« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VỀ SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN Ở VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG , TIỀN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VỀ SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN Ở.
- VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG, TIỀN GIANG.
- Phân tích và đánh giá những thay đổi về sản xuất và đời sống của nông dân vùng ngọt hóa Gò Công (NHGC) được thực hiện tại 7 điểm của 3 huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông.
- Kết quả cho thấy có sự thay đổi rất lớn do quá trình ngọt hóa: thay đổi về sự sử dụng đất và hệ thống canh tác, thu nhập và mức sống của nông dân tăng lên, tuy nhiên môi trường trở nên xấu đi qua quá trình ngọt hóa.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng tích cực về phát triển kinh tế của địa phương nhờ chương trình ngọt hóa nầy..
- Từ khóa: Dự án ngọt hóa Gò Công, vùng ngọt hóa, Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), hệ thống canh tác, thay đổi về sản xuất và đời sống.
- Dự án ngọt hóa Gò Công (NHGC) nằm trên địa bàn các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây và thị xã Gò Công của tỉnh Tiền Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá là một trong những dự án thủy lợi thành công nhất ở ĐBSCL (BNN-PTNT, 2004).
- Đặc biệt, sự sử dụng đất và các hệ thống canh tác cũng thay đổi theo quá trình thực hiện của dự án và sự xâm nhập mặn hàng năm đã chi phối sự phát triển nông nghiệp của toàn vùng.
- Bài báo cáo nầy phân tích và đánh giá sự thay đổi về sản xuất và đời sống của nông dân ở vùng NHGC nhằm xác định các xu hướng phát triển và tồn tại do ảnh hưởng của quá trình ngọt hóa.
- Phân tích nầy cũng đồng thời phản ảnh xu hướng tác động của một dự án ngọt hóa điển hình ở Tiền Giang..
- Thông tin thu thập và phân tích bao gồm sự thay đổi về sử dụng đất và hệ thống canh tác theo thời gian.
- đời sống và thu nhập của người dân, sự thay đổi về môi trường theo thời gian của quá trình ngọt hóa..
- 3.1 Sự thay đổi về sử dụng đất và hệ thống canh tác.
- Sự thay đổi về sử dụng đất và hệ thống canh tác trong quá trình NHGC được trình bày ở Bảng 1.
- Trước giai đoạn ngọt hóa (trước 1980), sử dụng đất chủ yếu là canh tác lúa 1 vụ.
- Trong giai đoạn ngọt hóa (khoảng nhờ hệ thống đê ngăn mặn và cung cấp nước ngọt đã giúp mở rộng sản xuất, tăng từ 1 vụ lên 2-3 vụ lúa/năm, trồng màu, chăn nuôi, vườn cây ăn trái bắt đầu phát triển.
- Sau giai đoạn ngọt hóa nguồn nước ngọt và đất đai ổn định, sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng và thâm canh cao, các hệ thống 3 vụ lúa, lúa - màu, lúa - thủy sản, cây ăn trái phát triển mạnh.
- Từ sau năm 2000 trở đi, các hệ thống canh tác ở vùng NHGC không thay đổi nhiều so với giai đoạn sau ngọt hóa.
- Tuy nhiên, có sự đa dạng hơn về loại cây trồng, vật nuôi sản xuất, qui mô sản xuất và thâm canh cao hơn, nông dân sản xuất gặp nhiều rủi ro hơn do dịch bệnh, thị trường, sự xuống cấp của môi trường và hệ thống thủy lợi..
- Bảng 1: Sự thay đổi sử dụng đất và hệ thống canh tác trong quá trình ngọt hóa Trước ngọt hóa.
- Ngọt hóa ('80-'95).
- ĐẤT • Sản xuất lúa • Sản xuất lúa.
- Sản xuất lúa.
- Thủy sản.
- Thủy sản HỆ THỐNG.
- Sản xuất lúa 1 vụ lúa.
- 3.2 Sự thay đổi về sản xuất lúa.
- Kết quả phân tích trình bày ở Bảng 2 cho thấy có sự thay đổi nhanh về diện tích canh tác.
- Một cách cụ thể, có sự gia tăng nhanh chóng về diện tích lúa Đông Xuân (ĐX), năm 1976 diện tích lúa ĐX toàn vùng là 3.400 ha đã gia tăng lên 12.195 ha ở năm 1984, trung bình mỗi năm diện tích lúa gia tăng hơn 1500 ha (16,1%/năm)..
- Sự gia tăng nầy là do tăng nhanh diện tích lúa Đông Xuân nhờ có những đầu tư về thủy lợi ở giai đoạn I dự án NHGC các hệ thống đê và cống ngăn mặn, giữ ngọt được hoàn thành giai đoạn đầu.
- Tổng diện tích trồng lúa cả năm liên tục gia tăng với tốc độ nhanh, năm 1976 tổng diện tích là 41.500 ha tăng lên 51.414 ha (năm 1990) và 73,348 ha (năm 1995).
- Năm 2000, diện tích lúa cả năm tăng lên khoảng 114.828 ha và giữ mức ổn định trong các năm tiếp theo (Bảng 3)..
- Sự gia tăng diện tích lúa gieo trồng trong giai đoạn I của dự án là kết quả thay đổi hệ thống canh tác 1 vụ lúa của vùng 1 đã chuyển thành thành hệ thống 2 vụ/năm..
- Trong giai đoạn II dự án NHGC, hầu như toàn bộ diện tích lúa mùa/trung mùa trong khu vực giảm nhanh và chuyển sang lúa cao sản và canh tác 2-3 vụ/năm.
- Tốc độ gia tăng về diện tích trung bình các vụ giai đoạn 1984-1993 khoảng 4,16%/năm, giai đoạn 1993-1999 là 5,0%/năm và giai đoạn 1999-2006 là 2,7%/năm.
- Tốc độ gia tăng về diện tích lúa chậm ở các giai đoạn sau là do nhiều nguyên nhân, phần lớn diện tích lúa đã được sử dụng và mở rộng ở giai đoạn I, và quan trọng nhất là hệ thống sông, kinh nội đồng bắt đầu xuống cấp, cạn dần, rò rỉ mặn nên thiếu nước tưới cho mở rộng diện tích.
- Tuy nhiên, nhìn chung tổng diện tích gieo trồng vùng NHGC tiếp tục gia tăng trong giai đoạn sau của dự án, do mở rộng thêm vùng 3 với đầu tư mạnh xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn và nạo vét mở rộng các kênh dẫn nước cho vùng 2 và vùng 3.
- Sự gia tăng về diện tích nói trên chủ yếu là tăng diện tích vụ Đông Xuân và một phần của vụ Hè Thu và Hè Thu muộn do trước đây các diện tích này bị xâm nhập mặn hoặc thiếu nguồn nước ngọt tưới tiêu..
- Bên cạnh đó, sự thay đổi của tiến trình ngọt hóa làm thay đổi sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, thay đổi sử dụng giống lúa địa phương sang các giống lúa cao sản ngắn ngày cho năng suất cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Năm 2002, diện tích các giống lúa thơm đặc sản nói trên chiếm hơn 50% tổng diện tích của huyện Gò Công Tây..
- Bảng 2: Thay đổi về diện tích trồng lúa các vụ ở vùng NHGC và tỷ lệ tăng trưởng qua các giai đoạn.
- Năng suất lúa gia tăng giai đoạn trung bình từ khoảng 3,6-4,3 tấn/ha.
- Điều này có thể được giải thích là sự xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện giúp nông dân tháo chua, hạ phèn làm cho đất ngày càng tốt hơn so với trước đây.
- Đi đôi với sự tăng nhanh về diện tích trồng lúa của vùng NHGC, sản lượng lúa hàng năm vùng ngọt hóa cũng thay đổi đáng kể.
- Kết quả nầy cũng làm rõ về hiệu quả của chương trình ngọt hóa đem lại đối với sản xuất nông nghiệp..
- Bảng 3: Sự thay đổi về diện tích (cả năm), năng suất và sản lượng lúa ở vùng NHGC qua các giai đoạn.
- Diện tích (ha .
- Sản lượng (tấn .
- Các mô hình chủ yếu được nông dân chuyển đổi từ lúa chuyên canh sang lúa - màu với các loại cây màu chủ yếu là dưa hấu, dưa lê, bắp công nghiệp, và hình thành các hệ thống: lúa - dưa hấu.
- bắp - rau màu-lúa;… So với 5 năm trước đây diện tích các loại màu trong vùng ngọt hóa tính đến thời điểm ghi nhận là 12.845 ha, sản lượng trung bình đạt khoảng 100.000 tấn (Sở NN &.
- 3.3 Thay đổi về chăn nuôi và thủy sản.
- Hình 3 cho thấy cơ cấu đàn heo trong vùng ngọt hóa gia tăng theo từng năm một cách đáng kể.
- So sánh giữa các huyện trong vùng ngọt hóa thì số lượng đàn heo của huyện Gò Công Đông thấp hơn nhiều so với hai huyện còn lại.
- Hình 1: Sự thay đổi về số lượng đàn heo theo thời gian của vùng ngọt hóa Đàn heo.
- Số lượng (con).
- Gò Công Tây H.
- Hình 2: Sự thay đổi về số lượng đàn bò theo thời gian của vùng ngọt hóa.
- Các hệ thống kết hợp giữa lúa và cá trong vùng ngọt hóa cũng bắt đầu phát triển cả về diện tích và sản lượng.
- nông dân trong vùng chưa phát triển nghề nuôi trồng thủy sản..
- Hình 3: Sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng ngọt hóa Sản lượng nuôi trồng thủy sản.
- Sản lượng (tấn).
- Hình 4: Sản lượng cá nuôi vùng ngọt hóa.
- 3.4 Sự thay đổi về mặt đời sống, kinh tế- xã hội của người dân vùng ngọt hóa Quá trình ngọt hóa đã ảnh hưởng một cách tích cực đến đời sống cũng như thu nhập của người dân được nâng cao một cách đáng kể.
- Một cách tổng quát sự phát triển về đời sống, mức thu nhập của người dân được trình bày ở Hình 5.
- Mức thu nhập tăng lên 4,5 lần so với trước ngọt hóa (trước 1983).
- Có sự đa dạng của sản xuất, cây trồng, vật nuôi hơn các giai đoạn trước và trong quá trình ngọt hóa..
- Nguồn thu nhập này tiếp tục được nâng cao lên 6,77 triệu đồng/ha/năm sau giai đoạn ngọt hóa (2002) (trung bình cho toàn vùng ngọt hóa)..
- Sản lượng cá nuôi.
- yếu của người dân.
- Một mặt quan trọng khác trong sự thay đổi cuộc sống của người dân là nguồn nước sinh hoạt được cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng vệ sinh an toàn.
- Hình 5: Sự thay đổi về mức thu nhập và nguồn thu nhập của người dân vùng NHGC.
- Thay đổi kinh tế nông hộ.
- thay đổi.
- hóa (<80) Ngọt hóa.
- hóa (<80) Ngọt hóa ('80-'95) Ngọt hóa.
- Trước ngọt hóa (<’80).
- Ngọt hóa (’80-’95).
- Sự thay đổi về tình trạng kinh tế (giàu nghèo) ở vùng NHGC có sự thay đổi lớn..
- Hình 6 cho thấy trước ngọt hóa (1997) có hơn 69% số hộ dân thuộc diện nghèo thu nhập thấp.
- Tuy nhiên, có sự thay đổi nhanh trong về tình trạng kinh tế khi bắt đầu ngọt hóa, hộ giàu tăng lên khá nhanh khoảng 30% giai đoạn 1997-2000 và tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo.
- Điều này chứng tỏ đời sống của người dân được nâng cao rất nhiều trong khoảng 8-10 năm sau quá trình ngọt hóa..
- 3.5 Sự thay đổi môi trường và điều kiện tự nhiên.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng các hệ thống đê bao, cống ngăn mặn và giữ ngọt, các hệ thống thủy lợi nội đồng của dự án ngọt hóa đã đem lại những hiệu quả rất lớn trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.
- Tuy nhiên, sự ngọt hóa cũng có tác động tiêu cực đến môi trường, tự nhiên và đời sống của người dân sống trong vùng dự án.
- Đây không chỉ là vấn đề của vùng mà là thách thức chung với các dự án ngọt hóa tương tự.
- Hình 7 trình bày một cách tổng quát về sự thay đổi của môi trường trong quá trình ngọt hóa.
- Hình 7: Sự thay đổi về môi trường trong quá trình ngọt hóa.
- Trước đây, khi chưa có dự án ngọt hóa, nước được trao đổi, không ứ đọng nên môi trường không bị ô nhiễm, mặc dù hệ thống cây trồng của vùng hạn chế, chủ yếu là các cây trồng chịu được điều kiện nước lợ.
- Nông dân cũng cho biết có sự mất đi và thay đổi một số loài thực vật và các loại thủy sản nước lợ.
- Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Công và ctv (2004) cho thấy có sự thay đổi rất lớn về.
- chất lượng nguồn nước mặt tại 30 điểm trong vùng ngọt hóa: mật số Coliform và Ecoli cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
- Quá trình ngọt hóa đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi sử dụng đất, các hệ thống canh tác, đời sống và môi trường ở vùng ngọt hóa..
- Quá trình ngọt hóa Gò Công có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp vùng ngọt hóa.
- Thu nhập và đời sống người dân vùng ngọt hóa được cải thiện đáng kể..
- Tuy nhiên, môi trường trong vùng ngọt hóa có xu hướng ngày càng xấu đi..
- Hội nghị tổng kết dự án Ngọt hóa Gò Công, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức.
- Tình hình thực hiện dự án Ngọt hóa Gò Công (trích yếu).
- Phòng Kinh tế - Kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang..
- Đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường nước mặt do các biện pháp ngọt hóa đối với việc lây truyền bệnh sốt rét và các bệnh đường ruột tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong Hội nghị tổng kết dự án Ngọt hóa Gò Công, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức.
- Tham luận Hội nghị tổng kết dự án Ngọt hóa Gò Công trong Hội nghị tổng kết dự án Ngọt hóa Gò Công, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức