« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NUÔI CÁ TRA TỰ PHÁT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NUÔI CÁ TRA TỰ PHÁT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Nghiên cứu này mô tả thực trạng nuôi cá tra tự phát của 110 hộ tại 3 tỉnh An Giang, Đồng tháp và Cần Thơ.
- Kết quả phân tích cho thấy phần lớn hộ nuôi tự phát đã chuyển đổi đất vườn, ruộng sang đào ao nuôi cá với qui mô bình quân 1,3ha/hộ.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi cá tự phát do hiệu quả sản xuất cao, tận dụng đất của gia đình..
- Các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá đó là chất lượng cá giống, nguồn nước, thông tin thị trường.
- Hơn nữa, tình trạng nuôi cá tự phát diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh khảo sát, bởi vì hơn 70% hộ nuôi cá được hỏi sẵn sàng chịu phạt để tiếp tục nuôi..
- Trong những tháng đầu năm 2007, do giá cá tra nguyên liệu tăng đột biến đã dẫn đến diện tích nuôi cá tra toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ tính tháng 6 năm 2007 đã tăng thêm 1.256 ha so với năm trước và ước đạt sản lượng khoảng 380.489 tấn, khối lượng cá tra xuất khẩu được 173.100 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 462,4 triệu USD, tăng 32% về lượng và 38,9% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006 (Dương Tấn Lộc .
- chăn nuôi sang đào ao nuôi cá.
- Nhiều người sẵn sàng phá bỏ những vườn cây ăn trái chuyên canh đã gầy dựng hàng chục năm để tiếp tục mở rộng diện tích đào ao nuôi cá..
- Qua khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, từ đầu năm 2007 trở lại đây, do tình hình giá cá tra biến động theo chiều hướng có lợi cho người nuôi, ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở An Giang nói riêng đã có nhiều tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự phát đào ao nuôi cá với quy mô lớn, không theo quy hoạch, không đảm bảo về xử lý môi trường và diện tích nuôi cá đang tăng rất khó kiểm soát, điều này đang đe dọa sự phát triển bền vững của ngành thủy sản..
- Vì vậy, hiện tượng nuôi cá tra tự phát, không quy hoạch của nông dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ là vấn đề cần được quan tâm không chỉ đối với nông dân, mà còn đối lãnh đạo các ban ngành.
- Cho nên, nghiên cứu này cung cấp một bức tranh về hiện tượng nuôi cá tra tự phát của người dân tại Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ, nhằm làm rõ các mục tiêu cụ thể sau..
- Tìm hiểu nguyên nhân, động cơ đầu tư nuôi cá tra tự phát;.
- Xác định mức độ thành công và thất bại của việc nuôi cá tra tự phát;.
- Tìm hiểu sự nhận biết và phản ứng của hộ trong việc nuôi cá tra tự phát;.
- Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát các hộ dân nuôi cá tra tự phát, không theo qui hoạch tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Thành Phố Cần Thơ – ba tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra dẫn đầu cả vùng.
- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 110 hộ dân nuôi cá trong đó Tại Tỉnh An giang, chọn ra địa bàn Huyện Chợ Mới với tỷ lệ mẫu chiếm 64% tổng số mẫu, kế đến là tại Huyện Lai Vung, Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp chiếm 20% số mẫu, số mẫu còn lại được phỏng vấn trên địa bàn Quận Ô Môn và Thốt Nốt (TP.Cần Thơ).
- Mẫu được chọn là những hộ mới nuôi cá tra tự phát trong năm 2007 tại 3 tỉnh có diện tích nuôi cá lớn nhất vùng..
- thức nuôi, nguyên nhân dẫn đến tăng qui mô, hiệu quả nuôi tự phát, nhận biết về chủ trương của nhà nước về quy hoạch nuôi cá tại địa phương..
- Công cụ phân tích thống kê mô tả, tần số để làm rõ đặc điểm các chỉ tiêu được lựa chọn phân tích nhằm mô tả thực trạng nuôi cá tự phát của nông dân tại 3 tỉnh nói trên..
- Công cụ xếp hạng theo thang đo tăng dần từ 1 đến 5 để đánh giá mức độ dẫn đến việc mở rộng diện tích nuôi tự phát của các hộ nuôi cá tại địa bàn nghiên cứu..
- 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng nuôi cá tự phát.
- 4.1.1 Thực trạng nuôi cá không theo qui hoạch tại Đồng bằng sông Cửu Long Hiện nay, cá tra được nuôi rất phổ biến ở nhiều địa phương không chỉ của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở miền Trung và miền Bắc.
- Tuy nhiên nghề nuôi cá ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ vị trí chủ đạo trong cả nước, chủ yếu là ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, và Cần Thơ.
- Các tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang và Sóc Trăng cũng phát triển nghề nuôi cá nhưng sản lượng chưa cao.
- Toàn vùng có diện tích nuôi cá trên 5.000 ha.
- Trong đó, An Giang là địa phương có diện tích nuôi cá lớn nhất với 1.400 ha, Đồng Tháp trên 1.000 ha và Cần Thơ khoảng 1.067 ha (Nguồn: Báo Tuổi trẻ .
- Đáng chú ý là số lượng nuôi cá ba sa đang bị thu hẹp để nhường chỗ cho cá tra.
- Bên cạnh những tổn thất kinh tế xảy ra theo chu kỳ này thì tình trạng đào ao nuôi cá của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã mang lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên mà quan trọng nhất là nguồn nước.
- Theo Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ, chất thải từ nuôi cá tra và cá ba sa bình quân trên 2 triệu tấn/năm.
- Vì vậy, mặt trái của sự phát triển nóng của nghề nuôi cá tra cũng đã tạo nên một chuỗi nguy cơ, luôn đe dọa sự phát triển ổn định và bền vững.
- 4.1.2 Thực trạng nuôi cá không theo qui hoạch tại địa bàn khảo sát.
- Theo số liệu khảo sát cho thấy đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là nam giới, chiếm 90% trong số 110 được hỏi tại vùng nghiên cứu, phần lớn người nuôi cá tự phát mới tham gia ngành khoảng 3 năm, trong đó có một số hộ đã nuôi cá hơn 10 năm.
- Tuy nhiên, do đặc điểm của hộ được khảo sát là những hộ nuôi tự phát khi mà giá cá tăng đột biến trong những năm gần đây, do đó số năm kinh nghiệm của họ tương đối thấp, thực tế thì nghề nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện hơn 50 năm..
- 4.1.3 Hiện trạng nuôi cá tra tự phát tại vùng nghiên cứu - Hình thức nuôi cá tự phát.
- Theo thống kê của ngành thủy sản, tính đến tháng 6 năm 2007 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 5.000 ha mặt nước nuôi cá tra, vượt gần 2.500 ha so với cuối năm 2006.
- Kết quả khảo sát 110 hộ nuôi cá tự phát cho thấy hình thức nuôi cá chủ yếu là đào ao từ đất ruộng..
- Bảng 1: Hình thức nuôi cá tra hiện nay.
- Số liệu phân tích cho thấy phần lớn các hầm nuôi cá tra được người dân đào từ đất ruộng là chủ yếu, tỷ lệ này chiếm đến 61,3%.
- Khi mảnh đất không mang lại hiệu quả kinh tế nữa thì người dân chuyển đổi hình thức sử dụng là điều đương nhiên khi việc nuôi cá có thể giúp nông dân đổi đời, mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình họ..
- Diện tích và nguồn vốn nuôi cá tự phát.
- Kết quả khảo sát cho thấy diện tích đất trung bình mỗi hộ nuôi cá khoảng gần 13.000 m 2 .
- Trong những năm qua các hộ nuôi cá trong vùng không ngừng tăng diện tích ao nuôi để mở rộng qui mô, trung bình diện tích đất đào ao nuôi cá có tăng qua 3 năm khảo sát, tuy nhiên mức độ tăng của đất thuê để đào ao nuôi cá nhanh hơn so với tỷ lệ tăng diện tích đất nhà, trung bình có 35% hộ tăng diện tích ao nuôi..
- Bảng 2: Qui mô nuôi cá tra tự phát.
- Khi phân tích qui mô nuôi cá theo tiêu chí diện tích và nguồn vốn cho thấy, phần lớn những hộ nuôi cá tự phát có qui mô tương đối nhỏ, có đến hơn 70% hộ được khảo sát có diện tích nuôi bình quân gần 4.000m 2 , với diện tích nuôi này thì họ phải đầu tư bình quân hơn 700 triệu đồng, trong đó, vốn vay chiếm gần 30%.
- bởi vì, theo kết quả khảo sát trường hợp này là 6 hộ nuôi, ươm cá giống cho nên họ không phải đầu tư nhiều vốn cho khâu thức ăn như những hộ nuôi cá thịt.
- Nhìn chung, những hộ nuôi cá phải đầu tư bình quân 100 triệu đồng/1.000m 2 , trong đó nguồn vốn vay chỉ chiếm 30,36%..
- Khi được hỏi nguyên nhân tăng diện tích nuôi cá tự phát, hơn 77% trong số họ cho rằng lợi nhuận là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
- yếu tố thứ ba đó là tận dụng lao động và vốn trong gia đình để mở rộng qui mô nuôi cá.
- Bảng 3: Nguyên nhân mở rộng diện tích nuôi cá ĐVT:.
- Kết quả khảo sát này mới nhìn vào thì dường như đi ngược lại với cái mà hiện nay các phương tiện thông tin thường gọi là “nuôi cá theo phong trào”.
- tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu như các hộ nuôi cá mà không thu được lợi nhuận lớn thì không hình thành nên phong nuôi cá như hiện nay.
- Vì vậy phong trào nuôi cá chỉ là một hiện tượng phản ánh thực trạng này mà thôi..
- 4.2 Nhận định về thực trạng nuôi cá tra tự phát.
- Theo tính toán của Bộ Thuỷ sản trước đây, việc nuôi cá tra ở các cồn trên sông đạt hiệu quả cao nhất như các địa phương thuộc An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ cho năng suất rất cao, trung bình đạt 300 tấn/ha/năm, cá biệt có nơi đạt 1.000tấn/ha/năm.
- trong khi đó, khi năng suất nuôi cá tra ao hầm chỉ đạt bình quân 132,8 tấn/ha/năm tại An Giang, 30- 40 tấn/ha/năm tại Đồng Tháp...(www.fistenet.gov.vn).
- Vì vậy, thời gian gần đây, nhiều người dân đổ xô đầu tư nuôi cá tra tại các cù lao, cồn dọc theo sông Hậu, với xu thế phát triển tự phát đến năm 2010, diện tích nuôi cá tra sẽ đạt 10.200 ha, trong đó, nuôi ở các cồn trên sông sẽ là 1.840 ha với tổng sản lượng trên 800.000 tấn..
- Hình 2 trình bày các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của việc nuôi cá tự phát;.
- Hơn nữa, do phong trào nuôi cá tự phát ngày càng tăng nên chất lượng nguồn nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
- Nguyễn Thanh Phương 1 , 1 ha nuôi cá tra, sản lượng 300- 400 tấn/ha cần lượng thức ăn 450- 600 tấn, trong khi đó, 1 ha nuôi tôm sú tiêu thụ 7,5 tấn thức ăn/vụ.
- Do đó, lượng chất thải từ nuôi cá tra, basa thải ra môi trường rất lớn, có thể gấp 70- 80 lần so với nuôi tôm sú.
- Bên cạnh đó, việc mở rộng cho tư nhân tự do sản xuất giống trong khi Nhà nước không quản lý được cá giống bố mẹ, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn gian dối, chất lượng giống không đảm bảo, gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi cá do tỷ lệ hao hụt trên số lượng cá nuôi thả cao hay cá chết hàng loạt do dịch bệnh vàng da và nhiều loại bệnh khác.
- Qua khảo sát và phân tích thực trạng nuôi cá tự phát ở các địa phương tại An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau:.
- Đối với người nuôi cá.
- Chất lượng cá giống: do tình trạng đổ xô nuôi cá nguyên liệu nên các hộ nuôi, ươm cá giống mọc lên ồ ạt tại các địa phương, nhưng chất lượng lại không đảm bảo do chẳng biết nguồn gốc cá giống lấy từ đâu.
- Vì vậy, việc thu hút người nuôi cá tham gia thực hiện qui trình nuôi cá “sạch” và xử lý nước thải trước khi thải ngay sông là điều cần thiết hiện nay.
- Do đặc điểm của hàng hoá nông thuỷ sản là theo sau yếu tố thị trường một chu kỳ sản xuất, cho nên tình trạng người dân đổ xô đào ao nuôi cá tự phát khi giá cá tăng.
- Tỷ lệ thành công và thất bại nuôi cá tự phát.
- Sự liên kết giữa các nhà máy và các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ để cùng bàn bạc với hộ nuôi cá tra có hợp đồng thực sự, thực hiện chế tài xử lý chưa rõ ràng đối với hộ nuôi tự phát, không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thủy sản về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Ông Nguyễn Minh Thông 1 cho biết: “Hiện tượng này xảy ra do địa phương quản lý không chặt, để người dân tự tiện đào ao nuôi cá”..
- Tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do nuôi cá tra như hiện nay, nếu các ngành chức năng không can thiệp thì khoảng 3 năm nữa người dân không còn nuôi được cá tra, vì nguồn nước đã bị ô nhiễm quá nặng.
- 4.3 Phân tích sự nhận biết và phản ứng của hộ nuôi cá tự phát.
- Mặc dù, các cơ quan ban ngàn địa phương đã tuyên truyền về việc tăng cường quản lý hoạt động nuôi thuỷ sản của địa phương, nhưng mức độ nhận biết của người dân nuôi cá còn hạn chế, cũng có trường hợp người dân biết việc đào ao nuôi cá bị cấm nhưng vì lợi ích kinh tế thì họ sẵn sàng nộp phạt khi bị chính quyền địa phương phát hiện.
- Khi phân tích về mức độ nhận biết về chủ trương hạn chế thực trạng nuôi cá tự phát của người dân tại các tỉnh cho thấy tỷ lệ mức độ nhận biết của người nuôi cá ở An Giang, Đồng Tháp khá cao so với Cần Thơ.
- Hầu như những người nuôi cá được hỏi ở hai địa phương này đều có biết đến chủ trương hạn chế nuôi cá tự phát trong thời gian qua.
- Điều này có thể đựơc giải thích bởi vì ở An Giang và Đồng Tháp có chỉ thị cấm đào ao nuôi cá hoặc cấm mua bán đất để đào ao nuôi cá tự phát của tỉnh.
- Chính sự can thiệp mạnh của chính quyền nên đã tác động sự nhận biết cũng như quyết định đầu tư của người nuôi cá.
- Trong khi đó, gần 30% trong số những người nuôi cá được hỏi ở Cần Thơ hầu như chưa từng nghe nói đến việc hạn chế hoặc cấm đào ao nuôi cá của các cấp chính quyền..
- Phân phối về nhận biết quy hoạch nuôi cá phân theo tỉnh.
- Khi được hỏi nếu như việc nuôi cá tự phát bị chính quyền địa phương phạt hành chính thì phản ứng của người nuôi cá thế nào? Hình 4 bên dưới trình bày mức độ phản ứng của người nuôi cá tạo vùng nghiên cứu cho thấy có đến 71 trong số 110 người được hỏi sẵn sàng chịu phạt và tiếp tục đào ao nuôi cá (hầu hết là những hộ ở An Giang).
- Từ kết quả phân tích cũng cho thấy, có đến 61,8% trong số những hộ được hỏi đã bị phạt một lần, hầu hết là các hộ nuôi cá ở An Giang do việc chính quyền địa phương quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình trạng nuôi cá tự phát.
- trong khi đó, ở Đồng Tháp và Cần Thơ cũng có chỉ thị hạn chế nuôi cá tự phát, nhưng chưa có trường hợp nào trong địa bàn nghiên cứu này bị chế tài nộp phạt..
- Từ kết quả phân tích và thông tin đề xuất của người nuôi cá tự phát tại vùng nghiên cứu cho thấy, hiện trạng nuôi cá tra tự phát sẽ dễ dàng dẫn đến một số tổn thất về mặt kinh tế cũng môi trường trong dài hạn như đã phân tích và nhận định của các cơ quan chức năng trong vùng.
- Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp nhằm góp phần giảm thiệt hại do phong trào nuôi cá tự phát tại An Giang, Đồng Tháp và.
- Tiến hành khảo sát và quy hoạch vùng nuôi cá để phổ biến rộng rãi cho người dân nắm để thực hiện cũng như thực hiện công tác quản lý, kiểm soát thường xuyên và có chế tài xử lý nghiêm đối với những hộ nuôi tự phát như An Giang đã thực hiện..
- Các cơ quan ban ngành tiếp tục thực hiện vận động người dân tham gia khoá tập huấn về quy trình nuôi cá sạch, chất lượng theo tiêu chuẩn SQF 1000 như Hiệp hội sản xuất cá tra tỉnh An Giang đã thực hiện trong thời gian qua..
- Tăng cường tổ chức những buổi thảo luận giữa người nuôi cá và các nhà khoa học về vấn đề môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường đến việc nuôi cá nhằm nâng cao nhận thức của người nuôi đối với xử lý nước thải ra sông..
- Qua kết quả khảo sát, phân tích cũng như thông tin từ các phương tiện truyền thông về thực trạng nuôi cá tra tự phát tại ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận sau:.
- Phong trào nuôi cá tra tự phát phát triển mạnh từ những tháng đầu năm 2007 khi mà giá cá tra tăng lên đến 17.000 đồng/kg.
- Bởi vì, giá cá tăng làm cho lợi nhuận của người nuôi cá tăng lên đáng kể với qui mô vài trăm tấn.
- Đây là yếu tố đầu tư thúc đẩy người dân mở rộng diện tích đầu tư nuôi cá (chiếm 81%.
- bởi vì, có đến 87% trong số 110 người được hỏi cho rằng họ thành công khi nuôi cá.
- Nhìn chung, chính quyền các địa phương có các chỉ thị can thiệp nhằm hạn chế thực trạng nuôi cá tự phát của người dân.
- Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, mức độ tiếp cận thông tin về chính sách của Nhà nước liên quan đến việc nuôi cá còn hạn chế.
- Cho nên, có đến 71% trong số 110 người nuôi cá được hỏi chấp nhận chịu phạt để tiếp tục nuôi bởi vì lợi ích kinh tế lớn hơn rất nhiều lần..
- Một số đề xuất từ người nuôi cá tại vùng nghiên cứu và nhận định của các cơ quan ban ngành cho thấy để góp phần hạn chế tổn thất do phong trào nuôi cá tự phát, cần tập trung vào một số vấn đề sau: quy hoạch vùng nuôi theo từng địa phương dựa trên như cầu thực tế, quản lý và thông tin cá giống, hướng dẫn thực hiện quy trình nuôi cá theo tiêu chuẩn SQF 1000, xử lý nước thải ra môi trường và sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi cá..
- Báo Cần Thơ, “Không nên nuôi cá tra tự phát ở các cồn xung quanh thành phố”, ngày phát hành .
- “Phát triển nghề nuôi cá tra ở TP Cần Thơ: Làm gì để khắc phục ô nhiễm môi trường nước?” ngày phát hành .
- Trung tâm tin học thuỷ sản, “Nuôi cá tra ở các cồn trên sông đạt hiệu quả cao nhất”, 2006..
- “Đào hầm nuôi cá tra - cần theo qui hoạch phát triển bền vững”, 2007