuộc nhóm này, chưa có sự bố trí hợp lý giữa thời gian học và tham gia các hoạt động nên kết quả tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ và tin học chưa cao, do đó ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm.
- 3.3 Sự tương tác của các nhân tố đến tỉ lệ có việc làm.
- Kiểm tra sự tương tác của các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến TLVL bằng phương pháp phân tích phương sai nhiều nhân tố ta có bảng tổng hợp sau:.
- Bảng 6: Sự tương tác của các NTKQ ảnh hưởng đến TLVL.
- Các nhân tố Sig Kết luận.
- X1*X2 0.654 Không ảnh hưởng.
- X1*X3 0.234 Không ảnh hưởng.
- X1*X4 0.002 Có ảnh hưởng.
- X2*X3 0.567 Không ảnh hưởng.
- X2*X4 0.000 Có ảnh hưởng.
- X3*X4 0.432 Không ảnh hưởng.
- X1*X2*X3 0.105 Không ảnh hưởng X1*X2*X4 0.002 Có ảnh hưởng X1*X3*X4 0.130 không ảnh hưởng X2*X3*X4 0.009 Có ảnh hưởng X1*X2*X3*X4 0.002 Có ảnh hưởng Bảng 7: Sự tương tác của các nhóm NTCQ ảnh.
- hưởng đến TLVL.
- Các nhân tố Sig Kết luận X5*X6 0.002 Có ảnh hưởng X5*X7 0.000 Có ảnh hưởng X6*X7 0.023 Có ảnh hưởng X5*X6*X7 0.003 Có ảnh hưởng X8*X9 0.023 Có ảnh hưởng X8*X10 0.023 Có ảnh hưởng X9*X10 0.002 Có ảnh hưởng.
- X8*X9*X10 0.000 Có ảnh hưởng.
- Bảng 6 cho ta thấy sự tương tác giữa các nhân tố sau sẽ ảnh hưởng đến TLVL của sinh viên:.
- Tất cả 4 nhân tố khách quan..
- Bảng 7 cho ta thấy sự tương tác của các nhóm nhân tố về kiến thức chuyên môn, tin học và ngoại ngữ sẽ ảnh hưởng đến TLVL.
- Sự tương tác của việc tham gia ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, tham gia phong trào và việc làm thêm cũng sẽ ảnh hưởng đến TLVL..
- 3.4 Mô hình cho tỉ lệ có việc làm.
- i) Gọi p là tỉ lệ có việc làm.
- Trong các mục 3.1 và 3.2 ta có các nhân tố ảnh hưởng đến TLVL là khóa học (X2), thời gian ra trường (X4), xếp loại tốt nghiệp (X5), trình độ ngoại ngữ (X6), trình độ tin học (X7), tham gia ban cán sự lớp (X8), tham gia phong trào (X9).
- Với mô hình này chúng ta có thể dự đoán đúng cho sinh viên có việc làm nói chung là 86,3%..
- ii) Gọi Y 1 là nhân tố khách quan chứa các biến X1, X2, X3 và X4.
- Y 2 là nhân tố biểu thị kết quả học tập, trình độ tin học và ngoại ngữ (chứa các biến X5, X6 và X7).
- Y 3 là nhân tố chứa các biến tham gia ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, tham gia phong trào và việc làm thêm của sinh viên (chứa các biến X8, X9 và X10)..
- Mô hình này có thể dự báo đúng cho sinh viên có việc làm 88%..
- Dựa trên các thông tin thu được trực tiếp từ cuộc khảo sát, bằng các phương pháp phân tích thống kê đơn biến và đa biến cho số liệu định tính.
- và định lượng theo nhiều khía cạnh khác nhau, bài viết đã xác định được các nhân tố và nhóm nhân tố ảnh hưởng đến TLVL của sinh viên CNS.
- Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến TLVL của sinh viên đã được xác định cụ thể.
- TLVL của sinh viên không những phụ thuộc vào kết quả học tập, việc trang bị ngoại ngữ mà còn phụ thuộc vào các quá trình phấn đấu khác trong học tập của họ.
- Lãnh đạo Bộ môn, Khoa và Trường cần chú ý những nhân tố này trong quá trình đào tạo, nhằm tăng cơ hội có việc làm của sinh viên khi ra trường.
- Kết quả này cũng là thông tin để động viên sinh viên phấn đấu nhiều hơn trong học tập nhằm tăng cơ hội trong xin việc làm của mình sau khi tốt nghiệp.
- Do hạn chế về thông tin khảo sát, nên một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến TLVL như hoàn cảnh gia đình, kỹ năng mềm, kỹ năng xin việc, chưa được xem xét.
- Cũng do hạn chế về số liệu nên một số phân tích đa biến như: